Download miễn phí Luận văn Nét đẹp của người phụ nữ trong ca dao cổ truyền người Việt
MỤC LỤC
Mở đầu. .1
1. Lý do chọn đề tài.1
2. Lịch sử vấn đề.2
3. Mục đích nghiên cứu.8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.8
5. Nhiệm vụ nghiên cứu.9
6. Phương pháp nghiên cứu.10
7. Đóng góp của luận văn.10
8. Cấu trúc của luận văn.11
Nội dung luận văn. .12
Chương 1: NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG XÃ HỘI PHONG KIẾN VÀ TRONG
CA DAO CỔ TRUYỀN NGƯỜI VIỆT.12
1.1. VỊ TRÍ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG XÃ HỘI PHONG KIẾN.12
1.1.1 Luật lệ " Tam tòng".12
1.1.1.1. Ý thức " tại gia tòng phụ".13
1.1.1.2. Ý thức " xuất giá tòng phu".14
1.1.1.3. Ý thức " phu tử tòng tử". 15
1.1.2. Người phụ nữ với " Tứ đức" ( Công, Dung, Ngôn, Hạnh). 16
1.2. HÌNH ẢNH, VỊ THẾ NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG VĂN HỌC DÂN GIAN VÀ TRONG CA DAO CỔ TRUYỀN NGƯỜI VIỆT. . 16
1.2.1. Hình ảnh,vị thế người phụ nữ trong Văn học dân gian. 16
1.2.2. Hình ảnh, vị thế người phụ nữ trong ca dao cổ truyền người Việt.20
1.2.2.1. Nguyên nhân của vị thế người phụ nữ trong ca dao cổ truyền .20
1.2.2.2. Hình ảnh, vị thế người phụ nữ trong ca dao cổ truyền người Việt.25
TIỂU KẾT. 31
Chương 2: NÉT ĐẸP HÌNH THỨC VÀ TINH THẦN CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG
CA DAO CỔ TRUYỀN NGƯỜI VIỆT.33
2.1.NÉT ĐẸP VỀ HÌNH THỨC CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG CA DAO CỔ TRUYỀN NGƯỜI VIỆT.33
2.1.1. Quan niệm về vẻ đẹp của người phụ nữ trong ca dao cổ truyền.33
2.1.2. Nét đẹp về thể chất của người phụ nữ trong ca dao cổ truyền.35
2.1.2.1. Thống kê các hình ảnh về nét đẹp thể chất của người phụ nữ.35
2.1.2.2. Ca ngợi nét đẹp thể chất của người phụ nữ . . 37
2.1.2.3. Nét đẹp thể chất của người phụ nữ trong tình yêu lứa đôi. 42
2.1.3. Nét đẹp trang phục của người phụ nữ trong ca dao cổ truyền. 52
2.1.3.1.Thống kê các hình ảnh về trang phục của người phụ nữ . 52
2.1.3.2. Trang phục truyền thống của người phụ nữ Việt. 53
2.1.3.3 Nét đẹp trong trang phục của người phụ nữ. 56
2.2. NÉT ĐẸP TINH THẦN CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG CA DAO CỔ TRUYỀN NGƯỜI VIỆT.70
2.2.1. Người phụ nữ thuở con gái và nét đẹp tinh thần. 70
2.2.2. Người phụ nữ khi thành gia thất và nét đẹp tinh thần. 78
TIỂU KẾT.89
Chương 3: NGHỆ THUẬT BIỂU ĐẠT NÉT ĐẸP CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG
CA DAO CỔ TRUYỀN NGƯỜI VIỆT.91
3.1. NHẬN THỨC VÀ HƯỚNG LÝ GIẢI. . .91
3.2. MỘT SỐ YẾU TỐ THI PHÁP.92
3.2.1. Đặc điểm cấu trúc.93
3.2.1.1. Kết cấu đối đáp.94
3.2.1.2. Kết cấu gợi mở.96
3.2.1.3. Hiệu quả của thể lục bát.99
3.2.2. Thế giới biểu tượng.102
3.2.2.1. Một số biểu tượng biểu đạt nét đẹp của người phụ nữ.102
3.2.2.2. Biểu tượng hoa với vẻ đẹp người phụ nữ .107
3.2.3. Thời gian, không gian nghệ thuật .114
3.2.3.1. Thời gian nghệ thuật.115
3.2.3.2. Không gian nghệ thuật.117
TIỂU KẾT.120
KẾT LUẬN.121
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
TÀI LIỆU THAM KHẢO- PHỤ LỤC.125
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-01-29-luan_van_net_dep_cua_nguoi_phu_nu_trong_ca_dao_co.XSH4XrIarQ.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-57157/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
i đƣơng nực cũng nguôi cơn nồng.[24,tr.1299]Vì nụ cười luôn là một trong những vẻ đẹp quyến rũ của người phụ nữ :
-Miệng em cƣời anh thấy muốn xem
Phải chi có giấy anh đem họa hình.[29,tr.232]
Và lạ chưa, nhìn qua nụ cười , người ta có thể đoán được người phụ nữ đó
