Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Việt Nam học -- Viện Việt Nam học & Khoa học Phát triển. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011
Tổng quan về Đạo Mẫu, nghi lễ lên đồng và về Phủ Dầy. Nghiên cứu nghi lễ cắt giải tiền duyên của Đạo Mẫu ở Việt Nam (Qua khảo cứu thực tế tại Phủ Dầy – Xã Kim Thái – Huyện Vụ Bản – Tỉnh Nam Định). Nghi lễ cắt giải tiền duyên từ cái nhìn của những người trong cuộc

PHẦN NỘI DUNG .................................................................................... 9
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẠO MẪU, NGHI LỄ LÊN ĐỒNG VÀ
VỀ PHỦ DẦY ........................................................................................... 9
1.1 Tổng quan về Đạo Mẫu...................................................................... 9
1.2 Nghi lễ lên đồng của Đạo Mẫu......................................................... 17
1.3 Giới thiệu về Phủ Dầy...................................................................... 26
1.3.1 Giới thiệu về vùng đất địa linh Thiên Bản.................................. 26
1.3.2 Lịch sử phát triển của Phủ Dầy. ................................................ 28
Chương 2: NGHI LỄ CẮT GIẢI TIỀN DUYÊN CỦA ĐẠO MẪU Ở
VIỆT NAM (QUA NGHIÊN CỨU THỰC TẾ TẠI PHỦ DẦY – XÃ
KIM THÁI - HUYỆN VỤ BẢN - TỈNH NAM ĐỊNH).......................... 31
2.1 Giải thích khái niệm......................................................................... 32
2.1.1 Nghi lễ....................................................................................... 32
2.1.2 Định nghĩa tiền duyên................................................................ 33
2.2 Bước đầu mô tả về nghi lễ cắt giải tiền duyên ở Phủ Dầy – Xã Kim
Thái – Huyện Vụ Bản – Tỉnh Nam Định................................................ 34
2.2.1 Giới thiệu về nghi lễ cắt giải tiền duyên..................................... 34
2.2.2 Nghi lễ cắt giải tiền duyên do thầy pháp sư thực hiện................ 41
2.2.3 Nghi lễ cắt giải tiền duyên do đồng thầy Đạo Mẫu thực hiện..... 44
Chương 3: NGHI LỄ CẮT GIẢI TIỀN DUYÊN TỪ CÁI NHÌN CỦA
NHỮNG NGƯỜI TRONG . ................................................................... 50
3.1 Nghi lễ cắt giải tiền duyên dưới cái nhìn của người đồng thầy. ........ 50
3.1.1 Con đường dẫn đến vai trò đồng thầy........................................ 50
3.1.2 Tâm tư, nguyện vọng sau khi tiến hành nghi lễ cắt giải tiền duyên
của đồng thầy N. ................................................................................ 56
3.2 Nguyên nhân tiến hành nghi lễ cùng tâm tư, nguyện vọng của người
đi làm lễ................................................................................................. 60
3.2.1 Nhân vật thứ nhất. ..................................................................... 61
3.2.2 Nhân vật thứ hai. ....................................................................... 67
3.2.3 Nhân vật thứ ba. ........................................................................ 72
3.3 Thử đưa ra những nhận xét, đánh giá về nghi lễ cắt giải tiền duyên. 77
3.3.1 Nghi lễ cắt giải tiền duyên được nhìn dưới góc độ một hiện tượng
văn hóa xã hội. ................................................................................... 78
3.3.2 Nghi lễ cắt giải tiền duyên được làm xuất phát từ niềm tin tôn
giáo của con người............................................................................. 81
3.3.3 Những tác động của nghi lễ cắt giải tiền duyên với xã hội Việt
Nam hiện nay. .................................................................................... 84
PHẦN KẾT LUẬN.................................................................................. 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 93
PHỤ LỤC ẢNH....................................................................................... 98

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tín ngưỡng dân gian của người Việt và một số dân tộc khác có tục
thờ Nữ thần, thờ Mẫu và Mẫu Tam Phủ, Tứ Phủ mà ngày nay chúng ta gọi
là Đạo Mẫu đang đóng một vai trò và vị trí quan trọng. Đạo Mẫu đáp ứng
những nhu cầu và khát vọng trong đời sống thường nhật của con người nên
được phổ biến khá rộng, từ Bắc vào Nam, từ miền xuôi đến miền núi. Đạo
Mẫu là tín ngưỡng bản địa có nguồn gốc từ lâu đời, đã từng tồn tại trong
thời kỳ lâu dài của lịch sử chế độ phong kiến, nhất là thế kỷ XV - XIX, hiện
nay vẫn tiềm ẩn và có chiều hướng phát triển trong xã hội, ở cả đồng bằng,
đô thị và miền núi, tạo nên một nét khá nổi bật trong bức tranh chung vốn
hết sức đa dạng và phong phú của tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam. Đây là
một tín ngưỡng có nguồn gốc bản địa đích thực, mặc dù trong quá trình
phát triển, nó đã thu nhận không ít những ảnh hưởng của Đạo giáo, Phật
giáo và thậm chí cả Nho giáo nữa. Đạo Mẫu tôn thờ Mẫu (Mẹ) làm đấng
sáng tạo và bảo trì cho vũ trụ - con người, là nơi con người ký thác những
mong ước, khát vọng về đời sống trần thế của mình, đạt tới sức khỏe, tài
lộc. Một tôn giáo tín ngưỡng hướng về đời sống trần thế hiện tại, chứ không
phải là mai sau, ở thế giới bên kia như nhiều tôn giáo khác!
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, ngày nay các hình thức sinh hoạt
tín ngưỡng của Đạo Mẫu diễn ra phong phú trong đó các nghi lễ thờ cúng
được coi là một đặc trưng tiêu biểu khiến con người nhớ đến nhất khi nhắc
về tôn giáo này. Đạo Mẫu cùng với sinh hoạt nghi lễ của mình trở thành
một phần trong bức tranh sinh hoạt tôn giáo của dân tộc Việt Nam. Trong
những nghi lễ này luôn chứa đựng giá trị văn hóa – nghệ thuật, ý nghĩa nhân văn nên đã tạo nên một thứ văn hóa tôn giáo chỉ có riêng trong Đạo
Mẫu, chứa đựng nhiều sắc thái văn hóa độc đáo của dân tộc.
Khi nhắc đến Đạo Mẫu, chúng ta hẳn sẽ nghĩ đến nghi lễ hầu đồng,
đây được coi là một nghi lễ tiêu biểu, đặc trưng nhất của tôn giáo này.
Nhưng rất thiếu xót khi tìm hiểu về Đạo Mẫu mà chúng ta không nhắc đến
một vài nghi lễ nhỏ khác như: nghi lễ trả nợ tào quan, trình đồng tiễn căn,
cắt giải tiền duyên… Những nghi lễ trên tuy không được nhắc nhiều đến
nhưng nó đóng vai trò khá quan trọng bởi khi tìm hiểu về ý nghĩa của từng
nghi lễ này chúng ta sẽ thấy chức năng của nó chính là giải quyết từng vấn
đề trong cuộc sống con người. Và trong buổi hầu đồng, các nghi lễ này diễn
ra trở thành một bộ phận cấu thành không thể thiếu của Đạo Mẫu Tứ Phủ.
Trong quá trình nghiên cứu của mình, chúng tui đặc biệt quan tâm đến nghi
lễ cắt giải tiền duyên với đối tượng tiến hành chủ yếu là người phụ nữ, nhân
tố đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội và bảo tồn các giá
trị văn hóa lịch sử dân tộc.
Nghi lễ cắt giải tiền duyên cũng giống như nghi lễ lên đồng là đều
gắn liền với sự thăng trầm của Đạo Mẫu, từ khi đất nước phát triển nền kinh
tế, hội nhập quốc tế, Đạo Mẫu được phục hưng do đó nghi lễ này được quay
trở lại trong các buổi lễ hầu. Nó xuất phát từ thực tế khi kinh tế phát triển đi
kèm với nó là các vấn đề xã hội, áp lực của con người càng lớn nên yêu cầu
giải quyết mọi việc bằng con đường tâm linh được đặt ra ngày một nhiều.
Do nhận thấy nghi lễ cắt giải tiền duyên của Đạo Mẫu là một sinh hoạt tín
ngưỡng của một số ít cá nhân trong xã hội Việt Nam, tuy nhiên lại đóng
một vai trò nhất định về mặt tinh thần và trong chừng mực nào đó là chất
kết dính quan trọng của hệ thống nghi lễ Tứ Phủ bởi vậy chúng tui đã chọn
vấn đề tìm hiểu về Nghi lễ cắt giải tiền duyên trong lên đồng của Đạo hiện ở đền hay chùa được làm từ sáng đến 9 hay 10 giờ đêm. Trước tiên
nghi lễ được tiến hành bằng nghi thức phát tấu. Lễ vật chuẩn bị cúng bao
gồm nhiều đồ chay tịnh như hoa quả, xôi oản… và ngày nay có thêm bánh
kẹo. Sau khi lễ vật được chuẩn bị hoàn thiện bày lên ban thờ, người thầy
cúng sẽ làm lễ phát tấu. Đây là nghi thức nhằm nêu lý do của buổi lễ và
dâng tên tuổi gia chủ làm lễ lên Phật. Đại diện cho nghi lễ này là 5 vị quan
ngũ phương được coi là các vị sứ giả bao gồm Đông Phương Thanh Đế,
Nam Phương Xích Đế, Tây Phương Hắc Đế, Bắc Phương Bạch Đế, Trương
Ương Hoàng Đế. Theo quan niệm xưa, đây là 5 vị quan trấn giữ các
phương trời và coi sóc nhân gian được coi là Ngũ thiên đế hay còn gọi tắt
là Ngũ đế. Trong truyền thuyết Ngũ đế chính là 5 vị thần trên thiên đình
hay Đạo giáo của tín ngưỡng phương Bắc. Thuyết thứ nhất về Ngũ thiên đế
coi Bắc phương Bắc cực Trung thiên tử vi đại đế, Nam phương nam cực
trường sinh Đại đế, Đông phương đông cực Thanh hoa đại đế Thái Ất Cửu
khổ thiên địa, Tây phương Thái cực Thiên hoàng đại đế, cuối cùng là
Trung ương Đại địa chí Mẫu Thừa thiên hiệu pháp hiệu thổ Hoàng địa. Còn
thuyết thứ hai về Ngũ thiên đế lại coi Bắc Phương Bạch đế là Chuyên Húc,
Nam Phương Xích đế là Thần Nông, Đông Phương Thanh đế là Phục Hy,
Tây Phương Hắc đế là Thiếu Hạo, Trung Ương Hoàng đế là Hoàng đế. Và
5 vị quan này sẽ mang giấy sớ đến cõi Phật để trình lên Phật. Nghi thức
này mang tính chất phát tấu sớ làm cơ sở cho lễ cúng Phật tiếp theo nên rất
quan trọng.
Nghi lễ tiếp theo là lễ cúng Phật, lễ vật cho nghi lễ này được chuẩn
bị đơn giản và tùy vào khả năng kinh tế của gia chủ mà người thầy cúng có
thể mời nhà sư bên Đạo Phật tiến hành lễ còn không thì người pháp sư sẽ
tự lễ. Trong nghi lễ này sẽ tụng kinh Di đà và kinh Phổ môn nhằm mang lại
an bình, hạnh phúc cho người làm lễ. Nghi lễ này diễn ra trong khoảng 2 tiếng chủ yếu mang tính chất lễ cầu kinh của Phật giáo. Khi nghi thức cúng
Phật hoàn thành, người thầy cúng bắt đầu vào lễ Thánh. Trong hàng Thánh
chúng ta biết vai trò của Đức Thánh Trần và Thánh Mẫu Liễu Hạnh rất
quan trọng do đó nghi thức cúng diễu ra hết sức trang trọng. Với tâm thức
coi trọng vai trò cùng tâm thức đối sánh Vua cha và Mẫu mẹ nên người
pháp sư sẽ làm lễ thỉnh Đức Thánh Trần cùng các Mẫu của Tứ phủ qua
những bài văn khấn từ xa xưa truyền lại. Nghi lễ này thực hiện nhằm mượn
uy quyền của các vị Thánh để xua đuổi ma quỷ, những điều không may
mắn với người làm lễ.
Sau những nghi lễ trên, người pháp sư sẽ làm lễ Tam Phủ đối kháng.
Đây được coi là bước quan trọng nhất của lễ cắt giải tiền duyên với sự hiện
diện của các vị thần Tam giới (Thiên, Địa, Thoải). Đại diện cho cõi trời là
Hiệu thiên chí tôn kiêm quyết Ngọc Hoàng, vị thần cõi Địa là Địa Phủ
Diêm La Thập Điện Diêm Vương, còn cõi Thoải là Thủy Phủ Phù tang
Cam Long Đại Đế. Nghi lễ trên phải thỉnh những vị thần đứng đầu ba cõi
để tiến hành một phiên tòa tôn giáo xét xử lý do tại sao người âm đã thuộc
về một cõi khác mà vẫn quyến luyến với người trần thế. Đây là một điều
sai trái nên buộc người cõi âm phải chấm dứt không được theo người trần
thế nữa. Và khi nghi lễ này diễn ra, cũng giống như hiện thực cuộc sống,
nghi lễ này sẽ làm hình thức phân chia tài sản giữa người âm và người
dương. Tài sản được phân chia ở đây là trầu cau, quần áo, tiền bạc…
Những tài sản này đều được mô phỏng bằng hình vẽ trên các mảnh giấy sớ,
người thầy cúng sẽ phân chia đều thành hai phần. Người đi làm lễ giữ một
phần khoảng 7 ngày sau trả lại cho pháp sư, còn phần kia sẽ hóa đi cho
người âm. Nghi thức này diễn ra dài nhất chiếm tới nửa ngày. Nghi lễ Tam
Phủ đối kháng là nghi lễ cuối cùng trong đàn lễ cắt giải tiền duyên của lễ
cúng do các thầy cúng tiến hành Qua đó chúng ta thấy nghi lễ cắt giải tiền duyên của các thầy cúng
thực hiện chủ yếu dưới hình thức các lễ cúng, đồ cúng và mã phục vụ cho
nghi lễ không nhiều. Trong nghi thức cúng của họ cũng là sự hòa trộn giữa
các tôn giáo với nhau. Và căn cứ họ xem người phụ nữ có duyên âm theo
hay không là do ghi chép trong sổ Tào quan, là một quyển sách ghi cụ thể
về tuổi, cung mệnh của con người, khi những người có nợ hình nhân thì sẽ
có tiền duyên hay nợ sát sinh từ kiếp trước. hay những người phụ nữ mà
tuổi gắn với cung Đinh, Nhâm, Quý, Giáp sẽ có duyên âm. Đôi khi do
“nhìn mặt mà bắt hình dong” những người thầy cúng cũng biết họ có duyên
âm hay không. Nhìn chung với các thầy cúng họ chú trọng về phần cúng là
nhiều nên phần lễ vật chỉ mang tính hình thức, tùy vào tiền biện lễ của gia
chủ mà họ chuẩn bị nhiều hay ít lễ vật.
2.2.3 Nghi lễ cắt giải tiền duyên do đồng thầy Đạo Mẫu thực hiện
Còn nghi lễ cắt giải tiền duyên thực hiện trong Đạo Mẫu lại có sự
khác biệt nhiều. Đồng thầy N là người tiến hành nghi lễ cắt giải tiền duyên
cho những người mà khi bóng cậu bé Hoàng Thiên nhập vào cô xem và
cho biết họ có duyên âm theo hay không. Nghi lễ này thường được cô đồng
N làm trong các ngày lễ lớn. Đó là những ngày đẹp trong tháng và người
nào muốn làm lễ phải đăng ký trước với đồng thầy N. Chi phí cho nghi lễ
này được cô đồng N thu với giá là 1 triệu đồng. Khi đã đóng tiền làm lễ,
người đi làm lễ cắt giải tiền duyên không phải chuẩn bị một đồ lễ nào khác.
Đúng vào ngày giờ đã định, họ đến tham gia lễ hầu và làm nghi lễ nói trên.
Bất cứ nghi lễ dân gian, truyền thống nào của dân tộc Việt Nam
chúng ta cũng thấy không thể thiếu trong đó yếu tố biểu tượng. Với quan
niệm “trần sao âm vậy” nên trong bất cứ nghi lễ nào ta cũng dễ dàng bắt
gặp sự mô phỏng cuộc sống trần tục được làm bằng giấy từ con người đến
đồ dùng, vật dụng. Những vật làm bằng giấy này sau lễ cúng được đốt đi

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

tranchieup

New Member
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

ad ơi cho em xin link với ạ. em cần làm luận văn gấp ạ
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
L Tìm hiểu nghi lễ vòng đời người của tộc người Tày tại thôn Tân Lập – xã Tân Trào huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang để phục vụ hoạt động du lịch Kiến trúc, xây dựng 0
D Nghi lễ Hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt và những vấn đề đặt ra hiện nay Văn hóa, Xã hội 0
C Nghiên cứu văn hóa Việt - Pháp thông qua hoạt động lời nói mang tính chất lễ nghi Chào - Tạm biệt Luận văn Sư phạm 2
E So sánh nghi lễ lên đồng của người Việt Nam và Gut của người Hàn Quốc (Trường hợp ở Hà Nội và Seoul) Văn hóa, Xã hội 3
Q Sự tham gia hoạt động nghi lễ Phật giáo của phật tử Hà Nội (Khảo sát tại chùa Thắng Nghiêm, Khúc Thủy, Cự Khê, Thanh Oai, Hà Nội) Văn hóa, Xã hội 2
K quan niệm và thực hành trong nghi lễ giải hạn của người Tày (Nghiên cứu trường hợp xã Nghĩa Đô, Huyện Bảo yên, Tỉnh Lào Cai) Văn hóa, Xã hội 0
C Báo cáo Thực tập tại Đoàn nghi lễ 781 Tài liệu chưa phân loại 0
N Tiểu luận: Nghi lễ hôn nhân ở Việt Nam : Xưa và nay Văn hóa, Xã hội 0
V Tập tục sinh đẻ, Nghi lễ đặt tên cho trẻ dân tộc Thái, ngành Thái đen bản Che Căn, xã Mường Phăng Tài liệu chưa phân loại 2
D Rào cản môi trường của EU đối với hàng thủy sản và giải pháp thích nghi của Việt Nam Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top