Download miễn phí Chuyên đề Nâng cao sức cạnh tranh trong hoạt động thu hút vốn ngoại tệ của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam





MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 6
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH 7
LỜI MỞ ĐẦU 9
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ SỨC CẠNH TRANH VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG THU HÚT VỐN NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 12
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CẠNH TRANH 12
1.1.1. Khái niệm cạnh tranh 12
1.1.2. Vai trò của cạnh tranh 13
1.1.3. Phân loại cạnh tranh 14
1.2. PHÂN BIỆT NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG VÀ SỨC CẠNH TRANH CỦA DỊCH VỤ NGÂN HÀNG 15
1.3. SỨC CẠNH TRANH VÀ NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH DỊCH VỤ NGÂN HÀNG 16
1.3.1. Khái niệm sức cạnh tranh và nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ Ngân hàng 16
1.3.2. Các nội dung nâng cao sức cạnh tranh của dịch vụ Ngân hàng 17
1.3.2.1. Nâng cao chất lượng dịch vụ Ngân hàng 18
1.3.2.2. Giảm phí dịch vụ so với đối thủ cạnh tranh. 19
1.3.3. Các mô hình đánh giá sức cạnh tranh 20
1.3.3.1. Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của M.Porter 20
1.3.3.2. Mô hình SWOT 24
1.3.4. Các chỉ tiêu đánh giá sức cạnh tranh 24
1.3.4.1. Các chỉ tiêu định tính 24
1.3.4.2. Các chỉ tiêu định lượng 27
1.4. SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG THU HÚT VỐN NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 29
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SỨC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TRONG HOẠT ĐỘNG THU HÚT VỐN NGOẠI TỆ 31
2.1. KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 31
2.1.1. Những thông tin chung về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 31
2.1.2. Quá trình hình thành phát triển và các mốc lịch sử chính 32
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của NHTMCP Ngoại thương Việt Nam 34
2.1.3. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 36
2.2. THỰC TRẠNG NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TRONG HOẠT ĐỘNG THU HÚT VỐN NGOẠI TỆ 41
2.2.1. Thực trạng hoạt động thu hút vốn ngoại tệ của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 41
2.2.1.1. Sơ lược về hoạt động thu hút vốn ngoại tệ của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 41
2.2.1.2. Các khách hàng chủ yếu của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 44
2.2.1.3. Các nguồn thu hút ngoại tệ chủ yếu của Ngân hàng TMCP Ngoại tệ Việt Nam 45
2.2.1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thu hút vốn ngoại tệ của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 53
2.2.2. Các biện pháp mà Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã áp dụng để nâng cao sức cạnh tranh trong hoạt động thu hút vốn ngoại tệ 57
2.2.12.1: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 57
2.2.2.2. Mở rộng mạng lưới các chi nhánh, phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm 60
của VCB qua các năm 62
2.2.2.3. Đưa ra những sản phẩm hấp dẫn để thu hút kiều hối 62
2.2.2.4. Đầu tư công nghệ 64
 Dịch vụ ngân hàng trực tuyến VCB-iB@nking 65
 Dịch vụ ngân hàng qua điện thoại di động VCB SMS-B@nking 65
 Dịch vụ tin nhắn chủ động qua VCB SMS-B@nking 66
2.2.2.5. Tăng cường hiệu quả trong hoạt động thanh toán xuất khẩu 67
2.2.2.7. Thực hiện các chính sách lãi suất hấp dẫn đối với tiền gửi bằng ngoại tệ 67
2.2.3: Các chỉ tiêu đánh giá nâng cao sức cạnh tranh trong hoạt động thu hút vốn ngoại tệ của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 68
2.2.3.1. Các chỉ tiêu định tính 68
2.2.3.2 Chỉ tiêu định lượng 71
2.3. VẬN DỤNG MÔ HÌNH SWOT PHÂN TÍCH SỨC CẠNH TRANH DịCH VỤ THU HÚT NGOẠI TỆ Ở VCB 74
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG THU HÚT VỐN NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 83
3.1. MỤC TIÊU KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG 83
3.2. PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG THU HÚT VỐN NGOẠI TỆ. 84
3.3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG THU HÚT VỐN NGOẠI TỆ 85
3.3.1. Nhóm giải pháp đối với sản phẩm 85
3.3.1.1. Đối với khách hàng là thể nhân 85
3.3.1.2. Đối với khách hàng là các tổ chức 88
3.3.2. Nhóm giải pháp về dịch vụ 88
3.3.2.1. Hoàn thiện mô hình tổ chức và phát triển mạng lưới 88
3.3.2.2. Đầu tư công nghệ 90
3.3.2.3. Tăng cường hoạt động marketing, quảng bá sản phẩm dịch vụ 92
3.3.2.4. Thực hiện tốt chính sách khách hàng 94
3.3.3. Các giải pháp khác 96
3.3.3.1. Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt 96
3.3.3.2. Đưa ra các gói sản phẩm hấp dẫn 97
3.3.3.3. Nâng cao uy tín 98
3.3.3.4. Có chính sách nhân sự hợp lý 99
3.3.3.5. Tăng cường thu hút khách hàng mới 99
3.3.3.5. Cam kết thực hiện bảo hiểm tiền gửi 101
3.4. KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VÀ CHÍNH PHỦ 102
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

u hối là một trong những nguồn ngoại tệ quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Kiều hối là nguồn thu lớn của cán cân vãng lai, góp phần bù đắp cho thiếu hụt của cán cân thương mại. Nguồn ngoại tệ thu được từ kiều hối đã làm tăng lượng tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ tại VCB trong các năm qua, tạo điều kiện cho ngân hàng có thêm nguồn ngoại tệ để đầu tư phát triển kinh tế. Kiều hối được thu hút dưới dạng tiền gửi tiết kiệm hay bán cho ngân hàng chiếm khoảng 85%. Ngoài ra nguồn kiều hối và nguồn thu từ thanh toán xuất khẩu đã góp phần làm giảm xu hướng tăng giá đồng USD. Nguồn ngoại tệ kiều hối còn góp phần làm cho đời sống nhân dân được cải thiện, kích thích tiêu dùng.
Đánh giá cao vai trò của kiều hối, Chính phủ đã có nhiều tác động tích cực nhằm khuyến khích người Việt Nam chuyển tiền về nước như bãi bỏ nhiều quy định về thuế đối với người nhận và người gửi tiền.
Hiện nay, nguồn kiều hối chính thức, hợp pháp được chuyển về Việt Nam qua 4 kênh sau:
Ngân hàng được phép kinh doanh ngoại hối
Tổ chức kinh tế được cấp phép làm dịch vụ nhận và chi trả ngoại tệ
Doanh nghiệp được cấp phép trong ngành Bưu chính Viễn thông
Mang theo người khi nhập cảnh vào Việt Nam (có khai báo).
Ngoại tệ kiều hối hàng năm chuyển về Việt Nam chủ yếu từ các quốc gia và vùng lãnh thổ như Mỹ, Canada, Australia, Đức, Pháp, Hàn Quốc…
Với lợi thế là tổ chức tài chính có kinh nghiệm lâu năm nhất trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ kiều hối tại Việt Nam, cùng với lợi thế là ngân hàng có lượng tiền gửi ngoại tệ lớn nhất trong hệ thống ngân hàng, VCB đã thu hút được các khách hàng làm việc ở nước ngoài gửi tiền về cho người thân thông qua hệ thống của Ngân hàng.
Hình 2.7: Doanh số thu hút kiều hối của một số Ngân hàng năm 2008
Nguồn: Thời báo kinh tế 19/1/2009
Theo thống kê trong số 8 tỷ USD kiều hối ước tính năm 2008, VCB dẫn đầu thị trường về thu hút kiều hối với 1,5 tỷ USD, tăng khoảng 200 triệu USD so với năm 2007. Nguồn kiều hối qua Vietcombank chủ yếu từ Mỹ, Pháp, Canada, Úc và các thị trường xuất khẩu lao động quen thuộc trong khu vực như Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia…Đứng thứ hai là Kiều hối Đông Á của Ngân hàng Đông Á (DongA Bank) với khoảng 1,2 tỷ USD, chiếm khoảng 15% tổng lượng kiều hối chuyển về Việt Nam năm 2008. Đứng thứ ba là Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) với doanh số 900 triệu USD, tăng 27% so với năm 2007 và chiếm 11% tổng lượng kiều hối chuyển về. Và từ các con số đã được công bố, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) có doanh số kiều hối ước tính gần 870 triệu USD, chiếm 10,8%.
2.2.1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thu hút vốn ngoại tệ của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
Tình hình hoạt động kinh doanh của các DN xuất khẩu
Một trong những hoạt động đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho ngân hàng là thông qua hoạt động thanh toán xuất khẩu. Vì vậy tình hình hoạt động kinh doanh của các DN xuất khẩu ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động thu hút vốn ngoại tệ của ngân hàng. Nếu các DN xuất khẩu hoạt động hiệu quả, thực hiện được các hợp đồng có giá trị lớn với các đối tác nước ngoài thì lượng ngoại tệ thu được sẽ tăng lên, từ đó lượng ngoại tệ mà ngân hàng mua lại của các DN này cũng tăng theo tương ứng. Ngược lại, nếu các DN xuất khẩu gặp khó khăn trong hoạt động tìm kiếm thị trường tiêu thụ hay không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng hàng hóa của đối tác nước ngoài thì sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Do đó lượng ngoại tệ thanh toán qua ngân hàng sẽ giảm.
Tình hình thị trường tài chính tiền tệ trên thế giới và trong nước
Ngân hàng là DN hoạt động trong môi trường kinh doanh nên nó chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trương là tất yếu. Vì ngân hàng là DN kinh doanh tiền tệ do vậy nó chịu ảnh hưởng trực tiếp của tình hình thị trường tài chính tiền tệ trên thế giới cũng như trong nước. Thu hút ngoại tệ là một dịch vụ của ngân hàng, do vậy nó cũng chịu ảnh hưởng của nhân tố này. Nếu tình hình thị trường tài chính tiền tệ trên thế giới cũng như trong nước ổn định, hoạt động có hiệu quả thì các ngân hàng nói chung và dịch vụ thu hút ngoại tệ nói riêng sẽ có nhiều thuận lợi để đạt những kết quả khả quan. Điều này được thể hiện rõ thông qua cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế diễn ra vào cuối năm 2008 vừa qua. Đây cũng là một năm đáng nhớ trong hoạt động của các ngân hàng, khi phải trải qua những khó khăn không nhỏ.
Tháng 9/2008, cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu bùng phát tại Mỹ và loang rộng trên thế giới với một loạt định chế tài chính lớn sụp đổ. Theo đánh giá của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, hệ thống ngân hàng Việt Nam chưa có mối liên hệ trực tiếp với thị trường tài chính thế giới nhưng mức độ ảnh hưởng cũng không phải là nhỏ
Một ảnh hưởng cụ thể từ cuộc khủng hoảng này được xét đến ở những biến động trên thị trường ngoại tệ và xu hướng tăng lên của tỷ giá USD/VND. Trong tháng 10, cầu ngoại tệ của các ngân hàng ngoại có dấu hiệu tăng mạnh, trong đó có nguyên nhân từ hoạt động chuyển vốn của nhà đầu tư nước ngoài. Một số ngân hàng nước ngoài cũng có hiện tượng bán lại nợ cho các ngân hàng nội địa…
Ở những ảnh hưởng gián tiếp, cuộc khủng hoảng tài chính, và nối tiếp là suy thoái kinh tế toàn cầu, đẩy nhiều doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu trong nước vào khó khăn, dẫn đến quan hệ tín dụng với các ngân hàng thương mại bị ảnh hưởng nhất định.
Năm 2008 là năm đặc biệt của cơ chế điều hành tỷ giá cũng như những biến động trên thực tế. So với cuối năm 2007, tỷ giá USD/VND mua vào – bán ra của các ngân hàng thương mại đã tăng khoảng 9%, một mức tăng đột biến so với thay đổi quen thuộc quanh 1% những năm trước.
Năm 2008 cũng là năm biên độ tỷ giá liên tiếp 3 lần nới rộng, 2 lần được tăng mạnh trực tiếp ở tỷ giá bình quân liên ngân hàng, những điều chỉnh chưa từng có trong lịch sử.
Tính chất đặc biệt của tỷ giá năm 2008 cũng thể hiện ở những biến động trái chiều. Trong những tháng đầu năm, thị trường có hiện tượng ứ đọng ngoại tệ, tỷ giá có lúc xuống “đáy” 15.300 VND; nhiều doanh nghiệp, ngành hàng xuất khẩu phải thông qua các hiệp hội yêu cầu ngân hàng đẩy mạnh mua vào USD, tháo gỡ khó khăn. Nhưng từ tháng 5, “cơn sốt” khan hiếm ngoại tệ lại diễn ra căng thẳng trên cả thị trường chính thức lẫn thị trường tự do. Nhiều doanh nghiệp phải mua với giá trên 18.000 VND, chi phí tài chính bị đẩy cao, ảnh hưởng đến lợi nhuận.
Thị trường tài chính tiền tệ trên thế giới cũng như trong nước có nhiều biến động, gây khó khăn cho các DN xuất khẩu do một số khách hàng không có khả năng thanh toán cũng như họ không có nhu cầu nhập khẩu vì khó khăn trong tài chính, không tiêu thụ được. Mặt khác, biến động của thị trường tài chính tiền tệ còn khiến cho các DN xuất khẩu của ta cũng gặp phải những khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng do ảnh hưởng từ cuộc khủ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
B Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh ở khách sạn Hoà Bình trong nền kinh tế thị trường Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm nông sản của Việt Nam vào thị trường Mỹ Luận văn Kinh tế 0
P Một số đề xuất nhằm nâng cao sức cạnh tranh của thương hiệu trong quá trình hội nhập Luận văn Kinh tế 0
H Khảo sát về vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của công ty dược phẩm TWI trong nên kinh tế thị trường Luận văn Kinh tế 0
V Thực trạng nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng may của công ty sản xuất - Xuất nhập khẩu dệt may trên thị trường EU Luận văn Kinh tế 0
H Một số ý kiến nhằm nâng cao sức cạnh tranh của Công ty Cơ Khí Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
M kinh nghiệm của các nước bạn trong vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Luận văn Kinh tế 0
Q Một số giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm Việt Nam trên thị trường Luận văn Kinh tế 0
A Phương hướng về giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ Công nghiêp hóa, hiện đại hóa trên Luận văn Kinh tế 0
C nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng may của công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Dệt may trên thị trường EU Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top