Download miễn phí Luận văn Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh đến năng suất và chất lượng gỗ keo lai ở huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các kí hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ, đồ thị, ảnh
ĐẶT VẤN ĐỀ . 1
Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU . 4
1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới . 4
1.1.1. Những nghiên cứu về cây Keo lai (Acacia hybrids) . 4
1.1.2. Ảnh hưởng của giống đến năng suất rừng trồng thâm canh . 6
1.1.3. Ảnh hưởng của điều kiện lập địa đến khả năng sinh trưởng, phát
triển của rừng trồng. . 6
1.1.4. Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất và chất lượng rừng trồng . 8
1.1.5. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng sinh trưởng và chất
lượng rừng trồng . 9
1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam . 10
1.2.1. Đặc điểm cây Keo lai (A. Hybrids) . 10
1.2.2. Các nghiên cứu về trồng rừng thâm canh và thâm canh rừng trồng . 11
1.2.3. Tính chất gỗ và một số sản phẩm từ gỗ rừng trồng Keo lai . 19
Chương 2. MỤC TIÊU, ,NỘI DUNG VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 22
2.1. Mục tiêu nghiên cứu . 22
2.1.1. Mục tiêu chung . 22
2.1.2. Mục tiêu cụ thể . 22
2.2. Đối tượng và giới hạn phạm vi nghiên cứu . 22
2.2.1. Đối tượng: . 22
2.2.2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu . 23
2.3. Nội dung nghiên cứu: . 23
2.3. 1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng sinh trưởng của rừng trồng
Keo lai . . . . 23
2.3. 2. Ảnh hưởng của bón phân đến sinh trưởng rừng trồng Keo lai . 23
2.3. 3. Ảnh hưởng của thời điểm trồng rừng và kỹ thuật thâm canh đến sinh
trưởng của rừng trồng Keo lai . . 24
2.3. 4. Ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật thâm canh rừng trồng
đến tính chất lý - hóa của đất sau khi trồng rừng Keo lai được 5 năm tuổi. . . . 24
2.3. 5. Bước đầu nghiên cứu đặc điểm gỗ Keo lai nhằm phục vụ công nghiệp
chế biến bột giấy . . . 24
2.4. Phương pháp nghiên cứu . 24
2.4.1. Phương pháp luận tổng quát . 24
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể . 24
Chương 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN-XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU . 32
3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, xã hội huyện Đồng Hỷ . 32
3.1.1. Điều kiện tự nhiên . . . 32
3.1.2. Điều kiện dân sinh kinh tế xã hội của huyện . . 34
3.2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên khu vực bố trí thí nghiệm . 38
3.3. Đặc điểm sinh thái cây Keo lai . 40
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN . 42
4.1. Ảnh hưởng của mật độ đến khả năng sinh trưởng của rừng trồng Keo lai . 42
4.2. Ảnh hưởng của phân bón đến khả năng sinh trưởng và năng suất của
rừng trồng Keo lai . 49
4.3. Ảnh hưởng của thời điểm trồng rừng và kỹ thuật thâm canh đến
sinh trưởng, năng suất rừng trồng Keo lai . 57
4.4. Ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật thâm canh rừng trồng
đến tính chất lý hóa của đất rừng sau khi trồng Keo lai được 5
năm tuổi . 64
4.5. Kết quả nghiên cứu đặc điểm gỗ Keo lai phục vụ công nghiệp bột giấy. 68
4.5.1. Đặc điểm gỗ Keo lai . 68
4.5.2. Nghiên cứu qui trình nấu bột . 72
Chương 5. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ . 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 84
PHỤ LỤC
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2013-12-27-luan_van_nghien_cuu_anh_huong_cua_mot_so_bien_phap.MQT5xG7mLm.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-52430/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
g trung học phổ thông, 01 trung tâm giáo dụcthường xuyên.
Nhìn chung hệ thống y tế, giáo dục của huyện tương đối hoàn thiện và
đang tiếp tục được đầu tư nâng cấp để đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh và
giảng dạy, học tập của nhân dân.
- Thông tin, văn hoá, xã hội : mạng lưới thông tin liên lạc đã phủ kín các
xã trên địa bàn toàn huyện. Hơn 70% dân số được xem đài truyền hình và trên
80% dân số được nghe đài phát thanh. 100% các xã có điện thoại để liên lạc
và giao dịch. Nhìn chung hệ thống thông tin liên lạc trên địa bàn huyện đã đáp
ứng được nhu cầu về thông tin liên lạc, tin tức thời sự và văn hoá, văn nghệ
thể thao, góp phần nâng cao dân trí cho đồng bào các dân tộc huyện Đồng Hỷ.
Tóm lại: Tình hình sản xuất cũng như đời sống của đồng bào các dân tộc
huyện Đồng Hỷ có một số điểm đáng chú ý sau :
- Nguồn nhân lực dồi dào, nhân dân cần cù và sáng tạo trong lao động,
có kinh nghiệm sản xuất trên đất dốc nhưng thiếu lao động có tay nghề cao.
- Sản xuất còn mang tính quảng canh, thiếu bền vững, sản phẩm nông-
lâm nghiệp chất lượng chưa được cao, khả năng tiêu thụ còn hạn chế.
- Tình hình chuyển dịch cơ cấu cây trồng còn chậm, tốc độ công nghiệp
hoá, hiện đại hoá nông-lâm nghiệp còn gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn đầu tư.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
48
- Các chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư vào phát triển nông-lâm
nghiệp hiệu quả chưa cao.
- Cơ sở hạ tầng, công trình phúc lợi đã được đầu tư nhưng còn dàn chải,
không tập trung nên đã hạn chế hiệu quả sử dụng.
3.2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên khu vực bố trí thí nghiệm
Các mô hình thí nghiệm trồng rừng thâm canh Keo lai được bố trí tại
thôn Dọc Hèo, xã Khe Mo, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Khu vực thí
nghiệm nằm trong vùng qui hoạch cho trồng rừng nguyên liệu của Công ty
Ván dăm Thái Nguyên và cũng là vùng cung cấp nguyên liệu cho Nhà máy
giấy Bãi Bằng. Toàn bộ diện tích đất qui hoạch cho lâm nghiệp trên địa bàn
xã đều thuộc đối tượng đất trồng rừng sản xuất với tổng diện tích là
1.672,05ha, trong đó phần lớn là đất rừng trồng và thành phần cây trồng lâm
nghiệp chính là Keo tai tượng và Keo lai.
- Đặc điểm khí hậu:
Khu vực nghiên cứu thuộc vùng nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, có 02 mùa
rệt, mùa mưa nóng từ tháng 4 đến tháng 9, mùa khô lạnh từ tháng 10 năm
trước đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm là 23,70C, trung bình
tháng cao nhất là 280C, trung bình tháng thấp nhất từ 10 - 110C. Lượng mưa
bình quân năm là 1919mm, tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 8, tháng có
lượng mưa thấp nhất là tháng 12. Thời vụ trồng rừng chính ở đây là vụ Xuân
Hè và vụ Hè Thu.
- Thực bì gồm 2 nhóm chính:
Nhóm a: gồm các loài cây bụi như Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Mua,
Thẩu tấu (Aporosa microcalyx Hassk), cỏ Tranh và rừng chồi Bạch đàn
(Eucalyptus camaldulensis Dehnh) đã qua khai thác nhiều lần;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
49
Nhóm b: gồm các loài Bòng bong, Tế-Guột, Thành ngạnh (Cratoxylon
polyanthum Korth), Hồng bì (Clausena duniana), Màng tang (Litsea cubeba Pers);
- Đặc điểm đất đai:
Đất xã Khe Mo chủ yếu là đất Feralit phát triển trên phiến thạch sét (Fs),
có độ dày tầng đất từ 50 - 100cm, độ dốc từ 16 - 250, độ cao từ 100 - 120m so
với mực nước biển.
Kết quả phân tích đất trước khi trồng rừng (bảng 3.1) của Nguyễn Huy
Sơn (2006) [30] cho thấy thành phần dinh dưỡng cơ bản trong đất cùng kiệt do là
đất trồng rừng Bạch đàn từ trước đến nay không được bổ sung thêm dinh
dưỡng cho đất. Đất rất chua pHKCl = 3,06 - 3,87;
Hàm lượng mùn thấp từ cùng kiệt đến khá, chỉ riêng ở tầng đất mặt thì hàm
lượng mùn tương đối cao từ 2,55 - 4,62%; Hàm lượng đạm từ 0,02 - 0,12%;
hàm lượng lân dễ tiêu tương đối cao từ 1,03-3,92; Hàm lượng K2O từ 3,12 -
8,70; Tỷ lệ C/N từ 7,4 - 17,4.
Bảng 3.1. Kết quả phân tích đất tại xã Khe Mo
Tên
PD
Độ sâu
(cm)
pHKCl
Mùn
(%)
N
(%)
C/N
Dễ tiêu
(mg/100) TP cơ giới
P2O5 K2O
ĐH 1
0-10 3,43 4,62 0,12 17,4 3,98 7,74 Thịt nhẹ
20-30 3,87 1,77 0,09 14,3 2,44 4,02 Thịt TB
40-50 3,19 1,35 0,04 11,3 2,04 4,19 Thịt TB
ĐH 3
0-10 3,23 3,78 0,11 14,2 3,92 8,70 Thịt nhẹ
20-30 3,17 1,00 0,07 10,4 1,54 4,36 Thịt TB
40-50 3,22 1,00 0,03 9,4 1,03 3,92 Thịt TB
ĐH 6
0-10 3,26 2,55 0,09 16,3 3,18 7,35 Thịt nhẹ
20-30 3,06 1,00 0,06 9,2 2,39 3,91 Thịt TB
40-50 3,17 0,84 0,02 7,4 3,11 3,12 Thịt TB
(Nguồn: Nguyễn Huy Sơn, 2006)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
50
Từ kết quả phân tích về điều kiện lập địa ở trên và đối chiếu với đặc
điểm sinh thái của cây Keo lai cho thấy điều kiện lập địa khu vực Khe Mo -
Đồng Hỷ phù hợp với loài cây trồng này. Tuy nhiên, với độ dốc khá lớn
nên việc xử lý thực bì và làm đất phải áp dụng phương pháp thủ công.
Đồng thời, qua kết quả phân tích mẫu đất (bảng 3.1) đã cho thấy đất ở khu
vực này khá chua và cùng kiệt dinh dưỡng nên khi trồng rừng cần kết hợp
bón phân NPK 5:10:3 dạng hạt, phân chuồng với vôi bột hay phân lân
nung chảy.
3.3. Đặc điểm sinh thái cây Keo lai
Keo lai có bố mẹ là Keo tai tượng và Keo lá tràm nên chúng có một số
đặc điểm sinh thái có thể giống với đặc điểm sinh thái của hai loài bố mẹ ở
nơi nguyên sản. Kết quả nghiên cứu của Đinh Văn Quang (2002) [28] tại
đề mục "Xác định lập địa phục vụ trồng rừng công nghiệp cho một số vùng
sinh thái ở Việt Nam" thuộc đề tài khoa học KC.06.05 .NN "Nghiên cứu các
giải pháp công nghệ phát triển nguyên liệu gỗ cho xuất khẩu", cho thấy
Keo lai:
- Phân bố ở 10 vĩ Nam đến 180 vĩ Nam
- Độ cao so với mặt biển từ 0 - 600m
- Lượng mưa trung bình năm >800mm
- Chế độ mưa: Mưa mùa hè, mùa khô kéo dài 0 - 7 tháng
- Nhiệt độ trung bình năm >20 0C
- Nhiệt độ tháng nóng nhất 37 0C
- Nhiệt độ tháng lạnh nhất 6 0C
- Nhiệt độ tối thấp từ 0- 6 0C
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
51
- Đất đai:
Loài Keo lai không kén chọn loại đất, chúng có thể sinh trưởng trên nhiều
loại đất khác nhau như: đất acid, đất granit, feralit, đất xám, đất đỏ, đất bồi tụ,
đất nhiệt đới; đất thoát nước tốt, đất chua, đất nông, sét pha, thịt nặng…
- Cấu tượng: Trung bình, nặng
- Độ thoát nước tự do, úng theo mùa
- Phản ứng đất: đất chua
- Đặc biệt chịu được trên đất bạc mầu, có thể chịu được úng và có khả
năng cố định đạm.
So với đặc điểm khí hậu và đất đai ở vùng Đông Bắc Bộ nói chung và
khu vực tỉnh Thái Nguyên nói riêng thì cây Keo lai hoàn toàn phù hợp, có khả
năng sinh trưởng, phát triển tốt và đặc biệt khi áp dụng các biện pháp kỹ thuật
thâm canh rừng trồng sẽ cho năng suất cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
52
Chƣơng 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Ảnh hƣởng của mật độ đến khả năng sinh trƣởng của rừng
trồng Keo lai
Mật độ trồng rừng là số lượng cây trồng trên một đơn vị diện tích, hay
nói cách khác là sự sắp xếp không gian của một số lượng cây nhất định trên
một đơn vị diện...