có chồng hay chưa :
-Răng đen nhƣng nhức hạt dƣa
Miệng cƣời tủm tỉm nhƣ chƣa có chồng.[24,tr.1078]
Chính nụ cười với hàm răng đen nhánh ấy đã đem đến biết bao nhiêu thi
hứng trong ca dao, tạo ra nhiều từ ngữ, hình ảnh đẹp. Biết bao nhiêu chàng trai
đã vì chúng, sau cuộc vui ra về còn ôm mãi mối tương tư :
-Mình về mình nhớ ta chăng
Ta về ta nhớ hàm răng mình cƣời
Răng đen ai khéo nhuộm cho cô mình
Để duyên cô mình đẹp
Cho cái tình chúng anh yêu.[24,tr.1386]
Hình ảnh " mắt -tóc- răng" những nét thể chất nổi bật đã khắc họa rất ấn
tượng về nét đẹp của người phụ nữ Việt. Góp phần khẳng định chân giá trị thẩm
mĩ của người bình dân xưa : Vẻ đẹp thể chất khỏe khoắn, bình dị, hài hòa với tự
nhiên, gắn bó với cuộc sống lao động.Từ việc tìm hiểu các câu ca dao trên, ta
thấy rằng các hình ảnh về nét đẹp thể chất của người phụ nữ trong đề tài tình
yêu đôi lứa là một cách bày tỏ tế nhị, kín đáo nỗi niềm của người xưa về khát
vọng hạnh phúc gia đình. Sự ẩn ý trong mỗi hình ảnh là nét duyên dáng của vẻ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 51
đẹp tự nhiên, tiếp là sự gặp gỡ nhớ thương để kết nghĩa- kết tình thủy chung.
Tuy nhiên, trong ca dao cũng có nhiều lời ca dùng hình ảnh về thể chất để
lên án phê phán những người phụ nữ thiếu thủy chung, cười cợt kẻ dâm tục,
nhận định về tính cách của con người:
- Mặt rỗ nhƣ tổ ong bầu
Cái răng khấp khểnh nhƣ cầu rửa chân.[24,tr.1319]
- Cô gái Sơn Tây yếm thủng tày dần
Răng đen hạt nhót chân đi cù lèo
Tóc rễ tre chải lƣợc bồ cào
Xù xì da cóc hắc lào tứ tung
Hai nách cô thơm nhƣ ổ chuột chù
Mắt thì gián nhấm chân đi cù lèo.[23,tr.480]
Sự phê phán xen lẫn yếu tố cười nhạo tạo nên bài ca dao riêng biệt. Nếu
như trước đó ta bắt gặp mười tiêu chuẩn của vẻ đẹp hình thức thì ở bài ca dao
sau mười cái xấu được gói gọn lại với nhau. Trí sáng tạo của người bình dân
khá tài tình khi vận dụng vào vần điệu của ca dao :
-Một yêu mắt toét ba vành
Hai yêu miệng nói cƣời tình hơn ma
Ba yêu cái bộ răng hà
Bốn yêu miệng nói tựa hồ lợn kêu
Năm yêu cái tính chúa điêu
Sáu yêu cơm ít quà nhiều cũng no
Bảy yêu ngủ ngáy nhƣ bò
Ăn vụng nhƣ chớp đánh con cả ngày
Tám yêu con mắt liếc trai
Chín yêu tài ngủ suốt đời dậy trƣa
Lại còn cái thói chanh chua
Mƣòi yêu đẹp quá chẳng vừa mắt ai.[27,tr.926]
Có những lời ca dao còn dùng những đặc điểm riêng về thể chất để giễu cợt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 52
những người phụ nữ có thói xấu đáng lên án:
- Thôi tui biết vợ anh rồi
Quăn quăn tóc trán là ngƣời hay ghen.[25,tr.1948]
- Thôi tui biết vợ anh rồi
Vợ anh toét mắt bán xôi chợ Dừa.[25,tr.2074]
Mái tóc dài xanh mượt là đẹp nhưng chưa hẳn đã quyết định cho chuẩn
mực về cái đẹp, cái cao cả :
- Tóc dài những búi mà trƣa
Ham chi ngƣời đẹp mà thƣa việc làm.[25,tr.1941]
-Tóc dài thì tốn tiền chanh
Nào ai bán tóc nuôi anh bao giờ.[25,tr.1941]
Đôi mắt lá răm làm xao xuyến trái tim chàng trai khi yêu lại cũng làm nên
thói xấu trong những người phụ nữ lẳng lơ:
Những ngƣời con mắt lá răm
Ve trai nhƣ chớp hay nằm với trai.[25,tr.1675]
Với một số lời ca dao miêu tả về hình thức người phụ nữ với hàm ý phê
phán, chúng tui nhận thấy quan niệm về cái đẹp của nhân dân ta xưa không tách
rời giữa vẻ đẹp bên ngoài và vẻ đẹp bên trong. Như vậy trong tình yêu đôi lứa
cũng như trong cuộc sống của con người những nét đẹp về hình thức chỉ được
ngợi ca khi vẻ đẹp thể chất kết chặt với vẻ đẹp tâm hồn, tạo nên sự hài hòa và
hoàn hảo ở người phụ nữ.
