Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Mục Lục
Mục Lục 1
Lời Mở Đầu 4
Chương I: Một số nét đặc trưng của thị trường và của doanh nghiệp Nhật Bản trong mối quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản 6
I. Quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam – Nhật Bản 6
1. Sự phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước 6
2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Nhật Bản vào Việt Nam 11
II. Một số nét đặc trưng của thị trường và của doanh nghiệp Nhật Bản 14
1. Những yếu tố cơ bản tác động và hình thành nên nét đặc trưng của thị trường và của doanh nghiệp Nhật Bản 14
1.1. Vị trí địa lý 14
1.2. Yếu tố kinh tế và chính trị 15
1.3. Yếu tố con người và văn hoá 18
2. Những nét đặc trưng của doanh nghiệp và của thị trường Nhật Bản 23
2.1 Đặc trưng của doanh nghiệp Nhật Bản 23
2.2 Đặc trưng của thị trường Nhật Bản 27
Chương II: Nghệ thuật đàm phán ký kết hợp đồng ngoại thương với các doanh nghiệp Nhật Bản 31
I. Khái quát chung về đàm phán 31
1. Khái niệm và đặc điểm của đàm phán trong giao dịch ngoại thương 31
2. Các hình thức và giai đoạn đàm phán trong giao dịch ngoại thương 33
2.1.Các hình thức đàm phán ngoại thương 33
2.2. Các giai đoạn đàm phán trong giao dịch ngoại thương 36
3. Một số chiến lược đàm phán trong giao dịch ngoại thương 37
3.1. Chiến lược đàm phán kiểu cứng: 38
3.2. Chiến lược đàm phán kiểu mềm: 38
3.3. Chiến lược đàm phán có nguyên tắc: 38
II. Phong cách đàm phán của các doanh nghiệp Nhật Bản 40
1. Tôn trọng lễ nghi và trật tự thứ bậc 40
2. Coi đàm phán như một cuộc đấu tranh thắng bại 40
3. Tránh xung đột bằng cách thỏa hiệp 40
4. Tìm hiểu rõ đối tác trước đàm phán 40
5. Thao túng nhật trình của đối tác 41
6. Lợi dụng điểm yếu của đối thủ 41
III. Quá trình đàm phán và các kỹ năng trong quá trình đàm phán ký kết hợp đồng ngoại thương với các doanh nghiệp Nhật Bản 41
1. Giai đoạn chuẩn bị đàm phán 41
1.1. Thu thập thông tin 42
1.2. Xác định hình thức và quy mô đàm phán 44
1.3. Xây dựng các mục tiêu đàm phán 45
2. Giai đoạn đàm phán 47
2.1. Giai đoạn tiếp xúc 47
2.2. Giai đoạn thương lượng 50
3. Giai đoạn kết thúc và sau đàm phán 56
Chương III: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả đàm phán ký kết hợp đồng ngoại thương với doanh nghiệp Nhật Bản 58
I. Đánh giá tình hình đàm phán ký kết hợp đồng ngoại thương với doanh nghiệp Nhật Bản 58
1. Những thành công đạt được 58
2. Những hạn chế trong hoạt động đàm phán ký kêt hợp đồng ngoại thương với doanh nghiệp Nhật Bản 60
2.1. Hạn chế về chiến lược ngoại thương và phát triển đối tác: 60
2.2. Hạn chế về mặt tìm hiểu đối tác Nhật Bản: 60
2.3. Hạn chế về nguồn thông tin chuẩn bị cho cuộc đàm phán 61
2.4. Hạn chế trong khâu chuẩn bị đàm phán 62
2.5. Hạn chế trong quá trình đàm phán: 62
2.6. Hạn chế trong cách lựa chọn mặt hàng: 64
2.7. Hạn chế trong sự phối hợp giữa các doanh nghiệp cùng lĩnh vực 64
II. Phương hướng phát triển mối quan hệ kinh tế-thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản 65
1. Dự báo về kinh tế-thương mại Nhật Bản trong những năm tới 65
2. Dự báo về kinh tế-thương mại Việt Nam trong những năm tới 69
3. Phương hướng phát triển mối quan hệ kinh tế-thương mại Việt Nam-Nhật Bản 71
3.1. Phương hướng phát triển quan hệ kinh tế Việt Nam-Nhật Bản 71
3.2. Phương hướng phát triển quan hệ thương mại Việt Nam-Nhật Bản 72
III. Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả đàm phán ký kết hợp đồng ngoại thương với các doanh nghiệp Nhật Bản 74
1. Về phía nhà nước 74
1.1. Cải tiến cơ chế quản lý doanh nghiệp nhà nước theo hướng cổ phần hóa doanh nghiệp 74
1.2. Lành mạnh hóa hệ thống và môi trường tài chính, ngân hàng 75
1.3. Đồng bộ hóa các chính sách liên quan đến đầu tư, thương mại 75
1.4. Thành lập các tổ chức hỗ trợ phát triển thương mại 76
2. Về phía các Viện nghiên cứu kinh tế và các trường Đại học 76
3. Về phía các doanh nghiệp Việt Nam 77
3.1. Xác định được một chiến lược phát triển đối tác, chiến lược phát triển mặt hàng, chiến lược kinh doanh ổn định 77
3.2. Chú ý tới công tác đào tạo các chuyên gia đàm phán 78
3.3. Thu thập đủ những thông tin cần thiết 78
3.4. Cải tiến bộ máy quản lý doanh nghiệp 79
3.5. Thành lập các hiệp hội trong ngành 79
Kết luận 80
Danh mục Tài liệu tham khảo 82
Lời Mở Đầu
Hiện nay toàn cầu hóa đang là xu thế tất yếu khách quan đối với mọi quốc gia trên thế giới. Việt Nam là một nước đang phát triển nên để hội nhập vào nền kinh tế thế giới thì Việt Nam cũng không thể nằm ngoài xu thế này. Hoạt động xuất nhập khẩu chính là cầu nối có thể giúp Việt Nam trong bước đầu của quá trình hội nhập, do vậy Đảng và Chính Phủ Việt Nam hiện nay rất chú trọng tới hoạt động này. Mà hoạt động xuất nhập khẩu sẽ không thể diễn ra được nếu như thiếu đi một tiền đề là công tác đàm phán ký kết hợp đồng. Chính vì vậy, công tác đàm phán ký kết hợp đồng ngoại thương đóng vai trò hết sức quan trọng đối với đất nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Mỗi một quốc gia khác nhau có một nền văn hoá khác nhau do vậy đã hình thành nên những phong cách đàm phán khác nhau. Vì có những điểm khác biệt này mà hoạt động đàm phán ký kết hợp đồng giữa các đối tác nước ngoài đã gặp không ít những khó khăn và mọi người đều thừa nhận rằng Nhật Bản là một nước có những điểm rất khác biệt so với các nước khác trên thế giới và ngay cả với các nước trong khu vực trong lĩnh vực đàm phán này. Bên cạnh đó Nhật Bản là bạn hàng truyền thống và là một trong những bạn hàng số một của Việt Nam trong nhiều năm qua nên để hoạt động xuất nhập khẩu với các doanh nghiệp Nhật Bản đạt hiệu quả cao thì doanh nghiệp Việt Nam cần hiểu rõ nghệ thuật đàm phán với đối tác này. Là một sinh viên được học chuyên ngành Kinh tế đối ngoại và tiếng Nhật, em nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này nên em chọn Đề tài “ Nghệ thuật đàm phán ký kết hợp đồng ngoại thương với các doanh nghiệp Nhật Bản”. Đề tài được thực hiện nhằm mục đích giúp các doanh nghiệp Việt Nam hiểu rõ hơn về đối tác Nhật Bản cũng như nghệ thuật đàm phán của đối tác này và trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả đàm phán ký kết hợp đồng ngoại thương với các doanh nghiệp Nhật Bản trong thời gian tới.
Trong quá trình thực hiện khóa luận, có 3 nguyên tắc phải được đảm bảo, đó là tính khoa học, tính hệ thống và tính logic giữa các nội dung trong đề tài.
Với mục đích và nguyên tắc trên, khóa luận được kết cấu thành 3 chương:
Chương I: Một số nét đặc trưng của thị trường và của doanh nghiệp Nhật Bản trong mối quan hệ thương mại Việt Nam-Nhật Bản
Chương II: Nghệ thuật đàm phán ký kết hợp đồng ngoại thương với các doanh nghiệp Nhật Bản
Chương III: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả đàm phán ký kết hợp đồng ngoại thương với các doanh nghiệp Nhật Bản
Khóa luận tốt nghiệp sẽ không thể được hoàn thành nếu thiếu sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của Thạc sĩ Nguyễn Hoàng ánh. Em xin chân thành Thank cô giáo. Vì đây là một đề tài khó, đòi hỏi phải có nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên trong quá trình hoàn thành khóa luận do gặp khó khăn về nguồn tài liệu cũng như thiếu kinh nghiệm thực tế nên khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo cùng các bạn sinh viên để đề tài được hoàn thiện hơn góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả của hoạt động đàm phán nói chung và hoạt động đàm phán với đối tác Nhật Bản nói riêng trong những năm tới.
Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2002.
Sinh viên thực hiện
Phạm Thị Vân Ngọc
Chương I:
Một số nét đặc trưng của thị trường và của doanh nghiệp Nhật Bản trong mối quan hệ thương mại
Việt Nam – Nhật Bản
I. Quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam – Nhật Bản
1. Sự phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước
Cùng nằm trong khu vực Châu á Thái Bình Dương, với nhiều nét tương đồng về văn hóa phong tục đã tạo tiền đề cho mối quan hệ thương mại Việt Nam và Nhật Bản phát triển không ngừng trong nhiều năm qua. Bên cạnh đó chính phủ và nhân dân hai nước đều nhận thức được tầm quan trọng của mối quan hệ này do đó mà nó ngày càng được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam-Nhật Bản sau thời gian dài chỉ dừng ở con số rất thấp và Việt Nam thường xuyên nhập siêu thì từ năm 1988 lần đầu tiên Việt Nam xuất khẩu dầu thô sang thị trường Nhật Bản thì Việt Nam bắt đầu xuất siêu và mức xuất siêu ngày càng tăng lên. Đặc biệt từ sau năm 1989, với việc thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, tự do hóa thương mại và thu hút đầu nước ngoài, quan hệ thương mại Việt Nam-Nhật Bản đã có những bước tiến mới cả về chiều rộng và chiều sâu. Sau khi thị trường Liên Xô và Đông Âu bị sụp đổ, Nhật Bản đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu của Nhật Bản chiếm gần 20% trong tổng kim ngạch ngoại thương của Việt Nam trong nhiều năm.



Bảng 1
Kim ngạch thương mại Việt Nam – Nhật Bản giai đoạn 1995-2001
Đơn vị: Triệu USD
Năm Kim ngạch XNK Việt Nam- Nhật Bản Tổng kim ngạch XNK của Việt Nam Tỉ trọng
(%)
Giá trị Tốc độ Giá trị Tốc độ
1995 2638.000 32.3 12700.0 28.5 20.8
1996 3162.000 19.9 18400.0 44.9 17.2
1997 3550.000 12.3 20105.0 9.3 17.7
1998 3230.000 -9.1 20742.0 3.2 15.6
1999 3404.500 5.4 23283.5 12.2 14.6
2000 4629.810 36.0 30119.2 29.4 15.8
2001 4401.357 4.9 31189.0 3.6 14.1

Nguồn: Niên giám thống kê

Sự gia tăng nhanh chóng của kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Nhật Bản đã đóng góp rất lớn vào mức tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Về tình hình xuất khẩu của Nhật Bản vào thị trường Việt Nam , nhìn chung trong những năm qua kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản vào Việt Nam tuy có xu hướng tăng nhưng không ổn định, luôn có sự biến động qua các năm.
Mặc dù xuất khẩu của Nhật Bản có vai trò quan trọng đối với ngoại thương của Việt Nam nhưng vị trí của thị trường Việt Nam trong xuất khẩu của Nhật Bản còn rất khiêm tốn. Tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản vào thị trường Việt Nam luôn ở mức dưới 1%, tuy nhiên tỉ trọng này đã dần tăng lên trong các năm gần đây và thị trường Việt Nam đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong xuất khẩu của Nhật Bản.
Bảng 2
Kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản vào Việt Nam
Giai đoạn 1995-2001
Đơn vị: Triệu USD
NNăm Kim ngạch XK của Nhật Bản vào Việt Nam Tổng kim ngạch XK của Nhật Bản Tổng kim ngạch NK của Việt Nam
Giá trị Tỉ trọng
(%) Giá trị Tỉ trọng
(%)
1995 876.50 442900.00 0.20 7500.00 11.7
1996 1141.00 412400.00 0.28 11144.00 10.2
1997 1310.00 422900.00 0.31 11525.00 11.4
1998 1380.00 386300.00 0.36 11390.00 12.1
1999 1786.20 309745.03 0.58 11742.10 15.2
2000 2648.94 381100.39 0.7 15636.50 16.9
2001 2615.92 351098.03 0.8 16162.00 16.2

Nguồn: Niên giám thống kê
Thống kê bộ Tài chính Nhật Bản, JETRO

Về cơ cấu xuất khẩu của Nhật Bản: cũng đã có sự chuyển biến tích cực theo hướng giảm dần tỉ trọng xuất khẩu của những mặt hàng dân dụng, những mặt hàng thành phẩm và tăng dần tỉ trọng xuất khẩu những mặt hàng linh kiện, bán thành phẩm. Nguyên nhân của sự chuyển biến này, một mặt là do chính sách của Việt Nam đã hạn chế nhập khẩu một số mặt hàng bằng cách áp dụng mức thuế cao, sử dụng quota, giấy phép nhập khẩu … đặc biệt đối với các mặt hàng xe máy và ôtô nguyên chiếc. Mặt khác là do tác động của sự chuyển dịch cơ sở sản xuất ra nước ngoài của Nhật Bản nên nhập khẩu linh kiện, bán thành phẩm của Việt Nam tăng lên. Bên cạnh đó phải kể đến tác động của cuộc khủng hoảng trong khu vực và sự bất ổn định của đồng Yên khiến cho hàng hóa Nhật Bản trở nên đắt hơn, vì vậy Việt Nam đã hạn chế nhập khẩu những mặt hàng chưa phải là thiết yếu đối với sản xuất và tiêu dùng.
Tình hình xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản: nhìn chung trong mấy năm gần đây đã có những bước tiến đáng kể. Kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này luôn tăng từ năm 1992 cho đến năm 1997 nhưng tốc độ tăng chưa ổn định. Riêng năm 1998 và năm 1999 do những khó khăn của Việt Nam trong vấn đề cạnh tranh cũng như những khó khăn của nền kinh tế Nhật Bản mà kim ngạch xuất khẩu bị giảm nghiêm trọng. Năm 1998 kim ngạch giảm 390 triệu USD (giảm 17.41%) so với năm 1997, năm 1999 giảm 231.7 triệu USD (giảm 12.52%) so với năm 1998. Đến năm 2001 nền kinh tế Nhật Bản lại lâm vào tình trạng suy thoái nên kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này tiếp tục giảm 195.43 triệu USD (giảm 9.7%) so với năm 2000. Tuy vậy thị trường Nhật Bản vẫn luôn chiếm vị trí quan trọng đối với Việt Nam, chiếm tỷ trọng thấp nhất cũng trên 10% và cao nhất là gần 34% vào năm 1995 trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Mặc dù vậy nhưng đối với nhập khẩu của Nhật Bản thì thị trường Việt Nam mới chiếm tỉ trọng rất nhỏ chưa đầy 1% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản, tuy nhiên tỉ trọng này đang có xu hướng gia tăng trong thời gian tới khi nền kinh tế Nhật Bản phục hồi và phát triển.
1. Về phía các doanh nghiệp Việt Nam
Để có thể nâng cao hiệu quả đàm phán ký kết hợp đồng ngoại thương với đối tác Nhật Bản thì hơn ai hết mọi nỗ lực cố gắng đều phải xuất phát từ chính mỗi doanh nghiệp. Trên cơ sở phát huy những mặt mạnh và khắc phục những hạn chế trong thời gian qua thì các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới nên làm như sau:
3.1. Xác định được một chiến lược phát triển đối tác, chiến lược phát triển mặt hàng, chiến lược kinh doanh ổn định
Các doanh nghiệp cần nhận thức rõ ý nghĩa và vai trò kinh tế thông qua việc nâng cao hiệu quả đàm phán với các đối tác nước ngoài nói chung và với đối tác Nhật Bản nói riêng. Cơ sở của việc đàm phán có hiệu quả là phải xác định được một chiến lược phát triển đối tác, một chiến lược phát triển mặt hàng, chiến lược kinh doanh ổn định. Các doanh nghiệp cũng nên có các đề xuất và giải pháp cụ thể đối với doanh nghiệp mình trong việc tăng cường hiệu quả đàm phán với đối tác Nhật Bản, từ đó có báo cáo kịp thời lên Nhà nước và thông báo cho các cơ quan và tổ chức giáo dục chuyên ngành để tổng kết kinh nghiệm, truyền bá thông tin và bổ sung kiến thức cho các đoàn đàm phán
3.2. Chú ý tới công tác đào tạo các chuyên gia đàm phán
Các doanh nghiệp cũng cần quán triệt công tác đàm phán từ khâu chuẩn bị cho đến khâu thực hiện và kết thúc đàm phán. Doanh nghiệp nên chú ý đến việc đào tạo các chuyên gia đàm phán không chỉ trên lĩnh vực chuyên môn mà cả trên các lĩnh vực khác như kiến thức xã hội về đất nước và con người Nhật Bản. cần nắm rõ cách thức vận dụng các kỹ năng kỹ xảo đàm phán, vận dụng chúng một cách linh hoạt hiệu quả trong quá trình đàm phán với đối tác Nhật Bản-một đối tác có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Vì khuynh hướng đào tạo trong các ngành thương mại là chuyên môn về buôn bán nên không có điều kiện đào tạo các chuyên gia am hiểu sâu sắc về kỹ thuật hàng hóa. Có thể các doanh nghiệp nên kết hợp với một số trường đại học chuyên ngành, hay các chuyên gia kỹ thuật ở một số công ty kỹ thuật cơ sở và chuyên ngành liên quan đến kiến thức chung của sản phẩm. Đàm phán giao dich chắc chắn sẽ đạt hiệu quả cao nếu các cán bộ giao dịch đàm phán nắm vững các kỹ năng đàm phán và được bổ sung thêm các kiến thức kỹ thuật về sản phẩm.
3.3. Thu thập đủ những thông tin cần thiết
Các doanh nghiệp nên bỏ thêm chi phí để mua các thông tin thương mại cần thiết cho buổi đàm phán cũng như trang bị các phương tiện thông tin, tài liệu báo chí để làm sao các cán bộ thị trường có thể nắm bắt một cách nhanh nhạy tình hình thị trường Nhật Bản, nắm bắt được các thông tin về đối tác. Giữa các doanh nghiệp với nhau cũng nên phổ biến trao đổi với nhau các thông tin cần thiết để có thể tận dụng các thông tin sẵn có, thống nhất với nhau để thực hiện một chính sách phối hợp phát triển đồng bộ, tránh cạnh tranh không lành mạnh với nhau làm suy yếu vị thế của phía Việt Nam đối với đối tác Nhật Bản. Các quy chế đàm phán cũng nên được lưu ý lập ra để tránh việc gắn lợi ích cá nhân với hoạt động đàm phán chung của doanh nghiệp, đồng thời cũng tạo cơ sở để có thể đánh giá được hiệu quả của cuộc đàm phán
3.4. Cải tiến bộ máy quản lý doanh nghiệp
các doanh nghiệp cần cải tiến bộ máy quản lý doanh nghiệp và quản lý kinh doanh nhằm tạo điều kiện nâng cao quyền độc lập kinh doanh ở mỗi đơn vị trong doanh nghiệp. Đồng thời khuyến khích năng lực chủ động và sáng tạo trong công tác của mỗi cá nhân cụ thể, gắn liền quyền lợi với trách nhiệm. Mô hình tổ chức kinh doanh trong các doanh nghiệp Nhật Bản có rất nhiều điều mà các doanh nghiệp Việt Nam cần học tập, vận dụng vào hoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp mình.
3.5. Thành lập các hiệp hội trong ngành
Các doanh nghiệp cùng ngành nên thành lập các hiệp hội của ngành đó, tạo nên sức mạnh tổng hợp để có thể hỗ trợ nhau trong quá trình kinh doanh. Khi gặp các vấn đề khó khăn, nhiều khi cá nhân từng doanh nghiệp không thể giải quyết được song nếu như có một tổ chức, hiệp hội đứng ra thay mặt tập hợp sức mạnh của rất nhiều doanh nghiệp trong ngành thì sẽ không còn là vấn đề quá khó để có thể giải quyết. Hơn nữa hiệp hội này sẽ đóng vai trò như là cơ quan thay mặt cho chính các doanh nghiệp đó nên các doanh nghiệp này sẽ tạo được độ tin cậy cao hơn với đối tác Nhật Bản. Điều này rất có ý nghĩa khi đàm phán giao dịch với đối tác là Nhật Bản vì người Nhật là những người rất coi trọng các mối quan hệ và họ thường có xu hướng thích giao dịch với các doanh nghiệp thông qua một tổ chức đáng tin cậy nào đó.
Trên đây là một số đề xuất đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả đàm phán ký kết hợp đồng ngoại thương với doanh nghiệp Nhật Bản. Trong tương lai hy vọng rằng các doanh nghiệp Việt Nam sẽ đạt được hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh với đối tác Nhật Bản thông qua sự thành công của các cuộc đàm phán với đối tác này. Trên cơ sở đó mối quan hệ kinh tế-thương mại giữa hai nước sẽ được duy trì và ngày càng phát triển hơn nữa.

Kết luận
Hiện nay mối quan hệ thương mại giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản đang ngày càng phát triển thể hiện kim ngạch xuất nhập khẩu tăng dần qua từng năm. Trên cơ sở đó các mối quan hệ khác cũng được duy trì và phát triển như trên lĩnh vực kinh tế, ngoại giao, trao đổi văn hóa…Trên thị trường Việt Nam hàng hóa Nhật Bản đã trở nên quen thuộc và phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng Việt Nam, các món ăn Nhật Bản như shushi, sasimi, tempura… không còn xa lạ với người Việt Nam. Việt Nam đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn được nhiều người Nhật yêu thích, đặc biệt sau khi có tuyến bay thẳng Narita-Hà Nội lượng khách du lịch từ Nhật Bản sang Việt Nam tăng đáng kể. Cũng như vậy, hàng hóa Việt Nam đã dần xuất hiện và được ưa chuộng trên thị trường Nhật Bản đặc biệt là mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam rất được người tiêu dùng Nhật Bản yêu thích. Số lưu học sinh Việt Nam tại Nhật Bản cũng ngày càng tăng. Đó chính là những cơ sở giúp các doanh nghiệp Việt Nam hiểu rõ hơn về thị trường Nhật Bản cũng như các doanh nghiệp Nhật Bản và đồng thời nó cũn là cơ sở để duy trì và phát triển mối quan hệ giữa hai nước. Bước vào thế kỷ 21 Nhật Bản vẫn sẽ là một đối tác quan trọng của Việt Nam trong khu vực và thế giới trong lĩnh vực trao đổi ngoại thương.
Bên cạnh đó, Việt Nam hiện đang trên con đường xây dựng và phát triển một nền kinh tế quốc gia độc lập, tự chủ và vững mạnh trong xu thế hội nhập với nền kinh tế thế giới. Giao dịch ngoại thương với Nhật Bản là một khâu quan trọng trên con đường này cũng như trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Như chúng ta đã biết công tác đàm phán chính là tiền đề để hoạt động ngoại thương phát triển nên hiệu quả của công tác đàm phán ký kết hợp đồng ngoại thương với đối tác Nhật Bản sẽ đem lại những lợi ích thiết thực cho hoạt động ngoại thương của các doanh nghiệp Việt Nam và cho đất nước. Hiệu quả này xuất phát từ các công việc giao dịch và đàm phán cụ thể của từng doanh nghiệp. Vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý hơn nữa tới công tác tổ chức đàm phán, phổ biến và áp dụng các kỹ năng đàm phán ngoại thương với các doanh nghiệp Nhật Bản nhằm bảo vệ tốt nhất lợi ích kinh doanh của mỗi doanh nghiệp nói riêng và của đất nước nói chung. Hiệu quả của hoạt động đàm phán này sẽ là nền tảng vững chắc cho sự phát triển ngoại thương giữa Việt Nam-Nhật Bản trong thời gian tới.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top