Download miễn phí Luận án Nghiên cứu một số hệ thống canh tác ở vùng đất ven sông Hồng thuộc địa bàn Thành phố Hà nội và định hướng phát triển bền vững





MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 7
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 7
1.1.1. Phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu 7
1.1.2. Những yếu tố chi phối hệ thống canh tác 8
1.1.3. Các lý luận về hệ thống canh tác 13
1.1.4. Hình thành nền nông nghiệp phát triển bền vững 16
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài 18
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 18
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 23
1.2.3. Đặc điểm hệ thống canh tác vùng nhiệt đới và những vấn đề cần nghiên cứu ở vùng đất ven sông Hồng 31
Chương 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36
2.1. Địa điểm, nội dung, vật liệu nghiên cứu 36
2.2. Phương pháp nghiên cứu 36
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 38
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của các hệ thống canh tác 38
3.1.1. Tài nguyên khí hậu 38
3.1.2. Tài nguyên đất đai 41
3.1.3. Các tiểu vùng sinh thái nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội 51
3.1.4. Các tiểu vùng kinh tế - sinh thái vùng ngoại thành Hà nội 52
3.1.5. Các điều kiện về vật chất, kinh tế, kỹ thuật cho sản xuất nông nghiệp của Hà nội 61
3.2. Mô tả, đánh giá hiệu quả kinh tế và môi trường của một số hệ thống canh tác 62
3.2.1. Hệ thống cây bưởi Diễn 62
3.2.2. Hệ thống cây Cam Canh 69
3.2.3. Hệ thống cây Hồng xiêm Xuân Đỉnh 75
3.2.4. Hệ thống cây hồng quả 79
3.2.5. Hệ thống cây Vải thiều 81
3.2.6. Hệ thống cây Na dai 84
3.3. Đề xuất định hướng phát triển sản xuất các hệ thống canh tác đã được nghiên cứu để nhân rộng ra địa bàn 87
3.3.1. Thị trường tiêu thụ sản phẩm 87
3.3.2. Tiềm năng phát triển sản xuất 93
3.3.3. Phân hạng đất thích hợp 94
3.3.4. Định hướng phát triển sản xuất 96
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 109
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ừ Liêm và chủ yếu được trồng ở vườn nhà của các hộ nông dân.
Năng suất quả/cây đạt trung bình 51,0 kg/cây và đạt cao ở Sóc Sơn, cây bưởi đạt khoảng 11,9 tạ quả/ ha với mật độ khoảng 200 cây/ha. Số liệu thống kê về năng suất cho thấy 4 huyện phía Nam của Hà nội, do sử dụng các giống mới cho năng suất trung bình, ở Sóc Sơn do vẫn sử dụng các giống địa phương lâu năm do đó năng suất cao hơn. Kết quả thống kê cho thấy, năng suất khá ổn định ở các vùng trồng khác nhau, không có sự chênh lệch lớn giữa các vùng, cho thấy cây bưởi có tính thích ứng rộng, yêu cầu không khắt khe về điều kiện trồng trọt, chăm sóc.
Số lượng quả/cây đạt trung bình là 50 - 60 quả, ở những cây có chất lượng tốt, những cây đầu dòng, số lượng quả có thể đạt từ 130 - 150 quả/cây, năng suất đạt từ 16 - 20 tấn/ha.
Sản lượng quả bưởi, dự tính toàn thành phố đạt 2700 - 3000 tấn/năm và số lượng này tập trung chủ yếu ở Sóc Sơn, Đông Anh và Từ Liêm.
3.2.1.2. Đặc điểm về giống, sinh trưởng, phát triển của cây bưởi Diễn
Giống bưởi Diễn sinh trưởng và phát triển tốt trên đất Từ Liêm và so với Cam Canh thì chúng không những sinh trưởng, phát triển tốt, ra quả ổn định mà còn rất ít bị sâu bệnh tàn phá. Đây cũng là nguyên nhân mà các chủ hộ thường lựa chọn cây bưởi để trồng ở vườn nhà trong điều kiện đầu tư thâm canh chưa cao.
