bamboo_2611
New Member
Năm 1993, Vietnam Airlines ra đời – là hãng Quốc gia – trực thuộc CP (lúc bấy giờ là DN đặc biệt không trực thuộc Bộ GTVT), VNA được toàn quyền lựa chọn các mảng dịch vụ béo bở bao gồm:
- Khai thác tàu bay: Chuyên chở hành khách/ hàng hóa
- Dịch vụ hàng hóa tại tất cả các sân bay lớn (lúc đó chỉ có Nội Bài, TSN, Đà Nẵng)
- Dịch vụ cung cấp suất ăn lên máy bay (lúc đó chỉ có Nội Bài, TSN, Đà Nẵng)
- Dịch vụ phục vụ mặt đất tại 3 sân bay lớn (lúc đó chỉ có Nội Bài, TSN, Đà Nẵng)
- Dịch vụ phi hàng không tại các sân bay này (bán hàng miễn thuế tại nhà ga, trên máy bay, bán hàng phục vụ ăn uống tại các nhà ga, đồ lưu niệm…) (lúc đó chỉ có Nội Bài, TSN, Đà Nẵng). Khi NN không còn ưu tiên mảng hàng hóa miễn thuế, thì các DN này tỏ ra kém hấp dẫn. Và DN đảm nhiệm DV này tại TSN đã sớm xin về trực thuộc TCT Cảng HK Miền Nam - đó là Cty Dịch vụ HK TSN - vừa cổ phần hóa - SASCO.
Tại các sân bay nhỏ/ địa phương, các dịch vụ trên đây được giao cho các sân bay địa phương (do các Cụm cảng HK miền Bắc, Trung, Nam lúc bấy giờ đảm nhiệm - nay thuộc về TCT cảng HK Việt Nam - ACV).
Vào thời điểm ấy, TSN nổi lên là một sân bay có lưu lượng chuyến bay/ hành khách/ hàng hóa chiếm tỷ lệ áp đảo trong gói thị phần các mảng dịch vụ kể trên của VNA. Trong khi đó, Nội Bài là một sân bay tại thủ đô, thì mang lại nguồn thu không thể so sánh với TSN.
Chính vì vậy, VNA đã cổ phần hóa cả bộ phận kho hàng hóa Nội Bài (nay là Công ty Cổ phần Dịch vụ Hàng hóa Nội Bài - NCT) và Suất ăn Nội Bài (nay là Công ty cổ phần Suất ăn Hàng không Nội Bài – NCS). Trong tiến trình này VNA cổ phần hóa cả mảng dịch vụ phi hàng không tại Đà nãng, (nay là Công ty cổ phần Dịch vụ Hàng không Sân bay Đà Nẵng – MAS). Tại Nội Bài, VNA giữ lại mỗi ông Phục vụ mặt đất Nội Bài.
Trong khi đó, các bộ phận tương tự tại TSN thì vẫn thuộc 100% vốn của VNA và được gom chung trong gói VNA khi cổ phần hóa VNA (cổ phần hóa cùng với TCT mẹ).
Gió xoay chiều, việc thu hút FDI trên bản đồ VN đã thay đổi khi rất nhiều các công ty lớn đổ bộ vào Miền Bắc, đặc biệt từ khi tay to SAMSUNG xuất hiện. NCT trở nên một cái tên vô cùng hot “Ông vua Cổ tức”.
Một đòi hỏi của SAMSUNG về việc có một nhà ga (hàng hóa) riêng để phục vụ cho SAMSUNG được VNA và cục HK nhanh chóng đáp ứng. Dự án ALSC được khẩn trương triển khai. Dự án này đi vào hoạt động sẽ cung cấp dịch vụ hàng hóa cho riêng SAMSUNG. Bước đi này là một bước đi chiến lược mới của VNA trong việc phân phát cái bánh SAMSUNG.
Cổ phiếu NCT liệu có còn hot khi ALSC đi vào hoạt động? Trong khi một số NĐT đoán NCT sẽ tăng lên trên 150k, thì phiên gần nhất NCT đã "không tăng trần". Chúng ta sẽ chờ xem??
Link tham khảo:
http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/samsung-xin-ga-rieng-o-noi-bai-3044413.html
http://alsc.vn/lich-su-phat-trien.aspx
- Khai thác tàu bay: Chuyên chở hành khách/ hàng hóa
- Dịch vụ hàng hóa tại tất cả các sân bay lớn (lúc đó chỉ có Nội Bài, TSN, Đà Nẵng)
- Dịch vụ cung cấp suất ăn lên máy bay (lúc đó chỉ có Nội Bài, TSN, Đà Nẵng)
- Dịch vụ phục vụ mặt đất tại 3 sân bay lớn (lúc đó chỉ có Nội Bài, TSN, Đà Nẵng)
- Dịch vụ phi hàng không tại các sân bay này (bán hàng miễn thuế tại nhà ga, trên máy bay, bán hàng phục vụ ăn uống tại các nhà ga, đồ lưu niệm…) (lúc đó chỉ có Nội Bài, TSN, Đà Nẵng). Khi NN không còn ưu tiên mảng hàng hóa miễn thuế, thì các DN này tỏ ra kém hấp dẫn. Và DN đảm nhiệm DV này tại TSN đã sớm xin về trực thuộc TCT Cảng HK Miền Nam - đó là Cty Dịch vụ HK TSN - vừa cổ phần hóa - SASCO.
Tại các sân bay nhỏ/ địa phương, các dịch vụ trên đây được giao cho các sân bay địa phương (do các Cụm cảng HK miền Bắc, Trung, Nam lúc bấy giờ đảm nhiệm - nay thuộc về TCT cảng HK Việt Nam - ACV).
Vào thời điểm ấy, TSN nổi lên là một sân bay có lưu lượng chuyến bay/ hành khách/ hàng hóa chiếm tỷ lệ áp đảo trong gói thị phần các mảng dịch vụ kể trên của VNA. Trong khi đó, Nội Bài là một sân bay tại thủ đô, thì mang lại nguồn thu không thể so sánh với TSN.
Chính vì vậy, VNA đã cổ phần hóa cả bộ phận kho hàng hóa Nội Bài (nay là Công ty Cổ phần Dịch vụ Hàng hóa Nội Bài - NCT) và Suất ăn Nội Bài (nay là Công ty cổ phần Suất ăn Hàng không Nội Bài – NCS). Trong tiến trình này VNA cổ phần hóa cả mảng dịch vụ phi hàng không tại Đà nãng, (nay là Công ty cổ phần Dịch vụ Hàng không Sân bay Đà Nẵng – MAS). Tại Nội Bài, VNA giữ lại mỗi ông Phục vụ mặt đất Nội Bài.
Trong khi đó, các bộ phận tương tự tại TSN thì vẫn thuộc 100% vốn của VNA và được gom chung trong gói VNA khi cổ phần hóa VNA (cổ phần hóa cùng với TCT mẹ).
Gió xoay chiều, việc thu hút FDI trên bản đồ VN đã thay đổi khi rất nhiều các công ty lớn đổ bộ vào Miền Bắc, đặc biệt từ khi tay to SAMSUNG xuất hiện. NCT trở nên một cái tên vô cùng hot “Ông vua Cổ tức”.
Một đòi hỏi của SAMSUNG về việc có một nhà ga (hàng hóa) riêng để phục vụ cho SAMSUNG được VNA và cục HK nhanh chóng đáp ứng. Dự án ALSC được khẩn trương triển khai. Dự án này đi vào hoạt động sẽ cung cấp dịch vụ hàng hóa cho riêng SAMSUNG. Bước đi này là một bước đi chiến lược mới của VNA trong việc phân phát cái bánh SAMSUNG.
Cổ phiếu NCT liệu có còn hot khi ALSC đi vào hoạt động? Trong khi một số NĐT đoán NCT sẽ tăng lên trên 150k, thì phiên gần nhất NCT đã "không tăng trần". Chúng ta sẽ chờ xem??
Link tham khảo:
http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/samsung-xin-ga-rieng-o-noi-bai-3044413.html
http://alsc.vn/lich-su-phat-trien.aspx