vip_boy_bk

New Member
Download Đề tài Nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung tỉ lệ bột lá sắn trong khẩu phần tới sức sản xuất thịt của gà broiler Lương Phượng nuôi miễn phí

Phần 1
MỞ ĐẦU
Tên đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung tỉ lệ bột lá sắn trong khẩu phần tới sức sản xuất thịt của gà broiler Lương Phượng nuôi tại trại gà giống gia cầm Thịnh Đán – Thái Nguyên”.
1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, tình hình chăn nuôi trên thế giới cũng như nước ta ngày càng phát triển mạnh, cùng với việc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, ngành chế biến thức ăn chăn nuôi gia súc – gia cầm cũng ngày càng phát triển sản xuất ra nhiều chủng loại thức ăn: Thức ăn tổng hợp, thức ăn đậm đặc, thức ăn viên, premix khoáng sinh tố…Tuy vậy vẫn không đáp ứng được yêu cầu của người chăn nuôi. Hiện nay yêu cầu đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu, chính vì vậy chúng ta không chỉ quan tâm đến số lượng mà chúng ta còn phải đặc biệt quan tâm đén chất lượng của sản phẩm chăn nuôi. Qua nhiều nghiên cứu ở trên thế giới và trong nước, nhiều nhà khoa học đã kết luận rằng khi cho vật nuôi ăn khẩu phần ăn có bột lá thực vật thì khả năng sinh trưởng và sản xuất cao hơn so với khẩu phần ăn không có bột là thực vật.
Hiện nay một số nước trên thế giới đã sử dụng bột lá thực vật để bổ sung vào thức ăn chăn nuôi như : Philippin, Ấn Độ: keo dậu; Châu Âu : mục túc và Châu Mỹ (Braxin, Colombia: sắn ). Ở nước ta, đã có một số nghiên cứu về việc bổ sung bột lá thực vật vào khẩu phần ăn cho vật nuôi và kết quả đạt được khá cao: nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học thuộc Khoa Thuỷ sản (Trường Đại học Nông lâm Huế) và Đại học Nông nghiệp Nhiệt đới (Côlômbia). Các nhà khoa học đã thực nghiệm tại xã Vân Thuỷ, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế trên đối tượng cá rô phi dòng Gift. Bột lá sắn tươi được phơi khô trong 2-3 ngày rồi xay nhỏ với kích thước khoảng 0,5-1mm, bảo quản nơi khô thoáng, sau đó phối trộn với cám, bột cá, Premix khoáng. Sau thời gian 6 tháng lần lượt thay thế 25, 50, 75 và 100% bột cá bằng bột lá sắn cho thấy, việc thay thế hoàn toàn bột cá bằng bột lá sắn làm thức ăn cho cá rô phi cho kết quả tăng trưởng tốt, tỷ lệ sống của cá nuôi đạt từ 76-90%.
Trong ngành chăn nuôi gia cầm, sản phẩm phải thoản mãn được yêu cầu về chất lượng như: thịt thơm, ngon, chắc thịt,…và đặc biệt giảm tối đa chi phí thức ăn chính vì vậy, một trong những điều kiện cơ bản nhất có tính chất bắt buộc đối với chăn nuôi gà sạch chất lượng cao là phải nuôi bằng thức ăn đặc biệt, sử dụng các nguyên liệu có nguồi gốc thực vật, đảm bảo không tồn dư bất kỳ hóa chất nào, không được dùng các chất kích thích tăng trọng và các loại kháng sinh tồn dư trong thịt. Vì vậy, chúng tui suy nghĩ tới cây sắn. Cây sắn được trồng phổ biến ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Sau khi cắt có khả năng tái sinh cao, năng suất chất xanh lớn. Lá sắn là nguồn nguyên liệu phong phú ở Việt Nam, có hàm lượng chất dinh dưỡng tương đối cao, trong nguyên liệu khô 100% chứa đựng đường + tinh bột 24,2%, protein 24%, chất béo 6%, xơ 11%, chất khoáng 6,7%, xanhthophylles 350 pPhần mềm (Yves Froehlich, Thái Văn Hùng 2001). Qua nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước, các nhà khoa học đã kết luận rằng khi bổ xung bột lá sắn vào thì khả năng sinh trưởng và sản xuất cao hơn so với khẩu phần ăn không có bột lá sắn. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tui tiến hành đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của các tỉ lệ bột lá sắn khác nhau trong khẩu phần đến sức sản xuất thịt của gà Broiler Lương Phượng nuôi tại Trại giống gia cầm Thịnh Đán - Thái Nguyên”.
1.2. Mục tiêu của đề tài
Xác định tỷ lệ bột lá sắn nào thích hợp nhất để bổ sung cho gà Broiler Lương Phượng.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp cho ngành khoa học thức ăn và dinh dưỡng gia cầm những thông tin cơ bản về việc sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Cân đối khẩu phần bột lá sắn vào công thức thức ăn hỗn hợp của gà thịt sẽ nâng cao hiệu quả chăn nuôi gà thịt.

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Đặc điểm sinh trưởng và những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của gia cầm
* Khái niệm sinh trưởng
Là một sinh vật hơn nữa là một cơ thể sống hoàn chỉnh, vật nuôi có các đặc trưng cơ bản của sự sống. Trong các đặc trưng cơ bản đó, sự sinh trưởng là một đặc trưng cơ bản được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.
Theo tài liệu của Chambers J.R (1990) [31], thì tác giả MoZan (1977) đã đưa ra khái niệm: Sinh trưởng cơ thể là tổng hợp sự sinh trưởng của các bộ phận như thịt, xương, da. Những bộ phận này không chỉ khác nhau về tốc độ sinh trưởng mà còn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng và nhiều yếu tố khác. Trần Đình Miên (1992) [13], đã khái quát như sau: “Sinh trưởng là quá trình tích lũy các chất hữu cơ do đồng hóa và dị hóa, là sự tăng chiều cao, chiều dài, bề ngang khối lượng của các bộ phận và toàn cơ thể con vật trên cơ sở tính chất di truyền từ đời trước”.
* Những chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng thể hiện qua các chỉ tiêu sau
- Khối lượng cơ thể: Khối lượng cơ thể tích luỹ được qua từng thời kỳ là chỉ tiêu sử dụng để đánh giá khả năng sinh trưởng của gia cầm. Tuy nhiên, chỉ tiêu này xác định được khả năng sinh trưởng ở một thời điểm xác định của cơ thể nhưng không chỉ ra được sự sai khác về tỷ lệ sinh trưởng của cơ thể trong một khoảng thời gian ở các độ tuổi khác nhau.
Chỉ tiêu khối lượng cơ thể (hay còn được gọi là sinh trưởng tích luỹ) còn được minh họa bằng đồ thị gọi là đồ thị sinh trưởng tích lũy. Đồ thị này thay đổi theo dòng giống, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng. Đối với gia cầm khối lượng cơ thể tính theo tuần tuổi có đơn vị là kg/con/tuần hay g/con/tuần.
- Sinh trưởng tuyệt đối: là sự tăng lên về khối lượng, kích thước và thể tích của cơ thể trong khoảng thời gian giữa hai lần khảo sát. Sinh trưởng tuyệt đối tính bằng g/con/ngày. Đồ thị sinh trưởng tuyệt đối có dạng parabol. Giá trị sinh trưởng tuyệt đối càng cao thì càng có hiệu quả kinh tế cao.
- Sinh trưởng tương đối: Là tỷ lệ % tăng lên về khối lượng kích thước và thể tích cơ thể lúc khảo sát so với lúc ban đầu khảo sát. Đồ thị sinh trưởng tương đối có dạng hypebol, gà còn non thì sẽ có sinh trưởng tương đối cao, sau đó giảm dần theo tuổi.
* Những nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của gia cầm
- Ảnh hưởng của dòng giống
Trong cùng điều kiện chăn nuôi, mỗi giống khác nhau có khả năng sinh trưởng khác nhau. Theo Nguyễn Mạnh Hùng và CS (1994) [8], sự khác nhau về khối lượng cơ thể gia cầm là rất lớn, giống gà kiêm dụng năng suất thịt cao hơn giống gà hướng trứng từ 500 - 700g/con (13- 30%).
Theo tài liệu của Chanbers. J.R (1990) [31], thì nhiều gen ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể gà. Có gen ảnh hưởng đến sự phát triển chung hay ảnh hưởng tới sự phát triển theo nhóm tính trạng hay một vài tính trạng riêng lẻ.
- Ảnh hưởng của tính biệt và tốc độ mọc lông
Sự khác nhau về tốc độ sinh trưởng và khối lượng của cơ thể con do yếu tố tính biệt quy định trong đó con trống có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn con mái.
Theo Phùng Đức Tiến (1997) [28], thì J.F.Hayers (1979) đã xác định biến dị di truyền về tốc độ mọc lông phụ thuộc vào giới tính. Theo Siegel và Dumington (1978) [38], thì: những alen quy định tốc độ mọc lông nhanh phù hợp với tăng khối lượng cao. Trong cùng một dòng gà mọc lông nhanh thì gà mái mọc lông nhanh hơn gà trống.
Tốc độ mọc lông có liên hệ với chất lượng thịt gia cầm, những gia cầm có tốc độ mọc lông nhanh thường có chất lượng thịt tốt hơn. Đây cũng là tính trạng di truyền liên kết với giới tính (Biichell và Brandch, 1978) [1].
- Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sinh trưởng của gia cầm. Việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng và cân đối giữa các chất sẽ giúp cho gia cầm phát huy cao tiềm năng di truyền về sinh trưởng.
Dinh dưỡng là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến khả năng sinh trưởng của gia cầm, khi đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng thì thời gian đạt khối lượng tiêu chuẩn sẽ giảm xuống.
Theo Chambers J.R (1990) [31], thì tương quan giữa tăng trọng của gà và hiệu quả sử dụng thức ăn khá cao (r = 0,5 - 0,9). Để phát huy khả năng sinh trưởng của gia cầm không những cần cung cấp đủ năng lượng thức ăn theo nhu cầu mà còn phải đảm bảo cân bằng protein, acid amin và năng lượng. Do vậy, khẩu phần ăn cho gà phải hoàn hảo trên cơ sở tính toán nhu cầu của gia cầm và đây là một trong những vấn đề cơ bản.
- Ảnh hưởng của môi trường
Điều kiện môi trường có ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng của gia cầm. Nếu điều kiện môi trường là tối ưu cho sự sinh trưởng của gia cầm thì gia cầm khỏe mạnh, lớn nhanh, nếu điều kiện môi trường không thuận lợi thì tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển gây bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe của gia cầm.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:



Xem thêm
Ảnh hưởng của việc bổ sung Biosaf (Probiotic) trong thức ăn của lợn nái
 
Last edited by a moderator:

nguenthong

New Member
Re: [Free] Nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung tỉ lệ bột lá sắn trong khẩu phần tới sức sản xuất thịt của gà broiler Lương Phượng nuôi

Bạn có thể gửi link đề tài này cho mình không? Thank bạn nhiều Email [email protected]
 

daigai

Well-Known Member
Re: [Free] Nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung tỉ lệ bột lá sắn trong khẩu phần tới sức sản xuất thịt của gà broiler Lương Phượng nuôi

Trích dẫn từ nguenthong:
Bạn có thể gửi link đề tài này cho mình không? Thank bạn nhiều Email [email protected]


Link download vừa mới udpate cho bạn
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng trực tuyến trên ứng dụng điện thoại thông minh tại TP.HCM Luận văn Kinh tế 0
R Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả học tập của sinh viên năm cuối Luận văn Sư phạm 0
D Nghiên cứu ảnh hưởng của muội than đến cơ tính và tổ chức của hỗn hợp PBT/PA6 Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên cứu sự ảnh hưởng kích nổ trên động cơ Khoa học kỹ thuật 0
D Các nhân tố ảnh hưởng đến giá bán căn hộ chung cư cao cấp - Nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
D Ảnh hưởng của nợ công tới tăng trưởng kinh tế nghiên cứu thực nghiệm tại đông nam á Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu về thảo luận nhóm và ảnh hưởng của nó đến khả năng nói của học sinh không chuyên ngữ Ngoại ngữ 0
D Nghiên cứu ảnh hưởng của ma sát âm đến sức chịu tải của cọc Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới tính thanh khoản của cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu đánh giá biến động các thông số ảnh hưởng đến chất lượng tôm sú (Penaeus Monodon) bảo quản ở 0 độ C sau thu hoạch Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top