tammao1994
New Member
Download miễn phí Đồ án Nghệ thuật biểu diễn cùng với của âm thanh, ánh sáng sân khấu
MỤC LỤC
Trang
PHẦN I: Ánh sáng sân khấu Sự hình thành và phát triển của
Nghệ thuật biểu diễn cùng với sự ra đời của Âm thanh trang 4
I. Sự hình thành và phát triển của nghệ thuật
II. Sự ra đời và phát triển của âm thanh và ánh sáng
PHẦN II: Tổng quát về âm thanh trang 7
PHẦN III. Phân tích tác phẩm và ý đồ thu thanh trang 21
Tác phẩm 1: Nhớ về Hà Nội.
Tác phẩm 2 : Hoạ mi hót trong mưa.
PHẦN IV: KẾT LUẬN CHUNG trang 44
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO trang46
Bản nhạc Nhớ về Hà Nội & Hoạ mi hót trong mưa.
Đĩa CD ca khúc Nhớ về Hà Nội & Hoạ mi hót trong mưa.
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-01-29-do_an_nghe_thuat_bieu_dien_cung_voi_cua_am_thanh.flituCeQmy.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-57440/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
quá tuổi.Ngưỡng giới hạn thính giác (Threshold of Hearing)
Trong trường hợp cường độ áp suất âm thanh (Sound pressure level - SPL), một mức tham khảo về cường độ áp suất thuận tiện cho ngưỡng giới hạn của thính giác. mà là áp suất âm thanh tối thiểu tạo ra hiện tượng nghe nhận âm thanh trong con người. Nó bằng khoảng 0.0002 microbar. Một microbar bằng một phần triệu áp suất không khí bình thường, điều này chứng tỏ tai người rất nhậy bén. Thực tế, nếu tai có khả năng nhạy bén hơn nữa, nó sẽ nghe được những di động nhiệt của các phần tử trong không khí. Khi nói đến cường độ áp suất âm thanh ở mức 0.0002 microbar, mức ngưỡng giới hạn này thường được biểu thị 0dB - SPL
Ngưỡng giới hạn thính giác được định nghĩa như là SPL cho một tần số cụ thể nào đó là một người bình thường có thể chỉ nghe được 50%.
Ngưỡng giới hạn cảm giác (Threshold of Feeling)
SPL mà sẽ tạo sự mệt mỏi cho người nghe 50% trong thời gian nghe được gọi là ngưỡng giới hạn cảm giác. Nó sảy ra ở khoảng 118-dB SPL giữa vùng tần số 200 Hz và 10 kHz.
Ngưỡng giới hạn đau (Threshold of Pain)
SPL mà tạo sự đau đớn cho người nghe 50% trong thời gian nghe được gọi ngưỡng giới hạn đau và tương ứng với cường độ âm thanh SPL là 140 dB trên vùng tần số giữa 200 Hz và 10 kHz.
Các thủ pháp âm thanh:
Người làm âm thanh cho một tác phẩm nghệ thuật nào đó phải nắm được các đặc tính, nguyên lý cơ bản của âm thanh trên cơ sở đó để áp dụng cho việc đặt ảnh âm trong tác phẩm cần làm bằng các phương pháp xử lý như dùng thủ pháp về âm sắc, thủ pháp về cường độ, thời gian... để âm thanh có chiều sâu không gian và âm thanh sống động.
Không gian ba chiều XYZ.
Chỉ cần nghe tiếng có thể nhận biết được vị trí đứng của diễn viên trên sân khấu mà không cần nhìn hình ảnh. Dựa trên một số nguyên lý cơ bản:
- Về cường độ âm thanh: (Phương pháp âm lượng)
Trong tai người có một màng nhĩ được cấu tạo như một màng trống, khi các các sóng âm tác động vào màng tai sẽ dung động tùy theo mức độ nhiều hay ít phụ thuộc vào nguồn âm thanh mạnh hay yếu, xa hay gần.
Ví dụ: Cùng một nguồn âm thanh phát ra nhưng ở khoảng cách gần hơn thì màng tai sẽ rung động lớn hơn, nó tác động đến não bộ phân tích, và đưa ra cảm nhận là nguồn âm thanh đó lớn hơn. Ngược lại, khi ta để nguồn âm thanh đó chuyển dịch ra xa thì tác động sóng âm vào màng tai yếu hơn và cảm nhận được nguồn âm thanh đó là nhỏ hơn. Vì vậy để cho người nghe cảm nhận một nguồn âm thanh xa hơn thì ta phải điều chỉnh có cảm nhận và ngược lại muốn người khác nghe có cảm nhận nguồn âm thanh gần thì ta phải điều chỉnh âm thanh lớn hơn.
Cảm nhận tần số theo trục Z ( xa – gần )
Về thời gian: (phương pháp thời gian)
Trong môi trường không khí bình thường ở khoảng 200C thì vận tốc của âm thanh là 340m/s, do đó tiếng âm thanh ở càng xa bao giờ cũng nghe chậm hơn ở gần.
Ví dụ: khi ta nghe tiếng sét thì tiếng nổ ra cùng với tia chớp. Nếu tiếng sét đó ở gần ta còn nếu tiếng sét đó ở xa thì bao giờ cũng nhìn thấy, tia chớp trước sau đó vài giây ta mới nghe thấy tiếng sấm.
Vậy nguồn âm thanh ở gần thì đến tai nghe nhanh hơn. Do đó, ta có thể áp dụng nguyên lý đó để xử lý ảnh âm cho công việc làm âm thanh. Ngày nay có thể sử dụng bộ trễ thời gian bằng một thiết bị điện tử đó là dùng bộ FX để tạo thời gian trễ cho âm thanh.
