kutjt.kjetxu

New Member

Download miễn phí Luận văn Nâng cao năng lực tổng kết thực tiễn cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện đồng bằng sông Cửu Long (qua thực tế tỉnh Bạc Liêu)





Đối với người cán bộ chủ chốt cấp huyện thì trình độ lý luận chính trị là rất cần thiết. Nếu họ không có một trình độ lý luận chính trị nhất định hay không được học tập, bồi dưỡng, giáo dục về lý luận chính trị thì họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong công tác, đặc biệt là trong tổng kết thực tiễn họ sẽ không có được tư duy biện chứng, khoa học trong việc lựa chọn, phân tích, xử lý vấn đề để tổng kết, họ sẽ rơi vào chủ nghĩa kinh nghiệm, giáo điều, chủ quan, duy ý chí. Nếu người cán bộ lãnh đạo, quản lý mà trình độ lý luận yếu kém thì trong tổng kết thực tiễn chắc chắn họ sẽ dừng lại ở trình độ kinh nghiệm, nghĩa là khi đánh giá, phân tích một vấn đề nào đó họ chỉ nhìn thấy bề ngoài mà không tìm hiểu một cách cặn kẽ bản chất bên trong của vấn đề, xem mọi vấn đề là như nhau, không thấy được vấn đề nào là cơ bản, không cơ bản. Trong công việc thì thiếu tính kế hoạch hay có kế hoạch thì không chặt chẽ, thiếu tính khoa học. Trong xử lý những vấn đề nảy sinh thì không sâu sắc, lúng túng, làm cho qua loa, cho có làm. Tuy nhiên trình độ kinh nghiệm cũng giúp người cán bộ giải quyết thành công một số công việc, một số tình huống cá biệt nhưng hiệu quả chắc chắn sẽ không cao.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

