hoangtv1989
New Member
Download miễn phí Đề tài Nghiên cứu công nghệ chuyển mạch nhãn MPLS và đề xuất các kiến nghị áp dụng công nghệ MPLS trong mạng thế hệ mới NGN của Tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam
MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
LỜI GIỚI THIỆU 4
TỪ VIẾT TẮT 5
CHƯƠNG I. CƠ SỞ CÔNG NGHỆ MPLS 6
I.1. Lịch sử phát triển MPLS 6
I.2. Quá trình tiêu chuẩn hoá MPLS 9
I.2.1. IP over ATM 9
I.2.2. Toshiba's CSR 10
I.2.3. Cisco's Tag Switching 10
I.2.4. IBM's ARIS and Nortel's VNS 10
I.2.5. Công việc chuẩn hoá MPLS 10
I.3. Nhóm làm việc MPLS trong IETF 11
I.3.1. Internet-Drafts: 12
CHƯƠNG II. CÁC KHÍA CẠNH KỸ THUẬT MPLS 13
II.1. Khái niệm MPLS 13
II.1.1. Khái quát MPLS 13
II.1.2. MPLS và các thành phần trong MPLS 15
II.2. Các hoạt động trong mạng MPLS 36
II.3. Các giao thức sử dụng trong MPLS 37
II.3.1. Giới thiệu chung 37
II.3.2. Các giao thức định tuyến 37
II.3.3. Giao thức phân phối nhãn LDP 37
II.4. Chất lượng dịch vụ trong MPLS 38
II.4.1. Các dịch vụ tích hợp và RSVP 39
II.4.2. Các dịch vụ khác 41
II.4.3. Khai báo tắc nghẽn thẳng 41
II.5. Quản lý lưu lượng trong MPLS 41
II.6. Bảo mật trong MPLS 41
II.7. Các ứng dụng của MPLS 41
II.7.1. Cải thiện chất lượng gửi chuyển tiếp gói tin trong mạng 41
II.7.2. Hỗ trợ QoS và CoS cho các dịch vụ khác nhau 41
II.7.3. Hỗ trợ khả năng mở rộng mạng 41
II.7.4. Tích hợp IP và ATM trong mạng 41
II.7.5. Xây dựng các mạng interoperable 41
CHƯƠNG III. ỨNG DỤNG MPLS TRONG MẠNG VPN 41
III.1. Giới thiệu về MPLS trong VPN 41
III.2. Các bộ định tuyến ảo trong MPLS VPN 42
III.3. Các mục tiêu của MPLS VPN 43
III.4. Những yêu cầu về kiến trúc MPLS VPN 44
III.5. Phác thảo về kiến trúc MPLS VPN 44
III.6. MPLS đóng vai trò cơ chế gửi chuyển tiếp 46
III.7. Cấu hình MPLS VNP có thể mở rộng 49
III.8. Nhận biết các bộ định tuyến lân cận động trong MPLS VPN 49
Cấu hình miền VPN IP 50
III.10. Ví dụ về phương pháp nhận biết các bộ định tuyến lân cận 51
III.11. Gửi chuyển tiếp trong MPLS VPN 52
III.11.1. LSP cá nhân 52
III.11.2. LSP công cộng hiệu quả cao 52
III.12. Các dịch vụ khác nhau trong MPLS VPN 53
III.13. Vấn đề bảo mật trong MPLS VPN 53
III.13.1. Bảo mật định tuyến 53
III.13.2. Bảo mật dữ liệu 53
III.13.3. Bảo mật cấu hình 53
III.13.4. Bảo mật mạng vật lý 54
III.14. Giám sát bộ định tuyến ảo trong MPLS VPN 54
III.15. Hỗ trợ QoS trong MPLS VPN 54
III.16. Xem xét về chất lượng trong MPLS VPN 58
CHƯƠNG IV. GIẢI PHÁP MPLS CỦA MỘT SỐ HÃNG 59
CHƯƠNG V. KHUYẾN NGHỊ VỀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ MPLS TRONG MẠNG NGN CỦA TỔNG CÔNG TY BCVT VIỆT NAM 59
CHƯƠNG VI. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2013-12-12-de_tai_nghien_cuu_cong_nghe_chuyen_mach_nhan_mpls.MV0dI40yQm.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-49162/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
này này tốt hơnNó có thể xắp xếp một cách đơn giản m nhãn vào một tập con n nhãn của Rd, nếu nó co óhể quyết định điều này sẽ thực hiện việc định tuyến tương tự. Ví dụ, cho rằng Ru sử dụng một nhãn đơn cho tất cả các lưu lượng tới một LSR lối ra trong khi Rd kết hợp một số nhãn khác nhau cho lưu lượng này dựa theo các địa chỉ đích khác nhau của các gói tin. Nếu Ru biết địa chỉ của bộ định tuyến lối ra và nếu Ru đã kết hợp một nhãn cho một FEC mà nó được nhận dạng nhờ địa chỉ đó thì sau đó Ru có thể áp sử dụng nhãn đó một cách đơn giản.
