hoangtutinhyeu_lc2007
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Nghiên cứu quy định của pháp luật hiện hành và hoàn thiện các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về cung cấp, thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng
A. PHẦN MỞ BÀI:
Hoạt động cung cấp, thu thập, nghiên cứu đánh giá chứng cứ tại tòa sơ thẩm và phúc thẩm là một trong những hoạt động cụ thể của hoạt động chứng minh tại tòa sơ thẩm, phúc thẩm. Việc nghiên cứu quy định của pháp luật hiện hành và hoàn thiện các quy định của BLTTDS về cung cấp, thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ là thực sự cần thiết. Bài viết dưới đây xin phân tích về vấn đề này.
B. PHẦN THÂN BÀI:
I. Khái niệm vể hoạt động cung cấp, thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ tại tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm:
1. Khái niệm cung cấp chứng cứ trong tố tụng dân sự:
Trước tiên ta tìm hiểu về chứng cứ. Trong BLTTDS năm 2004, khái niệm chứng cứ lần đầu tiên được ghi nhận một cách tương đối đầy đủ tại Điều 81, theo đó:
“ Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cá nhân, cơ quan, tổ chức khác giao nộp cho Tòa án hay do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do bộ luật này quy định mà Tòa án dùng làm căn cứ để xác định yêu cầu hay phản đối của đương sự là các căn cứ hợp pháp hay không cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự”.
Cung cấp chứng cứ được quy định tại Điều 6 Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS), các đương sự có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để bảo về quyền lợi của mình, cá nhân, cơ quan tổ chức khởi kiện yêu cầu để bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, chứng minh như đương sự.
Như vậy ta cũng có thể nhận thấy rằng quá trình chứng minh một vụ việc cũng không có gì khác ngoài việc sử dụng chứng cứ đúng đắn.
2. Khái niệm về thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự:
Vì đương sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để bảo về quyền lợi của mình. Lẽ đó, đương sự, người thay mặt cho đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải tiến hành thu thập các chứng cứ cug cấp cho Tòa án nhằm chứng minh cho yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu đọc lập của mình. Tòa án cũng tham gia vào hoạt động thu thập chứng cứ, nhưng vị trí và vai trò của Tòa án trong hoạt động chứng minh có điểm khác so với các chủ thể khác. Việc thu thập chứng cứ của Tòa án chỉ mang tính chất hỗ trợ các đương sự.
Dưới góc độ pháp luật tố tụng dân sự (TTDS), hoạt động thu thập chứng cứ được hiểu là: Hoạt động tố tụng dân sự của các chủ thể chứng minh trong việc phát hiện, ghi nhận, thu giữ và bảo quản chứng cứ bằng các phương pháp, biện pháp theo một trình tự thủ tục do pháp luật tố tụng dân sự quy định.
3. Khái niệm nghiên cứu chứng cứ trong tố tụng dân sự:
Nghiên cứu chứng cứ là việc tiến hành xem xét, phân tích, so sánh chứng cứ, đối chiếu các chứng cứ đã thu thập với các chứng cứ khác đề nhằm làm rõ khả năng chứng minh của chứng cứ đối với vụ việc d dang xem xét, từ đó có ý nghĩa quyết định đến việc đánh giá chứng cứ tìm ra sự thật khách quan để giải quyết vụ, việc dân sự.
Có thể hiểu nghiên cứu chứng cứ trong TTDS là: Việc các chủ thể chứng minh độc lập, xem xét, tìm hiểu chứng cứ trong hồ sơ vụ, việc dâ sự cũng như việc kiểm tra, xem xét chứng cứ tại phiên tòa để xác định mức độ phản ánh chính xác của chứng cứ về những tình tiết, sự kiện cần chứng minh cũng như những tình tiết, sự kiện cần thiết khác cho việc giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự.
4. Khái niệm về đánh giá chứng cứ trong tố tụng dân sự:
Trong TTDS, khải niệm về đánh giá chứng cứ phải được đặt trong mối liên hệ với nghiên cứu chứng cứ, nghiên cứu chứng cứ là việc trực tiếp thụ cảm, xem xét, phân tích, so sánh chứng cứ nhằm nhìn nhận chứng cứ dưới góc độ trực giác, thì đánh giá chứng cứ là quá trình xác định giá trị chứng minh của chứng cứ. Hay nói cách khác đánh giá chứng cứ là một quá trình logic, là hoạt động suy luận dựa trên cơ sở nhận thức và tri thức của người đánh giá về đối tượng đánh giá.
Như vậy, đánh giá chứng cứ là hoạt động tư duy logic của các chủ thể chứng minh đặc biệt là Tòa án, được tiến hành trên cơ sở những hiểu biết về những tình tiết, sự kiện đã thu thập được, dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật nội dung, pháp luật tố tụng, tập quán và niềm tin nội tâm để xác định mức độ tin cậy và giá trị chứng minh của từng chứng cứ cũng như cả hệ thống chứng cứ trong vụ việc dân sự, được thực hiện trong suốt quá trình Tòa án giải quyết vụ, việc dân sự.
II. Nội dung quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về hoạt động cung cấp, thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ tại tòa cấp sơ thẩm và phúc thẩm:
1. Quy định của pháp luật về hoạt động cung cấp chứng cứ tại tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm:
1.1. Chủ thể của hoạt động cung cấp chứng cứ:
Các chủ thể của việc cung cấp chứng cứ bao gồm:
Các đương sự có yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hay có yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng ra một quyết định trong quá trình tiến hành tố tụng phải cung cấp chứng cứ chứng minh có yêu cầu đó.
Trong các trường hợp Viện kiểm sát khởi tố hay tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích chung thì Viện kiểm sát hay tổ chức xã hội đó có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ.
Các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các công dân có quyền cung cấp cho Tòa án những tin tức về vụ án, yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang nắm giữ chứng cứ giao chứng cứ ( điểm b khoản 2 Điều 58)
Ngoài ra nghĩa vụ cung cấp chứng cứ còn được quy định cho các chủ thể khác: Người thay mặt hợp pháp hay được ủy quyền của đương sự.
1.2. Nội dung của hoạt động cung cấp chứng cứ tại tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm:
Khi tham gia vào các quan hệ pháp luật TTDS, các đương sự có địa vị pháp lý bình đẳng với nhau, có quyền bình đẳng trong việc cung cấp bổ sung chứng cứ. Khi làm đơn khởi kiện, thì việc cung cấp chứng cứ với nguyên đơn là nghĩa vụ của họ. Nếu nguyên đơn đưa ra yêu cầu mà không chứng minh được yêu cầu của mình là có căn cứ, có trong thực tế hay đưa ra những chứng cứ không có giá trị chứng minh, trong khi đó bị đơn lại đưa ra được chứng cứ có tính thuyết phục để phản đối yêu cầu của nguyên đơn thì yêu cầu của nguyên đơn sẽ bị Tòa án bác bỏ. Về phía bị đơn, họ là người bị kiện nên họ có quyền cung cấp chứng cứ để bảo vệ quyền lợi của mình trước Tòa án. Tuy nhiên, việc cung cấp chứng cứ sẽ trở thành nghĩa vụ đối với bị đơn nếu bị đơn phản đối yêu cầu của nguyên đơn hay bị đơn đưa ra yêu cầu liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn, có thể bị đơn chỉ chấp nhận 1 phần yêu cầu và phản đối phần còn lại của yêu cầu đó. Trường hợp bị đơn đưa ra yêu cầu có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn thì bị đơn phải cung cấp chứng cứ để chỉ ra các yêu cầu đó có cơ sở thực tế, cơ sở pháp lý, có đúng đắn không ? Khi đó nguyên đơn cũng có quyền phản đối lại yêu cầu đó của bị đơ đồng thời phải chứng minh cho việc phản đối yêu cầu của mình.
Theo quy định tại Điều 165, 175 BLTTDS ngay khi khởi kiện đương sự thực hiện quyền và nghĩa vụ chứng minh bằng việc gửi kèm theo đơn khởi kiện các tài liệu chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình, bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan được thông báo về việc thụ lý vụ án phải gửi cho Tòa án văn bản ghi ý kiến đối với yêu cầu khởi kiện và chứng cứ, tài liệu kèm theo, quy định tại Điều 84 BLTTDS quy định về việc đương sự có quyền và nghĩa vụ giao nộp chứng cứ cho Tòa án trong quá trình Tòa á giải quyết vụ việc dân sự, quy định tại Điều 224 BLTTDS về việc người kháng cáo phải gửi cho tòa án các tài liệu, chứng cứ bổ sung kèm theo đơn kháng cáo ( nếu có) để chứng minh cho kháng cáo của mình là có căn cứ hợp pháp.
Đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập, họ có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ.
Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập dù đứng về phía nguyên đơn hay bị đơn, họ đều có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ chứng minh cùng nguyên đơn hay bị đơn vì lợi ích của họ liên quan đến vụ kiện. Việc cung cấp chứng cứ của họ là nhằm làm sáng tỏ các tình tiết của vụ kiện để bảo vệ quyền lợi cho đương sự mà họ đứng về phía đương sự đó, hay có thể làm căn cứ cho yêu cầu của họ dưới một trong các bên đương sự; hay chứng cứ do họ cung cấp làm căn cứ để họ phản đối về việc kiện đòi hoàn lại mà 1 bên đương sự đặt ra cho họ.
Chứng cứ cung cấp có thể là giấy tờ, tài liệu liên quan đến vụ kiện và các vật chứng chứa đựng chứng cứ phải được trực tiếp chuyển giao đến Tòa án. Trong quá trình cung cấp chứng cứ, đương sự có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng các biện pháp điều tra cần thiết như xem xét tại chỗ, trưng cầu giám định, yêu cầu cơ quan, công dân cung cấp tài liệu chứng cứ cần thiết, lấy lời khai...Giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm là giai đoạn đầu tiên mà đương sự có nghĩa vụ phải cung cấp chứng cứ. Tại phiên tòa sơ thẩm đương sự vẫn có quyền, nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để bảo vệ quyền lợi cho mình, vẫn có quyền cung cấp chứng cứ mới, bổ sung những chứng cứ đã cung cấp. Ở cấp phúc thẩm, đương sự cũng có quyền đưa ra những chứng cứ mới mà vì một lý do nào đó trong quá trình giải quyết vụ kiện ở cấp sơ thẩm đương sự chưa xuất trình được.
2. Quy định của pháp luật về hoạt động thu thập chứng cứ tại tòa cấp sơ thẩm và phúc thẩm:
2.1. Chủ thể của hoạt động thu thập chứng cứ:
* BLTTDS đã quy định đương sự là chủ thể chủ yếu trong hoạt động thu thập chứng cứ, Tòa án chỉ tiến hành thu thập chứng cứ trong những trường hợp pháp luật quy định như lấy lời khai của người làm chứng khi xét thấy cần thiết ( Khoản 1 Điều 87 BLTTDS ), đối chất khi có mâu thuẫn trong lời khai của các đương sự, người làm chứng khi xét thấy cần thiết ( khoản 1 Điều 88 BLTTDS ), định giá tài sản trong trường hợp các bên thỏa thuận mức giá thấp nhằm mục đích trốn thuế hay giảm mức đóng án phí ( điểm b khoản 1 Điều 92 BLTTDS ). Còn lại, các biện pháp thu thập chứng cứ khác được quy định tại chương VII BLTTDS “ Chứng cứ và chứng minh”, đều thuộc về đương sự như: đương sự có quyề được khai báo ( Điều 86), yêu cầu lấy lời khai của người làm chứng ( Điều 87), yêu cầu đối chất ( Điều 88), giám định, giám định bổ sung ( Điều 90), yêu cầu định giá tài sản ( Điều 92).
* Người thay mặt của đương sự trong TTDS là người thay mặt cho đương sự, thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự. Người thay mặt trong TTDS bao gồm người thay mặt theo pháp luật và người thay mặt theo ủy quyề và người thay mặt do Tòa án cử.
Khi tham gia vào hoạt động chứng minh, người thay mặt có toàn quyền trong việc đề ra các yêu cầu, phản yêu cầu và chứng minh cho những ý kiến đó. Nhưng vai trò chứng minh của người thay mặt cũng phát sinh sau khi phát sinh vai trò chứng minh của đương sự. Đương sự không thể hay có hạn chế nhất định không thực hiện được quyền và nghĩa vụ của mình thì theo quy định của pháp luật họ có thể nhờ đến sự giúp đỡ của người thay mặt hay Tòa án sẽ chỉ định người thay mặt cho họ. Hoạt động thu thập chứng cứ của người thay mặt khi đó thay cho đương sự.
* Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự là người được đương sự nhờ và Tòa án chấp nhận, tham gia TTDS với mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự ( khoản 1 Điều 64 BLTTDS). Những người này có thể là Luật sư hay bất cứ chủ thể nào đủ điều kiện mà được đương sự tin tưởng. Theo Điều 64 BLTTDS thì người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự có quyền xác minh, thu thập chứng cứ và cung cấp chứng cứ cho Tòa án. Với quy định này làm giảm phần lớn sự can thiệp quá sâu của Tòa án vào công việc thu thập chứng cứ, đồng thời tạo điều kiện và cơ hội thuận lợi cho các đương sự và người bảo vệ quyền hợp pháp thông qua chứng cứ do chính mình cung cấp và thu thập.
* Các cơ quan, tổ chức khởi kiện yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người khác cũng có nghĩa vụ chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp theo khoản 3 Điều 79 BLTTDS.
* Viện kiểm sát cũng là một chủ thể của hoạt động thu thập chứng cứ bằng cách yêu cầu đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp hồ sơ, tài liệu, vật chứng ( khoản 3 Điều 85). Khi tham gia phiên tòa, phiên họp phúc thẩm mà Viện kiểm sát kháng nghị, Kiểm sát viên có quyền tham gia hoạt động thu thập chứng cứ ( thông qua việc xuất trình bổ sung chứng cứ ).
* Tòa án cũng là một chủ thể của hoạt động thu thập chứng cứ nhưng chỉ trong phạm vi rất hạn chế, khi mà đương sự không thể tự mình thu thập được chứng cứ
2.2. Nội dung của hoạt động thu thập chứng cứ tại tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm:
2.2.1. Phương pháp thu thập chứng cứ của Tòa án:
* Lấy lời khai của đương sự: khoản 1 Điều 86 BLTTDS quy định việc lấy lời khai của đương sự, biện pháp này chỉ được tiến hành khi đương sự chưa có bản tự khai hay nội dung bản khai chưa đầy đủ, rõ ràng. Biên bản ghi lời khai của đương sự phải làm đúng quy định tại khoản 2 Điều 86 BLTTDS.
* Lấy lời khai của người làm chứng: những trường hợp cần lấy lời khai của người làm chứng được quy định tại Điều 87 BLTTDS “ theo yêu cầu của đương sự hay khi xét thấy cần thiết”. Về căn bản, phương pháp lấy lời khai của người làm chứng và cách ghi biên bản lấy lời khai của người làm chứng được thực hiện giống như đối với phương pháp lấy lời khai của đương sự. Sau khi lấy lời khai của người làm chứng, biên bản ghi lời khai phải được người khai tự đọc lại hay nghe đọc lại và ký tên hay điểm chỉ. Trường hợp Thư ký ghi biên bản thì cả Thư ký và Thẩm phán cần ký vào biên bản, có đóng dấu của Tòa án.
* Đối chất: khoản 1 Điều 88 BLTTDS quy định “ theo yêu cầu của đương sự hay khi xét thấy có sự mâu thuẫn.......người làm chứng với nhau”. Như vậy, việc đối chất chỉ tiến hành khi có yêu cầu của đương sự, đương sự không có yêu cầu nhưng xét thấy có sự khác nhau của các bên đương sự, người làm chứng.
* Xem xét thẩm định tại chỗ: thực hiện theo đúng trình tự và thủ tục được quy định tại Điều 89 BLTTDS. Khi đương sự có yêu cầu xem xét, thẩm định tại chỗ và xét thấy có căn cứ thì Thẩm phán ra quyết định xem xét, thẩm định tại chỗ.
* Trưng cầu giám định: khoản 1 Điều 90 BLTTDS quy định “ Theo thỏa thuận lựa chọn cảu các bên đương sự hay theo yêu cầu của một hay các bên đương sự....có kết luận của người giám định”. Như vậy, Tòa án chỉ trưng cầu giám định khi một hay các bên đương sự có yêu cầu, có sự thỏa thuận lựa chọn yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định phải được lập thành văn bản. Về nguyên tắc người yêu cầu trưng cầu giám định phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hay pháp luật có quy định khác ( khoản 1 Điều 136 BLTTDS).
* Định giá tài sản: theo quy định tại khoản 1 Điều 92 BLTTDS, Tòa án chỉ áp dụng biện pháp định giá tài sản đang tranh chấp khi một trong hai trường hợp sau: Theo yêu cầu của một hay các bên đương sự; Các bên thỏa thuận theo mức giá thấp nhằm mục đích trốn thuế hay giảm mức đóng án phí.
Khi có căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 92 BLTTDS, Tòa án ra quyết định định giá tài sản đang tranh chấp theo quy định tại mục 7.2 của Nghị quyết số 04 năm 200...... Trong trường hợp cần thiết UBND cấp xã nơi có tài sản định giá được mời chứng kiến việc định giá. Khi định giá tài sản cần thông báo cho đương sự biết về thời gian, địa điểm...
* Ủy thác thu thập chứng cứ: Ủy thác thu thập chứng cứ là việc Tòa án này yêu cầu Tòa án khác hay cơ quan có thẩm quyền theo quy định khoản 4 Điều 93 BLTTDS lấy lời khai của đương sự, người làm chứng, thẩm định tại chỗ, định giá tài sản hay các biện pháp khác để thu thập chứng cứ, xác minh các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự. Khi thực hiện việc ủy thác thu thập chứng cứ. Tòa án ủy thác phải ra quyết định ủy thác......Tòa án nhận được quyết định ủy thác có trách nhiệm thực hiện công việc ủy thác trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận quyết định ủy thác. Trường hợp không thực hiện được cho Tòa án đã ra quyết định ủy thác thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2.2.2. Bảo quản, bảo vệ chứng cứ:
Điều 95 BLTTDS có quy định vấn đề bảo quản chứng cứ. Trường hợp chứng cứ đã được giao nộp cho Tòa án hay Tòa án tự thu thập thì Tòa án có trách nhiệm bảo quản chứng cứ. Trường hợp chứng cứ không thể thu thập giao nộp được tại Tòa án thì người đang lưu giữ tài liệu, chứng cứ có trách nhiệm bảo quản chứng cứ đó. Trường hợp cần giao chứng cứ cho người thứ ba bảo quản thì Thẩm phán ra quyết định và lập biên bản giao cho người thứ ba đó bảo quản.
Bảo vệ chứng cứ là chống lại các hành vi xâm phạm chứng cứ để giữ gìn giá trị chứng minh của chứng cứ. Nếu chứng cứ đang có nguy cơ bị tiêu hủy thì đương sự có quyền làm đơn đề nghị Tòa án quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời.
3. Quy định của pháp luật về hoạt động nghiên cứu chứng cứ tại tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm:
3.1. Chủ thể của hoạt động nghiên cứu chứng cứ:
* Đương sự người tham gia tích cực trong hoạt động nghiên cứu chứng cứ. Thông thường hoạt động nghiên cứu chứng cứ là của Thầm phán phụ trách giải quyết vụ việc dân sự hay các thành viên Hội đồng xét xử.
Tại phiên tòa sơ thẩm hay phúc thẩm đương sự có quyền và nghĩa vụ tham gia phiên tòa ( Điều 199, 200, 201) được nghe trình bày của các bên ( Điều 221), được trình bày quan điểm ý kiến của mình ( Điều 197) và đặc biệt là BLTTDS đã dành hẳn một phần là mục 4 Chương XIV để quy định về việc tranh luận giữa các đương sự, đây thể hiện rất rõ về vai trò của đương sự trong hoạt động nghiên cứu chứng cứ.
* Đối với người thay mặt hợp pháp cho đương sự: Cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện yêu cầu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, thì họ cũng là một trong những chủ thể của hoạt động chứng minh, do đó họ cũng có quyền được nghiên cứu chứng cứ để thay mặt đương sự thực hiện việc tham gia tố tụng và chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của mình.
* Người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự: Điều 64 BLTTDS quy định về quyền và nghĩa vụ của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự bao gồm: được tham gia tố tụng từ khi khởi kiện hay bất kì một giai đoạn nào; được tham gia phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm nếu Tòa án xét thấy cần thiết; được xác minh, thu thập chứng cứ và cung cấp chứng cứ cho Tòa án, nghiên cứu hồ sơ vụ án để thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; được sao chụp những tài liệu cần thiết cho hồ sơ vụ án...
