Download miễn phí Chuyên đề Nghiên cứu ảnh hưởng của độ cao mầm củ đến năng suất, chất lượng hoa lily Sorbonne trồng chậu vụ Đông Xuân 2010 - 2011 tại Thái Nguyên
MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục đích nghiên cứu 2
1.3. Yêu cầu nghiên cứu 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài 2
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 3
2.1.1. Nguồn gốc 3
2.1.2. Phân loại giống 3
2.1.3. Đặc tính sinh vật học hoa lily 5
2.1.4. Yêu cầu sinh thái của hoa lily 7
2.1.5. Nhân giống hoa lily 9
2.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ hoa trên thế giới và ở Việt Nam 10
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa trên thế giới 10
2.2.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ hoa ở Việt Nam 13
2.3. Tình hình sản xuất hoa lily trên thế giới và Việt Nam 14
2.3.1. Tình hình sản xuất hoa lily trên thế giới 14
2.3.2. Tình hình sản xuất hoa lily ở Việt Nam 15
2.4. Tình hình nghiên cứu hoa lily trên thế giới và ở Việt Nam 17
2.4.1. Tình hình nghiên cứu hoa lily trên thế giới 17
2.4.2. Tình hình nghiên cứu hoa lily ở Việt Nam 17
PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 24
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 24
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 24
3.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 24
3.2.1. Nội dung 24
3.2.2. Phương pháp nghiên cứu 24
2.2.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 25
PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 27
4.1. Đặc điểm khí hậu Thái Nguyên 27
4.2 Ảnh hưởng của độ cao mầm củ đến khả năng mọc mầm của cây lily Sorbonne trồng chậu tại Thái Nguyên 28
4.2.1. Tỷ lệ mọc mầm củ của các công thức 28
4.2.2. Thời gian mọc mầm củ của các công thức hoa lily Sorbonne thí nghiệm 29
4.3. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây lily Sorbonne ở các công thức thí nghiệm 30
4.4. Ảnh hưởng của độ cao mầm củ đến khả năng sinh trưởng của cây lily Sorbonne trồng chậu tại Thái Nguyên 33
4.4.1. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của cây lily Sorbonne ở các công thức thí nghiệm 33
4.4.2.Động thái ra lá của lily Sorbonne trồng chậu ở các công thức thí nghiệm 35
4.4.3 Ảnh hưởng của độ cao mầm củ đến một số đặc điểm sinh trưởng của lily Sorbonne trồng chậu tại Thái Nguyên. 38
4.5 Ảnh hưởng của độ cao mầm củ đến năng suất, chất lượng của lily Sorbonne trồng chậu tại Thái Nguyên 39
4.5.1 Ảnh hưởng của độ cao mầm củ đến năng suất của lily Sorbonne 39
4.5.2. Ảnh hưởng của độ cao nảy mầm đến chất lượng của hoa lily Sorbonne trồng chậu 40
4.6. Tình hình sâu bệnh hại 42
4.7 Hạch toán kinh tế 44
PHẦN 5: KÊT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 45
5.1. Kết luận 45
5.2. Đề nghị 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO 46
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2013-12-12-chuyen_de_nghien_cuu_anh_huong_cua_do_cao_mam_cu_d.5z8UG1IKCo.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-49602/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
ó dáng đẹp, mùi thơm quý phái, mầu sắc hấp dẫn quanh năm có hoa, được rất nhiều người ưa chuộng do vậy nhu cầu tiêu dùng sẽ ngày càng cao. Hiện nay, ở Việt Nam hoa lily được xếp vào loại hoa cao cấp, thường đắt gấp 10 – 15 lần so với các loại hoa cúc, hồng, cẩm chướng, hồng môn, chỉ sau phong lan, địa lan. Vì bán được giá cao nên việc trồng lily đang thu hút lớn các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước, chính vì thế nghề này rất có triển vọng phát triển (Đặng Văn Đông - Đinh Thế Lộc, 2003) [8].2.4. Tình hình nghiên cứu hoa lily trên thế giới và ở Việt Nam
2.4.1. Tình hình nghiên cứu hoa lily trên thế giới
Năm 1960 Suker đã nghiên cứu ảnh hưởng của ánh sáng lam, đỏ, hồng ngoại đến sự hình thành củ con của giống lily CasaBalanca, kết quả cho thấy tia hồng ngoại (FR) làm tăng số lượng củ con, tia đỏ (R) và tia tử ngoại có thể dẫn đến sự ngủ nghỉ của một số giống thuộc nhóm châu Á [5].
Beatic (1993) [15], đã nghiên cứu bảo quản lạnh của hoa lily trước khi trồng trong nhà lưới. Kết quả đối với các giống Asiatic hybrids cần bảo quản ở nhiệt độ 2 – 50C trong 6 – 10 tuần, cũn cỏc giống Oriental hybrids cần bảo quản ở nhiệt độ 2 – 40C trong 8 – 10 tuần.
Joong Suklee, Young A Kim và Huyn Jin Wang (1996) [14], đã tiến hành xử lí lạnh củ hoa lily trong thời gian 2, 4, 6, 10 tuần ở nhiệt độ 50C đem trồng trong chậu và duy trì nhiệt độ ban đêm là 150C. Kết quả cho thấy củ giống sử lý trên 4 tuần làm củ nảy mầm nhanh hơn và cho ra hoa sớm hơn, 100% ra hoa và tăng số bụng trờn một cây.
Theo Chen và cộng sự (2002) [16], thống kê gần 60 loài và 18 giống phân bố ở Trung Quốc, chiếm 50% tổng số giống hoa lily của thế giới, gần đây họ nghiên cứu 12 loài có sức chống chịu tốt với điều kiện bất lợi của Trung Quốc để phục vụ sản xuất.
Hiện nay trên thế giới, Hà lan là nước có công nghệ tạo giống và trồng lily tiên tiến nhất, mỗi năm tạo ra 15 – 20 giống mới và sản xuất 1,315 triệu củ giống lily cung cấp cho 35 nước khác nhau trên thế giới. Ở châu Á, công nghệ sản xuất hoa lily cắt cành ở Đài Loan cũng rất tiên tiến, trình độ canh tác còn cao hơn Hàn Quốc, chỉ kém Nhật Bản [8].
2.4.2. Tình hình nghiên cứu hoa lily ở Việt Nam
Ở Việt Nam, hoa lily được xếp vào loại hoa cao cấp, nhu cầu tiêu dùng loại hoa này ngày càng cao trong những năm gần đây. Hầu hết các giống hoa lily trồng ở Việt Nam chủ yếu được nhập từ Hà Lan, Đài Loan và Trung Quốc. Từ năm 2002 đến 2005, một số giống lily nhập nội từ Hà Lan đã được Viện Nghiên cứu Rau quả và Viện Di truyền Nông nghiệp trồng khảo nghiệm. Kết quả đã tuyển chọn được giống hoa lily Sorbonne phù hợp với điều kiện vụ Đông miền Bắc Việt Nam. Giống hoa lily Sorbonne đã được Bộ NN&PTNT công nhận là giống tạm thời. Giống này có đặc điểm: chiều cao cây trung bình từ 80 – 90 cm, số nụ hoa/cõy 5 – 7 nụ, cây sinh trưởng phát triển tốt, màu sắc hoa đẹp, cành cứng, ít sâu bệnh gây hại.
Song song với việc khảo nghiệm sản xuất các giống hoa lily, Viện Rau Quả đã nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật thâm canh sản xuất hoa thương phẩm và cho kết quả:
- Mật độ thích hợp trồng lily là 25 củ/m2 (khoảng cách 20 x 20 cm) và 20 củ/m2 (khoảng cách 25 x 20 cm).
- Trong điều kiện miền Bắc Việt Nam nên áp dụng phương pháp xử lý mát củ giống trước khi trồng, trong đó thời gian xử lý mát trong kho lạnh ở nhiệt độ 120C – 130C trong 15 ngày giỳp cõy sinh trưởng, phát triển tốt, giảm hiện tượng chỏy lỏ và nụ hoa bị biến dạng.
- Sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt để tưới nước cho lily trong nhà có mái che với chế độ tưới 30 phỳt/ngày là thích hợp nhất [1].
2.4.2.1. Thời vụ trồng hoa lily
Hoa lily là cây ôn đới, chủ yếu trồng ở các nước xứ lạnh nên với cỏc vựng cú khí hậu mát mẻ như SaPa, Mộc Châu, Tam Đảo, Đà Lạt… có thể trồng và cho thu hoạch quanh năm. Đối với các tỉnh vùng Đồng Bằng Sông Hồng chỉ nên trồng hoa lily vào vụ thu đông là thuận tiện nhất và sẽ cho hoa trong khoảng thời gian từ 20/11 đến 15/3 năm sau, tốt nhất trồng lily để thu hoạch vào dịp Tết nguyên đán (trồng trước Tết từ 95 - 97 ngày) và trồng để thu hoa vào dịp 8/3 (trồng trước 8/3 từ 105 – 107 ngày). Một số tỉnh miền núi phía Bắc, để thu hoạch vào dịp Tết nguyên đán thì trồng trước Tết 108 - 117 ngày và để thu hoa vào dịp 20/11 thì trồng trước từ 86 - 92 ngày (Đỗ Thị Lợi, 2009) [3].
