tjeu_thu_bg

New Member
Download Khóa luận Nghiên cứu phát triển du lịch huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội

Download Khóa luận Nghiên cứu phát triển du lịch huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội miễn phí





MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH 5
1.1. Cầu và các nhân tố tạo cầu du lịch 5
1.1.1 Khái niệm về nhu cầu du lịch 5
1.1.2. Sự phát triển của nền sản xuất 7
1.1.3. Dân cư và đặc điểm kinh tế xã hội của dân cư 8
1.1.4. Thời gian nhàn rỗi 10
1.1.5. Quá trình đô thị hoá và sức ép môi trường 10
1.2. Cung và khả năng cung ứng nhu cầu du lịch 11
1.2.1. Cung trong du lịch 11
1.2.2. Tài nguyên du lịch 12
1.2.3. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành du lịch: 20
CHƯƠNG 2: CÁC ĐIỀU KIỆN CUNG ỨNG DU LỊCH CỦA HUYỆN CHƯƠNG MỸ 22
2.1. Đìều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên 22
2.1.1. Điều kiện tự nhiên 22
2.1.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên 27
2.2. Đìều kiện kinh tế - xã hội và tài nguyên du lịch nhân văn 30
2.2.1. Điều kiện kinh tế - xã hội 30
2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn 32
2.3. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật 50
2.3.1. Cơ sở hạ tầng 50
2.3.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật 52
CHƯƠNG 3: HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA HUYỆN CHƯƠNG MỸ 55
3.1. Hiện trạng hoạt động du lịch của huyện 55
3.1.1. Vị trí của ngành du lịch trong cơ cấu kinh tế - xã hội huyện Chương mỹ 55
3.1.2. Thực trạng khách du lịch 57
3.1.3. Hiện trạng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch 58
3.1.4. Đánh giá chung 61
3.1.5. Những thuận lợi và khó khăn 62
3.2. Các giải pháp phát triển du lịch huyện Chương Mỹ 63
3.2.1. Đẩy mạnh công tác qui hoạch du lịch và huy động vốn đấu tư 63
3.2.2. Phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật 64
3.2.3. Tăng cường quảng bá du lịch 67
3.2.5. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 69
3.2.6. Thực hiện khai thác gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái 69
3.2.4. Bổ sung và hoàn thiện các tuyến du lịch liên huyện, liên tỉnh 71
KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
PHỤ LỤC 77
 
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, trong đó giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ.
Cơ cấu kinh tế năm 2006 là:
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng: 34,5%
Dịch vụ - thương mại - du lịch: 33%
Nông - lâm nghiệp: 32,5%
Về nông nghiệp: Từng bước phát triển theo hướng bền vững, hiệu quả, tạo sản phẩm hàng hoá, góp phần ổn định và cải thiện đời sống nhân dân ở nông thôn, giá trị sản xuất năm 2005 ước đạt 559 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 6%.
Về công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản: Tốc độ tăng trưởng khá, bình quân 21,1% năm. Các thành phần kinh tế phát triển nhanh cả về số lượng, chất lượng, qui mô. Đã quy hoạch được 02 khu công nghiệp và 13 điểm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp gắn với làng nghề, với tổng diện tích 780 ha. Đã tiếp nhận 62 dự án vào thuê đất để phát triển sản xuất kinh doanh, trong đó 42 dự án đã đi vào sản xuất. Đến nay đã có 138 doanh nghiệp, công ty TNHH, công ty cổ phần và tổ hợp sản xuất đang hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn góp phần tăng thu cho ngân sách hàng chục tỷ đồng và giải quyết việc làm cho trên 9.000 lao động. Từ năm 2001 đến nay đã mở 95 lớp cho 4.580 lượt lao động ở 30 xã, thị trấn, với tổng kinh phí đầu tư trên 1 tỷ đồng, tạo điều kiện chuyển trên 10.000 hộ sang sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thu hút giải quyết việc làm cho trên 50.000 lao động. Toàn huyện có 02 xã có 100% số làng được công nhận làng nghề, 32/32 xã, thị trấn có ngành nghề, 70% số làng có nghề, trong đó: 20 làng được công nhận làng nghề. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp năm 2005 ước đạt 929 tỷ đồng.
Về du lịch, thương mại: năm 2005 ước đạt 425 tỷ đồng. Du lịch bước đầu đã được quan tâm, trong năm 2000 - 2005 đã hoàn thành quy hoạch chi tiết khu du lịch chùa Trầm với qui mô 50 ha, đã và đang triển khai quy hoạch tổng thể du lịch của huyện và quy hoạch chi tiết khu du lịch làng nghề, du lịch Đồng Sương, Văn Sơn… đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho du lịch hàng chục tỷ đồng.
2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
2.2.2.1. Tài nguyên vật thể
Theo thống kê của sở Văn hoá Thành phố Hà Nội thì hiện nay toàn huyện Chương Mỹ có hơn 1000 di tích các loại, trong đó có 32 di tích cấp quốc gia, 74 di tích cấp tỉnh.
Bảng 2.1. 32 Di tích cấp quốc gia của huyện Chương Mỹ
Tên xã, thị trấn
S.lượng dtích
Tên di tích
Thị Trấn Chúc Sơn
3
Đình Nội, Đình Xá, Đình Ninh Sơn.
Hoàng Văn Thụ
1
Đình Thuần Lương.
Hoàng Diệu
5
Đình Bài Trượng, Đền Bài Trượng, Đình Cốc Thượng, Đình Cốc Trung, Đình Cốc Hạ.
Văn Võ
4
Đình Thượng Võ Lao, Đình Hạ Võ Lao, Đình Văn La, Chùa Đại Quang.
Hoà Chính
2
Đình yên Nhân, Chùa Yên Nhân.
Lam Điền
3
Nhà thờ Đặng Tiến Đông, Đình Lam Điền, Quán Lam Điền.
Tốt Động
4
Đình Tốt Động, Đình Yên Duyệt, Văn chỉ Đặng Ma La, lăng mộ Lý Triệu.
Đông Sơn
2
Đình Quyết Hạ, Quán Lương Sơn.
Tiên Phương
1
Chùa Trăm Gian.
Đồng Lạc
2
Đình Yên Sơn, Đình Yên lạc.
Phụng Châu
5
Chùa Trầm, Động Long Tiên, Quan Âm Viện, Chùa Vô Vi, Đình Phương Bản.
Bảng 2.2. 74 Di tích cấp tỉnh của huyện Chương Mỹ
Tên xã, thị trấn
S.lượng dtích
Tên di tích
Đại Yên
5
Đình Trên, Đình Quán Hóp, Đình Nội An, Đình Yên Khê, Chùa Thông.
Hợp Đồng
3
Đình Đồng Lệ, Đình Thái Hoà, Chùa Đồng Lệ.
Thị Trấn Chúc Sơn
4
Đình Giáp Ngọ, Đình Tràng An, Quán Tràng An, Đình Thị
Hoàng Diệu
2
Đình An Vọng, Chùa Bài Trượng.
Thượng Vực
3
Đình Trung Vực Trong, Đình An Thượng, Đình Đồng Luân.
Hoà chính
1
Đình Lưu Xá.
Lam Điền
6
Đình Đại Từ, Đình Lương Xá, Chùa Lương Xá, Chùa Đại Từ, Đình ứng Hoà, Đền Đại Từ.
Tân Tiến
2
Đình Tiến Tiên, Đình Phương Hạnh.
Tiên Phương
7
Đình Phương Khê, Đình Cổ Pháp, Đình Tiên Lữ, Quán vật, Quan Ngoại, Quán Giữa, Quán Miễu.
Đồng Lạc
4
Đình Phượng Luật, Đình Thọ An, Chùa Phượng Luật, Đền Yên Lạc.
Ngọc Hoà
3
Đình Ngọc Hoà, Đình Chúc Lý, Chùa Chúc Lý.
Trung Hoà
3
Đình Trung Cao, Miếu Mạc Thanh, Chúa Phúc Liễn.
Phú Nghĩa
8
Đình Quan Châm, Quán Quan Châm, Đình Phú Vinh, Quan Phú Vinh, Quán Đồng Trữ, Chùa Đồng Trưc, Đình Khê Than, Quan Khê Than.
Mỹ Lương
2
Đình Khôn Duy, Quan Vua.
Trần Phú
4
Đình Dương Khê, Đình Hồng Thái, Đền Miếu Môn, Đình Trung Tiến
Nam Phương Tiến
3
Đình Nhân Lý, Chùa Nhân Lý, Đình Nam hài
Hồng Phong
4
Đình Thôn Trung, Chùa Thôn Trung. Đình Yên Cốc, Chùa Yên Cốc.
Phụng Châu
10
Đền Trung, đền Ngoài, Đình Long Châu sau, Đình Long Châu Miếu, Chùa Phượng Làng, Quán Thượng Phương nghĩa, Quán Hạ Phượng Nghĩa, Quán Anh Phượng Nghĩa, Đình Phượng Nghĩa, Chùa Long Châu Sau.
(Nguồn: Phòng Văn hoá thông tin huyện Chương Mỹ)
Do có nhiều hạn chế trong việc thu thập tài liệu và giới hạn của một bài khoá luận. Nên ở đây em chỉ xin giới thiệu một vài di tích tiêu biểu có giá trị đối với du lịch của huyện và của Thành phố.
Chùa Trăm Gian
Chùa Trăn Gian có tên chữ là Quảng Nghiêm tự, hay chùa Tiên Lữ, có người còn gọi là chùa Núi, vì ở xóm Núi thuộc xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Chùa được lập từ đời Lý Cao Tông (1185) trên một quả đồi cao khoảng dăm chục mét, có tên là núi Mã, xung quanh có nhiều cây cổ thụ che rợp mặt đồi.
Đời Trần có một vị cao tăng tu tại đây, tên là Nguyễn Lữ, hiệu Bình An. Tương truyền tuy có nhiều phép lạ. Sau khi ông mất, dân làng xây tháp để giữ gìn hài cốt và tôn là Đức Thánh Bối. Chùa Quảng Nghiêm là một quần thể kiến trúc độc đáo. Theo cách tính cứ 4 góc cột là một gian thì chùa có cả thảy 104 gian, chia thành 3 cụm kiến trúc chính.
Cụm thứ nhất gồm 4 cột trụ và 2 quán, trước đây là nơi đánh cờ người trong ngày hội, tiếp đó là nhà Giá ngự nhìn ra mặt hồ sen, nơi đặt kiệu Thánh để xem trò múa rối nước.
Trèo qua mấy trăm bậc gạch xây là tới cụm thứ hai gồm một toà gác chuông 2 tầng mái, có lan can chạy quây 4 mặt. Các ván bằng đều có chạm hình mây hoa. Tại đây treo một quả chuông cao 1,10m, đường kính 0,6m đúc năm 1974. Trên chuông có khắc một bài minh của Phan Huy Ích. Qua gác chuông, leo 25 bậc đá xanh hình rồng mây, đến sân trên có kê một sập đá hình chữ nhật.
Lại leo 9 bậc đá, hai bên có lan can chạm hình rồng cuộn khúc tới cụm thứ 3 đó là chùa chính, gồm nhà bái đường, toà thiêu hương, và thượng điện. Hai bên là hai dãy hành lang. Trong cùng là nhà tổ, giữa lại có lầu trống bên trong treo một trống lớn, đường kính 1m và một khánh đồng dài 1,20m, cao 0,60m đúc năm 1749. Tại đây có 153 pho tượng, hầu hết bằng gỗ, một số ít bằng đất nung, đặc biệt quí là tượng Tuyết Sơn, tượng Quan Thế Âm Bồ Tát. Trong chùa còn có nhiều bia, hoành phi, câu đối. Riêng có hai câu đối khảm trai, tương truyền có từ thời nhà Hồ (1400 - 1406). Về mặt nghệ thuật điêu khắc, tượng ở đây không vượt được tượng ở chùa Sùng Phúc, nhưng về mặt lịch sử, chùa lại có pho tượng đáng chú ý, đặt ở gian bên trái. Đó là tượng đô đốc Đặng Tiến Đông, nhân dân địa phương quen gọi là tượng Quân Đội. Ông là tướng lĩnh Tây...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Nghiên cứu về Kinh tế học của Phát triển Carbon thấp, Chống chịu với Khí hậu ở Việt Nam – Giai đoạn Xác định Phạm vi Ngoại ngữ 0
D Nghiên cứu chính sách, giải pháp và xây dựng mô hình liên kết vùng, tiểu vùng trong phát triển du lịch ở vùng Tây Bắc Văn hóa, Xã hội 0
D Sử dụng nghiên cứu bài học để phát triển năng lực giao tiếp toán học cho học sinh trung học cơ sở Luận văn Sư phạm 0
D Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Và Kết Quả Điều Trị Đợt Bùng Phát Bệnh Phổi Tắc Nghẽn Y dược 0
D Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch Tại Các Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa Thị Xã Gò Công, Tỉnh Tiền Giang Văn hóa, Xã hội 0
D Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch Biển Tỉnh Cà Mau Văn hóa, Xã hội 0
D Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Trưởng, Phát Triển Của Một Số Dòng Giống Đậu Tương Tại Huyện Vị Xuyên - Tỉnh Hà Giang Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu phát triển du lịch gắn với cộng đồng dân tộc thiểu số ở Sa Pa theo hướng phát triển bền vững Văn hóa, Xã hội 1
D Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón vi sinh đến sinh trưởng và phát triển của măng tây xanh trồng tại Thái Nguyên Nông Lâm Thủy sản 0
D Phát triển năng lực nghiên cứu khoa học của học sinh thông qua dạy học lĩnh vực khoa học tự nhiên ở trường trung học cơ sở Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top