2.1.3 Nét đẹp trang phục của người phụ nữ trong ca dao cổ truyền người
Việt
2.1.3.1.Thống kê các hình ảnh về trang phục người phụ nữ trong ca dao cổ
truyền người Việt
Dưới đây là sự thống kê số lượng các câu ca dao nói về trang phục của
người phụ nữ được phản ánh trong ca dao cổ truyền người Việt :
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 53
Số thứ tự Tên Số lượng hình ảnh
1 Nón 46 / 11.001 lời ca
2 Khăn 44 /11.001 lời ca
3 Áo 68 /11.001 lời ca
4 Yếm 59 / 11.001 lời ca
5 Quần 11 / 11.001 lời ca
6 Váy 7 / 11.001 lời ca
7 Thắt lưng 6 / 11.001 lời ca
8 Hoa tai 5 / 11.001 lời ca
9 Xuyến vàng 4 / 11.001 lời ca
10 Nhẫn vàng 9 / 11.001 lời ca
Bộ Tổng tập Văn học dân gian người Việt, tập 15,16( quyển thượng,
quyển hạ) có 11.001 lời ca dao, chúng tui đã lựa chọn ra 259 lời ca dao nói về
trang phục của người phụ nữ, chiếm 2,35%. Qua bảng thống kê ta thấy hình ảnh
của chiếc áo: 68 hình ảnh /259 lời ca, chiếm 26,2%; Cái khăn: 44 hình ảnh / 259
lời, bằng 16,9%; Cái yếm: 59 hình ảnh /259 lời ca, bằng 22,7% ;Cái nón: 46
hình ảnh/259 lời ca, bằng 17,7% . Đây là những trang phục được nhắc tới nhiều
hơn cả vì là trang phục cổ truyền và quen thuộc thường nhật của người phụ nữ
Việt, làm tôn lên nét đẹp của họ. Trong đồ trang sức đi cùng thì chiếc nhẫn
được nói tới nhiều hơn. Nhưng chủ yếu chiếc nhẫn được nhắc tới như một kỷ
vật của tình yêu để ca ngợi sự vẹn tròn chung thủy trong khát vọng hạnh phúc
lứa đôi.
Nếu so với những hình ảnh nói về nét đẹp thể chất, ta thấy hình ảnh về nét
đẹp trang phục xuất hiện ít hơn. Tần xuất đó cho thấy được một quan niệm thẩm
mĩ của nhân dân từ xưa đã rất coi trọng nét đẹp thể chất tự nhiên sẵn có của con
người. Tuy nhiên các tác giả dân gian cũng khẳng định trang phục đã tôn thêm
vẻ đẹp cho con người "Ngƣời đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân."[10] Do đó khi ca
ngợi nét đẹp hình thức của người phụ nữ, các tác giả dân gian đã chú ý đến nét
đẹp của người phụ nữ trong những trang phục truyền thống.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 54
2.1.3.2. Trang phục truyền thống của người phụ nữ Việt
Trang phục là nét văn hóa đặc trưng của mỗi dân tộc, mỗi vùng, miền. Nó
không chỉ gói gọn trong yếu tố “ăn chắc mặc bền” mà còn là một nghệ thuật.
Từ xa xưa, phụ nữ đã biết may mặc các kiểu trang phục truyền thống, khéo léo
sử dụng nhiều màu sắc tự nhiên gần gũi với cuộc sống, biểu hiện một xu hướng
thẩm mỹ. Đồng thời trang phục là một trong ba yêu cầu của đời sống vật chất
(ăn, ở, mặc). "Ðó là sản phẩm văn hoá sớm nhất của xã hội loài ngƣời. Trang
phục cũng đƣợc thay đổi theo quá trình phát triển của lịch sử. Ba nét nổi bật
trong trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam là chiếc áo yếm, chiếc áo
dài và nón lá"[55,tr. 576]
Theo Trần Ngọc Thêm trong Tìm về bản sắc Văn hóa Việt Nam: " thời
phong kiến, trang phục của phụ nữ là váy đen, yếm trắng, áo tứ thân, đầu chít
khăn mỏ quạ, thắt lƣng hoa lý. Bộ lễ ph...
Tags: hình ảnh người phụ nữ việt nam trong ca dao cổ truyền, luận văn nghiên cứu nét đẹp của người phụ nữ trong ca dao, nét đẹp phụ nữ trong câu ca dao xưa, tài liệu nghiên cứu người phụ nữ trong ca dao, tiêu luận địa vị của người phụ nữ truyền thống trong ca dao, nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong ca dao cổ truyền