luan0701

New Member

Download miễn phí Luận văn Nâng cao vai trò chủ thể nhận thức trong học tập của sinh viên ở tỉnh Thái Bình hiện nay





MỤC LỤC
 
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TÍNH TẤT YẾU CỦA VIỆC NÂNG CAO VAI TRÒ CHỦ THỂ NHẬN THỨC TRONG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN Ở TỈNH THÁI BÌNH HIỆN NAY 6
1.1. Vai trò chủ thể nhận thức trong học tập của sinh viên hiện nay 6
1.2. Nâng cao vai trò chủ thể nhận thức trong học tập của sinh viên - yêu cầu tất yếu của sự nghiệp đổi mới giáo dục và đào tạo 23
Chương 2: NÂNG CAO VAI TRÒ CHỦ THỂ NHẬN THỨC TRONG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN Ở TỈNH THÁI BÌNH HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 42
2.1. Biểu hiện đặc thù của sinh viên ở tỉnh Thái Bình với tư cách là chủ thể nhận thức trong học tập 42
2.2. Thực trạng và những vấn đề đặt ra khi nâng cao vai trò chủ thể nhận thức trong học tập của sinh viên ở Thái Bình hiện nay 58
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ CHỦ THỂ NHẬN THỨC TRONG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN Ở TỈNH THÁI BÌNH 72
3.1. Một số phương hướng cơ bản nhằm nâng cao vai trò chủ thể nhận thức trong học tập của sinh viên ở tỉnh Thái Bình hiện nay 72
3.2. Những giải pháp nhằm nâng cao vai trò chủ thể nhận thức trong học tập của sinh viên ở tỉnh Thái Bình hiện nay 80
KẾT LUẬN 103
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 105
PHỤ LỤC
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

mảnh đất "địa linh, nhân kiệt" giàu truyền thống văn hiến, khoa bảng, có truyền thống lao động, sản xuất giỏi và truyền thống chống giặc ngoại xâm. Sinh viên ở tỉnh Thái Bình ngoài những đặc điểm chung của sinh viên cả nước thì có những nét riêng nhất định.
Thứ nhất, qua khảo sát cho thấy gần 90% trong số sinh viên ở Thái Bình là con em nông dân, đời sống còn rất nhiều khó khăn cả về vật chất lẫn tinh thần. Trình độ dân trí của cha mẹ họ chưa cao, thậm chí có người chỉ vừa thoát được nạn mù chữ, tâm lý, nhận thức, tình cảm nhu cầu, tâm trạng… ở mức độ thấp. Trước tình cảnh đó mà những người con của họ đã cố gắng, tự lực và chủ động rất nhiều để có thể trở thành sinh viên ở các trường đại học, cao đẳng. Nội lực gì thúc đẩy họ tiến lên vượt qua số phận, vượt qua hoàn cảnh ? Phải chăng là ý chí, nghị lực, sự nỗ lực của bản thân và truyền thống hiếu học của quê hương.
Như vậy, nếu sinh viên ở một số đô thị lớn có nguồn gốc xuất thân rất đa dạng, từ gia đình công nhân, trí thức, bộ đội, nông dân thì đa số sinh viên ở tỉnh Thái Bình xuất thân thuần nhất từ nông dân. Bản chất thật thà, cần cù, chịu thương chịu khó, chăm chỉ của người nông dân - cha mẹ họ đã in đậm trong cốt cách của những sinh viên này. Do đó, sinh viên ở Thái Bình ít bị các tệ nạn xã hội tác động hơn, bản thân họ giản dị, ít đua đòi… những đức tính này rất quý nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường như hiện nay.
Vốn sinh ra trong những gia đình nông dân kinh tế yếu, kém phát triển, lao động sản xuất còn giản đơn ít tiếp cận với khoa học và công nghệ tiên tiến, chưa tiếp cận nhiều với các hoạt động tập thể nên sinh viên Thái Bình còn có phần rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin, chưa thật sự mạnh dạn và khả năng tìm tòi khám phá còn hạn chế.
Thêm nữa cha mẹ họ là nông dân, cả đời lam lũ vất vả nên họ luôn mong muốn và định hướng cho con cháu mình về nghề nghiệp là phải trở thành trí thức, viên chức Nhà nước, cụ thể là phải trở thành thầy thuốc, thầy giáo hay những nhà kinh tế. Dự định này cao hơn rất nhiều so với các dự định nghề nghiệp khác. Điều này cho thấy khao khát của nhiều bà con nông dân là mong cho con mình thoát khỏi lũy tre làng, có biên chế trong cơ quan Nhà nước, được học hành đỗ đạt. Nhiều người cho rằng sự thành đạt của con cháu là niềm vinh dự của gia đình và dòng họ.
Vậy là mỗi người sinh viên Thái Bình lại phải chịu thêm một sức ép vô lý nữa, sức ép của gia đình muốn con thành đạt nhưng lại không có khả năng kinh tế để nuôi con đi học ở tỉnh ngoài. Thái Bình chỉ có trường đại học Y khoa, trường cao đẳng Sư phạm, trường cao đẳng Kinh tế kỹ thuật là quá ít cho việc thực hiện mơ ước của tuổi trẻ.Vì vậy nên rất tiếc cho nhiều em, khao khát học tập, mong muốn được đi tới mọi miền của đất nước để học tập, nghiên cứu và cống hiến tài năng nhưng không thể thực hiện được bởi vì cha mẹ các em không thể chu cấp được các khoản như học phí, tiền ăn, ở, mua sách vở và các chi phí khác khi gửi con ra các thành phố lớn để học. Sinh viên Thái Bình chịu thiệt thòi hơn so với sinh viên các tỉnh khác. Điều kiện sinh sống, hoàn cảnh gia đình đã tác động và ảnh hưởng không nhỏ tới con người, tới ý chí, nghị lực của các em.
Tuy vậy, để trở thành sinh viên ngay trên quê hương mình hay những sinh viên cùng kiệt của tỉnh khác đến Thái Bình học tập cũng đã là một sự cố gắng, một sự nỗ lực, một sự vươn lên rất đáng trân trọng và tự hào của các em đang học tập và nghiên cứu trên quê lúa Thái Bình. Tất cả những điểm sáng cũng như những hạn chế của các em đã tạo thành một nét rất riêng của sinh viên ở tỉnh Thái Bình.
Thứ hai, ở tỉnh Thái Bình có hiện tượng học sinh học rất giỏi đỗ nhiều trường đại học ở Hà Nội, nhưng không thể đi học bởi lẽ gia đình họ không thể chu cấp kinh phí cho họ khi học xa nhà, nên họ chấp nhận học ở trường đại học, cao đẳng tại tỉnh nhà. Vì vậy mà chất lượng đầu vào của sinh viên ở tỉnh Thái Bình là rất cao. Theo danh sách sinh viên trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng ở Thái Bình chúng tui thấy bằng tốt nghiệp THPT của họ xếp loại khá trở lên chiếm tới 86,5% và điểm tuyển vào trường ở một số khoa lên tới 24,5 điểm. Có những năm như năm 2000 - 2001, 2001 - 2002 nhiều em thi đậu trường đại học Quốc gia Hà Nội nhưng lại không đủ điểm để vào trường đại học, cao đẳng tại tỉnh nhà.
Tuy còn khó khăn về vật chất nhưng truyền thống hiếu học của ông cha để lại cùng với sự nỗ lực của bản thân đã giúp những người học sinh Thái Bình thoát ra khỏi luỹ tre làng để đến với giảng đường đại học. ở đây vai trò chủ thể của họ đã được sử dụng và phát huy. Họ đã chủ động tìm đường đi cho chính bản thân mình, chủ động thực hiện ước mơ của mình, mặc dù điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn.
Với chất lượng đầu vào cao như vậy nên sinh viên ở Thái Bình năm học 2003 - 2004 tỷ lệ lên lớp thẳng không phải thi lại môn nào là rất cao, đạt 42,08% tăng 7,22% so với năm học trước. Tỷ lệ sinh viên đỗ tốt nghiệp là 97,89% [100].
Học kỳ I năm học 2004 - 2005 tỷ lệ sinh viên lên lớp thẳng, không phải thi lại môn nào đạt 59,21% (tăng 17,23% so với năm học 2003 - 2004) [100].
Chất lượng rèn luyện đạo đức của sinh viên cũng ngày càng tốt hơn, Năm 2003 - 2004 tỷ lệ sinh viên đạt loại tốt và xuất sắc là 38,5%. Kỳ I năm 2004 - 2005 loại tốt và xuất sắc đạt 52,1% (tăng 13,6% so với năm 2003 - 2004) tay nghề của sinh viên Thái Bình khi ra trường được đánh giá rất cao [100].
Thứ ba, sinh viên ở tỉnh Thái Bình tập trung chủ yếu ở trường đại học Y khoa và ở hai trường cao đẳng là cao đẳng Sư phạm và cao đẳng Kinh tế kỹ thuật.
Như vậy, nếu ở một số trung tâm lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh… có sinh viên của rất nhiều trường, nhiều ngành nghề khác nhau thì sinh viên ở Thái Bình chủ yếu tập trung vào hai nghề cao quý là sư phạm và chữa bệnh cứu người. Nghề sư phạm và nghề chữa bệnh tự thân chúng đã là những nghề cao quý nhưng lại đòi hỏi ở sinh viên phải có những phẩm chất đặc biệt về tư cách, đạo đức, nhân phẩm, trách nhiệm, sự tự trọng…
Thứ tư, Thái Bình là một tỉnh thuần nông nên ít bị mặt trái của kinh tế thị trường tác động. Vì vậy, sinh viên ở tỉnh Thái Bình ít bị xa vào các tệ nạn xã hội hơn ở một số thành phố khác. Đây là điều kiện thuận lợi để nâng cao vai trò chủ thể nhận thức của họ trong học tập.
Thứ năm, ngoài việc phấn đấu học tập tốt thì sinh viên Thái Bình còn luôn có ý thức tu dưỡng đào đức, rèn luyện nhân cách, có ý thức chính trị tốt để phấn đấu trở thành Đảng viên ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Hàng năm có trên 1% đoàn viên ưu tú được kết nạp vào Đảng. Các công tác tình nguyện được sinh viên Thái Bình thực hiện thường xuyên, vào các ngày nghỉ lễ, ngày hè tại các ngã tư đường phố luôn có các em giúp cho giao thông trong toàn tỉnh an toàn hơn, bớt đi rất nhiều những vụ tai nạn đán...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Vấn đề nâng cao vai trò nhân tố chủ quan trong giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông trung học ở nước ta hiện nay Luận văn Sư phạm 0
H Vai trò của thương hiệu trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành nông sản Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
N Giải pháp nâng cao vai trò quản lí và hiệu quả sử dụng vốn ở Tổng Công ty Đường sông Miền Bắc Luận văn Kinh tế 0
C Nâng cao vai trò kích thích vật chất và kích thích tinh thần đối với người lao động ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 2
M Vai trò của tiền lương trong nâng cao năng xuất lao động tại Công ty Supe phốt phát và hoá chất Lâm Thao Luận văn Kinh tế 0
B Vai trò của ISO 9000 trong việc nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam Luận văn Kinh tế 2
B Các giải pháp nhằm nâng cao vai trò của nữ cán bộ trong công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn Sư phạm 0
A Nâng cao vai trò quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
P Nâng cao vai trò của ngân sách nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
B Nâng cao vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top