Download miễn phí Nghiên cứu lễ hội truyền thống đông đồng bằng sông cửu long phục vụ phát triển du lịch
PHẦN MỞ ĐẦU . 1
1. Tính cấp thiết của đề tài . 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu. 2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu. 3
4. Giới hạn nghiên cứu . 4
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu . 4
6. Đóng góp của đề tài . 7
7. Bố cục đề tài . 7
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN . 8
1.1. Du lịch . 8
1.1.1. Khái niệm về du lịch . 8
1.1.2. Các loại hình du lịch . 10
1.1.3. Tài nguyên du lịch . 15
1.2. Một số vấn đề về văn hóa và du lịch văn hoá . 15
1.2.1. Khái niệm văn hóa. 15
1.2.2. Cấu trúc của văn hóa . 17
1.2.3. Du lịch văn hoá . 18
1.3. Lễ hội truyền thống và du lịch lễ hội. 19
1.3.1. Khái niệm và phân loại lễ hội. 19
1.3.2. Lễ hội truyền thống. 20
1.3.3. Vai trò của lễ hội truyền thống đối với du lịch. 23
1.3.4. Khái quát lễ hội truyền thống ở Việt Nam. 26
CHƯƠNG 2. TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA LỄ HỘI
TRUYỀN THỐNG Ở ĐBSCL TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH . 29
2.1. Tổng quan ĐBSCL. 29
2.1.1. Vị trí địa lý. 29
2.1.2. Đặc điểm tự nhiên. 30
2.1.3. Đặc điểm kinh tế xã hội . 31
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/web-viewer.html?file=jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-demo-2017-07-19-nghien_cuu_le_hoi_truyen_thong_dong_dong_bang_song_cuu_long_ZnDpjM0hJd.png /tai-lieu/nghien-cuu-le-hoi-truyen-thong-dong-dong-bang-song-cuu-long-phuc-vu-phat-trien-du-lich-92834/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
lạ, còn trùng lấp giữa năm trước với năm sau.
Lễ hội Quán Âm Nam Hải (Bạc Liêu)
Lễ hội Quán âm Nam Hải luôn gắn liền với Quán âm Phật đài là một công trình văn
hóa tâm linh nổi bật nhất, một nơi có sức thu hút lớn đối với khách hành hương, du lịch đến
Bạc Liêu, một điểm du lịch mang màu sắc văn hóa Phật giáo. Số lượng du khách từ các nơi
về đây chiêm bái những năm gần đây đều trên dưới hai trăm ngàn lượt người. Đây là một
công trình văn hóa tâm linh nổi bật nhất ở Bạc Liêu. Thánh tượng Bồ tát Quán Thế Âm đã
được khởi công xây dựng từ năm 1973 do chủ trương của Ban Đại diện Phật giáo tỉnh Bạc
Liêu .Thánh tượng cơ bản hoàn thành vào đầu năm 1975, tượng cao mười một mét (chưa kể
chân đế), đứng sừng sững bên bờ biển Đông thuộc khu vực ấp Nhà Mát xã Hiệp Thành (nay
là phường Nhà Mát thị xã Bạc Liêu), mặt xoay ra biển.
Đến năm 1995, ban Đại diện Phật giáo thị xã Bạc Liêu được chính quyền cho phép
trùng tu chân đế của tượng đài. Từ đó đến nay, đồng bào Phật tử và du khách đến chiêm bái
càng lúc càng đông, để đáp ứng nhu cầu tham quan du lịch của du khách và thể hiện chủ
trương về bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tỉnh nhà, năm 2004 UBND tỉnh Bạc
Liêu đã phê duyệt dự án và cho phép Tỉnh hội Phật giáo Bạc Liêu xây dựng Quán Âm Phật
Đài trên diện tích 250.000m2 chung quanh vị trí cũ của tượng đài với nhiều hạn mục khác
nhau, kinh phí đầu tư dự kiến trên năm tỷ đồng. Công trình đang được tiến hành, hiện nay
chỉ mới hoàn thành cổng Tam quan và một số hạn mục nhỏ, điện thờ Thiên Thủ Thiên Nhãn
còn đang xây dựng dỡ dang chờ sự đóng góp của đồng bào Phật tử và các mạnh thường
quân trong và ngoài tỉnh.
Mặc dù vậy các ngày lễ người ta đến chiêm bái và tham quan thật đông đúc, nhất là
vào lễ vía Quán Thế Âm trong ba ngày 19 tháng 2, 19 tháng 6, 19 tháng 9 âm lịch và trong
ba ngày vía Bà 22, 23, 24 tháng 3 âm lịch hàng năm người ta đến rất đông, không những
người địa phương mà người các tỉnh khác kể cả du khách và Phật tử ở một số tỉnh xa từ
miền Trung, miền Bắc cũng có mặt.
Từ khi UBND tỉnh Bạc Liêu ban hành công văn số 14/UBND ngày 07/01/2008 về việc
phân cấp lễ hội trong toàn tỉnh, trong đó có phân cấp lễ hội Quán Âm Nam Hải là lễ hội cấp
thị xã (nay là thành phố Bạc Liêu). Thực hiện tinh thần này, UBND thành phố Bạc Liêu đã
chỉ đạo cho các ngành liên quan có trách nhiệm phối hợp và hỗ trợ Hội Phật giáo Việt Nam
tỉnh tổ chức lễ hội Quán âm Nam Hải đúng với nội dung và quy mô của lễ hội cấp thị xã
(nay là thành phố Bạc Liêu).
Lễ hội Quán âm Nam Hải là loại lễ hội tôn giáo nổi tiếng cả nước do Hội Phật giáo
tỉnh tổ chức. Khách hành hương và du khách đến dự lễ ngày càng đông, đáp ứng nhu cầu
tâm linh. Được sự cho phép của UBND tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch kết hợp với
UBND thành phố Bạc Liêu quy hoạch nơi đây thành khu du lịch có tên là Khu du lịch.
Đến với Lễ hội Quán Âm Nam Hải tại Bạc Liêu, bên cạnh thực hiện các nghi lễ tôn
giáo, khách thập phương được Ban Tổ chức lễ hội giới thiệu khái quát về sự tích của Bồ tát
Quán Thế Âm để tạo nên niềm tin vững chắc đối với Phật pháp.
Hằng năm, vào các ngày lễ, khách du lịch đến đây rất đông, nhất là vào lễ vía Mẹ. Đời
sống tâm linh là một điều không thể thiếu đối với mỗi người. Khu Phật Bà Nam Hải đã và
đang đáp ứng nhu cầu đó kết hợp với tham quam du lịch một cách thành công. Không
những người địa phương mà người dân các tỉnh khác, kể cả du khách và Phật tử ở một số
tỉnh xa từ miền Trung, miền Bắc cũng có mặt. Lễ hội diễn ra trong 3 ngày từ 16-18/4 (tức
22-24/3 âm lịch) với nhiều hoạt động như biểu diễn lân – sư – rồng, lễ cầu quốc thái an sinh,
chương trình văn nghệ, phóng liên đăng tạo một không gian văn hóa tín ngưỡng lành mạnh
cho người dân địa phương và du khách.
Đoạn đường từ trung tâm thành phố Bạc Liêu ra Quán Âm Phật Đài chỉ có 8km, khách
có thể di chuyển bằng taxi hay xe ôm. Gần khu Quán Âm Phật Đài cũng có nhiều nhà trọ
phục vụ tập thể khách hành hương giá rất rẻ, chỉ vài chục ngàn mỗi phòng, vấn đề tiện nghi
ở nhà trọ dĩ nhiên hạn chế nhưng cũng không đến nỗi thiếu thốn. Quán ăn rất nhiều chay
mặn đều có, trong những ngày lễ các hàng quán ở đây mở cửa suốt cả ngày đêm. Chung
quanh Quán Âm Phật Đài có nhiều quầy hàng, bán đủ các loại đồ đạc cần dùng cho khách,
kể cả những món quà lưu niệm, tranh ảnh nghệ, nhất là lực lượng nhiếp ảnh ở đây đều được
Ban Văn hoá Tỉnh hội Phật giáo tuyển chọn và tổ chức ngăn nắp, lúc nào cũng sẵn sàng
phục vụ du khách để ghi lại hình ảnh kỷ niệm cho cá nhân, gia đình hay đoàn thể. Chẳng
những thế, kết hợp với đi lễ hội, khách còn có thể tham quan những địa điểm du lịch lịch nổi
bật, đặc sắc của Bạc Liêu như: nhà Công tử Bạc Liêu, vườn nhãn cổ, sân chim Bạc Liêu,
Mặc dù công việc xây dựng đến nay vẫn chưa hoàn chỉnh, nhưng trong tương lai, nơi
đây sẽ là một trong những nơi thu hút khách lịch lễ hội cao ở khu vực.
Mặt khó khăn trong vấn đề khai thác lễ hội chính là đây là lễ hội tôn giáo, mang tín
ngưỡng Phật giáo, trước hết chỉ thu hút các tín đồ, những người dân địa phương, vùng lân
cận đặc biệt là bậc trung niên. Phần lễ tuy những năm qua đã giản lược nhưng nhiều người
đánh giá còn rập khuôn gây nhàm chán cho khách. các cơ sở phục vụ nghỉ ngơi, ăn uống
hầu như mang tính tự phát, chưa có sự kết hợp chặt chẽ trong quản lý, kết hợp giữa việc tổ
chức lễ hội với việc phục vụ cho khách hành hương.
Các cơ sở lưu trú tuy là vẫn có nhưng về cách phục vụ vẫn chưa chuyên nghiệp, chủ
yếu nhân viên với phong thái là phục vụ như cho người địa phương. Các hiện tượng chèo
kéo, lừa gạt, mê tín, vẫn diễn ra không thể kiểm soát làm mất đi tính linh thiên của lễ hội,
sự an toàn, an tâm của khách giảm đi đáng kể khi đến với lễ hội.
Lễ hội Nghinh Ông
Lễ hội nghinh Ông là lễ hội cúng cá Ông của ngư dân các tỉnh miền ven biển Việt Nam
từ Quảng Bình tới Kiên Giang. Cũng nhiều lễ hội khác, lễ hội Nghinh Ông là lễ cầu cho
mkưa thuận gió hòa, cầu cho quốc thái dân an. Đặc biệt các ngư dân cầu xin được “phù hộ
độ trì” trong những chuyến đi biển đánh bắt được nhiều tôm, cá. Diễn ra song song với lễ
Nginh ông là các trò chơi dân gian như đua ghe trên cạn, thi kéo co, đi cà kheo, thi đập niêu
(nồi), thi thả diều, hội thi giao lưu ẩm thực, hội chợ thương mại, triển lãm trưng bày hình
ảnh, sách báo, hiện vật giới thiệu về đời sống vật chất, tinh thần của 3 dân tộc anh em Kinh
– Hoa – Khmer cùng chung sống trên địa bàn. Tất cả là niềm tin tích tụ từ bao đời nay và ăn
sâu vào tâm trí của từng ngư dân ĐBSCL nói chung. Đó là cả một nền văn hóa miền biển
cần được giữ gìn và phát huy trong quá trình xây dựng đời sống văn hóa đậm đà bản sắc dân
tộc hiện nay.
Lễ hội nghinh Ông là loại lễ hội nước lớn nhất của ngư dân. Có nhiều tên gọi khác
nhau như lễ rước cốt ông, lễ cầu ngư, lễ tế cá "Ông", lễ cúng "Ông", lễ nghinh "Ông", lễ
nghinh ông Thuỷ tướng, nhưng tất cả đều có chung một quan niệm rằng cá "Ông" là sinh vật
thiêng ở biển, là cứu tinh đối với những người đánh cá và làm nghề trên biển nói chung.
Điều này đã trở thành một tín ngưỡng dân gian phổ biến trong các thế hệ ngư dân ở các địa
phương nói trên.
Ở mỗi địa phương, lễ hội nghinh Ông diễn ra vào một thời điểm khác nhau.
Lễ hội cầu ngư là lễ hội dân gian truyền thống của ngư dân các làng biển, phát triển từ
lễ cúng lăng tức lễ tế Ông Nam Hải. Lễ hội gồm có hai phần: Lễ đình và Hội làng.
Lễ hội nghinh Ông là lễ cúng cá voi gắn liền với tục thờ cá ông phổ biến từ đèo Ngang
trở vào đến Hà Tiên, đảo Phú Quốc. Khu vực ĐBSCL gồm nhiều tỉnh tiếp giáp biển mỗi
năm đều có lễ nghinh ông như ở Vàm Láng (Tiền Giang), Bình Thắng - Bình Đại, Ba Tri
(Bến Tre), Long Phú (Sóc Trăng), Mỹ Long (Trà Vinh), Gành Hào – Đông Hải (Bạc Liêu),
Sông Đốc (Cà Mau), Kiên Hải (Kiên Giang).
Vì đây là lễ hội đặc trưng cho cư dân vùng biển, nên tỉnh nào giáp biển cũng đều có lễ
hội riêng của địa phương mình và thời gian tổ chức cũng không đồng nhất. Ở ĐBSCL. Lễ
hội được đánh giá có sức hút đối với khách du lịch hiện nay của vùng có thể kể đầu tiên là lễ
hội cúng biển Mỹ Long (Trà Vinh), lễ hội nghinh Ông Gành Hào (Bạc Liêu), lễ hội nghinh
Ông sông Đốc (Cà Mau) thu hút hàng chục ngàn lượt người tham dự. Ngoài sự tham gia của
cư dân vùng biển địa phương, những lễ hội này dần được quan tâm đầu tư, quảng bá và thu
hút đông đảo khách du lịch ở những địa phương khác.
tham gia lễ hội này có nhiều tiết mục văn nghệ theo thể loại hát bội rất là sôi động, đặc
biệt là màn các cô bóng múa bóng rất sôi động và hấp dẫn phục vụ khách du lịch, ngoài ra
còn có các chương trình văn nghệ lành mạnh, góp phần đẩy lùi các trò chơi mê tín.
Trong nỗ lực thu hút đầu tư, ngành Văn hóa - Thể thao - Du lịch Trà Vinh đang phối
hợp với chính quyền địa phương nâng tầm Lễ hội cúng biển Mỹ Long lên cấp tỉnh, cao hơn
nữa là cấp đồng bằng để kết nối liên hoàn tour du lịch từ Ba Động đến Cồn Nghêu, Cồn Bần
tạo ra cơ hội mới “tăng ...