dat2004_nd
New Member
Download Đề tài Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của giống hoa cúc bất tử với điều kiện khí hậu miền Bắc miễn phí
2.1. MỘT SỐ NÉT KHÁI QUÁT VỀ CÂY HOA CÚC BẤT TỬ
2.1.1. Nguồn gốc, vị trí phân loại của cây hoa cúc bất tử
2.1.1.1. Nguồn gốc
Hoa cúc có nguồn gốc từ Trung Quốc và Nhật Bản. Các nhà khảo cổ học Trung Quốc đã chứng minh rằng từ đời Khổng Tử người ta đã làm lễ thắng lợi hoa vàng (hoa cúc) và cây hoa cúc đã đi vào các tác phẩm hội họa, điêu khắc từ đó. Một thành phố cổ xưa của Trung Quốc đã đặt tên là Ju - Xian, có nghĩa là: “Thành phố hoa cúc”. Cây này sử dụng chính trong các lễ hội và đã được giới thiệu tới Nhật Bản có thể khoảng thế kỷ thứ VIII. Tới thế kỷ thứ XVII, hoa cúc được mang tới châu Âu. Ngày nay cúc được trồng khắp các nước trên thế giới như: Hà Lan, Đức, Pháp, Nhật Bản, Nga, Mỹ, Singapore, Isaren (Trần Lan Hương, 2006; Nguyễn Quang Thạch, 2002).
Ở Việt Nam đến đầu thế kỷ thứ XIX, hoa cúc nói chung và cúc bất tử nói riêng đã được trồng thành các vùng chuyên canh. Hiện nay, Đà Lạt có diện tích trồng hoa cúc lên tới trên 5.000ha; Hà Nội đã hình thành những vùng trồng cúc chuyên canh như xã Tây Tựu (Từ Liêm) diện tích xấp xỉ 200ha, quận Tây Hồ diện tích 70ha , đảm bảo cung cấp cho người tiêu dùng.
Hiện nay cả trên thế giới và tại Việt Nam có rất ít tài liệu nói về nguồn gốc, đặc điểm thực vật học cũng như kỹ thuật chăm sóc, trồng cây hoa cúc bất tử. Tài liệu tui thu nhận được về loài hoa này chủ yếu là trên một số Website tin cậy của nước ta.
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Ở Việt Nam những năm gần đây, cơ cấu cây trồng nông nghiệp chuyển đổi nhanh chóng trong nền kinh tế thị trường, một hướng chuyển đổi quan trọng ở nông thôn các vùng ven đô là phát triển trồng hoa cây cảnh. Việc kinh doanh hoa cây cảnh đã được xã hội đặc biệt quan tâm vì hoa không chỉ đem lại giá trị trong đồi sống tinh thần, mà thực tế đã đem lại hiệu quả cao cho người sản xuất.
Trong các loài hoa, cây hoa cúc được phát triển nhanh vì nó là loài hoa đẹp, đa dạng, được dùng để trang trí, làm dược liệu, và được trồng nhiều nơi trên thế giới bởi tính thích nghi cao, dễ sản xuất, vận chuyển và tiêu thụ. Thực tế việc trồng cây hoa cúc ở Việt Nam đã tạo công ăn việc làm cho hàng vạn lao động nông nghiệp, góp phần tích cực trong việc xóa đói giảm nghèo.
Hoa bất tử hay còn gọi là cúc bất tuyệt; Immortelle, Strawflower, Paper daisy, Everlasting, là một loài thực vật thuộc họ Cúc (Asteraceae). Màu sắc của hoa cúc bất tử rất khác nhau, hầu như có tất cả các màu tự nhiên: Trắng, vàng, đỏ, tím, hồng, nâu, xanh, tạo nên một thế giới màu sắc vô cùng phong phú và đa dạng.... Chính vì vậy, hoa cúc bất tử đã nhanh chóng chiếm được vị trí cao trong thị trường hoa.
Hoa cúc bất tử là loại cây thích hợp với điều kiện lạnh nên mới chỉ được trồng phổ biến ở Đà lạt, nơi có nhiệt độ không khí thấp, độ ẩm cao, quanh năm thời tiết trong lành, mát mẻ. Trong xã hội ngày nay khi mà đời sống của người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao, ngoài các nhu cầu về ăn, mặc, ở thì các nhu cầu mang tính tinh thần có vai trò ngày càng to lớn. Cây hoa cúc bất tử có đặc điểm cánh hoa màu vàng. Cánh hoa và lá bắc khô xác nên để được rất lâu, không tàn. Khi khô, hoa không đổi màu. Với những ưu điểm vốn có của mình, hoa cúc bất tử đã thay đổi hẳn thị hiếu người chơi hoa, đồng thời loại hoa này đã trở nên gần gũi, thân thiết với người tiêu dùng.Cùng với sự phát triển của nền kinh tế như hiện nay ở nước ta, nhu cầu chơi hoa nói chung và hoa cúc bất tử nói riêng cũng đã trở nên rất phổ biến đối với mọi nhà, mọi người. Nhưng trên thực tế, hoa cúc bất tử do Đà Lạt cung cấp không đáp ứng đủ nhu cầu chăm sóc và thưởng ngoạn loại hoa này.
Từ những lí do trênchúng tui đã tiến hành đề tài “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của giống hoa cúc bất tử với điều kiện khí hậu miền Bắc”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của giống hoa cúc bất tử, nhằm làm tăng nhanh số lượng hoa, góp phần nâng cao độ đa dạng và phong phú của các giống hoa cúc bất tử, phục vụ ngày càng tốt nhu cầu về hoa của xã hội.
1.3. Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu sự khác biệt về khả năng sinh trưởng và phát triển của giống hoa cúc bất tử tại điều kiện khí hậu ở Đà Lạt và điều kiện khí hậu ở khu vực miền Bắc.
- Đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của giống hoa cúc bất tử với điều kiện khí hậu miền Bắc.
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. MỘT SỐ NÉT KHÁI QUÁT VỀ CÂY HOA CÚC BẤT TỬ
2.1.1. Nguồn gốc, vị trí phân loại của cây hoa cúc bất tử
2.1.1.1. Nguồn gốc
Hoa cúc có nguồn gốc từ Trung Quốc và Nhật Bản. Các nhà khảo cổ học Trung Quốc đã chứng minh rằng từ đời Khổng Tử người ta đã làm lễ thắng lợi hoa vàng (hoa cúc) và cây hoa cúc đã đi vào các tác phẩm hội họa, điêu khắc từ đó. Một thành phố cổ xưa của Trung Quốc đã đặt tên là Ju - Xian, có nghĩa là: “Thành phố hoa cúc”. Cây này sử dụng chính trong các lễ hội và đã được giới thiệu tới Nhật Bản có thể khoảng thế kỷ thứ VIII. Tới thế kỷ thứ XVII, hoa cúc được mang tới châu Âu. Ngày nay cúc được trồng khắp các nước trên thế giới như: Hà Lan, Đức, Pháp, Nhật Bản, Nga, Mỹ, Singapore, Isaren… (Trần Lan Hương, 2006; Nguyễn Quang Thạch, 2002).
Ở Việt Nam đến đầu thế kỷ thứ XIX, hoa cúc nói chung và cúc bất tử nói riêng đã được trồng thành các vùng chuyên canh. Hiện nay, Đà Lạt có diện tích trồng hoa cúc lên tới trên 5.000ha; Hà Nội đã hình thành những vùng trồng cúc chuyên canh như xã Tây Tựu (Từ Liêm) diện tích xấp xỉ 200ha, quận Tây Hồ diện tích 70ha…, đảm bảo cung cấp cho người tiêu dùng (Nguyễn Quang Thạch, 2002;
Hiện nay cả trên thế giới và tại Việt Nam có rất ít tài liệu nói về nguồn gốc, đặc điểm thực vật học cũng như kỹ thuật chăm sóc, trồng cây hoa cúc bất tử. Tài liệu tui thu nhận được về loài hoa này chủ yếu là trên một số Website tin cậy của nước ta. Theo thông tin tại Website thì cây hoa cúc bất tử có nguồn gốc ở Autralia, được gây trồng rộng rãi ở các tỉnh miền Bắc và vùng núi cao miền Nam.
2.1.1.2. Vị trí phân loại của cây cúc bất tử
Cây cúc bất tử thuộc:
Giới : Plantae
Ngành : Hạt kín - Angiospermatophyta (Magnoliophyta)
Lớp : 2 lá mầm - Dicotyledoneae (Magnoliopsida)
Phân lớp : Hoa cúc - Asteridae
Bộ : Cúc - Asteraleae
Họ : Cúc - Asteraceae (Compositae)
Chi : Helichrysum
Loài : H.brateatum
(
Họ Cúc Asteraceae là một trong những họ lớn nhất của Ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta), thực vật hạt kín (Angniospermatophyta) (Takhtajan, A.L., (1987). Qua hai cuộc hội thảo quốc tế về họ Asteraceae năm 1967 và 1994 mang tên “Sinh học và hóa học của họ cúc” đã có sự thống nhất tương đối về hệ thống học của họ Asteraceae. Họ Cúc trên thế giới xếp trong 2 phân họ, 13 tông (Kere Bremer, (1994), Việt Nam có 2 phân họ và 12 tông, nhưng hiện tại chia làm 17 tông. Họ Cúc có khoảng 1.550 chi với 23.000 loài (Takhtajan, A.L., 1987, Lê Kim Biên, 2007, Nguyễn Nghĩa Thìn, năm).
Tuy nhiên có rất nhiều số liệu khác nhau về số lượng loài hoa cúc. Theo GS.TS. Khoa học Nguyễn Nghĩa Thìn thì họ cúc có 2.500 loài và 1.100 chi (Nguyễn Nghĩa Thìn) . Theo Trần Lan Phương và cộng sự, hoa cúc có hơn 3.000 loài với kích thước, màu sắc khác nhau (Trần Lan Hương – 2006). Nghiên cứu của Anderson (1987), Langton (1989) cho biết trên thế giới có hơn 7.000 giống cúc đã đưa vào sử dụng với sự đa dạng về chủng loại, phong phú về màu sắc (Anderson, N.O (1987), Langton, F.A (1989).
Tính riêng chi Helichrysum ước tính bao gồm một 600 loài, nguồn gốc từ châu Phi (với 244 loài ở Nam Phi), Madagascar, Úc và Âu Á. Các loài của chi này có thể là cây một năm, cây lâu năm thân thảo hay cây bụi, chiều cao cây đạt khoảng từ 60 - 90 cm. Một vài loài được trồng làm cây cảnh, và cho hoa khô. Helichrysum bracteatum là cây bản địa lâu năm ở Úc, nó phát triển ở tất cả các vùng trên đất nước này. Helichrysum là một loài hoa nổi tiếng biểu tượng của thành phố Baguio, Philippines (
Theo Hilllard (1983) thì sự phân loại chi này không đồng nhất. Ông cho rằng chi này là một chi lớn bao gồm 30 nhóm hì...
Last edited by a moderator: