kimnhan288
New Member
Download miễn phí Khóa luận Nghiên cứu một số yếu tố tâm lý- xã hội có liên quan đến rối loạn phân ly ở trẻ em
MỤC LỤC
PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU 2
1. Lý do chọn đề tài: 2
2. Mục đích nghiên cứu: 3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu: 3
4. Đối tượng nghiên cứu: 3
5. Khách thể nghiên cứu: 4
6. Phương pháp nghiên cứu: 4
6. 1. Nghiên cứu lý luận: 4
6. 2. Phương pháp quan sát: 4
6.3. Phương pháp phỏng vấn lâm sàng: 4
6.4. Phương pháp nghiên cứu trường hợp: 5
6.5. Trắc nghiệm đo lường tâm lý: 5
7. Giả thuyết nghiên cứu: 6
PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 7
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 7
1.1. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu: 7
1.2. Khái niệm RLPL: 8
1.2.1. Định nghĩa: 8
1.2.2. Một số đặc điểm chung: 10
1.3. Nguyên nhân và cơ chế của RLPL: 11
1.3.1. Nguyên nhân: 11
1.3.2. Cơ chế: 13
1.4. Các biểu hiện lâm sàng của RLPL: 15
1.4.2. Chẩn đoán theo ICD – 10: 20
1.4.3. Theo DSM – IV: [13] [32] [33] 23
1.5. Các biểu hiện RLPL ở trẻ em: [15] [21] 29
1.5.1. Các cơn RLPL: 29
1.5.2. Chứng RLPL chuyển hoán: 30
1.5.3. Rối loạn giác quan và cảm giác: 30
1.5.4.Rối loạn ngôn ngữ: 30
1.6. Đặc điểm phát triển tâm lý trẻ em: [12] [18] [19] [24] [30] 31
1.7. Trị liệu tâm lý cho trẻ RLPL: [2] [14] [23] 34
CHƯƠNG II: CƠ SỞ THỰC TIỄN 40
2.1. Tổ chức nghiên cứu: 40
2.1.1. Tiến trình thực hiện đề tài: 40
2.1.2. Lựa chọn khách thể nghiên cứu: 40
2.1.3. Phương pháp tiến hành nghiên cứu: 41
2.2. Kết quả nghiên cứu: 44
2.3. Một vài nhận định, đánh giá về các ca bệnh RLPL được khám và điều trị tại khoa Tâm bệnh - viện Nhi Trung ương: 88
2.3.1. Về đối tượng nghiên cứu: 88
2.3.2. Về đặc điểm lâm sàng: 90
PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 91
3.1. Kết luận: 91
3.2. Kiến nghị: 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
LỜI CẢM ƠN 97
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-01-29-khoa_luan_nghien_cuu_mot_so_yeu_to_tam_ly_xa_hoi.H9O5Zb6We0.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-56946/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
- Ngày sinh: 27/12/1994 (12 tuổi).- Giới tính: Nữ.
- Dân tộc: Tày.
- Văn hoá: lớp 6.
- Địa chỉ: Xuân Giao – Bảo Thắng – Lào Cai.
- Thời gian vào viện: 10 giờ 30 phút ngày 14/04/2006 (vào viện lần đầu).
- Lý do vào viện: đau đầu, có các cơn co giật, run chân tay.
- Chẩn đoán sau khi vào viện: rối loạn phân ly.
Qua nghiên cứu hồ sơ bệnh án, qua tiếp xúc và hỏi chuyện trẻ cũng như người nhà của trẻ, chúng tui được biết hiện trẻ đang học lớp 6 trường THCS nội trú Phố Lu, trẻ học xa nhà và ở ký túc xá cùng các bạn, hai tuần mới về nhà một lần.
Ngày 07/04/2006, trẻ đang ngồi học ở trường thì bỗng dưng chân tay co rúm, đau ở đầu, nhà trường đã cho trẻ đi cấp cứu ở bệnh viện huyện. Tại bệnh viện huyện bác sĩ không tìm thấy nguyên nhân nên đã chuyển trẻ lên bệnh viện tỉnh. Bệnh viện tỉnh kết luận là trẻ bị run tay, tiêm thuốc thì trẻ hết co giật, thuốc tiêm hết tác dụng thì các triệu chứng lại xuất hiện. Các triệu chứng của trẻ không thuyên giảm nên bệnh viện tỉnh giới thiệu lên viện Nhi Trung ương để khám và điều trị. 10 giờ sáng ngày 14/04/2006 trẻ được đưa vào khoa Tâm bệnh - viện Nhi với các triệu chứng đau đầu, co giật toàn thân. các bạn sĩ và cán bộ tâm lý khoa đã khám và kết luận trẻ bị RLPL.
* Quá trình bị bệnh:
Trẻ sinh đủ tháng, cứng cáp. Trẻ không có dị tật bẩm sinh. Từ nhỏ trẻ phát triển thể chất bình thường, phát triển tâm vận động như những trẻ khác: 3 tháng biết lẫy, 7 tháng biết bò,… chỉ bị ốm vặt nhưng cũng nhanh khỏi. Gia đình trẻ tiền sử không có ai bị bệnh tâm thần. Trẻ được bố mẹ và bà chăm lo cho nhiều nên cũng không phải làm công việc gì nặng nhọc, chỉ giúp đỡ mẹ những công việc nhà như trông em, nấu cơm. Lên cấp 2 trẻ bắt đầu cuộc sống xa nhà, phải tự lập không còn được sự chăm sóc của cha mẹ nữa, hai tuần trẻ mới được về nhà một lần, mà thời gian ở nhà cũng rất ít. Tháng 9/2005, trẻ vào trường nội trú học, thỉnh thoảng trẻ có những cơn đau đầu, đau bụng và đau lưng nhẹ. Một lần trong thời gian học kỳ I trẻ bị co giật, bác sĩ chẩn đoán là bị hạ can xi huyết. Ngày 06/04/2006, tiết học thể dục trẻ thi chạy bị vấp ngã va đầu, trẻ bị choáng, thầy giáo cho về ký túc xá nghỉ ngơi. Đến ngày hôm sau, đang trong tiết học Công nghệ thì trẻ bị đau đầu, và lên cơn co giật. Nhà trường và gia đình đưa trẻ đến bệnh viện huyện và sau đó là bệnh viện tỉnh nhưng không tìm ra nguyên nhân dù đã làm các xét nghiệm thực thể nên đã quyết định đưa trẻ lên viện Nhi quốc gia. Khi được đưa vào khoa Tâm bệnh – Viện Nhi Trung ương, trẻ biểu hiện các triệu chứng sau:
- Đau đầu, đau lưng.
- Co giật toàn thân, chân tay run rẩy.
- Khí sắc giảm, cảm xúc sợ hãi, lo lắng.
- Trẻ luôn cảm giác cơ thể mệt mỏi, ăn không ngon miệng, khó ngủ.
* Hoàn cảnh gia đình hiện tại:
Qua tiếp xúc và hỏi chuyện trẻ, chúng tui được biết gia đình trẻ có 8 người: bà ngoại, bố, mẹ, anh (học lớp 8), em gái (học lớp 4), em gái (học mẫu giáo), em trai (3 tuổi) và trẻ. Ông bà nội thì ở xa, tận Phú Thọ. Bà ngoại ở nhà lo cơm nước, chăm sóc các cháu. Anh trai và em gái của trẻ đều học tại trường của xã ở gần nhà, chỉ có trẻ là phải học xa nhà. Bố mẹ trẻ đều làm ruộng. Ngoài ra có nuôi thêm gia súc và trồng rau để cải thiện cuộc sống. Kinh tế gia đình cũng đủ ăn.
2.2.1.2. Hỏi chuyện lâm sàng:
* Tiếp xúc ban đầu:
Chúng tui tiếp xúc với trẻ lần đầu tiên vào 14h ngày 14/04/2006, đó là lúc trẻ mới vào viện được vài tiếng đồng hồ. Trẻ đang ngồi đọc sách tại phòng test tâm lý của khoa Tâm bệnh. Qua tiếp xúc ban đầu, ấn tượng mà chúng tui có được là một bé gái nhỏ nhắn, nhỏ hơn cái tuổi 12 của trẻ rất nhiều, gầy, xanh xao, đầu quấn khăn (trẻ giải thích là đau đầu nên phải quấn khăn cho hết đau), cổ trẻ có những vết bầm tím rất rõ, trẻ cho biết đó là vết mẹ đánh gió cho trẻ hôm trẻ bị đau đầu lên cơn co giật (mẹ nghĩ là trẻ bị cảm), ăn mặc quần áo không được gọn gàng, ăn nói nhỏ nhẹ. Mặc dù là dân tộc Tày nhưng trẻ không biết nói tiếng Tày mà nói tiếng Kinh rất sõi, mọi sinh hoạt của trẻ cũng giống như người kinh. Trẻ đã tỏ ra rất thích thú khi biết chúng tui là sinh viên khoa tâm lý đi thực tập, trẻ hỏi han chúng tui rất nhiều về ngành chúng tui học, nhưng lại khá dè dặt khi chúng tui đề cập đến vấn đề hiện tại của trẻ. Phải đến những ngày sau trẻ mới cởi mở hơn, chia sẻ với chúng tui những điều e sợ về gia đình, bệnh tật của trẻ.
* Hỏi chuyện lâm sàng:
- Các yếu tố tâm lý – xã hội có liên quan đến RLPL ở bệnh nhân Nguyễn Thị T:
+ Mối quan hệ giữa bệnh nhân với gia đình:
a) Quan hệ với bố:
Trẻ được sinh ra theo mong muốn của bố mẹ. Trẻ được cả nhà rất thương yêu và chiều chuộng. Tuy là con nhà nông nhưng hầu như trẻ không phải làm công việc gì nặng nhọc, chủ yếu là giúp bà và mẹ những công việc nhà như nấu cơm, trông em.
Trong gia đình, người mà trẻ cảm giác khó gần gũi nhất chính là bố của trẻ. Theo lời trẻ nói thì “bố em suốt ngày uống rượu, khi nào say quá là bố em lại quát nạt, đánh mắng chúng em, có lúc bố còn đánh cả mẹ, em sợ bố em lắm và lo cho mẹ nữa”. Bố trẻ rất ít khi quan tâm đến các con, hầu như mọi công việc trong gia đình từ việc đồng áng đến chăm sóc giáo dục con đều do mẹ của trẻ chăm lo, quán xuyến “tất cả mọi việc trong nhà đều do mẹ em lo lắng” “bố rất ít khi chơi với chúng em, cũng chẳng bao giờ quan tâm đến anh em em học hành như thế nào”. Hai bố con rất ít khi trò chuyện tâm sự với nhau.
Mối quan hệ giữa hai bố con càng ngày càng xa cách từ khi bố trẻ bắt đầu đánh mẹ mỗi khi say rượu. Theo lời trẻ thì bố uống rượu ngày càng nhiều, và lúc nào cũng say khướt, về đến nhà là bố mắng chửi vợ con. Trẻ nói: “em rất sợ đến gần bố mỗi khi bố say rượu”. Trẻ cho chúng tui biết từ khi đi học xa trẻ rất e sợ cho gia đình, chỉ mong bố đừng uống rượu nữa cho cả nhà đỡ khổ. Sau hai tuần học ở trường, được trở về nhà cùng gia đình, trẻ mong có được sự ấm áp từ phía người thân, nhưng bố hầu như chẳng bao giờ hỏi thăm xem trẻ học hành, sinh hoạt ở trường thế nào, nên trẻ cảm giác rất buồn và tủi thân. Chỉ đến khi trẻ bị bệnh thì bố mới quan tâm đến trẻ nhiều hơn.
b) Quan hệ với mẹ:
Trong gia đình mẹ là người mà trẻ thương nhất.. Theo trẻ thì “mẹ em là người vất vả nhất trong gia đình, phải lo toan nhiều thứ, mà chẳng được nghỉ ngơi gì”. Có lẽ là do ngay từ nhỏ trẻ đã được mẹ yêu thương và chăm sóc nhiều nhất. Theo lời của trẻ thì “mẹ em thương em nhất vì em giống mẹ nhất nhà, từ dáng đi đến tính cách”. Mẹ là người mà theo trẻ “dù cùng kiệt vẫn rất chiều con”, không bắt con làm bất cứ việc nặng nhọc nào. Ngay từ nhỏ, mẹ đã rất hay tâm sự với trẻ về những vui buồn, khó khăn của mẹ, về người bố hay rượu chè. Quan hệ mẹ con gắn bó, thường có sự chia sẻ về mặt tình cảm. Dù thời gian vừa qua trẻ đi học xa, ít có điều kiện về thăm nhà, nhưng mỗi lần về, mẹ đều ngủ cùng trẻ và tâm sự, động viên tr