langtu2004lk

New Member

Download Đồ án Nghiên cứu Bình Tách C - 1 và hệ thống điều chỉnh , kiểm tra mực chất lỏng và áp suất bình tách C1 miễn phí​





Tình hình khai thác dầu ở Xí nghiệp liên doanh dầu khí Vietsovpetro nói chung và mỏ Bạch Hổ nói riêng
Mỏ Bạch Hổ nằm ở bể Cửu Long cách thành phố Vũng Tàu 120 km về phía Đông nam . Cấu tạo này do Mobil phát hiện trên cơ sở tài liệu địa chấn 2 chiều ( 2D ) và phát hiện dầu khí đầu tiên vào tháng 3 năm 1975 bởi giếng khoan Bạch Hổ 1( BH – 1 ) bằng tàu khoan Glomar 2
Ngày 26/6/1986 , Xí nghiệp liên doanh Vietsopevtro đã khai thác tấn dầu đầu tiên từ mỏ và từ 6/9/1988 khai thác thêm tầng dầu trong móng granit nứt nẻ ở các độ sâu khác nhau . Đây là mỏ dầu lớn nhất Việt Nam hiện nay , bao gồm nhiều thân dầu: Miocene dưới , Oligocene và đá móng nứt nẻ trước Đệ tam .
Hiện nay trên mỏ Bạch Hổ có 11 giàn khai thác cố định và 8 giàn nhẹ . Phương pháp khai thác dầu chủ yếu đang áp dụng tại mỏ Bạch Hổ là phương pháp khai thác tự phun , phương pháp khai thác gaslift và phương pháp khai thác bằng máy bơm ly tâm điện chìm .
Nhịp độ khai thác dầu ở mỏ Bạch Hổ ngày càng tăng, năm đầu tiên ( 1986 ) khai thác 40.000 tấn . Đến ngày 16/9/1998 , Xí nhiệp liên doanh Vietsovpetro đã khai thác được 60 triệu tấn dầu thô và khai thác tấn dầu thứ 75 triệu vào ngày 20/12/1999 . Đến ngày 22/2/2001 khai thác tấn dầu thứ 90 triệu và ngày 4/12/2005 khai thác tấn dầu thứ 150 triệu .
Liên doanh dầu khí Vietsovpetro được thành lập ngày 19/8/1981 . Kể từ đó đến nay Liên doanh dầu khí Vietsovpetro luôn luôn là đơn vị chủ lực , con chim đầu đàn của ngành dầu khí Việt Nam , sản lượng khai thác không ngừng tăng , hằng năm chiếm tới gần 80% sản lượng dầu thô xuất khẩu của nước ta .
Thành công lớn nhất , thiết thực nhất là 25 năm qua ( tính đến hết tháng 10 năm 2006 ) . Xí nghiệp đã khai thác được gần 160 triệu tấn dầu từ các mỏ Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng, thu gom và vận chuyển vào bờ 16,6 tỷ m3 khí đồng hành và khí hoá lỏng phục vụ phát điện sản xuất công nghiệp, hoá chất. Xí nghiệp đã đạt mức doanh thu từ xuất khẩu dầu thô 32,7 tỷ USD, nộp ngân sách Nhà nước Việt Nam 21 tỷ USD, lợi nhuận phía Nga 5,8 tỷ USD và vào các năm 1993, 1996 phía Việt Nam và phía Nga đã thu hồi được vốn, qua đó đã góp phần đưa Việt Nam thành nước khai thác và xuất khẩu dầu đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á. Xí


Trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, ngành công nghiệp dầu khí có lịch sử phát triển còn non trẻ nhưng đã không ngừng vươn nên và trở thành một ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước. Hiện nay các công ty trực thuộc tổng công ty dầu khí Việt Nam cộng tác với nhiều công ty nước ngoài đang tham gia vào các dự án dầu khí của quốc gia, khẳng định một tiềm năng phát triển mạnh mẽ của dầu khí ngành Việt Nam.

Với mong muốn được góp một phần nhỏ vào sự phát triển của ngành công nghiệp dầu khí nước nhà. . Qua quá trình thực tập, nghiên cứu, thu thập tài liệu và nghiên cứu cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo Trần Văn Bản - Bộ môn Máy và Thiết bị Mỏ. Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng Bình Tách C - 1 nên em đã chọn đề tài tốt nghiệp:

“Nghiên cứu Bình Tách C - 1 và hệ thống điều chỉnh , kiểm tra mực chất lỏng và áp suất bình tách C1 trong hệ thống thu gom .”

Để hoàn thành bản đồ án này em xin chân thành Thank thầy giáo Trần Văn Bản cùng các thầy trong bộ môn Cơ Khí thiết bị Dầu Khí, cùng bạn bè đã giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do kiến thức thực tế, kiến thức bản thân, thời gian thực tập và nguồn tài liệu còn hạn chế nên đồ án không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn bè để xây dựng bản đồ án hoàn thiện hơn.

Hà nội, tháng 6 – 2009

Sinh viên: Phạm Văn Thanh .

Chương 1: Giới thiệu chung về tình hình khai thác thu gom và xử lý dầu khí tại Việt Nam.

1.1. Tình hình khai thác dầu ở Xí nghiệp liên doanh dầu khí Vietsovpetro nói chung và mỏ Bạch Hổ nói riêng

Mỏ Bạch Hổ nằm ở bể Cửu Long cách thành phố Vũng Tàu 120 km về phía Đông nam . Cấu tạo này do Mobil phát hiện trên cơ sở tài liệu địa chấn 2 chiều ( 2D ) và phát hiện dầu khí đầu tiên vào tháng 3 năm 1975 bởi giếng khoan Bạch Hổ 1( BH – 1 ) bằng tàu khoan Glomar 2

Ngày 26/6/1986 , Xí nghiệp liên doanh Vietsopevtro đã khai thác tấn dầu đầu tiên từ mỏ và từ 6/9/1988 khai thác thêm tầng dầu trong móng granit nứt nẻ ở các độ sâu khác nhau . Đây là mỏ dầu lớn nhất Việt Nam hiện nay , bao gồm nhiều thân dầu: Miocene dưới , Oligocene và đá móng nứt nẻ trước Đệ tam .

Hiện nay trên mỏ Bạch Hổ có 11 giàn khai thác cố định và 8 giàn nhẹ . Phương pháp khai thác dầu chủ yếu đang áp dụng tại mỏ Bạch Hổ là phương pháp khai thác tự phun , phương pháp khai thác gaslift và phương pháp khai thác bằng máy bơm ly tâm điện chìm .

Nhịp độ khai thác dầu ở mỏ Bạch Hổ ngày càng tăng, năm đầu tiên ( 1986 ) khai thác 40.000 tấn . Đến ngày 16/9/1998 , Xí nhiệp liên doanh Vietsovpetro đã khai thác được 60 triệu tấn dầu thô và khai thác tấn dầu thứ 75 triệu vào ngày 20/12/1999 . Đến ngày 22/2/2001 khai thác tấn dầu thứ 90 triệu và ngày 4/12/2005 khai thác tấn dầu thứ 150 triệu .

Liên doanh dầu khí Vietsovpetro được thành lập ngày 19/8/1981 . Kể từ đó đến nay Liên doanh dầu khí Vietsovpetro luôn luôn là đơn vị chủ lực , con chim đầu đàn của ngành dầu khí Việt Nam , sản lượng khai thác không ngừng tăng , hằng năm chiếm tới gần 80% sản lượng dầu thô xuất khẩu của nước ta .

Thành công lớn nhất , thiết thực nhất là 25 năm qua ( tính đến hết tháng 10 năm 2006 ) . Xí nghiệp đã khai thác được gần 160 triệu tấn dầu từ các mỏ Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng, thu gom và vận chuyển vào bờ 16,6 tỷ m3 khí đồng hành và khí hoá lỏng phục vụ phát điện sản xuất công nghiệp, hoá chất. Xí nghiệp đã đạt mức doanh thu từ xuất khẩu dầu thô 32,7 tỷ USD, nộp ngân sách Nhà nước Việt Nam 21 tỷ USD, lợi nhuận phía Nga 5,8 tỷ USD và vào các năm 1993, 1996 phía Việt Nam và phía Nga đã thu hồi được vốn, qua đó đã góp phần đưa Việt Nam thành nước khai thác và xuất khẩu dầu đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á. Xí

nghiệp đã tạo dựng được một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật vững chắc trên bờ và dưới biển với 12 giàn khoan cố định, 2 giàn công nghệ trung tâm, 9 giàn nhẹ, 3 giàn bơm ép nước, 4 trạm rót dầu không bến, 2 giàn nén khí, 2 giàn tự nâng, với 330 km đường ống dưới biển, 17 tàu dịch vụ các loại trên biển và một căn cứ dịch vụ trên bờ với 10 cầu cảng dài tổng cộng 1.300 m, trong đó có cầu cảng trọng tải 10.000 tấn, có hệ thống kho có khả năng chứa 38.000 tấn/năm, 60.000 m2 bãi cảng, năng lực hàng hoá thông qua 12.000 tấn/năm.

Hiện nay, một chặng đường mới với nhiều thử thách đang đến với liên doanh dầu khí Vietsovpetro. Khi các mỏ dầu cũ đã được khai thác nhiều năm, giảm dần sản lượng thì việc tìm kiếm những mỏ dầu khí mới và áp dụng kỹ thuật hiện đại để gia tăng sản lượng hết sức quan trọng. Vì vậy công tác tìm kiếm thăm dò những mỏ dầu mới được đẩy mạnh bao gồm khoan khai thác 12 giếng gồm 51.150 m khoan sâu trong lòng biển, sửa chữa 35 giếng. Liên doanh Vietsovpetro đã xây dựng kế hoạch, áp dụng thành công các giải pháp điều chỉnh khai thác làm cho trạng thái khai thác tầng móng vòm trung tâm Bạch Hổ khá ổn định, bảo đảm áp suất vỉa ở độ sâu 3.050 m.

Bên cạnh việc khai thác, tìm kiếm dầu khí, liên doanh dầu khí Vietsovpetro còn khai thác năng lực sẵn có để tham gia các dịch vụ kỹ thuật dầu khí biển cho các công ty nước ngoài đã ký hợp đồng tìm kiếm, thăm dò, khai thác, phân chia sản phẩm với ngành dầu khí nước ta. Dự tính doanh thu từ lĩnh vực này trong năm nay sẽ đạt được hơn 20 triệu USD.

Theo kế hoạch giai đoạn 20062010, Xí nghiệp liên doanh dầu khí Vietsovpetro phấn đấu gia tăng trữ lượng 52 triệu tấn dầu thô với 20 giếng khoan tìm kiếm, vận chuyển đưa vào bờ 6,5 tỷ m3 khí. Khoan 64 giếng khoan khai thác. Đưa vào sử dụng 7 công trình biển, 3 công trình đầu tư lớn.

1.2. Dầu mỏ và đặc tính dầu thô mỏ Bạch Hổ

1.2.1. Thành phần chung của dầu mỏ

Dầu mỏ là sản phẩm phức tạp của thiên nhiên với thành phần chủ yếu là hydrocacbon, chúng chiếm từ 6090% khối lượng của dầu. Các hydrocacbon này được tạo thành do sự kết hợp của các nguyên tố các bon và hydro. Tuỳ theo các cấu trúc phân tử mà ta có các hydrocacbon ở thể khí, lỏng, rắn.

Dầu mỏ bao gồm các nhóm:

- Nhóm hydrocacbon Parafinic (CnH2n+2):

Nhóm này có cấu trúc mạch thẳng và mạch nhánh chiếm từ 50 70%. Ở điều kiện bình thường hydrocacbon có cấu tạo mạch từ C1C4 ở trạng thái khí, từ C4C6 ở trạng thái lỏng, lớn hơn C17 ở trạng thái rắn (dạng tinh thể).

- Nhóm hydrocacbon naptenic (CnH2n):

Nhóm này có cấu trúc mạch vòng (no và không no) chiếm tỷ lệ 1020% thành phần dầu thô, phổ biến nhất là Cyclopentan (C5H10) và Cyclohexan (C6H12) cùng các dẫn xuất alkyl của chúng. Ở điều kiện thường hydrocacbon napten (no) có cấu tạo từ C1C4 ở trạng thái khí, từ C5C10 ở trạng thái lỏng, từ C11 trở lên ở trạng thái rắn.

- Nhóm hydrocacbon anomatic (CnH2n-6):

Nhóm này có mặt trong dầu thô dưới dạng các dẫn xuất của benzen, chiếm từ 12% thành phần dầu thô.

- Các hợp chất có chứa ôxy, Nitơ, lưu huỳnh: ngoài các nhóm hydrocacbon kể trên trong dầu thô còn chứa các hợp chất không thuộc loại này mà phần lớn là Asphatel – smol có chứa trong nó hợp chất của O, N, S trong đó:
 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu sự hài lòng của du khách nội địa đối với khu du lịch sinh thái phong nha – kẻ bàng, tỉnh quảng bình Luận văn Kinh tế 0
D Phát triển kinh tế biển, nghiên cứu trường hợp của tỉnh bình định Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu ứng dụng các phương pháp học máy tiên tiến trong công tác dự báo vận hành hồ Hòa Bình Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu thiết kế hệ thống điều khiển mức nước bình cấp trên nền centum vp Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh phù đầu ở lợn sau cai sữa trên địa bàn tỉnh Thái Bình và chế tạo thử nghiệm auto - vaccine phòng bệnh Nông Lâm Thủy sản 0
K Nghiên cứu và thiết kế hệ thống xử lý nước thải sản xuất tinh bột sắn của nhà máy sản xuất tinh bột sẵn Yên Bình - Yên Bái Kiến trúc, xây dựng 0
K Nghiên cứu ảnh hưởng của ngập úng đến hiện trạng chết cây ăn trái ở vườn cây Lái Thiêu – Bình Dương Khoa học Tự nhiên 0
O Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý cụm công nghiệp thân thiện môi trường hướng đến phát triển bền vững cụm công nghiệp bình chuẩn - Tỉnh bình dương đến năm 2020 Khoa học Tự nhiên 0
T Nghiên cứu đề xuất mô hình khu công nghiệp TTMT hướng đến PTBV khu công nghiệp Mỹ Phước - Bình Dương đến năm 2020 Khoa học Tự nhiên 0
G Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý phù hợp phục vụ công tác bảo vệ môi trường hướng đến phát triển bền vững khu dân cư tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Bình Dương Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top