Trong bất cứ trường hợp nào, tất cả các LSR cần biết độ mịn sử dụng cho các nhãn được ấn định. Khi điều khiển theo chỉ dẫn được sử dụng, điều này đòi hỏi mỗi nút phải biết độ mịn cho FEC mà nó thoát khỏi mạng MPLS tại nút đó. Với điều khiển độc lập, các kết quả tốt nhất có thể thu được nhờ việc đảm bảo rằng tất cả các LSR được cấu hình một cách phù hợp để biết độ mịn cho mỗi FEC. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp điều này có thể thực hiện được bằng việc sử dụng một mức mịn áp dụng cho tất cả các FEC.
Lựa chọn tuyến
Lựa chọn tuyến ám chỉ phương pháp sử dụng cho việc lựa chọn LSP cho một FEC cụ thể. Kiến trúc giao thức MPLS đề xuất hỗ trợ hai khả năng cho lựa chọn tuyến: (1) định tuyến hop-by-hop và (2) định tuyến thẳng.
Định tuyến hop-by-hop cho phép mỗi nút lựa chọn một cách độc lập hop tiếp theo cho mỗi FEC. Đây là phương pháp thông thường hiện nay trong các mạng IP hiện có. Một LSP được định tuyến theo phương pháp hop-by-hop là một LSP mà tuyến đường của nó được lựa chọn theo phương pháp định tuyến hop-by-hop.
Trong LSP được định tuyến theo phương pháp định tuyến thẳng, mỗi LSR không lựa chọn độc lập hop tiếp theo. Đúng hơn là một LSR thường là LSP lối vào hay LSP lối ra sẽ chỉ định một vài(hay tất cả) các LSR trong LSP. Nếu một LSR chỉ định toàn bộ LSP, LSP là định tuyến thẳng hoàn toàn. Còn nếu LSR chỉ định một vài LSR trong LSP thì LSP là định tuyến thẳng không hoàn toàn.
Dãy các LSR trong LSP định tuyến thảng có thể được chọn nhờ cấu hình hay có thể được lựa chọn động nhờ một nút đơn (ví dụ nút lối ra có thể tận dụng thông tin cấu hình topo thu được từ cơ sở dữ liệu trạng thái đường liên kết để tính toán toàn bộ tuyến đường cho một cấu trúc cây kết thúc tại nút lối ra)
Việc định tuyến thẳng có thể hữu ích cho một số mục đích, như định tuyến chính sách hay phân tích lưu lượng. Trong MPLS, định tuyến thẳng cần được xác định tại thời điểm mà các nhãn đó được ấn định, nhưng tuyến đường thẳng không nhất thiết phải được chỉ rõ với mỗi gói tin IP. Điều này làm cho việc định tuyến thẳng MPLS hiệu quả hơn với cách định tuyến IP truyền thống.
Thiếu nhãn lối ra
Khi một gói tin đang di chuyển dọc theo một LSP, thỉnh thoảng có thể xảy ra trường hợp nó tới LSR mà ILM không xắp xếp nhãn lối vào của gói tin vào NHLFE, cho dù là nhãn lối vào là hợp lệ. Điều này xảy ra là do điều kiện hiện tại, hay do một lỗi tại LSR mà nó có thể là hop tiếp theo của gói tin.
Trong trường hợp này nên bỏ toàn bộ tập nhãn và cố gắng gửi chuyển tiếp gói tin đi xa hơn thông qua việc gửi chuyển tiếp truyền thống, dựa trên mào đầu gói tin lớp mạng. Tuy nhiên, nó chung đây không phải là một thủ tục an toàn:
Nếu gói tin theo một LSP được định tuyến thẳng, điều này có thể gây ra lặp
Mào đầu lớp mạng của gói tin có thể không đủ thông tin để cho phép LSR gửi chuyển tiếp nó một cách chính xác.
Trừ khi nó có thể quyết định rằng không có hai tình huống như trên xảy ra, thủ tục an toàn duy nhất là loại bỏ gói tin.
Thời gian sống (TTL)
Trong gửi chuyển tiếp IP truyền thống, mỗi gói tin mang một giá trị TTL trong mào đầu của nó. Bất cứ khi nào một gói tin đi qua một bộ định tuyến, giá trị TTL của nó giảm 1; nếu TTL tiến tới 0 trước khi gói tin tới đích, gói tin sẽ bị loại bỏ.
Điều này cung cấp một vài mức bảo vệ chống lại hiện tượng lặp trong gửi chuyển tiếp mà nó có thể tồn tại do cấu hình sai, hay do lỗi hay sự hội tụ quá chậm của thuật toán định tuyến. TTL thỉnh thoảng cũng dược sử dụng cho các chức năng khác, như phạm vi áp dụng multicast, và hỗ trợ lệnh “traceroute”. Điều này ngụ ý là ở đây có hai vấn đề liên quan đến TTL mà MPLS phải giải quyết: (1) TTL làmột cách để chặn hiện tượng lặp; (2) TTL là một cách để thực hiện các chức năng khác, như giới hạn phạm vi của gói tin.
Khi một gói tin di chuyển dọc theo LSP, nó có giá trị TTL tương tự như khi nó di chuyển theo dãy các bộ định tuyến như vậy không theo cách chuyển mạch nhãn. Nếu gói tin di chuyển dọc theo một hệ thống phân cấp của các LSP, tổng số của các hop LSR được truyền qua sẽ phản ánh trong giá trị TTL khi nó ra khỏi hệ thống phân cấp của các LSP.
Cách mà TTL được xử lý có thể biến đổi phụ thuộc vào liệu các giá trị nhãn MPLS được mang trong một mào đầu chèn thêm MPLS [MPLS-SHIM] hay là các nhãn MPLS được mang trong mào đầu L2 như mào đầu ATM[MPLS-ATM] hay mào đầu FrameRelay[MPLS-FRMRLY]
Nếu các giá trị nhãn được mã hoá trong mào đầu mở rộng mà nó nằm giữa mào đầu lớp liên kết dữ liệu và mào đầu lớp mạng. Mào đầu mở rộng này phải có trường TTL mà nó có thể được nạp ban đầu từ trường TTL trongmào đầu lớp mạng, phải được giảm giá trị tại mỗi hop LSR và phải được sao chép vào trường TTL trong mào đầulớp mạng khi gói tin ra khỏi LSP.
Nếu giá trị nhãn được mã hoá trong mào đầu lớp liên kết dữ liệu (ví dụ trường VPI/VCI trong mào đầu AAL5 của ATM), và các gói tin dán nhãn được gửi chuyển tiếp bằng tổng đài L2 (ví dụ tổng đài ATM), và lớp liên kết dữ liệu(lớp ATM) không có trường TTL tại mỗi hop thì khi đó nó sẽ không thể giảm giá trị TTL tại mỗi hop. Một đoạn LSP bao gồm một dãy các LSR không có khả năng giảm TTL của gói tin sẽ gọi là đoạn LSP non-TTL.
Khi một gói tin thoát khỏi đoạn LSP non-TTL, nó được đưa một giá trị TTL phản ánh số hop LSR mà nó đi qua. Trong trường hợp unicast, điều này có thể đạt được bằng việc truyền độ dài LSP tới nút lối vào, cho phép nút lối vào giảm giá trị TTL trước khi gửi chuyển tiếp gói tin vào đoạn LSP non-TTL.
Đôi khi nó có thể được quyết định, trong lúc đi từ lối vào tới đoạn LSP non-TTL, rằng TTL của một gói tin cụ thể sẽ hết hiêu lực trước khi gói tin tới được lối ra của đoạn LSP non-TTL đó. Trong trường hợp này, LSR tại lối vào đoạn LSP non-TTL không được chuyển mạch nhãn gói tin. Điều này có nghĩa là các thủ tục đặt biệt phải được phát triển để hỗ trợ traceroute theo chức năng, ví dụ, các gói tin traceroute có thể được gửi chuyển tiếp sử dụng việc gửi chuyển tiếp hop by hop truyền thống.
Điều khiển lặp
Trong một đoạn LSP non-TTL, theo như việc định nghĩa, TTL không thể được sử dụng để bảo vệ khỏi hiện tượng lặp trong gửi chuyển tiếp. Tầm quan trọng của việc điều khiển lặp có thể phụ thuộc vào phần cứng đang được sử dụng để cung cấp các chức năng LSR ...