dried_tear
New Member
Download Luận văn Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất thịt của gà F1 (trống Mông x mái Lương Phượng) và F1 (trống Mông x mái Ai Cập) miễn phí
Đặt vấn đề
Nước ta đã nhập một số giống gà lông màu thả vườn có năng suất khá cao, chất lượng thịt tốt, hợp thị hiếu người tiêu dùng và thích hợp với điều kiện chăn nuôi bán công nghiệp như gà Kabir của Israel, gà Tam Hoàng, Lương Phượng của Trung Quốc. Trong đó gà Lương Phượng có ưu điểm nổi bật là thích nghi tốt với điều kiện khí hậu Việt Nam, có thể chăn nuôi bán thâm canh theo qui mô vừa và nhỏ, chất lượng thịt thơm ngon gần giống gà Ri.
Vì vậy, gà Lương Phượng đã được nhiều người chăn nuôi chọn và sử dụng trong chăn nuôi gà thịt với hai cách nuôi nhốt và bán chăn thả. Bên cạnh đó gà Ai Cập là giống gà kiêm dụng trứng thịt được nuôi khá phổ biến ở nước ta, đây là giống gà mới nhập, phù hợp với cách nuôi bán chăn thả, hiệu quả kinh tế cao. Gà Ai Cập có tầm vóc nhỏ, nhưng rất nhanh nhẹn, có khả năng tìm kiếm thức ăn tốt. Nhằm khai thác và khơi dậy các tính trạng tốt, có ích trong chăn nuôi, song song với việc nhập và nuôi thích nghi các giống gà ngoại, biện pháp lai kinh tế giữa các dòng, giống gà ngoại với các dòng, giống gà trong nước cũng được đặc biệt chú trọng. Trong các giống gà nội, gà Mông là giống gà có nhiều đặc tính quý như: da đen, xương đen, thịt đen có thể làm vị thuốc chữa bệnh, bồi dưỡng sức khoẻ, không những thế giống gà này còn nổi tiếng bởi lượng mỡ ít, thịt dai chắc thơm ngon phù hợp với sở thích ẩm thực của người Việt Nam, tuy nhiên đây là giống gà có ý nghĩa kinh tế không lớn lắm bởi năng suất sinh sản thấp, nếu để tự nhiên thì gà Mông khó phát triển thành sản phẩm hàng hoá.
Để kết hợp những ưu điểm của các giống gà trên tạo ra sản phẩm hàng hoá gà da đen, thịt đen, xương đen có năng suất và chất lượng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đối với người chăn nuôi khu vực trung du, miền núi, chúng tui tiến hành nghiên
cứu đề tài “ Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất thịt của gà F1 (trống Mông x mái Lương Phượng) và F1 (trống Mông x mái Ai Cập) nuôi bán chăn thả tại Thái Nguyên”
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN THU QUYÊN
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH VÀ KHẢ NĂNG
SẢN XUẤT THỊT CỦA GÀ F1 (TRỐNG MÔNG X MÁI AI
CẬP) VÀ F1(TRỐNG MÔNG X MÁI LƢƠNG PHƢỢNG)
NUÔI BÁN CHĂN THẢ TẠI THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
THÁI NGUYÊN – 2008
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Nƣớc ta đã nhập một số giống gà lông màu thả vƣờn có năng suất khá cao,
chất lƣợng thịt tốt, hợp thị hiếu ngƣời tiêu dùng và thích hợp với điều kiện chăn
nuôi bán công nghiệp nhƣ gà Kabir của Israel, gà Tam Hoàng, Lƣơng Phƣợng của
Trung Quốc. Trong đó gà Lƣơng Phƣợng có ƣu điểm nổi bật là thích nghi tốt với
điều kiện khí hậu Việt Nam, có thể chăn nuôi bán thâm canh theo qui mô vừa và
nhỏ, chất lƣợng thịt thơm ngon gần giống gà Ri. Vì vậy, gà Lƣơng Phƣợng đã đƣợc
nhiều ngƣời chăn nuôi chọn và sử dụng trong chăn nuôi gà thịt với hai phƣơng thức
nuôi nhốt và bán chăn thả. Bên cạnh đó gà Ai Cập là giống gà kiêm dụng trứng thịt
đƣợc nuôi khá phổ biến ở nƣớc ta, đây là giống gà mới nhập, phù hợp với phƣơng thức
nuôi bán chăn thả, hiệu quả kinh tế cao. Gà Ai Cập có tầm vóc nhỏ, nhƣng rất nhanh
nhẹn, có khả năng tìm kiếm thức ăn tốt.
Nhằm khai thác và khơi dậy các tính trạng tốt, có ích trong chăn nuôi, song
song với việc nhập và nuôi thích nghi các giống gà ngoại, biện pháp lai kinh tế giữa
các dòng, giống gà ngoại với các dòng, giống gà trong nƣớc cũng đƣợc đặc biệt chú
trọng. Trong các giống gà nội, gà Mông là giống gà có nhiều đặc tính quý nhƣ: da
đen, xƣơng đen, thịt đen có thể làm vị thuốc chữa bệnh, bồi dƣỡng sức khoẻ, không
những thế giống gà này còn nổi tiếng bởi lƣợng mỡ ít, thịt dai chắc thơm ngon phù
hợp với sở thích ẩm thực của ngƣời Việt Nam, tuy nhiên đây là giống gà có ý nghĩa
kinh tế không lớn lắm bởi năng suất sinh sản thấp, nếu để tự nhiên thì gà Mông khó
phát triển thành sản phẩm hàng hoá.
Để kết hợp những ƣu điểm của các giống gà trên tạo ra sản phẩm hàng hoá
gà da đen, thịt đen, xƣơng đen có năng suất và chất lƣợng, đáp ứng yêu cầu thực
tiễn đối với ngƣời chăn nuôi khu vực trung du, miền núi, chúng tui tiến hành nghiên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
cứu đề tài “ Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất thịt của gà
F1 (trống Mông x mái Lương Phượng) và F1 (trống Mông x mái Ai Cập) nuôi
bán chăn thả tại Thái Nguyên”
2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá đặc điểm ngoại hình của hai ổ hợp lai F1 (trống Mông x mái Lƣơng
Phƣợng) và F1 (trống Mông x mái Ai Cập)
- Đánh giá khả năng sản xuất và hiệu quả kinh tế của hai tổ hợp lai F1 (trống Mông
x mái Lƣơng Phƣợng) và F1 (trống Mông x mái Ai Cập)
- Kết quả của đề tài cung cấp số liệu khoa học cho các nghiên cứu tiếp theo.
- Thăm dò thị hiếu ngƣời tiêu dùng để có cơ sở nhân rộng gà lai nuôi ở nông
hộ các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Cơ sở khoa học của lai kinh tế
Lai kinh tế là phƣơng thức lai giữa hai cá thể thuộc hai dòng hay hai giống khác
nhau, con lai F1 không sử dụng làm giống mà để khai thác sản phẩm thịt, trứng, sữa, lông,
da...lai kinh tế còn gọi là lai công nghiệp vì chỉ sử dụng F1 làm sản phẩm, nên sản phẩm
có thể sản xuất nhanh, hàng loạt, có chất lƣợng trong một đơn vị thời gian tƣơng đối ngắn
(Trần Đình Miên, Nguyễn Văn Thiện, 1995 [38] ). Ngƣời ta tiến hành lai kinh tế là để sử
dụng ƣu thế lai làm tăng nhanh mức độ trung bình tính trạng giữa hai giống gốc, hai dòng
thuần, nhất là đối với các tính trạng khối lƣợng, tăng trọng, tăng các chiều đo. Con lai có
thể mang những đặc tính trội của giống gốc bố, mẹ hay cũng có thể phối hợp đƣợc
những đặc tính của hai giống đó, có trƣờng hợp con lai vẫn giữ nguyên tính bảo thủ của
một trong hai giống.
Năng suất vật nuôi phụ thuộc vào hai yếu tố, đó là bản chất di truyền và ngoại
cảnh. Do vậy trong chăn nuôi có hai hƣớng chủ yếu để nâng cao năng suất vật nuôi là cải
tiến bản chất di truyền của vật nuôi và cải tiến phƣơng pháp chăn nuôi.
Bên cạnh việc chọn lọc, nhân giống thuần chủng, lai tạo là phƣơng pháp cải
tiến di truyền có hiệu quả cao và nhanh. Nhận thức điều này, từ lâu con ngƣời đã
chú trọng công tác lai tạo. Theo Trần Đình Miên, Nguyễn Văn Thiện, 1995 [38] kể
từ những giống vật nuôi đầu tiên đƣợc tạo ra từ cuối thế kỷ XVIII, các giống mới
đều đƣợc hình thành bằng con đƣờng lai tạo và những giống gốc ban đầu ít nhiều
có pha máu giữa các giống khác nhau. Cho đến nay việc tạo ra sản phẩm nhƣ thịt,
sữa, trứng, lông...phần lớn đều đƣợc thông qua lai tạo và việc lai tạo cũng đã có
ảnh hƣởng tốt đến sản lƣợng và chất lƣợng sản phẩm. Các giống, dòng càng thuần
bao nhiêu thì con lai càng có ƣu thế lai cao bấy nhiêu (Trần Đình Miên, Nguyễn
Văn Thiện, 1995 [ 38 ])
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
Trong lịch sử nghiên cứu về lai tạo, Đacuyn là ngƣời đầu tiên nêu lên lợi ích của
việc lai tạo, ông đã kết luận rằng lai là có lợi, tự giao là có hại đối với động vật.
Trong quá trình nghiên cứu di truyền, Mendel đã đƣa ra một nguyên tắc hoàn
toàn mới để nghiên cứu đó là phƣơng pháp lai, liên quan đến việc nghiên cứu đặc
điểm di truyền của những tính trạng và đặc tính riêng rẽ.
Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đƣờng, 1975 [36] cho rằng lai tạo nhằm mục
đích lay động tính bảo thủ sẵn có trong từng cá thể, từng dòng, từng giống, phát
huy những bản chất di truyền tốt của con lai tạo nên các tổ hợp lai mới có năng suất
cao hơn, hiệu quả chăn nuôi tốt hơn.
Lai tạo còn nhằm sử dụng hiện tƣợng sinh học quan trọng đó là ƣu thế lai,
làm cho sức sống của con vật, sức miễn dịch đối với bệnh tật và các tính trạng kinh
tế đƣợc nâng cao, đồng thời thông qua các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của các tổ hợp
lai, ƣu thế lai làm căn cứ cho việc chọn lọc giống gia súc (Lê Đình Lƣơng, Phan Cự
Nhân, 1994 [29]).
Từ những nguyên lý trên các nhà khoa học kết luận: để tăng năng suất vật
nuôi, trong công tác giống hiện nay chính là nhờ quá trình lai tạo. Tuỳ theo mục
đích lai tạo mà các nhà tạo giống có thể áp dụng các phƣơng pháp lai khác nhau
nhƣ: Lai kinh tế, lai pha máu, lai c
Last edited by a moderator: