daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

1. Tính cấp thiết của đề tài
Mấy thập kỷ gần đây, trong xã hội Việt Nam, do chính sách đổi mới và
mở cửa, cùng với những tác động của đời sống kinh tế - xã hội, đã tạo nên sự
hồi sinh của nhiều hình thức tín ngưỡng và sự gia tăng phức tạp của các loại
hình sinh hoạt tín ngưỡng, làm cho bức tranh về tôn giáo tín ngưỡng ở nước ta
trở nên đa dạng với nhiều sắc thái và các chiều tác động khác nhau, trong đó
có tín ngưỡng thờ Mẫu.
Tín ngưỡng thờ Mẫu là một loại hình tín ngưỡng dân gian của người
Việt, phản ánh rõ nét đặc trưng văn hoá của cư dân nông nghiệp trồng lúa
nước. Với việc tôn thờ người phụ nữ, người mẹ, coi người mẹ là đấng sáng
tạo, bảo trợ cho sự tồn tại, phát triển của vạn vật, tín ngưỡng thờ Mẫu đã thể
hiện được đạo lý “uống nước nhớ nguồn” và truyền thống tôn trọng người
phụ nữ của người Việt Nam. Song đây cũng là một hiện tượng tín ngưỡng gây
nhiều tranh luận là mê tín hay không mê tín, là văn hoá hay phi văn hoá, là giá
trị hay phản giá trị,…cần được xem xét và nghiên cứu một cách khoa học.
Hầu đồng là một trong những nghi lễ quan trọng của tín ngưỡng thờ
Mẫu. Trong nhiều năm gần đây cùng với sự bùng phát mạnh mẽ của loại hình
tín ngưỡng dân gian này, nghi lễ Hầu đồng cũng đã thu hút được sự quan tâm
của nhiều nhà nghiên cứu. Nhiều tài liệu xuất bản đã đề cập đến hoạt động
này như một nghi lễ thực hành tôn giáo, một dạng thức của Saman, một sinh
hoạt văn hoá tâm linh,… Tuy nhiên nghi lễ Hầu đồng ở Việt Nam vẫn còn
gây nhiều tranh luận trong giới nghiên cứu về nguồn gốc và bản chất của nó.
Bên cạnh những giá trị tích cực, những nét đẹp văn hoá mà Hầu đồng đem lại
thì nghi lễ này cũng vấp phải sự phản đối của không ít người do nhiều nơi vẫn
còn khá phổ biến những hiện tượng lạm dụng nghi lễ này để phục vụ cho mục
đích cá nhân gây nên nhiều hậu quả xấu. Hầu đồng hiện đang được Viện Văn
hoá nghệ thuật Việt Nam đề nghị đưa vào danh sách đề cử Di sản văn hoá phi
vật thể, đề nghị này cũng đang gây nhiều tranh cãi với những ý kiến trái
ngược nhau.
Những sự thực đó đòi hỏi phải có những nghiên cứu sâu hơn nữa về
nghi lễ Hầu đồng nhằm phân định ở một mức độ có thể đâu là giá trị tích cực
cần phát huy, đâu là những hạn chế cần khắc phục của hiện tượng văn hoá tín
ngưỡng khá đặc biệt này, sẽ góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng và
phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc mà Đảng và nhân dân
ta đang tiến hành.
Với ý nghĩa lý luận và thực tiễn trên, tác giả luận văn đã chọn đề tài
“Nghi lễ Hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở đồng bằng
Bắc Bộ và những vấn đề đặt ra hiện nay ” để nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu
Việc nghiên cứu “nghi lễ Hầu đồng của người Việt” không phải là đề
tài mới mẻ, đã có nhiều học giả nghiên cứu, tiếp cận dưới nhiều góc độ khác
nhau:
Một số công trình do G.S Ngô Đức Thịnh chủ biên như: “Đạo Mẫu ở
Việt Nam” (Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 1996); “Đạo Mẫu và các hình
thức Shaman trong các tộc người ở Việt Nam và Châu Á” (Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội, 2004); “Hát văn” (Nxb văn hoá dân tộc, Hà Nội, 1992); “Tín
ngưỡng và văn hoá tín ngưỡng ở Việt nam” (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội,
2001); “Lên Đồng hành trình của thần linh và thân phận” (Nxb Trẻ, TP Hồ
Chí Minh, 2008),…Các tác phẩm này đã nghiên cứu một cách cơ bản và
tương đối toàn diện, hệ thống về Đạo Mẫu ở Việt Nam, bao gồm các khía
cạnh thần tích, truyền thuyết, điện thần, nghi lễ thờ cúng và lễ hội; điều tra và
trình bày các hiện tượng thờ Mẫu tiêu biểu ở Việt Nam. Ngoài ra còn nhiều
các công trình khác cũng nghiên cứu về tín ngưỡng Mẫu như: “Các nữ thần
Việt Nam” của Đỗ Thị Hảo và Mai Thị Ngọc Chúc (Nxb Phụ nữ, Hà Nội,
1984); “Văn hoá Thánh Mẫu” của Đặng Văn Lung (Nxb Văn hoá – Thông
tin, Hà Nội, 2004); “Tiếp cận tín ngưỡng dân dã Việt Nam” của Nguyễn
Minh San (Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội, 1994); “Góp phần tìm hiểu tín
ngưỡng dân gian ở Việt Nam ” do Nguyễn Đức Lữ chủ biên (Học viện chính
trị Quốc Gia Hồ Chí Minh, 2000)…
Bên cạnh đó còn nhiều bài viết công bố trên các tạp chí: Nghiên cứu lý
luận, Triết học, Tôn giáo, Văn hoá dân gian, Văn học…cũng đã đề cập tới các
góc độ khác nhau về tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu của các tác giả kể trên đã tiếp
cận tín ngưỡng thờ Mẫu từ các góc độ khác nhau: văn hoá, lịch sử, tôn giáo,
nghệ thuật,.. Trong các nghiên cứu về Đạo Mẫu thì Hầu đồng cũng được đề
cập đến như là một trọng tâm của nghiên cứu, nhiều bài viết của các tác giả đã
phân tích và tiếp cân nghi lễ này ở nhiều góc độ khác nhau và cũng đã có
nhiều kết luận đáng chú ý: Lên đồng phần nào cũng đã đáp ứng được sự giải
toả căng thẳng của cuộc sống công nghiệp đang hằng ngày, hằng giờ đè nặng
lên mỗi con người thời hiện đại. Đến với Thờ Mẫu, đặc biệt trong nghi lễ Hầu
đồng với các trang phục đặc biệt của mình, con người đã được hoá thân, thăng
hoa trong vai các vị Thánh Thần có quyền năng tối thượng, việc lên đồng
mang lại một khoái cảm đặc biệt đối với người tham dự, có tác động giải toả
và thăng hoa. Tóm lại khảo sát về nghi lễ Hầu đồng, có rất nhiều các phát
biểu về loại hình văn hoá này. Có thể thấy các tác giả đã tiếp cận hiện tượng
này trên một số góc độ sau: tiếp cận từ góc độ thần tích của các vị thần, tiếp
cận từ góc độ nghi lễ, diễn xướng, điện thần, công dụng trị liệu của nghi lễ…
Từ đó cho thấy nghi lễ Hầu đồng đã được tìm hiểu dưới nhiều góc độ
khác nhau. Tuy nghiên việc nghiên cứu sâu hơn để thực sự hiểu về nguồn

gốc, bản chất của Hầu đồng là một vấn đề khó khăn, phức tạp, cần tiếp tục
được nghiên cứu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu:
+ Tìm hiểu về nghi lễ Hầu đồng của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ.
+ Đề xuất một số phương hướng và giải pháp trong việc phát huy
những giá trị tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của nghi lễ Hầu đồng.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Tìm hiểu khái niệm nghi lễ, nghi lễ Hầu đồng và các quan niệm khác
nhau về Hầu đồng.
+ Tìm hiểu về quá trình ra đời và phát triển của nghi lễ Hầu đồng trong
tín ngưỡng thờ Mẫu ở đồng bằng Bắc Bộ.
+ Tìm hiểu thực trạng và những vấn đề đặt ra hiện nay đối với nghi lễ
Hầu đồng.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Nghi lễ Hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở đồng
bằng Bắc Bộ và những vấn đề đặt ra hiện nay.
- Phạm vi nghiên cứu:
Nghi lễ Hầu đồng của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ trong lịch sử và
hiện tại.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về vấn đề tín ngưỡng,
tôn giáo, đồng thời sử dụng tổng hợp các phương pháp duy vật biện chứng,
duy vật lịch sử, phương pháp phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp, logic -
lịch sử, xem xét tôn giáo xuất phát từ nhu cầu tín ngưỡng tôn giáo.
6. Ý nghĩa của luận văn
Luận văn đóng góp một phần cho việc nghiên cứu nghi lễ Hầu đồng
trong tín ngưỡng Thờ Mẫu của người Việt để có thể hiểu thêm về nghi lễ,
đồng thời nhìn nhận nó một cách khách quan để có thể phát huy những giá trị
và hạn chế những mặt tiêu cực của nghi lễ Hầu đồng trong việc xây dựng nền
văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở nước ta hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm 2 chương 4 tiết, cùng phần mở đầu, kết luận và danh
mục tài liệu tham khảo.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:


 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
L Tìm hiểu nghi lễ vòng đời người của tộc người Tày tại thôn Tân Lập – xã Tân Trào huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang để phục vụ hoạt động du lịch Kiến trúc, xây dựng 0
C Nghiên cứu văn hóa Việt - Pháp thông qua hoạt động lời nói mang tính chất lễ nghi Chào - Tạm biệt Luận văn Sư phạm 2
E So sánh nghi lễ lên đồng của người Việt Nam và Gut của người Hàn Quốc (Trường hợp ở Hà Nội và Seoul) Văn hóa, Xã hội 3
S Nghi lễ cắt giải tiền duyên trong lên đồng của đạo mẫu ở Việt Nam ( Qua nghiên cứu thực tế tại Phủ Dày - Xã Kim Thái - Huyện Vụ Bản - Tỉnh Nam Định ) Văn hóa, Xã hội 2
Q Sự tham gia hoạt động nghi lễ Phật giáo của phật tử Hà Nội (Khảo sát tại chùa Thắng Nghiêm, Khúc Thủy, Cự Khê, Thanh Oai, Hà Nội) Văn hóa, Xã hội 2
K quan niệm và thực hành trong nghi lễ giải hạn của người Tày (Nghiên cứu trường hợp xã Nghĩa Đô, Huyện Bảo yên, Tỉnh Lào Cai) Văn hóa, Xã hội 0
C Báo cáo Thực tập tại Đoàn nghi lễ 781 Tài liệu chưa phân loại 0
N Tiểu luận: Nghi lễ hôn nhân ở Việt Nam : Xưa và nay Văn hóa, Xã hội 0
V Tập tục sinh đẻ, Nghi lễ đặt tên cho trẻ dân tộc Thái, ngành Thái đen bản Che Căn, xã Mường Phăng Tài liệu chưa phân loại 2
D Rào cản môi trường của EU đối với hàng thủy sản và giải pháp thích nghi của Việt Nam Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top