Akihiko

New Member
Câu hỏi 490 (Nam Phong): (Ngày 25/09/09) Trong thông tư 130/2008/TT-BTC ngày 26 tháng 12 năm 2008 thì "Khoản lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính; lỗ chênh lệch tỷ giá phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản (giai đoạn trước hoạt động sản xuất kinh doanh)" không được tính vào chi phí thuế tính Thuế TNDN. Nhưng theo QĐ 15/2006/QĐ-BTC thì vẫn được ghi nhận vào TK 635 hay phân bổ vào chi phí hằng năm. Như vậy, cuối năm kế toán có phải đánh giá chênh lệch tỷ giá các khoản tiền có gốc ngoại tệ nữa không. Và nếu có thì sẽ hạch toán vào đâu, sự khác biệt giữa chế độ kế toán và luật thuế TNDN ở trường hợp này phải giải quyết như nào?
 
Trả lời:

1) Theo Thông tư 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 thì chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ ở thời điểm cuối năm tài chính đã được ghi nhận là chi phí trong kỳ (chi phí tài chính) để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng không được tính là chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trong trường hợp này, theo quy định hiện hành, khoản chênh lệch tỷ giá đó được coi là chênh lệch vĩnh viễn, tức là phải cộng thêm vào lợi nhuận kế toán để xác định thu nhập chịu thuế.

2) Cũng theo Thông tư 130, khoản lỗ chênh lệch tỷ giá phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản (giai đoạn trước hoạt động sản xuất kinh doanh) không được tính vào chi phí được trừ. Quy định này hoàn toàn trùng hợp với quy định tại chuẩn mực kế toán số 10 “Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái” và chế độ kế toán doanh nghiệp (xem hướng dẫn TK 413):

- Trong giai đoạn đầu tư XDCB, khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái đã thực hiện và chênh lệch tỷ giá đánh giá lại cuối năm tài chính của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ phản ánh luỹ kế trên Bảng cân đối kế toán (chỉ tiêu “Chênh lệch tỷ giá hối đoái”).

- Khi kết thúc quá trình đầu tư xây dựng, toàn bộ chênh lệch tỷ giá hối đoái thực tế phát sinh trong giai đoạn đầu tư xây dựng (Lỗ hay lãi tỷ giá hối đoái) không tính vào trị giá TSCĐ mà kết chuyển toàn bộ một lần (nếu nhỏ) vào chi phí tài chính, hay doanh thu hoạt động tài chính của năm tài chính có TSCĐ và các tài sản đầu tư hoàn thành bàn giao đưa vào hoạt động hay phân bổ tối đa là 5 năm (Nếu lớn, kể từ khi công trình đưa vào hoạt động).

Trong thực tế, nếu doanh nghiệp bạn đã ghi nhận chênh lệch tỷ giá phát sinh trong giai đoạn XDCB (giai đoạn trước hoạt động sản xuất kinh doanh) không đúng với chế độ kế toán thì phải điều chỉnh lại cho đúng.

PTĐ

 
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá nền kinh tế ngày càng phát triển và mở rộng. Sự thông thương g Tài liệu Cơ bản 0
D Tại sao trong thông báo số 127/Kế toán ngày 22/11/2006 của Kế toán lại có câu ghi chú: Hỏi đáp Thuế & Kế toán 1
V Anh chị suy nghĩ gì về hiện tượng ĐI ẨU trong giao thông đi lại hàng ngày của chúng ta. Văn học 0
T "Hack băng thông" bằng VPN free (Vào GG, Youtube,...) trong những ngày đứt cáp InterNet 14
W Công ty chúng tôi hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Theo Thông tư số 60/TT-BTC ngày 14/07/2007 phải Hỏi đáp Thuế & Kế toán 1
A Trong quá trình triển khai thực hiện Thông tư số 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 của Bộ Tài chính Hư Hỏi đáp Thuế & Kế toán 1
G Vận dụng tồn tại xã hội và kiến trúc thượng tầng trong chủ nghĩa duy vật lịch sử để xem xét vấn đề tai nạn giao thông đường bộ ngày càng gia tăng nghiêm trọng Tài liệu chưa phân loại 0
D Quan điểm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác về tôn giáo. Ý nghĩa của nó trong thời đại ngày nay Môn đại cương 0
S Sự phát triển của tư bản tài chính trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản ngày nay Luận văn Kinh tế 0
D Tính toán thiết kế trạm xử lý nước cấp thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương công suất 10.000 m3/ngày.đêm, quy hoạch trong 15 năm Khoa học Tự nhiên 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top