kết thực tiễn của mình, chỉ thông qua hoạt động thực tiễn thì người cán bộ lãnh đạo, quản lý mới kiểm nghiệm được những kết luận rút ra từ tổng kết thực tiễn là đúng hay sai, có mang tầm khái quát chưa. Cho nên có thể khẳng định rằng, không có hoạt động thực tiễn thì sẽ không có tổng kết thực tiễn và năng lực của con người cũng sẽ không phát triển được, bởi xét cho cùng, mọi tri thức của con người đạt được cho đến nay, hay là trực tiếp, hay là gián tiếp đều nảy sinh từ hoạt động thực tiễn.
Điều kiện công tác cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới năng lực tổng kết thực tiễn của người cán bộ chủ chốt cấp huyện. Đó là những điều kiện như: Nơi làm việc, trang thiết bị, máy móc, phương tiện … Nếu nơi làm việc thoáng mát, bố trí hợp lý sẽ tạo ra bầu không khí thoải mái, hưng phấn cho người làm việc. Các trang thiết bị, máy móc, phương tiện đi lại, nếu được trang bị đầy đủ thì sẽ phát huy hết mọi khả năng của con người, nó giúp cho người cán bộ lãnh đạo, quản lý nắm bắt, xử lý thông tin một cách kịp thời, nhanh chóng và chính xác.
Nhu cầu và lợi ích là một yếu tố ảnh hưởng quan trọng và trực tiếp đến năng lực tổng kết thực tiễn. Nhu cầu và lợi ích là động lực bên trong của mọi hoạt động của con người, nó là nguyên nhân, là nguồn gốc dẫn đến suy nghĩ của con người đúng hay sai, công bằng hay không công bằng, là động lực để thôi thúc con người vươn lên trong cuộc sống, trong công việc hay nó kìm hãm ý chí phấn đấu của con người. Xét đến cùng mọi hoạt động của con người, trong đó có hoạt động tổng kết thực tiễn, đều nhằm đạt được những lợi ích nhất định nào đó để thỏa mãn nhu cầu của mình. Trong tác phẩm “Gia đình thần thánh”, C. Mác – Ph. Ăngghen đã từng đưa ra luận điểm: Lịch sử chẳng qua chỉ là những hoạt động của những con người đang đeo đuổi những mục đích của mình. Mà cái chi phối mục đích hoạt động của con người lại chính là lợi ích.
Thật vậy, nhu cầu và lợi ích là cái luôn chi phối trong suy nghĩ và hành động của con người. Bởi con người luôn có nhu cầu, khi nhu cầu này được thỏa mãn thì nhu cầu khác tiếp tục được nảy sinh.Để thỏa mãn nhu cầu đó thì phải có lợi ích kèm theo, dù lợi ích đó nhiều hay ít, có thỏa mãn hay không thỏa mãn thì cũng đáp ứng được phần nào nhu cầu của họ. Chúng ta sống và làm việc theo đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước thì phải đặt lợi ích của tập thể, của nhân dân, của tổ chức lên trước rồi mới tới lợi ích của cá nhân, của gia đình, nhưng xét đến cùng phải đảm bảo được lợi ích của từng cá nhân, gia đình thì mới đảm bảo được các lợi ích khác. Bởi mỗi cá nhân nếu không đảm bảo được nhu cầu tối thiểu là ăn, ở, mặc, đi lại … thì khó có thể có sự hưng phấn để làm những công việc khác, hay đối với người cán bộ chủ chốt cấp huyện thì họ cũng ít đầu tư suy nghĩ để nâng cao năng lực của mình. Thực tế cho thấy có những cán bộ do bị lợi ích cá nhân chi phối nên mất phẩm chất, nói một đường, làm môt nẻo. Điều này ảnh hưởng xấu tới năng lực nói chung, năng lực tổng kết thực tiễn nói riêng.
Như vậy, có thể nói rằng nhu cầu và lợi ích nó chi phối rất mạnh mẽ và trực tiếp đến mọi hoạt động của con người, trong đó có hoạt động tổng kết thực tiễn. Tổng kết cái gì, tổng kết như thế nào, hiệu quả ra sao, tổng kết có mang tầm khái quát để rút ra bài học lý luận cho chỉ đạo thực tiễn tiếp theo hay không, phụ thuộc rất nhiều vào chủ thể tổng kết thực tiễn mà chủ thể tổng kết thực tiễn lại bị nhu cầu và lợi ích chi phối. Vì vậy, nếu người cán bộ lãnh đạo, quản lý có năng lực, có trình độ lý luận, có tri thức, biết tổng kết thực tiễn nhưng lại bị chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa thành tích, chủ nghĩa cục bộ, địa phương … chi phối thì những kết luận rút ra sẽ thiếu khách quan, thiếu tính khoa học.
Năng lực tổng kết thực tiễn của người cán bộ chủ chốt cấp huyện ngoài sự tác động của những điều kiện khách quan, những quy luật chung, quy luật tự nhiên, còn bị chi phối bởi nhân tố chủ quan của chính bản thân chủ thể tổng kết thực tiễn.Nhân tố chủ quan đó là vốn tri thức, sự hiểu biết, năng lực trí tuệ, năng lực tư duy, trình độ lý luận chính trị, trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ … Trong điều kiện ngày nay, khi mà đất nước đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đòi hỏi người cán bộ lãnh đạo, quản lý nói chung, cán bộ chủ chốt cấp huyện nói riêng phải có một trình độ lý luận, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ học vấn nhất định thì mới có khả năng giải quyết được những vấn đề về lý luận và thực tiễn đặt ra hiện nay. Như đồng chí cố tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đã chỉ rõ: “Cuộc sống càng phức tạp, nhiệm vụ càng khó khăn, thời đại càng diễn biến nhanh chóng thì lý luận càng trở thành thiết yếu như cơm ăn và nước uống hàng ngày, chúng ta từ một nền sản xuất nhỏ lên chủ nghĩa xã hội thì càng phải quán triệt điều này” [32, tr 23].
Như chúng ta đã biết, mỗi người dù có tài giỏi đến đâu, có được năng lực bẩm sinh đến đâu, nếu không được học hành để trang bị kiến thức thì năng lực đó sẽ không được phát triển. Học tập là con đường ngắn nhất để con người có được tri thức, trí tuệ. Tri thức, trí tuệ giúp người cán bộ thích nghi với điều kiện mới, thích nghi với những thành tựu của khoa học kỹ thuật mới, từ đó mới có điều kiện nâng cao năng lực của mình về mọi mặt trong đó có năng lực tổng kết thực tiễn.
Đối với người cán bộ chủ chốt cấp huyện thì trình độ lý luận chính trị là rất cần thiết. Nếu họ không có một trình độ lý luận chính trị nhất định hay không được học tập, bồi dưỡng, giáo dục về lý luận chính trị thì họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong công tác, đặc biệt là trong tổng kết thực tiễn họ sẽ không có được tư duy biện chứng, khoa học trong việc lựa chọn, phân tích, xử lý vấn đề để tổng kết, họ sẽ rơi vào chủ nghĩa kinh nghiệm, giáo điều, chủ quan, duy ý chí. Nếu người cán bộ lãnh đạo, quản lý mà trình độ lý luận yếu kém thì trong tổng kết thực tiễn chắc chắn họ sẽ dừng lại ở trình độ kinh nghiệm, nghĩa là khi đánh giá, phân tích một vấn đề nào đó họ chỉ nhìn thấy bề ngoài mà không tìm hiểu một cách cặn kẽ bản chất bên trong của vấn đề, xem mọi vấn đề là như nhau, không thấy được vấn đề nào là cơ bản, không cơ bản. Trong công việc thì thiếu tính kế hoạch hay có kế hoạch thì không chặt chẽ, thiếu tính khoa học. Trong xử lý những vấn đề nảy sinh thì không sâu sắc, lúng túng, làm cho qua loa, cho có làm. Tuy nhiên trình độ kinh nghiệm cũng giúp người cán bộ giải quyết thành công một số công việc, một số tình huống cá biệt nhưng hiệu quả chắc chắn sẽ không cao.
Trình độ lý luận của người cán bộ được hình thành thông qua môi trường giáo dục, qua cuộc sống, qua kinh nghiệm công tác, sự tự học hỏi, tự rèn luyện… Nếu n...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Một số biện pháp phát triển giúp trẻ 5-6 tuổi nâng cao kỹ năng xé dán trong hoạt động tạo hình Luận văn Sư phạm 0
R Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm thức ăn chăn nuôi công nghiệp của công ty cổ phần chăn nuôi CP Nông Lâm Thủy sản 0
R Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH sản xuất thức ăn chăn nuôi CJVINA AGRI Nông Lâm Thủy sản 0
D Nâng cao năng lực cạnh tranh trong dịch vụ vận chuyển nội địa của Công ty Cổ phần Giao Hàng Tiết Kiệm Luận văn Kinh tế 0
D nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao năng lực cạnh tranh của tập đoàn VNPT trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Luận văn Kinh tế 0
D Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Giao hàng Tiết Kiệm Luận văn Kinh tế 0
D nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty cổ phần Dịch vụ Giao Hàng Nhanh Luận văn Kinh tế 0
D nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần dược hậu giang đến năm 2010 Văn hóa, Xã hội 0
D Sử dụng sơ đồ tư duy trong các tiết ôn tập môn toán 12 nhằm phát huy tính sáng tạo và nâng cao khả năng ghi nhớ của học sinh Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top