Cảm nhận tần số theo trục Z ( xa- gần )
Về phương pháp dùng âm sắc:
Do tai người có thể cảm nhận được các khoảng cách âm khác nhau trong khoảng 20 Hz đến 20 KHz nhưng rõ nhất là khoảng từ 500 Hz đến 2 KHz. Trong mỗi khoảng tần số nhất định sẽ tạo ra hiệu quả cảm nhận âm khác nhau. Dựa trên nguyên lý này để xử lý âm thanh về mặt âm sắc và tránh được sự chồng đè về âm thanh để có thể tạo được các lớn, các tầng.
Dàn trải tần số từ thấp đến cao.
Tai người nghe được trong khoảng tần số từ 50 Hz đến 20 KHz. Nhưng trong dải tần số này, cảm nhận của tai không giống nhau trong từng khoảng tần số.
Trong dải tần nghe của tai, người ta chia làm 10 Octave, 10 octave này được chia thành 5 khoảng.
(1) tần số Trầm (Low): 20 Hz ~ 40 Hz - 80 Hz ~ 160 Hz (3 Octave)
- Hai Octave đầu 20 Hz ~ 80 Hz. Trong dải tần số này sự cảm nhận của tai người không rõ rệt. Nó có tác dụng như sự hỗ trợ cho Octave thứ 3 được lấp đầy đặn hơn khi ta nâng thêm lên + 6 dB. Tuy nhiên, trong một hệ thống có loa sub boss thì khoảng tần số này sẽ giúp cho người nghe cảm nhận được tốt hơn nhưng bằng giác quan khác, khoảng tần số này dễ bị tạp âm ù nên.
- Octave thứ 3 từ 80 Hz - 160 Hz. Đây là khoảng dải tần quan trọng nhất của tần số trầm. Nó là nền móng chính cho toàn dải âm thanh. Octave này tạo ra cảm giác dầy, đầy đặn, trầm ấm, nó kết hợp với tần số cao tạo ra chiều sâu và không gian cho ảnh âm
Nếu octave này bị thiếu sẽ gây cảm giác hẫng hụt, bị mất chân do thiếu phần nền móng.
(2) Tần số trung trầm ( Low mid) 160 Hz ~320 Hz ~ 640 Hz (2 octave)
- Octave đầu 160 Hz ~ 320 Hz. Octave này tạo ra hiệu quả tăng cường sự đầy của tần số trầm, âm thanh sẽ bị tui và đục. Khoảng tần số này thường hay bị bồi, tiếp trở lại tạo ra tiếng ù (do cộng hưởng với sàn và các khoảng cách ghế).
- Octave thứ hai 320 Hz ~ 640 Hz octave này tạo âm trầm, chắc tiếng nhưng khô, cứng. Nếu lạm dụng khoảng tần số này âm thanh sẽ bị thô. Khoảng tần số này hỗ trợ cho trung âm tạo vị trí ảnh âm (rõ về phần trầm).
(3) Tần số trung (Mid): 640 Hz ~ 1280 Hz.
Đây là octave quan trọng trong dải âm thanh. Nó là khoảng tần số người dễ cảm nhận nhất. Dải âm này tạo cho người nghe sẽ cảm giác âm thanh gần với mình hơn. Nó là khoảng tần số quyết định vị trí ảnh âm.
Như chúng ta đã biết xét về mặt sinh lý âm học thì dải tần số trung (mid) này hết sức quan trọng, chỉ cần một sự thay đổi nhỏ về năng lượng, thì ta sẽ cảm nhận được ngay là nó sẽ tương quan tới những đặc điểm của âm thanh. Dải âm thanh này nếu tăng năng lượng sẽ có cảm giác đầy đủ và gần hơn, nhưng nếu tăng quá nhiều thì sẽ làm cho âm thanh bị nông cạn, cằn cỗi.
Nếu giảm nhiều ở phần này sẽ khiến cho âm nhạc trống trải, không rõ ràng, làm cho tiếng mờ và xa.
(4) Tần số trung cao (Mid - hi): 1280 Hz ~ 2560 Hz ~ 5120 Hz.
- Octave đầu giúp tai người cảm nhận âm thanh sáng lên, nó cùng với trung tâm âm tạo vị trí ảnh âm. Nếu thiếu khoảng tần số này, âm thanh sẽ bị tối, nếu thừa âm sẽ bị đanh, gần lại và sắc tiếng.
- Còn ở octave thứ hai: Sẽ làm tiếng rõ và sắc sảo. Đây là khoảng tần số thể hiện rõ nhất về màu sắc cho giọng hát và nhạc cụ.
Nếu thừa khoảng tần số này âm thanh sẽ bị chói ở khoảng tần số này nếu ta tăng vừa đủ năng lượng sẽ làm cho tiếng sóng lne. Nhưng nếu tăng quá nhiều sẽ có cảm giác cằn cỗi và chói. Còn nếu giảm tần số ở phần này xe giúp ta sửa được những âm thanh thô giáp, xù xì hay nhọn sắc.
(5) Tần số cao (Hi): 5 KHz ~ 10 KHz ~20 KHz
- Ở octave đầu, dải âm thanh này tạo độ sóng nhưng hơi thô và chói.
- Ở octave thứ hai, dải âm thanh này tạo độ sáng nhưng mịn và tinh tế hơn. Tuy nhiên, khoảng t