2.4.2.2. Giỏ thể và chậu trồng hoa Lily
- Giá thể phải tơi xốp và có khả năng thoát nước tốt. Có thể phối trộn theo công thức gồm: 1 phần đất phù sa + 1 phần phân chuồng đã được ủ hoai mục và 2 phần xơ dừa đã được xử lý loại bỏ ta nanh trộn đều trước khi vào chậu hay tỉ lệ 1:1:1 gồm than bùn: chất mùn: nham thạch hay là đất vườn: than bùn: phân hoai mục trộn đều.
- Chậu trồng có thể sử dụng các loại chậu gốm, chậu đất nung hay chậu nhựa với các kích cỡ khác nhau tùy theo cách chơi 1 cây, 3 cây, 5 cây hay 7 cây để lựa chọn cho phù hợp. Thông thường kích thước chậu có đường kính 25 cm, chiều cao 30 cm, đáy đục lỗ để thoát nước dễ dàng nhưng đường kính lỗ đáy không quá 3 cm (Đỗ Thị Lợi, 2009) [3].
2.4.2.3 Kỹ thuật trồng, chăm sóc
* Xử lý củ giống:
Phân loại củ theo kích thước để trồng nhằm đảm bảo tính đồng đều của vườn lily sau này. Chọn những củ to (đường kính củ 12-15cm), đó lờn mầm sau khi đã qua xử lý lạnh để phá ngủ, cắt bớt rễ, chỉ chừa lại khoảng 1cm để kích thích cho củ nhanh ra rễ mới. Ngâm củ giống từ 5 - 10 phút trong dung dịch thuốc Daconil 75WP (pha 1 gói 10g trong 8 lít nước sạch) để trừ nấm bệnh, vớt ra để ráo nước rồi đem trồng vào chậu.
* Cách trồng:
Cho 1/2 giá thể vào chậu, đặt các củ ngay ngắn, mầm hướng lên trên. Tùy theo kích thước của chậu mà đặt củ cho phù hợp (chậu có đường kính 20 cm trồng 3 củ/chậu, 30 cm trồng 5 củ/chậu và 40 cm trồng 7 củ/chậu). Phủ tiếp giá thể cho kín mầm và tưới nhẹ cho đất nén giữ cố định vị trí củ rồi xếp các chậu thành hàng trên luống để tiện chăm sóc sau này.
* Chăm sóc:
Tùy theo độ ẩm trong nhà lưới, trong giá thể mà có chế độ tưới nước cho phù hợp. Lúc mới trồng tưới nhiều hơn sau đó giảm dần. Cứ 10 ngày bón thúc 1 lần bằng cách hòa 0,05kg phân NPK tổng hợp + 0,1kg phân lân trong 10 lít nước để tưới cho 40 chậu (loại 3 cây) hay 20 chậu (loại 5 cõy). Khụng bún rải trực tiếp phân gần gốc cây, tưới nước ngay sau khi bón để phân ngấm đều trong chậu hay phun nước nhằm rửa sạch phõn cũn bỏm trờn lỏ. Chú ý phòng trừ các đối tượng sâu bệnh hại kịp thời để đảm bảo năng suất và chất lượng hoa.
Điều tiết nở hoa: Kết hợp giữa điều chỉnh nhiệt độ và ánh sáng cho phù hợp. Ngay sau trồng cần tiến hành che 1 lớp lưới đen ở phía trên để hạn chế ánh sáng trực xạ của mặt trời chiếu vào mầm. Khi cây xuất hiện nụ, bỏ lớp lưới đen để cây hấp thụ nhiều ánh sáng sẽ cho hoa to và màu đẹp. Khi trồng trong vụ đông, những ngày âm u, giá rét thì bỏ lớp lưới đen đồng thời quây nilon để giúp làm tăng nhiệt độ trong nhà trồng. Nếu cây phát triển chậm cần tăng nhiệt độ bằng cách quây...