katorj_u_a
New Member
Download miễn phí Luận văn Nghiên cứu năng suất, chất lượng của một số giống cỏ trồng ở xã Cảnh Hưng, huyện Tên Du, tỉnh Bắc Ninh và mô hình khai thác thức ăn cho gia súc
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU . 1
1. Lý do chọn đề tài . 1
2. Mục đích nghiên cứu . 5
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 6
1.1. Tình hình nghiên cứu về cây thức ăn gia súc trên thế giới và ở Việt Nam . 6
1.1.1. Những nghiên cứu về năng suất của đồng cỏ tự nhiên . 6
1.1.2. Tình hình nghiên cứu cây thức ăn gia súc trên thế giới . 8
1.1.3. Những kết quả nghiên cứu về nâng cao năng suất cây thức ăn gia
súc trên thế giới . 9
1.1.4. Tình hình nghiên cứu cây thức ăn gia súc ở Việt Nam . 12
1.2. Tình hình nghiên cứu đồng cỏ trên thế giới và ở Việt Nam . 19
1.3. Những nghiên cứu về sử dụng đồng cỏ Bắc Việt Nam . 23
1.4. Vấn đề nguồn gốc và phân bố đồng cỏ trong đai nhiệt đới . 24
1.5. Vấn đề thoái hoá đồng cỏ do chăn thả . 25
1.6. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn xanh . 29
1.7. Một số đặc điểm sinh thái và sinh vật học của hoà thảo . 33
1.7.1. Đặc tính sinh thái . 33
1.7.2. Đặc tính sinh vật học . 34
1.7.3. Đặc tính sinh lý . 35
1.7.4. Đặc tính sinh trưởng . 37
1.7.5. Sức sống cỏ hoà thảo . 37
1.8. Giá trị kinh tế của các loại cây dùng trong chăn nuôi bò . 38
1.8.1. Cỏ Hoà thảo. 38
1.8.2. Cây bộ Đậu . 43
1.8.3. Cây trồng khác . 45
1.9. Các loại thức ăn cho bò sữa . 46
Chương 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÙNG NGHIÊN CỨU . 49
2.1. Một số đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh . 49
2.1.1. Về vị trí địa lý và phạm vi ranh giới tỉnh . 49
2.1.2. Các yếu tố khí hậu, địa chất, thuỷ văn . 50
2.1.3. Tài nguyên thiên nhiên - môi trường . 53
2.2. Một số đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Cảnh Hưng . 54
2.2.1. Điều kiện tự nhiên . 54
2.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội . 55
Chương 3: ĐỐI TưỢNG VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 56
3.1. Đối tượng . 56
3.2. Phạm vi nghiên cứu . 56
3.3. Phương pháp nghiên cứu . 56
3.3.1. Các phương pháp nghiên cứu ngoài thiên nhiên . 56
3.3.1.1. Nghiên cứu tại Cảnh Hưng (mô hình bò sữa) . 56
3.3.1.2. Nghiên cứu tại Hiệp Hoà (mô hình bò thịt) . 57
3.3.2. Các phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm . 57
3.3.2.5. Phương pháp phân tích đối với mẫu đất : . 65
3.2.3. Điều tra qua địa phương, lãnh đạo cơ sở . 67
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN . 68
4.1. Tình hình khai thác và sử dụng đất của người dân xã Cảnh Hưng . 68
4.2. Tập đoàn cây thức ăn gia súc của xã Cảnh Hưng . 70
4.3. Đặc điểm và năng suất các loại cỏ chính dùng làm thức ăn cho bò
được trồng tại xã Cảnh Hưng . 73
4.4. Tình hình chăn nuôi bò ở Bắc Ninh và xã Cảnh Hưng . 76
4.5. Năng suất của các loài cỏ chính . 78
4.6. Chất lượng của của một số loài cỏ . 82
4.7. Năng suất cỏ tự nhiên trên đồi xã Đông Lỗ, huyện Hiệp Hoà . 84
4.8. Thảm cỏ tự nhiên ở đồi xã Đông Lỗ, huyện Hiệp Hoà . 85
4.9. Hiệu quả mô hình chăn nuôi bò . 94
4.9.1. Hiệu quả mô hình chăn nuôi bò sữa . 94
4.9.2. Hiệu quả mô hình chăn nuôi bò thịt . 96
4.10. Kết luận và đề nghị . 98
PHỤ LỤC. 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 103
Tóm tắt nội dung tài liệu:
tháng trồng cỏ cao 47,8cm đạt năng suất20tấn/ha, với chế độ canh tác tốt, bón phân nhiều năng suất lên tới 100-120
tấn/ha. Pangola trồng và sử dụng để chăn thả hay thu cắt làm cỏ khô.
Cỏ Pát (Paspalum Atratum)
Thuộc loại cỏ bụi thân cao. Có thể sinh trưởng tốt ở những chân đất
cùng kiệt dinh dưỡng và đất chua, có độ pH < 4. Cỏ Pát thích hợp với khí hậu
ẩm, thích nghi với những vùng thường bị ngập lụt. Lượng chất xanh cao, bò
rất thích ăn. Có thể trồng bằng thân hom hay gieo hạt với lượng 5-6 kg/ha.
Trồng một lần thu hay liên tục 3 năm mới trồng lại.
Cỏ Signal (Brachiaria dicumben)
Thích nghi rộng với nhiều điều kiện khí hậu, đất đai nhiều nơi ở nước
ta. Cỏ Signal có thể sinh trưởng tốt ở những vùng đất cùng kiệt dinh dưỡng và
vùng đất chua phèn (pH<4). Những nơi có mùa khô kéo dài chúng vẫn giữ
được màu xanh, cạnh tranh với cỏ dại, chịu được sự dẫm đạp của gia súc nên
thích hợp cho xây dựng đồng cỏ chăn thả thường xuyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
41
Cỏ Sweet Jumbo và Superdan
Do Công ty Cổ phần Giống cây trồng miền Nam nhập từ Australia. Cả
2 giống cỏ này đều có độ ngọt cao hơn cỏ Sả, cỏ Voi, lại dễ để dành nên rất
thuận tiện cho đàn bò vỗ béo và các vùng có thời gian nắng kéo dài trong
năm. Đây là giống cỏ lai F1 nên tăng trưởng mạnh, thu hoạch sớm. Lần đầu,
thu hoạch 5 tuần sau gieo. Sau đó cứ 4 tuần cắt một lần. Cỏ trổ hoa muộn nên
dinh dưỡng dồn hết cho lá. Cứ 12kg hạt cỏ gieo được cho 1 ha đất.
Năng suất khoảng 50 - 55 tấn/ha cỏ tươi, rất thích hợp cho gia súc. Nếu
trường hợp cần dự trữ, cỏ Sweet Jumbo ủ chua rất tốt, còn giống cỏ Superdan
lại có lợi thế trong chế biến sấy hay phơi khô.
Cả 2 giống cỏ đều có cách trồng như nhau và dùng để vỗ béo bò, dê,
cừu thịt hay lấy sữa... Gieo cỏ theo hàng với khoảng cách 60-80cm. Vườn
ươm chuẩn bị thật tốt bằng cách bón lót 60 - 80kg Urê/ha hay 50kg DAP +
50kg Urê ngay trước khi trồng hay sau mỗi lần cắt.
Do các loại cỏ này có bộ rễ phát triển mạnh ở tầng đất mặt nên sau mỗi
đợt cắt và bón phân, cần xới xáo, lấp phân và vun gốc để tạo bộ rễ mới thật tốt.
Điều này sẽ giúp tăng năng suất cỏ và số lần cắt. Chỉ bắt đầu cắt hay thả gia súc
vào đồng cỏ khi thấy cỏ cao khoảng 80cm. Nếu sớm quá, cỏ còn non, năng suất
giảm, dinh dưỡng kém. Còn cỏ già quá, chất dinh dưỡng cũng mất đi.
Người trồng cỏ cần lưu ý: Đây là những giống cỏ lai nên không được
để giống trồng đợt 2, ở những thế hệ sau ưu thế lai của loài bị giảm nên năng
suất, và chất lượng cỏ không đảm bảo. Sau 5 - 6 đợt cắt, nếu thấy sức tái sinh
của cỏ yếu đi (dưới 50 tấn/ha) thì phải cày xới, gieo trồng lại đợt mới.
Cỏ Vetiver
Còn gọi là cỏ Hương bài, được trồng với mục đích bảo vệ tài nguyên
đất và nguồn nước. Mặc dù lá của cây cỏ này cũng là một loại thức ăn mang
lại nguồn dinh dưỡng cao cho gia súc nhưng cỏ Vetiver lại có bộ rễ rất hữu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
42
dụng. Người ta ví chúng như một hàng rào bê tông sinh học chống lại sự xói
mòn, làm giảm vận tốc dòng chảy của nước, giữ đất không bị cuốn trôi.
Trên thế giới, giống cỏ này đã được sử dụng rộng rãi để chống xói mòn
đất. Nhờ nó có bộ rễ đan xen vào nhau phát triển rất nhanh, cắm thẳng đứng,
sâu vào đất từ 3-4 mét. Chúng còn có khả năng hấp thụ các loại khoáng chất
có độc tính thải ra từ nguồn phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có trong nguồn
nước, trong đất và làm cho đất tơi xốp, tăng độ phì nhiêu. Tại Việt Nam, cỏ
Vetiver đã được Bộ Giao thông vận tải ứng dụng trồng ở 2 bên đường Hồ Chí
Minh nhằm chống sụp lỡ đất của mặt đường.
Cỏ Ruzi(Brachiaria ruziziensis)
Cỏ Ruzi có nguồn gốc ở châu Phi, hiện nay mọc tót nhất ở các nước
châu Mỹ La tinh. Cỏ Ruzi được nhập vào nước ta năm 1968 từ Cuba, đây là
giống cỏ lâu năm họ Hoà thảo, nó có thân bò, rễ chùm, thân lá dài mềm, có
lông mịn. Cây có thể cao 1,2-1,5m. Cỏ Ruzi có thể trồng ở vùng đồng bằng,
bờ đê, bờ vùng hay ở trung du miền núi với độ dốc không quá cao. Cỏ sinh
trưởng mạnh trong mùa mưa, có khả năng chịu giẫm đạp cao nên có thể được
trồng làm bãi chăn thả gia súc. Năng suất cỏ đạt từ 60-90tấn/ha/năm. Cỏ Ruzi
mềm và ròn hơn so với cỏ Ghinê nên khả năng lợi dụng của gia súc khá cao,
có thể lên tới 90% . Hàm lượng các chất dinh dưỡng của cỏ Ruzi: Vật chất
khô 32-35%, protein thô 12-13%, xơ thô 27-29%, khoáng tổng số 10-11%.
Với hàm lượng chất dinh dưỡng như nêu trên thì cỏ Ruzi cũng là một loại
thức ăn thô xanh có giá trị cho gia súc [43].
Hầu hết các giống cỏ cao sản đều có sức tăng trưởng nhanh, chịu được
nóng, chịu hạn tốt và thích hợp với nhiều loại đất. Mùa mưa là thời gian cỏ
phát triển nhanh nhất, mau cho thu hoạch (trung bình khoảng từ 20-25 ngày).
Với tốc độ tăng trưởng như thế, người chăn nuôi có điều kiện dự trữ cỏ lại
bằng cách ủ xanh hay phơi khô.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
43
1.8.2. Cây bộ Đậu
Cỏ họ Đậu (Centro sema và Centro cavalcade):
Cho năng suất cao ở mọi loại đất, mọi điều kiện khí hậu. Cỏ họ Đậu
mọc dày thành lớp nên có thể trồng thành đồng cỏ chăn thả hay cắt làm cỏ
khô dự trữ qua đông cho bò sữa rất tốt. Mặt khác cỏ họ Đậu có khả năng cố
định đạm cho đất rất lớn (120kg nitrogen/ha) nên vừa có giá trị cải tạo đất vừa
dùng làm thức ăn cho gia súc, đặc biệt là chăn nuôi bò sữa.
Có thể trồng xen cỏ họ đậu với các loại cỏ khác. Gieo trồng chủ yếu
bằng hạt với lượng 3kg/ha để làm đồng cỏ chăn thả hay 10kg/ha nếu trồng
để cắt cỏ làm cỏ khô.
Điều kiện khí hậu, đất đai nhiệt đới nhìn chung ít thuận lợi cho các
giống đậu đỗ ôn đới có giá trị dinh dưỡng cao. Còn các giống đậu đỗ nhiệt đới
tuy thích hợp với điều kiện khí hậu nhưng năng suất và giá trị dinh dưỡng
không cao. Trên đồng cỏ tự nhiên tỉ lệ đậu đỗ rất thấp chỉ chiếm 4 – 5% về số
lượng loài, có nơi còn ít hơn và hầu như không đáng kể về năng suất.
Đậu đỗ thức ăn gia súc ở nước ta thường giàu prôtêin, vitamin, khoáng
Ca, Mg, Mn, Zn, Cu, Fe, nhưng ít phốtpho, kaly hơn cỏ hòa thảo. Tuy vậy,
hàm lượng prôtêin thô ở thân lá cây đậu đỗ trung bình 167g/ kg chất khô, xấp
xỉ giá trị trung bình của đậu đỗ nhiệt đới thấp hơn giá trị của đậu đỗ ôn đới
(175g/ kg chất khô), hàm lượng chất khô 200 – 260g/kg thức ăn, giá trị năng
lượng cao hơn cỏ hòa thảo [58]. Ưu điểm của đậu đỗ thức ăn gia súc là khả
năng cộng sinh với vi sinh vật trong nốt sần ở rễ có thể sử dụng được nitơ
trong không khí tạo ra thức ăn giàu prôtêin, giàu vitamin, khoáng đa lượng và
vi lượng dễ hấp thu. Nhược điểm cơ bản của đậu đỗ thức ăn gia súc là thường
chứa chất ức chế men tiêu hóa hay độc tố làm cho gia súc không ăn được
nhiều. Bởi vậy, nhất thiết phải sử dụng phù hợp với cỏ hòa thảo để nâng cao
hi
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Bạn download tại link này nhé
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: