Irvin

New Member
Luận văn: Nghiên cứu quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trong giáo dục đại học ở Việt Nam : Luận án TS. Giáo dục học: 62 14 05 01
Nhà xuất bản: ĐHGD
Ngày: 2011
Chủ đề: Giáo dục đại học
Kết quả học tập
Quản lý giáo dục
Việt Nam
Miêu tả: 236 tr. + CD-ROM+Tóm tắt
Luận án TS. Quản lý giáo dục -- Trường Đại học Giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011
Hệ thống hoá cơ sở lý luận về kiểm tra, đánh giá (KTĐG) kết quả học tập và vận dụng khoa học quản lý vào lĩnh vực này. Tìm hiểu công tác quản lý KTĐG kết quả học tập ở một số trường ĐH trong và ngoài nước. Xác định thực trạng quản lý KTĐG kết quả học tập trong GDĐH ở Việt Nam. Đề xuất một số giải pháp quản lý KTĐG kết quả học tập trong GDĐH ở Việt Nam. Đánh giá tính hiệu quả và tính khả thi của các giải pháp đề xuất
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
KẾT QUẢ HỌC TẬP ..................................................................................... 10
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu.............................................................. 10
1.1.1. Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học ở nước
ngoài ........................................................................................................ 10
1.1.2. Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học ở trong
nước......................................................................................................... 32
1.2. Các khái niệm cơ bản........................................................................... 38
1.2.1. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập................................................ 38
1.2.2. Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập................................... 51
1.3. Mục tiêu của quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập .................... 58
1.3.1. Đảm bảo đánh giá đúng mục đích và đúng mục tiêu môn học..... 58
1.3.2. Đảm bảo tính hợp lý của các phương pháp đánh giá.................... 60
1.3.3. Đảm bảo độ giá trị......................................................................... 62
1.3.4. Đảm bảo độ tin cậy ....................................................................... 64
1.3.5. Đảm bảo sự công bằng.................................................................. 65
1.3.6. Tác động tích cực đến người học và người dạy............................ 66
1.3.7. Đảm bảo tính khả thi và hiệu quả ................................................. 67
1.4. Các cấp quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trong giáo dục đại
học ............................................................................................................... 68
Tiểu kết chương 1........................................................................................ 75
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT
QUẢ HỌC TẬP TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM..................... 77
2.1. Bối cảnh giáo dục đại học Việt Nam ................................................... 77
2.1.1. Hệ thống giáo dục đại học Việt Nam............................................ 77
2.1.2. Sự chuyển đổi cách đào tạo từ niên chế sang tín chỉ và đặc
điểm của kiểm tra, đánh giá trong học chế tín chỉ .................................. 81
2.1.3. Một số xu hướng phát triển của giáo dục đại học ảnh hưởng đến
quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập ............................................. 83
2.2. Thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trong giáo dục
đại học Việt Nam ........................................................................................ 87
2.2.1. Thực trạng quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập.............. 88
2.2.2. Hệ thống quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trong giáo dục
đại học ................................................................................................... 110
2.2.3. Chính sách của Đảng, Nhà nước và Bộ Giáo dục và Đào tạo về
kiểm tra, đánh giá.................................................................................. 113iii
2.2.4. Đội ngũ những người liên quan đến quản lý kiểm tra, đánh giá 117
2.2.5. Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập ở trường đại học..... 123
Tiểu kết chương 2...................................................................................... 135
CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT
QUẢ HỌC TẬP TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM............... 138
3.1. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả
học tập trong giáo dục đại học .................................................................. 138
3.1.1. Đảm bảo tính khoa học ............................................................... 138
3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn................................................................ 139
3.1.3. Đảm bảo tính hệ thống................................................................ 139
3.1.4. Đảm bảo tính kế thừa và tính khả thi.......................................... 140
3.2. Các giải pháp quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trong giáo dục
đại học ....................................................................................................... 141
3.2.1. Nhóm giải pháp thứ nhất. Hoàn thiện chính sách về kiểm tra, đánh
giá kết quả học tập................................................................................. 143
3.2.1.1. Giải pháp 1.1. Xây dựng một Quy chế riêng, hoàn chỉnh về
kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trong giáo dục đại học ............... 144
3.2.1.2. Giải pháp 1.2. Bổ sung chính sách đối với người học......... 148
3.2.2. Nhóm giải pháp thứ hai. Thay đổi môi trường kiểm tra, đánh giá
trong trường đại học.............................................................................. 151
3.2.2.1. Giải pháp 2.1. Nâng cao nhận thức về kiểm tra, đánh giá của
các đối tượng liên quan ..................................................................... 152
3.2.2.2. Giải pháp 2.2. Đầu tư kinh phí hợp lý cho kiểm tra, đánh giá
........................................................................................................... 157
3.2.2.3. Giải pháp 2.3. Đào tạo, bồi dưỡng và chuẩn hoá đội ngũ cán
bộ tham gia hoạt động kiểm tra, đánh giá......................................... 160
3.2.2.4. Giải pháp 2.4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra...... 166
3.2.2.5. Giải pháp 2.5. Thành lập trung tâm Khảo thí chuyên trách về
kiểm tra, đánh giá.............................................................................. 170
3.2.3. Nhóm giải pháp thứ ba. Đổi mới mô hình quản lý kiểm tra, đánh
giá kết quả học tập trong giáo dục đại học............................................ 177
3.2.3.1. Giải pháp 3.1. Phân cấp quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học
tập trong giáo dục đại học................................................................. 178
3.2.3.2. Giải pháp 3.2. Hình thành mạng lưới các trung tâm Khảo thí
........................................................................................................... 185
3.3. Khảo nghiệm các giải pháp đề xuất ................................................... 188
3.3.1. Kết quả khảo nghiệm đối với nhóm giải pháp thứ nhất.............. 188
3.3.2. Kết quả khảo nghiệm đối với nhóm giải pháp thứ hai................ 189
3.3.3. Kết quả khảo nghiệm đối với nhóm giải pháp thứ ba................. 193
3.4. Thực nghiệm giải pháp đã đề xuất..................................................... 196
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiiv
Tiểu kết chương 3...................................................................................... 199
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 202
Kết luận ..................................................................................................... 202
Khuyến nghị .............................................................................................. 205
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ......................................... 208
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 209
PHỤ LỤC...................................................................................................... 218v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CBQL : cán bộ quản lý
CĐ : cao đẳng
ĐH : đại học
ĐT : đào tạo
GD : giáo dục
GDĐH : giáo dục đại học
GV : giảng viên
KTĐG : kiểm tra, đánh giá
SV : sinh viên
XH : xã hội
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phivi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. So sánh kiểm tra, đánh giá lấy kết quả học tập làm trọng tâm với kiểm tra,
đánh giá lấy quá trình dạy - học làm trọng tâm ........................................................45
Bảng 1.2. Phân loại mục tiêu học tập........................................................................59
Bảng 1.3. Kết hợp giữa mục tiêu và các phương pháp đánh giá ..............................61
Bảng 1.4. Kết hợp giữa chuẩn đầu ra và các phương pháp đánh giá thực................61
Bảng 2.1. Thống kê số lượng trường Đại học, Sinh viên, Giảng viên.....................79
Bảng 2.2. Các phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ .93
Bảng 2.3. Đánh giá mức độ phù hợp của phương pháp kiểm tra, đánh giá..............95
Bảng 2.4. Những nội dung môn học được đề cập đến trong đề kiểm tra và thi .......98
Bảng 2.5. Giảng viên và cán bộ quản lý đánh giá về đề kiểm tra, thi......................98
Bảng 2.6. Đánh giá công tác coi thi ........................................................................100
Bảng 2.7. Đánh giá công việc chấm bài kiểm tra, thi .............................................101
Bảng 2.8. Mức độ giảng viên phản hồi đối với bài kiểm tra của sinh viên ............103
Bảng 2.9. Những tiêu cực trong kiểm tra, đánh giá ................................................105
Bảng 2.10. Nhược điểm của kiểm tra, đánh giá thường xuyên..............................107
Bảng 2.11. Đánh giá mức độ đạt được các yêu cầu đặt ra đối với kiểm tra, đánh giá
.................................................................................................................................108
Bảng 2.12. Các hình thức phổ biến quy chế, quy định cho sinh viên.....................125
Bảng 2.13. Nguồn cung cấp tài liệu tham khảo cho giảng viên..............................127
Bảng 2.14. Mức độ thực hiện công tác thống kê của nhà trường ...........................128
Bảng 2.15. Mục đích thống kê của nhà trường .......................................................129
Bảng 2.16. Các chính sách động viên, khuyến khích cán bộ, giảng viên tham gia
kiểm tra, đánh giá....................................................................................................130
Bảng 2.17. Mức độ thẩm định đề kiểm tra kết thúc môn học.................................132
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm của nhóm giải pháp thứ nhất ...............................189
Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm của nhóm giải pháp thứ hai .................................190
Bảng 3.3. Quan điểm về mối quan hệ giữa giảng dạy và kiểm tra, đánh giá .........192vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Cấu trúc của Đại học Oxford dưới góc độ kiểm tra, đánh giá ..................17
Hình 1.2. Vị trí của kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy - học.............................44
Hình 1.3. Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo quá trình .......................54
Hình 1.4. Khung lý thuyết nghiên cứu quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập..58
Hình1.5. Sự phân cấp quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập............................69
trong giáo dục đại học ...............................................................................................69
Hình 1.6. Quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập............................................70
Hình 2.1. Các phương pháp, hình thức thi kết thúc môn học ...................................93
Hình 2.2. Thái độ không ủng hộ của sinh viên đối với các phương pháp, hình thức
kiểm tra, đánh giá......................................................................................................94
Hình 2.3. Hệ thống quản lý kiểm tra, đánh giá trong giáo dục đại học ..................111
Hình 2.4. Những nguyên nhân thuộc về tư tưởng và nhận thức .............................118
Hình 2.5. Nguyên nhân thuộc về nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ ............................121
Hình 2.6. Các hình thức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ........................123
Hình 2.7. Các văn bản về kiểm tra, đánh giá giảng viên nhận được từ nhà trường124
Hình 2.8. Các thời điểm phổ biến quy chế, quy định cho sinh viên .......................125
Hình 2.9. Đánh giá công tác quản lý của nhà trường..............................................126
Hình 2.10. Các biện pháp quản lý kiểm tra, đánh giá thường xuyên của giảng viên
.................................................................................................................................131
Hình 2.11. Các khâu trong một kỳ thi được thanh tra.............................................133
Hình 2.12. Đánh giá công tác thanh tra, kiểm tra của nhà trường ..........................134
Hình 3.1. Mô hình quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học trong
giáo dục đại học ......................................................................................................142
Hình 3.2. Mô hình quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập mới trong trường đại
học ...........................................................................................................................172
Hình 3.3. Mô hình quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập ở Đại học Quốc gia
Hà Nội .....................................................................................................................194
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế giới đang bước vào thiên niên kỷ mới của sự bùng nổ thông tin,
phát triển mạnh của công nghệ cao, kinh tế tri thức và toàn cầu hoá sâu sắc.
Đất nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng XH
“dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ và văn minh”. Đứng trước thách
thức của thời đại và thực tiễn Việt Nam, nền GD Việt Nam nói chung, GDĐH
Việt Nam nói riêng đang từng bước chuyển từ Nhà nước độc quyền tổ chức
và thực hiện sang cho Nhà nước và nhân dân cùng tổ chức và thực hiện (XH
hoá giáo dục), quy mô của GDĐH ngày càng tăng. Trong bối cảnh đó, chất
lượng GD là một trong những mối quan tâm hàng đầu của toàn XH và là một
trong những vấn đề trọng yếu trong chính sách GD của Đảng và Nhà nước ta.
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX đã xác định rõ: “Hoàn thiện cơ chế chính
sách và luật pháp để đảm bảo sự nghiệp giáo dục phát triển ổn định, chất
lượng, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu về con người và nguồn nhân lực cho đất
nước phát triển nhanh và bền vững”. Nghị quyết 14/2005/NQ-CP ngày
02/11/2005 của Chính phủ về Đổi mới cơ bản và toàn diện GDĐH Việt Nam
giai đoạn 2006 - 2020 cũng đã đặt ra yêu cầu đối với GDĐH là “mở rộng quy
mô phải đi đôi với nâng cao chất lượng”.
Đề án đổi mới GDĐH Việt Nam giai đoạn 2006-2020, Bộ GD và ĐT
đã đánh giá chất lượng GDĐH Việt Nam như sau: "Trong 60 năm qua, giáo
dục đại học Việt nam đã đạt được những thành tựu to lớn, góp phần vào sự
nghiệp giải phóng dân tộc, sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, văn hoá,
xã hội của đất nước.... Tuy có nhiều cố gắng đổi mới nhưng nhìn chung, sự
chuyển biến của giáo dục đại học nước ta còn chậm và vẫn đang ở tình trạng
yếu kém, bất cập" [3, tr.17, 18].2
GDĐH nước ta còn “Yếu kém, bất cập về cơ chế quản lý, cơ cấu hệ
thống, cơ cấu ngành nghề, mạng lưới cơ sở giáo dục đại học, quy trình đào
tạo, phương pháp dạy và học, đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục,
hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực và những tiêu cực trong thi cử, cấp bằng và
một số hoạt động giáo dục khác...”. Một bộ phận SV tốt nghiệp ĐH còn thụ
động, kém về tin học, ngoại ngữ, kỹ năng thực hành, khả năng sáng tạo, nắm
được kiến thức nhưng chưa biết cách tìm kiếm và xử lý nhanh thông tin, đặt
vấn đề và giải quyết vấn đề, năng lực làm việc theo nhóm còn yếu, do đó khó
xin được việc làm trong nước và ngoài nước.
Chúng ta biết rằng KTĐG là một trong những công cụ điều khiển quá
trình ĐT, nó góp phần điều chỉnh việc học của người học và việc dạy của
người thầy để từ đó nâng cao chất lượng ĐT. Từ xưa đến nay, KTĐG luôn
giữ một vị trí đặc biệt quan trọng, không thể thiếu trong công tác GD của mỗi
nhà trường. Đây là nhiệm vụ thường xuyên và được thực hiện đều đặn theo
định kỳ nhưng chỉ nhằm mục đích chính là đánh giá kết quả học tập của người
học sau một giai đoạn. Thực tiễn ở Việt Nam, KTĐG còn tồn tại những vấn
đề cơ bản sau đây:
1. KTĐG chưa đúng, chưa đủ mục tiêu môn học: còn nhiều đề thi mới
chỉ đánh giá được một phần kiến thức môn học, thậm chí có đề còn ra ngoài
nội dung môn học.
2. KTĐG còn ở mức trí năng (nhận thức và tư duy) bậc thấp: phần lớn
đề thi hỏi thuộc bài thầy giảng (mức biết, hiểu và vận dụng), không đánh giá
được năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của người học, kết quả là điểm số
có thể rất cao, nhưng năng lực làm việc thì thấp.
3. KTĐG chưa chính xác: chấm chưa chính xác, cho điểm chưa chính
xác.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi3
4. KTĐG còn thiếu khách quan: còn hiện tượng chấm bài, cho điểm tuỳ
tiện, theo cảm tính, thậm chí theo ngẫu hứng (chức năng đánh giá).
5. KTĐG chưa đề cập đến vai trò điều chỉnh giảng dạy: kết quả KTĐG
không góp phần điều chỉnh nội dung, phương pháp giảng dạy của GV (chức
năng dạy học của KTĐG).
6. KTĐG kém tác dụng trong điều chỉnh động cơ, mục tiêu học tập của
người học (chức năng GD của KTĐG).
7. KTĐG còn tồn tại nhiều tiêu cực.
Từ phân tích trên, có thể khẳng định rằng một trong những nguyên nhân
dẫn đến tình trạng chất lượng GDĐH chưa cao là KTĐG chưa thực sự phát
huy hết vai trò quan trọng của mình và một trong những nguyên nhân của
những hạn chế trong KTĐG là công tác tổ chức và quản lý KTĐG chưa tốt.
Do đó, chuẩn hoá hoạt động KTĐG làm cho KTĐG giữ đúng vai trò của mình
là một nhu cầu đảm bảo và nâng cao chất lượng ĐT của từng cấp học, bậc học
trong hệ thống GD quốc dân, đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực và xây
dựng XH học tập. Trước thực tế đó, việc cải tiến tổ chức và quản lý hoạt động
KTĐG hay thi cử trong GDĐH đã và đang được Đảng, Nhà nước và Bộ GD
và ĐT quan tâm chỉ đạo. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X đã vạch rõ:
“Hoàn thiện hệ thống đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục. Cải tiến
nội dung và phương pháp thi cử nhằm đánh giá đúng trình độ tiếp thu tri
thức, khả năng học tập. Khắc phục những mặt yếu kém và tiêu cực trong giáo
dục” [21, tr. 97]. Cụ thể hơn, “khắc phục những tiêu cực trong dạy thêm, học
thêm, thi cử, tuyển sinh, đánh giá kết quả học tập và cấp chứng chỉ, văn
bằng”[21, tr. 207] đã được Đảng xác định là nhiệm vụ quan trọng cần thực
hiện trong kế hoạch phát triển kinh tế - XH 5 năm 2006-2010. Nghị quyết số
37/2004/QH11 của Quốc hội thông qua ngày 03/12/2004 nhấn mạnh: “...tiếp4
tục cải tiến công tác thi cử theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả, thiết thực”. Chiến
lược phát triển GD Việt Nam 2001-2010 yêu cầu các cơ quan tổ chức và quản
lý nhà nước cần triển khai một số nhiệm vụ cấp bách, một trong những nhiệm
vụ đó là “đổi mới về quan niệm, quy trình và phương pháp thi cử, kiểm tra
đánh giá (bao gồm cả công tác tuyển sinh), hạn chế tối đa những tiêu cực nảy
sinh, tạo động lực cho việc thay đổi phương pháp dạy và học” [8, tr. 44].
Nghị quyết 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 của Chính phủ về Đổi mới cơ
bản và toàn diện GDĐH Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 định hướng GDĐH
chuyển từ ĐT theo niên chế sang ĐT theo học chế tín chỉ và đề ra yêu cầu:
“...phải tiến hành đổi mới từ mục tiêu, qui trình, nội dung đến phương pháp
dạy và học, cách đánh giá kết quả học tập...” [7].
KTĐG kết quả học tập của người học trong các trường ĐH là nhiệm vụ
không chỉ của GV, của các nhà chuyên môn mà đây cũng là nhiệm vụ và công
việc quan trọng của các nhà quản lý. Bộ phận quản lý chịu trách nhiệm điều
hành, giám sát và tạo điều kiện để triển khai công việc góp phần quan trọng
làm cho KTĐG đạt được hiệu quả cao. Mọi khâu trong hoạt động KTĐG phải
được vận hành theo quy chế, quy định, chủ trương, chính sách của các cấp
quản lý và sự sáng tạo của các trường ĐH. Nói một cách khác, chất lượng của
KTĐG chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi công tác quản lý. Vì vậy, nghiên cứu
quản lý hoạt động KTĐG kết quả học tập trong GDĐH để đề xuất các giải
pháp quản lý phù hợp, khả thi nhằm cải tiến hoạt động KTĐG theo hướng phù
hợp với bối cảnh, đặc điểm phát triển của GD nói chung và của GDĐH nói
riêng, đảm bảo chất lượng và hiệu quả là vấn đề quan trọng và cấp thiết.
2. Mục đích nghiên cứu
Qua việc nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn về KTĐG kết quả học tập
và quản lý KTĐG kết quả học tập kết hợp với nghiên cứu yêu cầu của GDĐH
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi5
đối với quản lý KTĐG kết quả học tập, tiến hành nghiên cứu quản lý KTĐG
kết quả học tập trong GDĐH nhằm tìm ra các giải pháp cải tiến làm cho kết
quả KTĐG phản ánh đúng chất lượng ĐT; khắc phục các hiện tượng tiêu cực,
gian lận,... nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng sự nghiệp phát triển
kinh tế, XH ở nước ta trong giai đoạn mới và tạo tiền đề cho việc xây dựng
XH học tập.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động KTĐG kết quả học tập trong GDĐH.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Các giải pháp quản lý KTĐG kết quả học tập trong GDĐH.
4. Giả thuyết khoa học
KTĐG kết quả học tập của người học là một trong những khâu quan
trọng hàng đầu để đảm bảo và nâng cao chất lượng ĐT nhưng trên thực tế
triển khai, công tác này còn nhiều hạn chế, chưa góp phần nâng cao chất
lượng ĐT.
Nếu ban hành được một Quy chế riêng, hoàn chỉnh về KTĐG, trong đó
bao quát đầy đủ các nội dung liên quan và bổ sung một số chính sách mới đối
với người học, đồng thời có các giải pháp làm thay đổi môi trường KTĐG
trong trường ĐH và đổi mới mô hình quản lý KTĐG trong hệ thống GDĐH
hướng tới mục tiêu vừa đánh giá chính xác kết quả học tập của người học vừa
tạo thuận lợi cho người học thì sẽ góp phần giảm thiểu các bất cập hiện nay
về KTĐG, phát triển sự nghiệp GDĐH, đảm bảo và từng bước góp phần nâng
cao chất lượng ĐT nguồn nhân lực đáp ứng sự nghiệp phát triển kinh tế, XH,
xây dựng XH học tập ở nước ta trong giai đoạn mới.6
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về KTĐG kết quả học tập và vận dụng
khoa học quản lý vào lĩnh vực này.
- Tìm hiểu công tác quản lý KTĐG kết quả học tập ở một số trường ĐH
trong và ngoài nước.
- Xác định thực trạng quản lý KTĐG kết quả học tập trong GDĐH ở
Việt Nam.
- Đề xuất một số giải pháp quản lý KTĐG kết quả học tập trong GDĐH
ở Việt Nam.
- Đánh giá tính hiệu quả và tính khả thi của các giải pháp đề xuất.
6. Giới hạn của đề tài
- Giới hạn phạm vi nghiên cứu: GDĐH bao gồm 4 bậc là CĐ, ĐH,
Thạc sĩ, Tiến sĩ. Luận án tập trung nghiên cứu công tác quản lý KTĐG kết
quả học tập của SV bậc ĐH;
- Giới hạn phạm vi khảo sát: Dự kiến tiến hành khảo sát ở một số
trường ĐH lớn như các trường thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội, đây là những
trường có bề dày kinh nghiệm, thành tích ĐT về khoa học cơ bản và một số
trường khác thay mặt cho khối ngành về kinh tế, kỹ thuật - công nghệ, sư
phạm, nông - lâm - ngư nghiệp;
- Giới hạn đối tượng khảo sát: Liên quan đến quản lý KTĐG kết quả
học tập trong GDĐH là một lực lượng rất đông đảo bao gồm nhiều đối tượng
khác nhau, có thể kể đến như GV, CBQL, SV (chính quy, vừa làm vừa học,...)
trong các trường ĐH, phụ huynh SV, người sử dụng lao động,.... Đối tượng
được lựa chọn để khảo sát là GV, CBQL và SV hệ chính quy.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi7
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận, đó là các phương pháp
tư duy, lý luận khoa học như so sánh, hệ thống hoá,... khi nghiên cứu chỉ thị,
nghị quyết của Đảng, các văn bản pháp quy của Nhà nước và của ngành GD,
các tài liệu, sách, tạp chí và báo cáo khoa học trong nước và nước ngoài có
liên quan đến đề tài. Cụ thể:
- Nghiên cứu chỉ thị, nghị quyết của Đảng, các văn bản quy định của
Nhà nước, Bộ GD và ĐT nhằm làm rõ tầm quan trọng và sự cấp thiết của đề
tài, đồng thời tìm hiểu các quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Bộ GD và
ĐT về đổi mới quản lý KTĐG kết quả học tập trong GDĐH.
- Nghiên cứu các sách, tài liệu và báo cáo khoa học trong nước và nước
ngoài nhằm tìm hiểu tổng quan về vấn đề nghiên cứu, tìm hiểu về lý luận và
thực tiễn KTĐG, quản lý KTĐG, đồng thời tìm hiểu các yêu cầu của XH nói
chung và GDĐH nói riêng đối với công tác quản lý KTĐG kết quả học tập.
7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Điều tra bằng phiếu hỏi để thu thập ý kiến của các CBQL, GV và SV
về thực trạng quản lý KTĐG kết quả học tập của SV trong GDĐH. Ngoài ra,
điều tra bằng phiếu hỏi còn nhằm mục đích thăm dò tính cần thiết, khả thi của
các giải pháp quản lý mà luận án đề xuất.
- Phỏng vấn, lấy ý kiến chuyên gia: Trao đổi với các chuyên gia nhằm
tìm hiểu sâu hơn, cụ thể hơn về kết quả nghiên cứu thu được thông qua điều
tra khảo sát bằng phiếu hỏi và đánh giá mức độ ủng hộ của các chuyên gia đối
với các giải pháp đã đề xuất.
7.3. Nhóm các phương pháp xử lý số liệu
- Phương pháp xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS nhằm phân tích
các số liệu thu thập được từ các phiếu hỏi.8
- Phân tích, đánh giá, bình luận, tổng kết nhằm đưa ra các nhận định
của tác giả về thực trạng quản lý KTĐG, về mức độ cần thiết, khả thi của các
giải pháp dựa trên các ý kiến trả lời phỏng vấn và kết quả thu được từ điều tra
bằng phiếu hỏi.
8. Những luận điểm bảo vệ
8.1. KTĐG kết quả học tập là một khâu trong quá trình ĐT, giúp xác
nhận trình độ của người học, đồng thời cung cấp thông tin phản hồi điều
chỉnh việc học tập của người học và quản lý KTĐG góp phần đảm bảo và
nâng cao chất lượng ĐT.
8.2. Thực trạng công tác quản lý KTĐG kết quả học tập trong GDĐH
cho thấy tuy đã có nhiều chuyển biến tích cực theo hướng hòa nhập với xu
hướng phát triển chung của GDĐH, trong quản lý KTĐG vẫn còn nhiều bất
cập như hiện tượng “thi gì, học nấy”, đa số SV chưa tích cực học tập, một số
CBQL, GV chưa nghiêm túc,... Do đó, đổi mới quản lý KTĐG kết quả học
tập của người học trong GDĐH là đòi hỏi cấp thiết.
8.3. Các giải pháp quản lý được đề xuất trong luận án sẽ góp phần giảm
thiểu các hạn chế hiện nay trong quản lý KTĐG kết quả học tập trong GDĐH,
đáp ứng được yêu cầu phát triển của XH nói chung và của GDĐH nói riêng.
9. Đóng góp mới của luận án
9.1. Góp phần làm sáng tỏ những lý luận cơ bản về KTĐG kết quả học
tập và vận dụng khoa học quản lý vào quản lý KTĐG kết quả học tập trong
GDĐH.
9.2. Đánh giá thực trạng quản lý KTĐG kết quả học tập trong GDĐH
và chỉ ra những yêu cầu phát triển của XH, của GDĐH đối với quản lý KTĐG
kết quả học tập.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi9
9.3. Đề xuất các giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả
của hoạt động KTĐG kết quả học tập ở bậc ĐH có tính khả thi và phù hợp với
thực tiễn GDĐH Việt Nam đầu thế kỷ XXI.
10. Cấu trúc luận án
Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục các
công trình khoa học của tác giả liên quan đến đề tài đã được công bố, tài liệu
tham khảo và phụ lục, nội dung luận án được trình bày trong 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập.
- Chương 2: Thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trong giáo
dục đại học Việt Nam.
- Chương 3: Các giải pháp quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trong
giáo dục đại học Việt Nam.10
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
KẾT QUẢ HỌC TẬP
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học ở nước
ngoài
Quản lý KTĐG kết quả học tập của người học trong GDĐH là vấn đề
được các quốc gia cũng như các trường ĐH trên thế giới rất quan tâm. Những
nỗ lực của họ chủ yếu tập trung ở 3 nội dung: Xác lập các tiêu chí đánh giá
quá trình KTĐG và quản lý quá trình này; nghiên cứu đề xuất các biện pháp
quản lý; triển khai một mô hình quản lý phù hợp với mục tiêu đặt ra.
1.1.1.1. Tiêu chí đánh giá quá trình kiểm tra, đánh giá và quản lý kiểm tra,
đánh giá kết quả học tập trong giáo dục đại học
Ở hầu hết các nước đều có cơ quan kiểm định chất lượng GDĐH, nhất
là ở các nước có nền GDĐH phát triển như Anh, Mỹ, Australia, ... Ở các nước
này, cơ quan kiểm định chất lượng GD được thành lập từ rất sớm với những
tiêu chí kiểm định rõ ràng, cụ thể cho từng lĩnh vực khác nhau của GDĐH,
trong đó có KTĐG nhằm định hướng cho đổi mới GD và đảm bảo chất lượng
GD. Dưới đây là các bộ tiêu chí đánh giá quá trình KTĐG và quản lý KTĐG
kết quả học tập của người học trong GDĐH ở một số nước.
Bộ tiêu chí của Cơ quan đảm bảo chất lượng GDĐH của Anh (Quality
Assurance Agency for Higher Education, viết tắt là QAA)
Theo QAA, trong GDĐH, KTĐG kết quả học tập của SV nhằm nhiều
mục đích khác nhau:
- Cung cấp thông tin phản hồi để thúc đẩy việc học tập của SV, giúp họ
nâng cao thành tích học tập.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi11
- Đánh giá kiến thức, sự hiểu biết, khả năng và kỹ năng của SV.
- Cho điểm dựa trên thành tích đạt được của SV đồng thời đưa ra các
nhận định về sự tiến bộ của SV.
- Cung cấp thông tin cho XH và các nhà quản lý GDĐH về mức độ đạt
được của SV có phù hợp với tiêu chuẩn đặt ra hay không (chuẩn của trường
và của quốc gia).
Căn cứ mục đích đề ra, QAA xây dựng bộ tiêu chí bao gồm 15 tiêu chí
đánh giá công tác quản lý KTĐG kết quả học tập của SV ở trường ĐH liên
quan đến nhiều khía cạnh, bao gồm: quy định, quy trình; quyền hạn, trách
nhiệm của các bộ phận, cá nhân liên quan; việc phổ biến quy định và các
thông tin liên quan đến cán bộ và SV; phương pháp KTĐG; số lượng KTĐG
và thời gian KTĐG; cơ chế chấm điểm và xử lý điểm; ngôn ngữ dùng trong
KTĐG; việc lưu trữ thông tin, dữ liệu; việc công bố điểm cho SV đảm bảo
đánh giá hiệu quả kết quả học tập của SV; đảm bảo tính chính xác, công bằng,
minh bạch, trung thực và an toàn; khuyến khích được SV nâng cao thành tích
của mình đồng thời phải cung cấp thông tin phản hồi kịp thời cho SV và
không gây áp lực cho SV [76]. Bộ tiêu chí này là cơ sở để QAA kiểm định
chất lượng của các trường ĐH.
Bộ chỉ số của Australia
Bộ chỉ số đánh giá quản lý KTĐG kết quả học tập của trường ĐH ở
Australia gồm 16 chỉ số đề cập đến các vấn đề sau:
- Xác định KTĐG là nhiệm vụ trọng tâm trong toàn bộ quá trình dạy -
học chứ không phải là khâu cuối cùng trong quá trình dạy - học.
- SV phải nhận thức được tác động tích cực của KTĐG và KTĐG phải
thúc đẩy việc học của SV.
Khuyến nghị
Trong số các nhóm giải pháp quản lý KTĐG đã đề xuất ở trên, nhóm
giải pháp thứ nhất và thứ ba (hoàn thiện chính sách và đổi mới mô hình quản
lý KTĐG) là các giải pháp vĩ mô, đòi hỏi phải có sự quan tâm chỉ đạo của
Đảng, Nhà nước và Bộ GD và ĐT, trong đó có Cục Khảo thí và Kiểm định
chất lượng GD, cơ quan quản lý nhà nước về GD nói chung và KTĐG nói
riêng. Các giải pháp trong nhóm thứ hai cụ thể hơn cần thực hiện ở cấp
trường và sự nỗ lực của bản thân đội ngũ CBQL, GV và người học. Tuy vậy,
tất cả các giải pháp trên phải được triển khai đồng bộ, có sự phối hợp chặt chẽ
giữa các cấp. Để đạt hiệu quả cao trong quá trình triển khai các giải pháp này,
luận án đề xuất một số khuyến nghị sau đây:
1. Đối với cấp quản lý nhà nước
Để hoàn thiện hệ thống chính sách về KTĐG và xây dựng thành công
một mô hình mới về quản lý KTĐG như luận án đề xuất cần có sự chỉ đạo của
Đảng và Nhà nước cũng như của Bộ GD&ĐT.
Bộ GD và ĐT nói chung và Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng GD
nói riêng cần:
- Ban hành Quy chế riêng về KTĐG song song với Quy chế ĐT, trong
đó nghiên cứu, xem xét việc triển khai một số chính sách mới;
- Chỉ đạo sát sao các trường ĐH thực hiện nghiêm túc công tác KTĐG;
- Yêu cầu các trường ĐH chuẩn bị dần lực lượng cũng như cơ sở vật
chất để thành lập bộ phận chuyên trách về KTĐG;
- Ban hành một bộ tiêu chí đầy đủ và cụ thể hơn để kiểm định công tác
KTĐG ở các trường ĐH.;
- Quan tâm đến công tác tuyên truyền sâu, rộng trong XH.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

munken

New Member
Có thể cho mình tệp tin nội dung được không vì liên kết ở trên đã bị lỗi. Thank nhiều.
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Nghiên cứu đánh giá ô nhiễm lưu vực sông vàm cỏ tây và đề xuất biện pháp quản lý hợp lý Khoa học Tự nhiên 0
R Nghiên cứu giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về chất lượng thức ăn đối với một số cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi Nông Lâm Thủy sản 0
D Quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học của tổ trưởng Luận văn Sư phạm 0
D Nghiên cứu đánh giá biến động các thông số ảnh hưởng đến chất lượng tôm sú (Penaeus Monodon) bảo quản ở 0 độ C sau thu hoạch Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu nấm Colletotrichum spp. gây bệnh thán thư trên cây cà phê chè và biện pháp quản lý bệnh tại tỉnh Sơn La Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu xác định chế độ xử lý nhiệt, GA3 kết hợp phủ màng đến biến đổi chất lượng quả chanh trong quá trình bảo quản Nông Lâm Thủy sản 0
D Điều tra, nghiên cứu hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Thanh Hóa và đề xuất các giải pháp cải thiện Khoa học Tự nhiên 0
D Tìm hiểu phương pháp nghiên cứu cấu trúc xốp của vật liệu mao quản Y dược 1
D Giáo trình thực hành nghiên cứu trong kinh tế và quản trị kinh doanh PDF Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu ứng dụng giao thông thông minh (ITS) trong quản lý khai thác, điều hành giao thông và thu phí trên hệ thống đường ô tô cao tốc Việt Nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top