hunter_yunakiss

New Member

Download miễn phí Luận văn Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng đạm bón vào thời kỳ trước trỗ đến sinh trưởng và năng suất của giống ngô LVN99 vụ xuân năm 2011 tại trường Đại Học Nông Lâm -Thái Nguyên





Đạm là yếu tố quan trọng nhất đối với cây ngô, nghiên cứu vai trò của đạm đối với cây ngô ở Việt Nam mới chỉ được đề cập về liều lượng dùng và tỷ lệ giữa nó với các yếu tố dinh dưỡng khác. Nghiên cứu ảnh hưởng của đạm
đến năng suất và chất lượng các loại giống ngô, trong đó có giống ngô TPTD QPhần mềm so sánh với ngô lai thường thì chưa được nghiên cứu ở nước ta.Lân hữu cơ rất đa dạng, đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất, hút chất dinh dưỡng và vận chuyển các chất đó trong cây. Tác dụng chủ yếu của lân thể hiện trên một số mặt sau đây: Phân chia tế bào, tạo thành chất béo và protein; thúc đẩy việc ra hoa, hình thành quả và quyết định phẩm chất hạt giống; hạn chế tác hại của việc bón thừa đạm; thúc đẩy việc ra rễ đặc biệt là rễ bên và lông hút; làm cho thân cây ngũ vững chắc, đỡ đổ; cải thiện chất lượng sản phẩm (trích theo Nguyễn Ngọc Nông, 1999) [33].
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

phân hữu cơ cho ngô đã làm tăng năng suất ngô và giúp cải thiện độ phì trong đất, theo Bùi Đình Dinh (1988, 1994) để đảm bảo cho cây trồng có năng suất cao, ổn định, bón phân hữu cơ chiếm 25% tổng số dinh dưỡng, còn 75% phân hoá học (dẫn theo Trần Văn Minh, 2004) [29].
Hiệu quả của phân bón chỉ có thể phát huy đầy đủ khi có chế độ phân bón hợp lý, bón cân đối giữa các nguyên tố. Bón phân cho ngô để đạt hiệu quả kinh tế cao phải căn cứ vào đặc tính của loại giống ngô, yêu cầu sinh lý của cây ngô qua các thời kỳ sinh trưởng, tình trạng của cây trên đồng ruộng, tính chất đất, đặc điểm loại phân bón, kỹ thuật trồng trọt và điều kiện khí hậu thời tiết.
Bón cân đối đạm - kali có hiệu lực cao hơn nhiều so với lúa. Bội thu do bón cân đối (trung bình của nhiều liều lượng đạm) có thể đạt 33 tạ/ha trên đất
phù sa sông Hồng; 37,7 tạ/ha trên đất bạc màu; 11,7 tạ/ha trên đất xám và 3,9
tạ/ha trên đất đỏ vàng. Xét về hiệu quả kinh tế thì bón phân cân đối cho ngô
trên đất bạc màu, đất xám có lãi hơn nhiều so với đất phù sa và đất đỏ vàng
(Nguyễn Văn Bộ, 2007) [7].
Theo tác giả Bùi Huy Hiền (2002) [17], từ năm 1985 đến nay tình hình sử dụng phân đạm ở nước ta tăng trung bình là 7,2%/năm, phân lân là 13,9%/năm, phân kali là 23,9%/năm. Tổng lượng N + P205 + K20 trong 15 năm qua tăng trung bình 9,0%/năm. Tỷ lệ N : P205 : K20 trong 10 năm qua đã cân đối hơn với tỷ lệ tương ứng qua các năm 1990, 1995 và 2000 là 1 : 0,12 : 0,05; 1 : 0,46 : 0,12 và 1 : 0,44 : 0,37. Lượng phân bón/ha cũng đã tăng lên qua các năm 1990, 1995, 2000 với tổng lượng N : P205 : K20 tương ứng là 58,7; 117,7 và 170,8 kg/ha, tỷ lệ này còn thấp so với các nước phát triển như Mỹ, Hàn Quốc, Pháp, Nhật với tổng lượng N : P205 : K20 khoảng 240 - 400 kg/ha.Khi nghiên cứu về phân bón cho ngô trên đất bạc mầu, Nguyễn Thế Hùng (1996) [19], đã chỉ ra rằng phân N có tác dụng rất rõ đối với ngô trên đất bạc mầu, song lượng bón tối đa là 225 kg/ha, ngưỡng bón N kinh tế là 150
kg/ha trên nền cân đối P - K.
Kết quả nghiên cứu bón đạm cho ngô của Đào Thế Tuấn cho thấy ở
Đồng bằng sông Hồng với mức bón đạm 90 kgN/ha, hiệu suất bón đạm đối
với ngô địa phương là 13 kg ngô hạt/1 kg N và ngô lai là 18 kg ngô hạt/1 kg
N. Bón đến mức 180 kg N/ha đã đạt 9 - 14 kg ngô hạt/1 kg N (dẫn theo Trần
Văn Minh, 2004) [29].
Trần Hữu Miện (1987) [27] để tạo ra 1 tấn ngô hạt trong vụ ngô Đông
miền Bắc cần 25 - 28 kg N, vụ Xuân 28 - 32 kg N, vụ Hè Thu 32 - 35 kg N,
Thu Đông 30 - 32 kg N.
Kết quả nghiên cứu của Lê Quý Kha (2001) [20] đã chỉ ra rằng mặc dầu
trong điều kiện ít có khả năng đầu tư đạm và thiếu nước, ví dụ như nhờ nước
trời, tốt hơn hết vẫn phải chia nhỏ lượng đạm làm nhiều lần để bón thì hiệu
quả sử dụng đạm của cây ngô mới cao.
Đạm là yếu tố quan trọng nhất đối với cây ngô, nghiên cứu vai trò của đạm đối với cây ngô ở Việt Nam mới chỉ được đề cập về liều lượng dùng và tỷ lệ giữa nó với các yếu tố dinh dưỡng khác. Nghiên cứu ảnh hưởng của đạm
đến năng suất và chất lượng các loại giống ngô, trong đó có giống ngô TPTD QPhần mềm so sánh với ngô lai thường thì chưa được nghiên cứu ở nước ta.Lân hữu cơ rất đa dạng, đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất, hút chất dinh dưỡng và vận chuyển các chất đó trong cây. Tác dụng chủ yếu của lân thể hiện trên một số mặt sau đây: Phân chia tế bào, tạo thành chất béo và protein; thúc đẩy việc ra hoa, hình thành quả và quyết định phẩm chất hạt giống; hạn chế tác hại của việc bón thừa đạm; thúc đẩy việc ra rễ đặc biệt là rễ bên và lông hút; làm cho thân cây ngũ vững chắc, đỡ đổ; cải thiện chất lượng sản phẩm (trích theo Nguyễn Ngọc Nông, 1999) [33].
Theo các tác giả Lê Văn Khoa và CS (1996) [24]; Oparin (1977) [35], cho rằng vai trò của lân đối với sự sống có một nghĩa lớn vì lân tồn tại trong tế bào của động thực vật, nó có trong nhân tế bào, enzim, vitamin. Lân tham gia vào việc tạo thành và chuyển hoá Hidrat Cacbon, chất chứa nitơ, tích luỹ năng lượng tế bào sống. Lân còn đóng vai trò quan trọng trong hô hấp và lên men.Hiệu lực phân lân đối với ngô bội thu 8 - 10 kg ngô hạt/kg P205, trong nhiều trường hợp hiệu lực lân không rõ hay làm giảm năng suất do kỹ thuật bón không phù hợp hay nhất là lượng bón lân quá cao so với lượng đạm hay bón không kèm kali (Nguyễn Văn Bộ, 1993) [6].
Theo các tác giả Vũ Hữu Yêm và CS (1999) [54], trên đất phù sa Sông Hồng không được bồi không nên bón quá 90 kg P205/ha cho ngô, bón đến 120 kg thì hiệu suất phân lân xuống thấp. Trên đất bạc màu ngô rất cần lân, bón đến 120 kg P205 so với 90 kg P205 hiệu suất phân lân vẫn ổn định. Trên đất mặn và phèn nhẹ có thể bón cho ngô đến 120 kg P205 /ha, khi gặp điều kiện thuận lợi bón 1 kg P205 có thể đạt 16 kg ngô hạt trong vụ Xuân và 11 kg ngô hạt trong vụ Đông.
Như vậy, nghiên cứu ảnh hưởng của lân đến năng suất và chất lượng protein của giống ngô TPTD QPhần mềm so sánh với giống ngô lai thường thì chưa được công bố ở nước ta.Theo kết quả của Nguyễn Trọng Thi và Nguyễn Văn Bộ (1999) [39], rên đất bạc màu, trồng ngô bón K đạt hiệu lực rất cao. Hiệu quả sử dụng K đạt trung bình 15 - 20 kg ngô hạt/kg K20. Liều lượng bón kali cho ngô trên đất phù sa sông Hồng từ 60 - 90; trên đất bạc màu 90 - 120 kg K20/ha. Bón kali liều lượng 30 - 210 kg K20 /ha không làm gia tăng năng suất ngô vùng Tây sông Hậu. Hiệu lực của phân kali trên đất phù sa sông Hồng đạt 5,2 kg ngô hạt/kg K20.
Theo Tạ Văn Sơn (1995) [38], trên đất phù sa sông Hồng bón phân kali đã làm tăng năng suất ngô rõ rệt và đặc biệt trên nền N cao. Phân lân có hiệu lực rõ rệt đối với ngô trên đất phù sa sông Hồng trên nền 180N - 120K2O có thể bón tới 150P205.
Theo Nguyễn Văn Bộ và CS (1999) [8], ngô là cây trồng có tiềm năng năng suất rất cao đồng thời cũng lại có nhu cầu dinh dưỡng lớn. Trung bình với năng suất 6 tấn/ha cây ngô hút 155 kg N; 60 kg; 115 kg P205; 15,7 kg Cu; 35,5 kg MgO và 16 kg S. Hiệu lực phân kali: với ngô ở Việt Nam tăng năng suất 310 kg ngô hạt/ha, hiệu suất 5,2 kg ngô/kg K2O trên đất phù sa Sông Hồng (Nguyễn Văn Bộ và CS, 1999) [8].
Theo Nguyễn Trọng Thi và Nguyễn Văn Bộ (1999) [39], đối với cây ngô trồng vụ Đông để đạt năng suất 4 - 5 tấn/ha cần bón 30 - 60 kg K2O trên đất phù sa Sông Hồng; 60 - 90 kg K2O trên đất bạc màu.
Theo Nguyễn Vy (1998) [52], Vũ Hữu Yêm và CS (1999) [54], trên đất
phù sa Sông Hồng hiệu lực phân kali tăng dần chứng tỏ việc trồng ngô liên
tục trong đất phù sa trong đê làm đất kiệt dần kali. Hiệu suất kali vụ Đông cao
hơn vụ Xuân, không nên bón cho ngô quá 90 kg K2O /ha vì từ 120 kg K2O /ha
hiệu suất kali bón giảm nhanh. Ngô rất cần bón kali, kali trong đất rất linh động, đất trồng ngô liên tục thường bị thiếu, bởi kali có mặt chủ yếu trong thân, lá ngô sẽ bị lấy đi khi người dân thu hoạch cây ra khỏi ruộng. Trên đất bạc màu ngô rất cần bón kali, bón đến 150 kg/ha hiệu suất vẫn còn cao. Trên đất vàn hai vụ lúa, một vụ ngô Đông nếu bón quá nhiều kali năng suất ngô sẽ giảm, chỉ cần bón ở mức 60 kg K2O /ha sẽ cho hiệu suất phân kali r
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng trực tuyến trên ứng dụng điện thoại thông minh tại TP.HCM Luận văn Kinh tế 0
R Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả học tập của sinh viên năm cuối Luận văn Sư phạm 0
D Nghiên cứu ảnh hưởng của muội than đến cơ tính và tổ chức của hỗn hợp PBT/PA6 Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên cứu sự ảnh hưởng kích nổ trên động cơ Khoa học kỹ thuật 0
D Các nhân tố ảnh hưởng đến giá bán căn hộ chung cư cao cấp - Nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
D Ảnh hưởng của nợ công tới tăng trưởng kinh tế nghiên cứu thực nghiệm tại đông nam á Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu về thảo luận nhóm và ảnh hưởng của nó đến khả năng nói của học sinh không chuyên ngữ Ngoại ngữ 0
D Nghiên cứu ảnh hưởng của ma sát âm đến sức chịu tải của cọc Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới tính thanh khoản của cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu đánh giá biến động các thông số ảnh hưởng đến chất lượng tôm sú (Penaeus Monodon) bảo quản ở 0 độ C sau thu hoạch Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top