- Các thời kỳ sinh trưởng của cây bưởi Diễn
Điều tra, khảo sát ở 2 xã Phú Diễn, Minh Khai và vườn quả Công ty du lịch Từ Liêm về các thời kỳ sinh trưởng, phát dục của các dạng hình bưởi Diễn. Qua kết quả khảo sát cho thấy, các dạng hình của bưởi Diễn có các thời kỳ sinh trưởng không sai khác nhau nhiều và biến động từ 3 - 5 ngày với các chỉ tiêu ra lộc cành cũng như ổn định cành, nhất là đối với thời gian ra hoa và tàn hoa. Đặc điểm của giống bưởi Diễn cũng như các giống bưởi khác chúng rất mẫn cảm với nhiệt độ của môi trường. Về mức độ sinh trưởng đánh giá theo cảm quan quan sát thế sinh trưởng, độ vươn dài của cành…đây là đặc tính của các giống bưởi Diễn hiện đang trồng.
Thời gian thu hoạch quả biến động tuỳ từng trường hợp vào các chủ vườn, ta thấy rằng dạng 3 thường có thời gian chín sớm hơn 2 dạng hình còn lại. Cả 3 dạng hình đều có khả năng để quả trên cây kém, nhất là vào các năm rét đậm. Bưởi Diễn thuộc nhóm bưởi nhiệt đới (Pumelo), khả năng chịu lạnh kém, tuy nhiên dạng 1 và dạng 2 có sức chịu đựng tốt hơn dạng 3. Để khắc phục sự rụng quả, người chủ vườn thường thu hoạch sớm để giữ cuống quả, bảo quản 1 - 2 tuần mới bán ra thị trường vào dịp tết Nguyên Đán (xem phụ lục 1).
- Các đặc điểm sinh học chủ yếu của bưởi Diễn:
Chúng tui đã tiến hành điều tra khảo sát tại 250 hộ gia đình trồng bưởi ở 2 xã Phú Diễn và Minh Khai cùng với sự quan sát đo đếm tại vườn quả Công ty vườn quả du lịch Từ Liêm về các đặc điểm ra lộc cành, ra hoa, màu sắc, kích thước lá, tán cây, số đợt ra lộc…
Từ những đặc điểm sinh vật học của các dạng bưởi Diễn cho thấy cả 3 dạng đều có kích thước tán cây trung bình đến nhỏ, vì vậy trong thâm canh có thể trồng với mật độ dày. Dạng 1 ra cành ngắn, đốt xít nhau nên cần cắt tỉa để thông thoáng bộ lá tránh rệp phá hoại.
Cả 3 dạng đều cho ra dạng cành hoa đơn có lá là chủ yếu chiếm 66,6% tổng số cành hoa, sau đó đến cành chùm có lá. Đây chính là điều kiện để khả năng đậu quả cao ở 2 giống này. Các giống này chịu các điều kiện bất lợi ở mức trung bình khá (xem phụ lục 2).
- Các đặc tính kinh tế của bưởi Diễn
Bưởi Diễn có đặc tính kinh tế ưu việt hơn các cây trồng khác, do đó các hộ nông dân lựa chọn trồng bưởi nhiều hơn trong cơ cấu cây trồng trong vườn nhà mình.
Kết quả cho thấy trung bình ở cây bưởi Diễn độ tuổi 10 năm đạt 55 - 56 quả trên cây và số lượng quả này có biến động theo các dạng hình của giống. Giống dạng 1 có số quả nhiều và dạng 3 có số quả ít hơn. So sánh giữa 2 nơi trồng, xã Minh Khai giống bưởi Diễn có số quả trung bình trên cây cao hơn so với Phú Diễn.
Về thành phần cơ giới của quả: các dạng hình bưởi Diễn khác nhau không nhiều và đạt số múi, số hạt cũng như tỷ lệ phần ăn được tương đương với nhau. Trung bình của 3 dạng hình tương ứng là 13, 48, và 60,7%.
Kết quả điều tra được xử lý cho thấy, ở thời kỳ kiến thiết cơ bản giống bưởi Diễn đạt được kích thước trung bình khá, đạt chiều cao cây 1,33m, đường kính tán 1,17m, với số cấp cành 3,3 cấp. Trong năm trung bình có 3 đợt lộc cành mới ra. So sánh giữa các huyện cho thấy Từ Liêm, Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, bưởi Diễn sinh trưởng trong thời kỳ KTCB khá hơn so với ở Thanh Trì. ở Sóc Sơn và Đông Anh số lần ra lộc trong năm có thấp hơn so với các huyện còn lại.
ở thời kỳ kinh doanh, giống bưởi Diễn đạt được chiều cao 3 - 4m, đường kính tán từ 3,5 - 4,0m với 5 - 7 cấp cành và ra được 3 đợt lộc cành mới trong năm. Về các chỉ tiêu hình thái cho thấy, trồng bưởi Diễn ở Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm cây sinh trưởng tán cây rộng hơn so với trồng ở Sóc Sơn và Đông Anh. Giống bưởi Diễn trồng ở các huyện ngoại thành Hà nội ở các thời kỳ sau không thay đổi nhiều, song số lượng quả và các chỉ tiêu về năng suất, chất lượng quả có khác nhau và sai khác so với nguyên canh của bưởi Diễn là Từ Liêm. Số quả/cây đạt cao ở Từ Liêm, sau đó là Thanh Trì, Đông Anh, Sóc Sơn và cuối cùng là Gia Lâm. Trọng lượng quả bưởi Diễn trồng ở các huyện khác đều có trọng lượng lớn hơn so với trồng ở Từ Liêm, màu sắc tép vẫn giữ được màu vàng nhưng cũng có thay đổi (như ở Gia Lâm) và hương vị có hơi chua (như ở Sóc Sơn, Thanh Trì).
So sánh với vùng trồng nguyên canh tại Từ Liêm cho thấy giống bưởi Diễn đạt được sức sinh trưởng ở vùng trồng khác nhau không thua kém nhiều. Cây ở thời kỳ kinh doanh đạt được những chỉ tiêu sinh trưởng tương tự với vùng Từ Liêm, song ở những thời kỳ vật hậu như nở hoa, chín quả sớm hơn và số quả đạt được cũng thấp hơn, nhất là trồng ở Gia Lâm chỉ đạt 35 quả/cây. Điều tra cho thấy quả có trọng lượng lớn hơn, hương vị và màu sắc có thay đổi so với vùng nguyên canh (xem phụ lục 3).
- Giống và cây con giống bưởi Diễn:
Bưởi Diễn, theo kết quả điều tra ở hộ, các chủ vườn đều cho thấy rằng có nguồn gốc từ giống bưởi Đoan Hùng di thực về trồng hàng thế kỷ ở vùng này. Đây là giống được trồng từ lâu đời và đã được chọn lọc để hình thành các đặc tính tốt như mã quả đẹp, lớn vừa phải, vỏ trung bình, thịt quả nhiều nước, ăn dòn và chín muộn vào dịp tết Nguyên Đán cổ truyền. Đây là những đặc tính tốt không phải giống bưởi nào cũng có, cần bảo tồn quỹ gen và phát triển vốn gen quý này cho các vùng lân cận. Qua khảo sát chúng tui thấy có 3 dạng hình tồn tại ở vùng trồng bưởi Diễn:
+ Dạng hình 1: Cây thấp, tán hình mâm xôi, lá nhỏ, đa số đầu lá chia thuỳ, cành ra ngắn, đốt ngắn nên phân bố lá khá dày như là chùm lá. Quả hình cầu với đỉnh quả hơi mở rộng, đạt trọng lượng khoảng 0,5 - 0,8...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top