Link tải luận văn miễn phí cho ae

Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng biểu
Danh mục các biểu đồ
MỞ ĐẦU .1
1. Tính cấp thiết của đề tài .1
2. Mục tiêu nghiên cứu. .4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
4. Phương pháp nghiên cứu .4
5. Ý nghĩa của đề tài .5
6. Cấu trúc của luận văn .6
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh của Michael E. Porter 7
1.1.1 Lợi thế cạnh tranh theo quan điểm của Michael E. Porter.7
1.1.2 Những nhân tố quyết định lợi thế cạnh tranh quốc gia theo Mô hình kim cương của Michael E. Porter .7
1.2 Lý thuyết về chuỗi cung ứng .10
1.2.1 Định nghĩa về chuỗi cung ứng .10
1.2.2 Chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng .12
1.2.3 Mục tiêu của chuỗi cung ứng .16
1.2.4 Để nâng cao năng lực cạnh tranh thì cần làm gì trong chuỗi cung ứng .17
1.3 Tổng quan chuỗi cung ứng của mặt hàng thủy sản Việt Nam .20
1.4 Sự cần thiết để cải thiện chuỗi cung ứng trong ngành chế biến Cá Tra, Cá Basa
1.5 Tiêu chuẩn Global GAP và tiêu chuẩn BRC .23
1.5.1 Tiêu chuẩn Global GAP 23
1.5.2 Tiêu chuẩn BRC 25
1.6 Truy xuất nguồn gốc trong chuỗi cung ứng .26
1.6.1 Khái niệm chung 26
1.6.2 Hệ thống truy xuất nguồn gốc .27
1.6.3 Sơ đồ minh họa quá trình cung cấp và truy xuất thông tin theo chuỗi cho sản phẩm thủy sản nuôi .28
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .29
Chương 2: THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG MẶT HÀNG CÁ TRA, CÁ BASA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NAM VIỆT
2.1 Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần Nam Việt 30
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển .30
2.1.2 Cơ cấu tổ chức hoạt động kinh doanh .33
2.1.2.1 Sơ đồ tổ chức .33
2.1.2.2 Tình hình sử dụng lao động (2007-2009) .34
2.1.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (2007 – 2009) .35
2.1.3.1 Đánh giá kết quả kinh doanh 35
2.1.3.2 Đánh giá hiệu quả kinh doanh .37
2.1.3.3 Phân tích tình hình tài chính .39
2.1.4 Định hướng phát triển của công ty trong tương lai .44
2.2 Thực trạng chuỗi cung ứng mặt hàng Cá Tra, Cá Basa tại Công ty Cổ phần Nam Việt .45
2.2.1 Con giống và thức ăn .45
2.2.2 Vùng nuôi 46
2.2.3 Thu hoạch 55
2.2.4 Vận chuyển từ vùng nuôi về nhà máy .56
2.2.5 Sản xuất, chế biến . .56
2.2.6 Đóng gói và bảo quản .60
2.2.7 Vận chuyển từ nhà máy đến nước nhập khẩu .60
2.2.8 Khách hàng .61
2.3 Phân tích cơ hội và nguy cơ, điểm mạnh và điểm yếu của chuỗi cung ứng mặt hàng Cá Tra, Cá Basa tại Công ty Cổ phần Nam Việt .61
2.3.1 Cơ hội .64
2.3.2 Nguy cơ .69
2.3.3 Điểm mạnh .76
2.3.3.1 Hậu cần đầu vào .76
2.3.3.2 Sản xuất, chế biến .78
2.3.3.3 Marketing và bán hàng .79
2.3.3.4 Dịch vụ khách hàng 80
2.3.4 Điểm yếu .81
2.3.4.1 Hậu cần đầu vào .81
2.3.4.2 Sản xuất, chế biến . 85
2.3.4.3 Hậu cần đầu ra . 87
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .93
Chương 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI TIẾN CHUỖI CUNG ỨNG VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN NAM VIỆT
3.1 Giải pháp hội nhập dọc ngược chiều để giải quyết nguồn nguyên liệu đầu vào .94
3.2 Giải pháp quản trị hoạt động sản xuất .96
