neu_1326

New Member
Download Đề tài Nghiên cứu chất lượng nước và tôm tự nhiên trong các mô hình tôm rừng ở Cà Mau

Download Đề tài Nghiên cứu chất lượng nước và tôm tự nhiên trong các mô hình tôm rừng ở Cà Mau miễn phí





TÓM TẮT
Nghiên cứu biến động chất lượng nước quanh năm ở 18 vuông tôm-rừng ở Lâm Ngư
Trường 184 – Cà Mau (vuông tôm-đước 5 tuổi, 10 tuổi, 15 tuổi, mắm-giá, dừa lá và
vuông không có rừng) cho thấy hầu hết các yếu tố thủy lý hóa sinh sai khác nhau không
có ý nghĩa thống kê (P>0,05), nhưng biến động rất lớn theo mùa vụ. Lá rừng tích lũy trên
trảng không ngập nước nhưng phân hủy đổ xuống đồng loạt vào mùa mưa làm giảm chất
lượng nước là vấn đề cần được chú ý. Tuy nhiên, các yếu tố môi trường vẫn trong
khoảng cho phép cho tôm nuôi. Năng suất tôm tự nhiên ở vuông có rừng sai khác không
có ý nghĩa so với vuông không rừng. Vuông có dừa lá có năng suất tôm cao nhất. Kết
quả cho thấy, với phương pháp quản lý ao như hiện nay, các loại cây rừng và tuổi rừng
khác nhau không ảnh hưởng lớn đến chất lượng nước và tôm, và chất lượng nước ở các
vuông tôm rừng vẫn đảm bảo cho nghề nuôi tôm sinh thái ở Cà Mau.
1 GIỚI THIỆU
Mô hình nuôi thủy sản thân thiện với rừng (Mangrove-friendly aquaculture) đã
được hình thành từ vài thập kỷ qua ở nhiều quốc gia như Indonesia, Myanmar,
Việt nam, Thái Lan, Philippines, Malaysia, Kenya, Tanzania và Jamaica nhằm
mục đích vừa khôi phục và bảo vệ rừng vừa phát triển kinh tế thông qua nuôi thủy
sản (Fitzgerald JR, 2000).
Ở nước ta, mô hình tôm rừng phổ biến nhất là ở Cà Mau với tổng cộng trên
48.000ha, trong đó, diện tích mặt nước dành nuôi tôm khoảng 19.000ha (Sở Thủy
1 Khoa Thủy Sản, Đại Học Cần Thơ
2 Viện Công Nghệ Châu Á, Thái Lan
Mô hình tôm từng kết hợp có ưu điểm là đơn giản, đầu tư thấp, mật độ
nuôi thấp, không cần cho ăn. Vật chất phân hủy từ lá thân cây rừng sẽ là nguồn
thức ăn trực tiếp hay nguồn “phân xanh” quan trọng cho chuỗi thức ăn trong hệ
sinh thái ao nuôi (Takashima, 2000). Tùy loại rừng, lá rừng có chứa nhiều thành
phần khác nhau, phân hủy với thời gian khác nhau trong những điều kiện đặc thù
và sẽ làm giàu dinh dưỡng môi trường (Rajendran và Kathiresan, 1999). Tuy
nhiên, lượng lá rừng rơi xuống cũng thay đổi theo từng điều kiện cụ thể và có thể
làm ô nhiễm môi trường, nhất là trong điều kiện mô hình tôm rừng kết hợp
(Fitzgerald, 2000).



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

Tạp chí Nghiên cứu Khoa học 2006: 8-19 Trường Đại học Cần Thơ
8
NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ TÔM TỰ NHIÊN
TRONG CÁC MÔ HÌNH TÔM RỪNG Ở CÀ MAU
Trần Ngọc Hải1, Amaratne Yakupitiyage2 và Trần Minh Nhứt1
ABSTRACT
A year-round study on water quality of 18 mangrove-shrimp farms in the Forestry-
Fisheries Enpterprise 184 in Ca Mau province (farms with 5-yr old Rhizophora, 10-yr old
Rhizophora, 15-yr old Rhizophora, farms with mixed Avicenia-Excoecaria, farms with
Nypa, and farms without mangrove) showed that water quality parameters were not
significantly different among the farms but strongly varied between the dry and rainy
seasons. Mangrove leaf litters which accumulated on the mangrove platform and
decomposed during rainy season caused poor water quality during this season. However,
the water parameters were still in acceptable ranges for shrimp culture. Wild shrimp
productivity was not significantly different among the farms accept those of the Nypa
farms having the highest productivity. The results indicated that different mangrove types
and ages did not strongly affect to water quality and shrimp production, and water
quality is still suitable for those organic shrimp farming systems.
Keyword: Mangrove, shrimp, organic shrimp farming, water quality
Title: Water quality and wild shrimp productivity in the mangrove-shrimp farming
systems in Ca Mau province
TÓM TẮT
Nghiên cứu biến động chất lượng nước quanh năm ở 18 vuông tôm-rừng ở Lâm Ngư
Trường 184 – Cà Mau (vuông tôm-đước 5 tuổi, 10 tuổi, 15 tuổi, mắm-giá, dừa lá và
vuông không có rừng) cho thấy hầu hết các yếu tố thủy lý hóa sinh sai khác nhau không
có ý nghĩa thống kê (P>0,05), nhưng biến động rất lớn theo mùa vụ. Lá rừng tích lũy trên
trảng không ngập nước nhưng phân hủy đổ xuống đồng loạt vào mùa mưa làm giảm chất
lượng nước là vấn đề cần được chú ý. Tuy nhiên, các yếu tố môi trường vẫn trong
khoảng cho phép cho tôm nuôi. Năng suất tôm tự nhiên ở vuông có rừng sai khác không
có ý nghĩa so với vuông không rừng. Vuông có dừa lá có năng suất tôm cao nhất. Kết
quả cho thấy, với phương pháp quản lý ao như hiện nay, các loại cây rừng và tuổi rừng
khác nhau không ảnh hưởng lớn đến chất lượng nước và tôm, và chất lượng nước ở các
vuông tôm rừng vẫn đảm bảo cho nghề nuôi tôm sinh thái ở Cà Mau.
Từ khóa: Rừng ngập mặn, tôm sú, nuôi tôm
1 GIỚI THIỆU
Mô hình nuôi thủy sản thân thiện với rừng (Mangrove-friendly aquaculture) đã
được hình thành từ vài thập kỷ qua ở nhiều quốc gia như Indonesia, Myanmar,
Việt nam, Thái Lan, Philippines, Malaysia, Kenya, Tanzania và Jamaica nhằm
mục đích vừa khôi phục và bảo vệ rừng vừa phát triển kinh tế thông qua nuôi thủy
sản (Fitzgerald JR, 2000).
Ở nước ta, mô hình tôm rừng phổ biến nhất là ở Cà Mau với tổng cộng trên
48.000ha, trong đó, diện tích mặt nước dành nuôi tôm khoảng 19.000ha (Sở Thủy
1 Khoa Thủy Sản, Đại Học Cần Thơ
2 Viện Công Nghệ Châu Á, Thái Lan
Tạp chí Nghiên cứu Khoa học 2006: 8-19 Trường Đại học Cần Thơ
9
sản, 2003). Mô hình tôm từng kết hợp có ưu điểm là đơn giản, đầu tư thấp, mật độ
nuôi thấp, không cần cho ăn. Vật chất phân hủy từ lá thân cây rừng sẽ là nguồn
thức ăn trực tiếp hay nguồn “phân xanh” quan trọng cho chuỗi thức ăn trong hệ
sinh thái ao nuôi (Takashima, 2000). Tùy loại rừng, lá rừng có chứa nhiều thành
phần khác nhau, phân hủy với thời gian khác nhau trong những điều kiện đặc thù
và sẽ làm giàu dinh dưỡng môi trường (Rajendran và Kathiresan, 1999). Tuy
nhiên, lượng lá rừng rơi xuống cũng thay đổi theo từng điều kiện cụ thể và có thể
làm ô nhiễm môi trường, nhất là trong điều kiện mô hình tôm rừng kết hợp
(Fitzgerald, 2000).
Mô hình tôm-rừng kết hợp ở Cà Mau chủ yếu là rừng đước (Rhizophora) hiện nay
có độ tuổi 0-20 tuổi. Các loại cây rừng tự nhiên như mắm (Avicennia), giá
(Excoecaria) và dừa lá (Nypa) cũng phổ biến ở một số nơi trong tỉnh. Đã có nhiều
nhiên cứu về điều kiện môi trường, kỹ thuật, kinh tế xã hội và quản lý mô hình tôm
rừng ở Cà Mau (Tuan et al., 1997, Binh et al., 1997; Jonhston, 2000; Be, 2000;
Minh et al., 2001; Christensen, 2003). Tuy nhiên, nghiên cứu và ảnh hưởng của
các loại cây rừng và tuổi rừng lên môi trường nước và tôm nuôi vẫn chưa được
thực hiện. Vì thế, nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá ảnh hưởng của các loại
cây rừng (đước, mắm, giá, dừa lá) và các độ tuổi rừng đước khác nhau lên môi
trường nước và tôm tự nhiên trong mô hình tôm rừng kết hợp để góp phần định
hướng phát triển nghề nuôi tôm sinh thái trong vùng.
2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được thực hiện ở Lâm-Ngư Trường (LNT) 184, tỉnh Cà Mau từ tháng
2-12 năm 2003. Tổng cộng có 18 vuông tôm - rừng được chọn nghiên cứu bao
gồm: 3 vuông có rừng đước 5 tuổi; 3 vuông có rừng đước 10 tuổi; 3 vuông có rừng
đước 15 tuổi; 3 vuông có rừng hỗn hợp mắm-giá tự nhiên; 3 vuông có dừa lá tự
nhiên; 3 vuông không có rừng (Rừng đước trồng đã khai thác toàn bộ 2 năm trước
đó, lúc rừng đạt 15 tuổi) và 5 điểm ở kênh và sông. Các chi tiết về các vuông được
trình bày ở Bảng 1.
Mẫu nước được thu từ 18 vuông và 5 điểm ở sông trước các vuông 1, 4, 7, 12, 13.
Mỗi tháng thu 1 lần vào trước kỳ thay nước, thời gian thu mẫu từ 7 đến 12 giờ.
Các yếu tố và phương pháp phân tích như sau (APHA, 1989):
- Độ mặn: Khúc xạ kế
- pH: pH kế
- COD: Dichromate reflux method
- H2S: Methyl blue method
- Nitrite: NED dihydrochoride method
- TAN: Indophenol blue method
- Phosphate Ascorbic acid method
- Tannin: Folin phenol method
- Fe2+ : Phenanthroline method
- TOM: Boy’s method, 1992
- Chlorophyll-a: Phân tích bằng cách chiết xuất với Aceton và so màu bằng
máy quang phổ.
Tạp chí Nghiên cứu Khoa học 2006: 8-19 Trường Đại học Cần Thơ
10
Bảng 1: Đặc điểm các vuông tôm - rừng nghiên cứu
Mương Rừng Cống Thay nước Vuông Vị trí Tuổi
vuông
(năm)
Tổng
diện
tích
(ha)
Tỷ lệ
DT
(%)
Độ
sâu
Rộng Cây
rừng
Tuổi Mật
độ
(cây/
m2)
Tỷ lệ
DT
(%)
Ngập
nước
(m)
Số
lượng
Rộng
(m)
Số
ngày/
tháng
%/
ngày
Rộng
kênh
(m)
1 8o 46’ 116’’N
105o 07’ 614’’E
10 6,3 30 0,7-
1,2
2,5 Đước 5 1 70 0-0,3 1 1 10 40 15
2 8o 46’ 57’’ N
105o 7’ 444’’E
10 5,0 30 Đước 5 1 70 0-0,3 1 1 10 40 15
3 8o 45’ 970’’ N
105o 7’ 398’’ E
10 3,9 30 0,8-
1,2
3,0 Đước 5 1 70 0-0,4 1 0,8 10 40 15
4 8o 46’ 832’’ N
105o 8’ 44’’ E
11 4,0 30 0,5-
1,0
2,5 Đước 10 1 70 0-0,2 1 0,7 10 40 15
5 8o 46’ 867’’ N
105o 8’ 45’’ E
11 5,1 30 0,7-
1,0
2,5 Đước 10 1 70 0-0,2 1 0,85 11 40 15
6 8o 46’ 910’’ N
105o 8’ 44’’ E
11 4,3 30 0,5-
0,8
2,5 Đước 10 1 70 0-0,3 1 0,75 11 40 15
7 8o 49’ 778’’ N
105o 9’ 391’’ E
15 4,8 30 0,6-
1
2,5 Đước 15 0,3 70 0-0,3 1 0,7 7 40 15
8 8o 49’ 778’’ N
105o 9’ 507’’ E
15 3,5 30 0,5-
0,8
4,0 Đước 15 0,3 70 0-0,4 1 1 10 30 15
9 8o 49’ 779’’ N
105o 9’ 699’’ E
15 4,0 30 0,6-
1,0
3,5 Đước 15 0,3 70 0-0,4 1 0,8 10 30 15
10 8o 46’ 409’’ N
105o 9’ 492’’ E
10 2,0 30 0,5-
1,0
2,5 Mắm-
Giá
- - 70 0-0,4 1 0,7 11 40 70
11 8o 46’ 870’’ N
105o 9’ 592’’ E
10 1,7 30 0,5-
1,0
3,0 Mắm-
Giá
- - 70 0-0,2 1 0,7 11 30 70
12 8o 46’ 926’’ N
105o 9’ 717’’ E
10 3,3 30 0,6-
1,0
2,5 Mắm-
Giá
- - 70 0-0,2 1 0,6 10 40 70
13 8o 49’ 377’’ N
105o 8’ 53’’ E
15 1,0 40 0,6-
1,2
2,5 Dừa
nước
- - 60 0-0,6 1...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Nghiên cứu giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về chất lượng thức ăn đối với một số cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu xác định hàm lượng một số hợp chất clobenzen Khoa học Tự nhiên 0
D nghiên cứu xây dựng quy trình phân tích các hoạt chất chính trong cây hương thảo Nông Lâm Thủy sản 0
D Nâng cao hiệu quả áp dụng các phương pháp địa chất và địa vật lý hiện đại nghiên cứu địa chất môi trường vùng đồng bằng sông hồng và cửu long Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu đánh giá biến động các thông số ảnh hưởng đến chất lượng tôm sú (Penaeus Monodon) bảo quản ở 0 độ C sau thu hoạch Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu sử dụng bản đồ tư duy (mindmaps) trong dạy học chương “động học chất điểm” vật lý 10 thpt Luận văn Sư phạm 0
D Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực kế toán tại trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp Luận văn Sư phạm 1
D Nghiên cứu ứng dụng tro bay làm chất độn gia cường cho vật liệu cao su và cao su blend Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu khả năng hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên các vật liệu tio2 và khoáng sét bằng phương pháp hóa học tính toán Ngoại ngữ 0
D Nghiên cứu tổng hợp pholthua lưỡng kim cấu trúc nano xốp làm chất xúc tác cho quá trình tách nước điện hóa tổng thể Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top