3.3 Giải pháp hội nhập dọc thuận chiều để giải quyết thị trường đầu ra. .99
3.4 Giải pháp truy xuất nguồn gốc . .106

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

LỜI MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài
Hơn 20 năm qua, ngành thủy sản Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, toàn diện, cả về khai thác, nuôi trồng và chế biến xuất khẩu, liên tục tăng trưởng với tốc độ cao, kim ngạch xuất khẩu hàng năm tăng bình quân 17%/năm. Thủy sản đã trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, hội nhập sâu, rộng và đạt được những thành công khá ấn tượng với nền kinh tế thế giới, đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia mạnh về thủy sản. Năm 2009, Việt Nam đã xuất khẩu 85 loại sản phẩm thủy sản sang 163 quốc gia với khối lượng 1,22 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 4,25 tỉ USD, trở thành 1 trong 6 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới. Trong đó, sản phẩm Tôm và Cá Tra, Cá Basa vẫn là hai sản phẩm chủ lực của thủy sản Việt Nam với giá trị tương ứng 1,67 tỷ USD chiếm 39,4% và 1,34 tỷ USD chiếm 31,6%. Riêng sản phẩm Cá Tra, Cá Basa đã xuất khẩu sang 133 thị trường trên thế giới với khối lượng 607,7 ngàn tấn thành phẩm.[26].
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, thực tế cho thấy tầm quan trọng của sản phẩm Cá Tra, Cá Basa đối với ngành thủy sản Việt Nam cũng như những lợi ích mà nó mang lại cho nền kinh tế. Việc xuất khẩu Cá Tra, Cá Basa đã góp phần tạo nên sức tăng trưởng nhảy vọt của xuất khẩu thủy sản và hàng năm mang lại cho Nhà nước một khối lượng lớn ngoại tệ phục vụ cho công cuộc phát triển đất nước.
Nhờ những ưu ái mà thiên nhiên ban tặng, các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long đã phát triển mạnh mẽ nghề nuôi Cá Tra, Cá Basa. Nghề nuôi phát triển kéo theo các nhà máy chế biến cũng mọc lên ngày một nhiều. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng Cá Tra, Cá Basa của Việt Nam vào các thị trường như Mỹ và một số các nước thuộc khối EU cũng ngày một tăng, đến mức Hiệp hội chủ trại nuôi cá da trơn Mỹ (CFA) phải lên tiếng về việc Cá Tra, Cá Basa gia tăng thị phần đáng kể và có nguy cơ đe dọa ngành cá Catfish của Mỹ. Không chỉ dừng lại ở đó, Hiệp hội này còn đệ đơn lên Ủy Ban Hiệp thương Quốc tế Mỹ (ITC) và Bộ thương mại Mỹ (DOC) kiện một số doanh nghiệp Việt Nam chống bán phá giá mặt hàng Cá Tra, Cá Basa vào Mỹ.
Vụ kiện kéo dài từ năm 2002 tới năm 2006 mới kết thúc, kết quả cuối cùng các doanh nghiệp Việt Nam thua kiện, việc thua kiện cũng xuất phát bởi nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, có thể nói nguyên nhân chính là việc chúng ta nuôi và chế biến không tuân theo bất kỳ một tiêu chuẩn quốc tế nào đã gây bất lợi khi chúng ta không có cơ sở chứng minh nguồn gốc, chất lượng sản phẩm, cũng như những chi phí liên quan để bác bỏ lại luận điểm cho rằng chúng ta bán phá giá. Thua kiện, các doanh nghiệp còn phải trả nhiều cái giá đắt như bị Mỹ áp đặt thuế chống bán phá giá theo mức thuế khác nhau, kéo theo việc sản lượng xuất khẩu vào thị trường nước này giảm đáng kể.
Cũng chính vụ kiện này đã đưa thương hiệu của Cá tra, Cá Basa đến với thị trường thế giới nhiều hơn. Đó là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường sang các nước khác, nhưng thực tế chất lượng sản phẩm của chúng ta có thể đáp ứng được những yêu cầu của thị trường đó hay không? Khi mà có một thực trạng đáng buồn là sự thiếu hiểu biết của người nông dân trong quá trình nuôi, mỗi người nuôi theo mỗi kiểu khác nhau, vai trò của các cơ quan quản lý còn mờ nhạt, sự lạm dụng thuốc kháng sinh, sử dụng hóa chất bị cấm sử dụng đối với mặt hàng thủy sản,... dẫn đến chất lượng nguyên liệu đầu vào cho các doanh nghiệp chế biến không đảm bảo chất lượng. Mặt khác, chúng ta cũng không thể bỏ qua việc một số doanh nghiệp chế biến vì chạy theo lợi nhuận mà có những hành vi gian lận trong kinh doanh như: lạm dụng mạ băng làm tăng trọng lượng ảo cho sản phẩm, lạm dụng các hóa chất phụ gia để bảo quản...cách làm ăn “chụp giật” này không thể tồn tại lâu dài khi mà thị trường chúng ta hướng đến đều là những thị trường khó tính. Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu cần có tầm nhìn và chiến lược lâu dài, phải tuân thủ các tiêu chuẩn khắt khe từ đối tác. Tức là, sản phẩm của chúng ta phải hoàn toàn sạch và không có dư lượng hóa chất, kháng sinh bị cấm, có nguồn gốc rõ ràng…
Vậy làm thế nào để phát triển một cách bền vững? làm thế nào để nâng cao vị thế doanh nghiệp mình trên trường quốc tế khi mà việc cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt? làm thế nào để các doanh nghiệp yên tâm về nguồn nguyên liệu luôn ổn định trước những biến động về giá cả của thị trường? Tác giả cho rằng, đây là nỗi trăn trở của nhiều chủ doanh nghiệp.
Trên thực tế, chìa khóa cho thành công trong kinh doanh toàn cầu ngày nay đều liên quan tới cụm từ “Chuỗi cung ứng” – đây chính là câu trả lời cho những câu hỏi trên dành cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu Cá Tra, Cá Basa của Việt Nam. Chỉ khi nào chúng ta áp dụng chuỗi cung ứng trong nuôi, chế biến và xuất khẩu thì khi đó chúng ta mới yên tâm về tương lai của Cá Tra, Cá Basa và sự phát triển của các doanh nghiệp. Bởi lẽ, trong chuỗi có sự liên kết, hợp tác chặt chẽ giữa nhà nuôi, nhà chế biến và nhà phân phối. Điều này giúp các doanh nghiệp có được nguồn cung cấp hàng hóa, nguyên vật liệu đảm bảo chất lượng, có khả năng truy xuất nguồn gốc sản phẩm cũng như có được kênh tiêu thụ hàng hóa ổn định, tránh được tình trạng tồn kho thành phẩm quá nhiều hay quá ít, gây ứ đọng vốn hay thiếu hàng.
Là một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực chế biến và xuất khẩu Cá Tra, Cá Basa của Việt Nam, nhưng cho đến nay Công ty Cổ phần Nam Việt vẫn chưa có một sự nghiên cứu nghiêm túc nào về chuỗi cung ứng sản phẩm. Các quyết định của chuỗi cung ứng đóng vai trò quan trọng trong sự thành công hay thất bại của một Công ty. Thế nhưng, tại Công ty việc thực hiện chuỗi cung ứng nội bộ như hiện nay chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của Ban lãnh đạo. Chính vì lẽ đó, cùng với sự thành công, cũng có lúc Công ty cũng đã trả giá đắt cho việc mất thị trường Nga và Mỹ (với mức thuế 53,68%) là những bài học lớn từ việc thiếu tính chuyên nghiệp trong việc áp dụng chuỗi cung ứng.
Là người làm công tác quản lý cấp cao và trực tiếp tham gia vào điều hành một số lĩnh vực nuôi, chế biến và xuất khẩu Cá Tra, Cá Basa tại Công ty Cổ phần Nam Việt từ những ngày đầu mới thành lập. Tác giả nghĩ rằng, nếu Công ty muốn giữ vững vị trí đầu bảng trong ngành thủy sản Việt Nam và phát triển bền vững thì không thể không có cái nhìn nghiêm túc về chuỗi cung ứng. Bởi chuỗi cung ứng là phương pháp, là con đường để các doanh nghiệp trong đó có Nam Việt có được những sản phẩm sạch “từ con giống đến bàn ăn” – đó chính là “tấm vé” để chúng ta đi đường “cửa chính” bước vào thị trường toàn cầu với những tiêu chuẩn khắt khe nhất. Điều này thực sự là nổi trăn trở của Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Nam Việt nói chung và của chính tác giả nói riêng. Và đó cũng chính là lý do thôi thúc tác giả chọn đề tài ‘‘Nghiên cứu chuỗi cung ứng của mặt hàng Cá Tra, Cá Basa tại Công ty Cổ phần Nam Việt’’ để làm luận văn thạc sỹ chương trình Cao học Quản trị kinh doanh. Tác giả tin rằng, đây không chỉ là vấn đề riêng Công ty Cổ phần Nam Việt mà còn là vấn đề chung của rất nhiều doanh nghiệp trong ngành chế biến thủy sản tại Việt Nam hiện nay. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài này trong bối cảnh môi trường kinh doanh và hiện trạng của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay cũng là góp phần vào sự thành công của các doanh nghiệp cùng lĩnh vực trong tương lai để phát triển bền vững và nâng cao năng lực trong cạnh tranh là hoàn toàn khả thi.
2. Mục tiêu nghiên cứu
 Phân tích đặc điểm của các bên có liên quan trong chuỗi cung ứng về các vấn đề: chi phí, tính hợp tác, VSATTP, việc truy xuất, giấy chứng nhận, cơ quan kiểm tra, rủi ro và hiệu quả.
 Phân tích những điểm mạnh và điểm yếu; cơ hội và thách thức của chuỗi cung ứng Cá Tra, Cá Basa tại Công ty Cổ phần Nam Việt, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp cải tiến hệ thống chuỗi cung ứng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu: Nhà cung cấp/ Người nuôi, Nhà sản xuất/ Công ty Cổ phần Nam Việt, Khách hàng
 Phạm vi nghiên cứu: Các vấn đề đặt ra trong mục tiêu nghiên cứu của mặt hàng Cá Tra, Cá Basa đông lạnh tại Công ty Cổ phần Nam Việt.
4. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp luận phân tích: Lợi thế cạnh tranh của Michael E. Porter, chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, tiêu chuẩn Global GAP, BRC.
 Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu: Để thực hiện đề tài này tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phương pháp thống kê mô tả; phương pháp so sánh; phương pháp chuyên gia; phương pháp phỏng vấn trực tiếp.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc hoàn thiện chuỗi cung ứng xuất khẩu cá tra từ đồng bằng Sông Cửu Long đến thị trường Mỹ La Tinh Luận văn Kinh tế 0
B Nghiên cứu thiết kế chuỗi polypeptide có khả năng ức chế độc tố thần kinh α - CBTX của nọc rắn hổ mang đất (naja kaouthia) bằng phần mềm discovery studio Khoa học Tự nhiên 0
S Đánh giá tác động đầu tư Quỹ thách thức Việt Nam: Trường hợp nghiên cứu Chuỗi giá trị Bò H’Mong Cao Bằng Luận văn Luật 0
T Nghiên cứu hệ thống thông tin sợi quang WDM sử dụng các EDFA mắc chuỗi, nâng cao chất lượng tín hiệu tuyến Hà Nội – Vinh Khoa học kỹ thuật 2
T Nghiên cứu chuỗi cung ứng mặt hàng cá Tra-Basa của công ty cổ phần Nam Việt Tài liệu chưa phân loại 0
S Nghiên cứu chuỗi cung ứng mặt hàng tôm thẻ chân trắng đông lạnh của công ty CP Nha Trang Seafoods - F17 Tài liệu chưa phân loại 0
S Phân tích chuỗi cung ứng sản phẩm hoa Lily tại Viện nghiên cứu Rau quả thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
H Nghiên cứu về đo lường sức khỏe thương hiệu của chuỗi cửa hàng thực phẩm an toàn tiện lợi Co.op Food hiện tại TP HCM Tài liệu chưa phân loại 2
R Nghiên cứu thực trạng bệnh Thalassemia tại bệnh viện Trẻ em Hải Phòng Y dược 0
N Nghiên cứu thực trạng thiếu máu nhược sắc ở trẻ em dưới 10 tuổi tại bệnh viện Y dược 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top