* Viện kiểm sát: Viện kiểm sát đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động nghiên cứu chứng cứ. Viện kiểm sát tham gia các phiên tòa phúc thẩm đối với quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm bị đương sự kháng cáo...Từ đó thấy trách nhiệm chứng minh của Viện kiểm sát trong TTDS được thực hiện chủ yếu là trong hoạt động nghiên cứu chứng cứ.
* Tòa án: Với tư cách là chủ thể có nghĩa vụ giải quyết vụ án dân sự, Tòa án phải nghiên cứu các chứng cứ do đương sự cung cấp, trực tiếp xem xét, phân tích, so sánh chứng cứ tại phiên tòa. Trách nhiệm chứng minh của Tòa án nổi bật ở vai trò nghiên cứu và định giá về giá trị chứng minh của các chứng cứ được Tòa án tiến hành dựa trên cơ sở pháp luật được thực hiện trong phòng nghị án khi ra bản án quyết định về vụ việc dân sự.
3.2. Nội dung của hoạt động nghiên cứu chứng cứ tại tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm:
3.2.1. Những yêu cầu của việc nghiên cứu chứng cứ.
* Nghiên cứu chứng cứ phải tiến hành khẩn trương để xác định có cần đề nghị thu thập thêm các chứng cứ nhằm bảo đảm thời hạn chuẩn bị xét xử mà pháp luật quy định.
* Nghiên cứu chứng cứ phải được tiến hành theo một trình tự loogic, thông thường phải nghiên cứu từng vấn đề của vụ việc dân sự, nghiên cứu xong vấn đề này mới chuyển sang vấn đề khác.
3.2.2. Nội dung của hoạt động nghiên cứu chứng cứ:
Yêu cầu của các đương sự: Tòa án giải quyết vụ việc dân sự trong phạm vi yêu cầu của đương sự và các chủ thể có quyền khởi kiện vì lợi ích chung.
Xác định thẩm quyền xét xử của Tòa án: Khi xác định được yêu cầu của đương sự, việc nghiên cứu chứng cứ nhàm xác định thẩm quyền xét xử của Tòa án.
Các quan hệ pháp luật giữa các đương sự: Để giải quyết đúng vụ việc các chủ thể chứng minh đặc biệt là Thẩm phán phụ trách giải quyết vụ việc phải xác định được quan hệ pháp luật cần giải quyết trong vụ việc, từ đó xác định tư cách đương sự.
3.3 Trình tự nghiên cứu chứng cứ:
Trình tự gồm trước tiên là nghiên cứu chứng cứ trong hồ sơ vụ việc gồm: Nghiên cứu đơn khởi kiện; nghiên cưú lời khai của đương sự; nghiên cứu lời khai của người làm chứng; nghiên cứu các chứng cứ khác liên quan đến vụ việc dân sự.
Thứ hai là nghiên cứu chứng cứ tại phiên tòa gồm: Nghiên cứu kết quả giám định trong trường hợp đương sự yêu cầu trưng cầu giám địh quy định cụ thể tại Điều 230 BLTTDS; Nghiên cứu các tài liệu của vụ án, nghe băng ghi âm, đĩa ghi âm, xem băng ghi hình...đúng quy định tại Điều 227 và Điều 228 BLTTDS; Xem xét vật chứng tại phiên tòa được quy định cụ thể tại Điều 229 BLTTDS.
4. Quy định của pháp luật về hoạt động đánh giá chứng cứ tại tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm:
4.1. Chủ thể của hoạt động đánh giá chứng cứ:
Tất cả các chủ thể chứng minh đều có quyền đánh giá chứng cứ. Đối với các đương sự, người thay mặt của đương sự và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có quyền phát biểu ý kiến về việc đánh giá chứng cứ của mình và đề xuất hướng giải quyết vụ việc. Hoạt động đánh giá chứng cứ của những chủ thể này không có tính chất bắt buộc mà chỉ có giá trị tham khảo đối với Tòa án.
4.2. Nội dung của hoạt động đánh giá chứng cứ tại phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm:
4.2.1. Nguyên tắc đánh giá chứng cứ:
Thứ nhất, việc đánh giá chứng cứ phải khách quan, toàn diện và đầy đủ.
Thứ hai, các chủ thể chứng minh phải xem xét tất cả các chứng cứ từ các nguồn khác nhau do đương sự cung cấp, người khác cung cấp và Tòa án thu thập, không được có kết luận trước về giá trị chứng minh của chứng cứ.
Thứ ba, đánh giá chứng cứ phải chính xác. Đây là điều kiện quyết định đến việc giải quyết vụ việc dân sự được đúng đắn.
Thứ tư, đánh giá chứng cứ phải dựa trên cơ sở pháp luật.
4.2.2. Phương pháp đánh giá chứng cứ:
* Đánh giá từng chứng cứ: là phương pháp xem xét chứng cứ riêng biệt. Sau khi xem xét, đánh giá từng chứng cứ nếu thấy đảm bảo các thuộc tính của chứng cứ thì có thể sử dụng vào quá trình chứng minh vụ việc.
* Đánh giá tổng hợp chứng cứ: là hoạt động nhận thức của các chủ thể đánh giá chứng cứ đối với các chứng cứ trong mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Để đánh giá tổng hợp chứng cứ các chủ thể chứng minh phải dựa trên cơ sở những chứng cứ đã được kiểm tra, đánh giá riêng rẽ, các nguyên tắc đánh giá chứng cứ, kiến thức và niềm tin nội tâm của các chủ thể chứng minh.
III. Kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về vấn đề cung cấp, thu thập, nghiên cứu, đánh giá chứng cứ tại tòa án cấp sơ thẩm phúc thẩm:
1. Nên cần có một tổ chức giúp đương sự thực hiện nghĩa vụ chứng minh của mình theo Điều 79 BLTTDS:
Theo Điều 79 BLTTDS thì : “ Đương sự có yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì phải đưa ra chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp....không đưa ra đủ chứng cứ thì phải chịu hậu quả của việc không chứng minh đầy đủ đó”. Nhưng thực tế áp dụng các quy định đang có một số hạn chế chưa phù hợp với xu thế hội nhập và cải cách tư pháp. Chẳng hạn chưa có tổ chức nào để giúp người dân thu thập chứng cứ được pháp luật công nhận việc sưu tầm, sao chép, chụp hình ảnh hiện trạng hay lập biên bản về các sự kiện xảy ra trước hay sau khi Tòa án thụ lý đơn khởi kiện. Ở các vùng nông thôn, trung du, miền núi, trình độ pháp luật còn thấp, không có khả năng viết một lá đơn đầy đủ, đa số những người dân ở đây cũng chưa biết thế nào là chứng cứ, chứng minh, nếu có hiểu thì cũng không biết phải thu thập chứng cứ, chứng minh cho yêu cầu khởi kiện. Trong khi họ lại không có điều kiện kinh tế thuê Luật sư tư vấn, còn hoạt động trợ giúp pháp lý thì chưa đáp ứng được cho tất cả các đương sự vì còn nhiều hạn chế. Vì thế cần có tổ chức thừa phát lại giúp người dân thu thập, hướng dẫn họ, giúp họ hiểu chứng cứ là gì, cách thu thập chứng cứ....để giúp người dân đảm bảo quyền lợi ích hợp pháp của mình.
2. Tạo điều kiện để đương sự và người bảo vệ quyền và lợi ích cho họ thực hiện quyền thu thập chứng cứ để tự bảo vệ:
BLTTDS năm 2004 đã chuyển nghĩa vụ chứng minh sang cho các đương sự là chủ yếu, đã mở rộng hơn quyền của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vấn đề chứng minh. Do đó thiết nghĩa BLTTDS năm 2004 nên trao trả cho đương sự một số quyền thu thập chứng cứ. Hiện tại có nhiều biện pháp thu thập chứng cứ khác nhau như lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng, biên bản đối chất, biên bản xem xét thẩm định tại chỗ, kết luận giám định, kết quả định giá tài sản....hầu hết các chứng cứ trên muốn có được đương sự đều phải thông qua Tòa án. Đây là những quy định đã làm giảm đi khả năng chủ động của đương sự trong việc thu thập chứng cứ bởi phải thông qua hoạt động chủ quan của những người tiến hành tố tụng, chỉ khi những cán bộ này “ xét thấy” cần thiết thì mới cho tiến hành thu thập chứng cứ.
3. Quy định về thời hạn cung cấp chứng cứ:
BLTTDS lại không quy định thời hạn nộp chứng cứ của đương sự. Điều này đã gây ra tình trạng đương sự ỷ vào Tòa án, đối phó với Tòa án không chịu cung cấp chứng cứ và làm kéo dài quá trình giải quyết vụ việc. Nhiều trường hợp những chứng cứ quan trọng thường được các đương sự giữ kín đến “thời điểm thích hợp” mới xuất trình, thậm chí tại phiên tòa xét xử phúc thẩm, đương sự mới giao nộp chứng cứ khiến cho phía đương sự bên kia không có đủ thời gian thu thập chứng cứ nhằm phản bác lại, gây ra sự không công bằng.
Theo em BLTTDS cần có quy định: “ Đương sự có quyền cung cấp chứng cứ trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm, trừ trường hợp bất khả kháng”.
4. Tạo điều kiện cho đương sự nghiên cứu và đánh giá chứng cứ:
Theo điểm đ khoản 2 Điều 58 BLTTDS thì đương sự có quyền: “ Được biết và ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do các đương sự khác xuất trình hay do Tòa án thu thập”. Tuy nhiên, quy định này còn quá chung chung. Thông thường thì chỉ khi nguyên đơn khởi kiện thì các tài liệu chứng cứ và đơn kiện được thông báo cho phía bị đơn, những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để họ biết và có văn bản trả lời ( Điều 174, 175 BLTTDS). Còn trong quá trình giải quyết vụ án dân sự khi các bên xuất trình chứng cứ mới hay những chứng cứ do Tòa án thu thập được thì các bên đương sự chỉ có quyền được biết thông qua hoạt động sao chụp tài liệu, chứng cứ ở Tòa án, mà không quy định một cách cụ thể ai là người phải thông báo cho đương sự khi có những chứng cứ mới được đưa ra.
Vì vậy, pháp luật TTDS hiện hành nên bổ sung quy định là buộc bên đương sự khi cung cấp một chứng cứ mới cho Tòa án để giải quyết yêu cầu cho mình phải thông báo bằng văn bản hay có thể photo một bản cung cấp cho bên còn lại, và các văn bản thông báo này hay bản photo này sẽ được chuyển cho bên kia thông qua Tòa án, sở dĩ phải quy định như vậy là để tránh tình trạng bên được thông báo phủ nhận việc được thông báo gây khó khăn cho hoạt động tố tụng. Nếu bên cung cấp chứng cứ không thông báo thì sẽ có một chế tài thích hợp dành cho họ.
5. Cần sửa đổi, bổ sung Điều 80 về những tình tiết sự kiện không phải chứng minh:
Tại Điều 80 BLTTDS đã quy định: “ những tình tiết sự kiện không phải chứng minh” nhưng lại không quy định những tình tiết sự kiện phải chứng minh. Điều này dẫn tới làm mất cân đối giữa các quy định của BLTTDS mà còn làm cho các chủ thể chứng minh lúng túng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ chứng minh của họ, nhất là đương sự. Ngoài ra, do thiếu kinh nghiệm tham gia tố tụng nên các đương sự thường không biết phải chuwngns minh làm rõ sự kiện, tình tiết gì, vì vậy cũng không xác định được chứng cứ, tài liệu cung cấp cho Tòa án để chứng minh cho quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Do đó, BLTTDS nên quy định rõ những tình tiết, sự kiện nào phải chứng minh, và Điều 80 nên quy định rõ như thế nào là không phải chứng minh.
Theo em, điểm c khoản 1 Điều 80 BLTTDS cần được bổ sung theo hướng: “ Nếu Thẩm phán có nghi ngờ thì yêu cầu đương sự, thậm chí là cơ quan cung cấp, chứng thực xác định lại, xuất trình bản gốc” quy định tại điểm c khoản 1 Điều 80 xuất phát từ suy đoán pháp lý, song trong thực tế có thể xảy ra trường hợp công chứng viên hay chứng thực viên của UBND xã cố ý làm sai lệch vì một động cơ nào đó. Vì vậy việc bổ sung thêm quy định như trên là hợp lý giúp Tòa án thực hiện quyền của mình dễ dàng hơn.
6. Sửa đổi, bổ sung quy định về định giá tài sản:
Để làm tăng tính chủ động, tích cực của Tòa án trong việc định giá tài sản, cần bổ sung vào khoản 1 Điều 92 BLTTDS quy định: “ Tòa án có quyền ra quyết định định giá tài sản trong trường hợp cần thiết”. Ngoài ra để đề cao trách nhiệm của người định giá tài sản phải quy định họ là người tham gia TTDS và quy định cụ thể các quyền và nghĩa vụ TTDS của họ. Người định giá tài sản trong các vụ việc dân sự phải được quy định là người tham gia TTDS, có nghĩa vụ định giá tài sản theo yêu cầu của Tòa án, phải định giá tài sản một cách trung thực, khách quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả định giá của mình. Trong trường hợp người định giá tài sản cố ý định giá tài sản sai mà gây thiệt hại cho đương sự hay người khác thì ngoài việc bị xử lý hành chính hay bị xử lý hình sự còn phải bồi thường cho người bị hại.
7. Điều 94 BLTTDS cần được sửa đổi, bổ sung và hướng dẫn cụ thể hơn:
Điều 94 BLTTDS năm 2004 đạt ra trường hợp là nếu người đang quản lí, lưu giữ chứng cứ không phải là cá nhân, tổ chức, cơ quan đang lưu giữ tài liệu chứng cứ mà là đương sự phía bên kia. Nhưng đương sự đó cố tình không cung cấp thì khi đó phải có căn cứ pháp lý để yêu cầu Tòa án buộc phía đương sự kia cung cấp.
Ngoài ra, nên bổ sung thêm vào Khoản 2 Điều 94 quy định về trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong trường hợp không cung cấp chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án, nhằm hạn chế sự cản trở hoạt động tố tụng.
8. BLTTDS nên bổ sung quy định về phương tiện chứng minh:
Để thực hiện việc chứng minh, trong TTHS có quy định đầy đủ về các phương tiện chứng minh ( Khoản 2 Điều 64 Bộ luật hình sự), trong khi đó BLTTDS lại không có quy định nào về phương tiện chứng minh. Vì vậy trong TTDS, các chủ thể sẽ sử dụng những phương tiện nào để chứng minh và chứng minh như thế nào được coi là hợp pháp. Do đó, nếu không giải thích rõ ràng, đầy đủ các chủ thể sẽ rất dễ nhầm lẫn, thậm chí là đồng nhất giữa các khái niệm “nguồn chứng cứ”, “phương tiện chứng minh” và “chứng cứ”. Lẽ đó, trong BLTTDS nên bổ sung quy định phương tiện chứng minh, bên cạnh khái niệm chứng cứ và nguồn chứng cứ.
C. PHẦN KẾT LUẬN:
Trong giai đoạn hiện nay, khi những tác động của công cuộc đổi mới, đặc biệt là xu thế hội nhập nền kinh tế, các tranh chấp dân sự xảy ra ngày càng nhiều và phức tạp hơn. Việc giải quyết đúng đắn các vụ việc này bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho công dân được xác định là yêu cầu quan trọng. Bài viết trên đã phân tích và xin đưa ra một số biện pháp hoàn thiện.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, nxb Công an nhân dân.
Bộ luật Tố tụng dân sự, nxb Chính trị Quốc gia.
Hoạt động cung cấp, thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự Việt Nam/ Luận văn thạc sỹ luật học/ Nguyễn Minh Hằng/ H.: Trường Đại học Luật Hà Nội, 2002 . - 107
Nguyên tắc thu thập, đánh giá chứng cứ trong tố tụng hình sự Việt Nam/ Ts Đỗ Văn Đương/ Tạp chí Kiểm sát. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Số 4/2006, tr. 31 – 35
Thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ trong tố tụng dân sự/ Nguyễn Thị Nhung/ - Hà Nội, 2010 . - 62 tr. ; 28 cm
MỤC LỤC:
A. PHẦN MỞ BÀI..................................................................................................................1
B. PHẦN THÂN BÀI.............................................................................................................1
I. Khái niệm vể hoạt động cung cấp, thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ tại tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm...............................................................................................................1
1. Khái niệm cung cấp chứng cứ trong tố tụng dân sự............................................................1
2. Khái niệm về thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự.........................................................1
3. Khái niệm nghiên cứu chứng cứ trong tố tụng dân sự.........................................................1
4. Khái niệm về đánh giá chứng cứ trong tố tụng dân sự........................................................2
II. Nội dung quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về hoạt động cung cấp, thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ tại tòa cấp sơ thẩm và phúc thẩm..................................2
1. Quy định của pháp luật về hoạt động cung cấp chứng cứ tại tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm.............................................................................................................................................2
2. Quy định của pháp luật về hoạt động thu thập chứng cứ tại tòa cấp sơ thẩm và phúc thẩm.............................................................................................................................................3
3. Quy định của pháp luật về hoạt động nghiên cứu chứng cứ tại tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm.............................................................................................................................................5
4. Quy định của pháp luật về hoạt động đánh giá chứng cứ tại tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm.............................................................................................................................................7
III. Kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về vấn đề cung cấp, thu thập, nghiên cứu, đánh giá chứng cứ tại tòa án cấp sơ thẩm phúc thẩm.................................................................................7
1. Nên cần có một tổ chức giúp đương sự thực hiện nghĩa vụ chứng minh của mình theo Điều 79 BLTTDS.........................................................................................................................7
2. Tạo điều kiện để đương sự và người bảo vệ quyền và lợi ích cho họ thực hiện quyền thu thập chứng cứ để tự bảo vệ..........................................................................................................8
3. Quy định về thời hạn cung cấp chứng cứ............................................................................8
4. Tạo điều kiện cho đương sự nghiên cứu và đánh giá chứng cứ...........................................8
5. Cần sửa đổi, bổ sung Điều 80 về những tình tiết sự kiện không phải chứng minh.............8
6. Sửa đổi, bổ sung quy định về định giá tài sản......................................................................9
7. Điều 94 BLTTDS cần được sửa đổi, bổ sung và hướng dẫn cụ thể hơn......................9
8. BLTTDS nên bổ sung quy định về phương tiện chứng minh..............................................9
C. PHẦN KẾT LUẬN.............................................................................................................9
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Nghiên cứu quy định của pháp luật hiện hành và hoàn thiện các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về cung cấp, thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng
A. PHẦN MỞ BÀI:
Hoạt động cung cấp, thu thập, nghiên cứu đánh giá chứng cứ tại tòa sơ thẩm và phúc thẩm là một trong những hoạt động cụ thể của hoạt động chứng minh tại tòa sơ thẩm, phúc thẩm. Việc nghiên cứu quy định của pháp luật hiện hành và hoàn thiện các quy định của BLTTDS về cung cấp, thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ là thực sự cần thiết. Bài viết dưới đây xin phân tích về vấn đề này.
B. PHẦN THÂN BÀI:
I. Khái niệm vể hoạt động cung cấp, thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ tại tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm:
1. Khái niệm cung cấp chứng cứ trong tố tụng dân sự:
Trước tiên ta tìm hiểu về chứng cứ. Trong BLTTDS năm 2004, khái niệm chứng cứ lần đầu tiên được ghi nhận một cách tương đối đầy đủ tại Điều 81, theo đó:
“ Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cá nhân, cơ quan, tổ chức khác giao nộp cho Tòa án hay do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do bộ luật này quy định mà Tòa án dùng làm căn cứ để xác định yêu cầu hay phản đối của đương sự là các căn cứ hợp pháp hay không cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự”.
Cung cấp chứng cứ được quy định tại Điều 6 Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS), các đương sự có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để bảo về quyền lợi của mình, cá nhân, cơ quan tổ chức khởi kiện yêu cầu để bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, chứng minh như đương sự.
Như vậy ta cũng có thể nhận thấy rằng quá trình chứng minh một vụ việc cũng không có gì khác ngoài việc sử dụng chứng cứ đúng đắn.
2. Khái niệm về thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự:
Vì đương sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để bảo về quyền lợi của mình. Lẽ đó, đương sự, người thay mặt cho đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải tiến hành thu thập các chứng cứ cug cấp cho Tòa án nhằm chứng minh cho yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu đọc lập của mình. Tòa án cũng tham gia vào hoạt động thu thập chứng cứ, nhưng vị trí và vai trò của Tòa án trong hoạt động chứng minh có điểm khác so với các chủ thể khác. Việc thu thập chứng cứ của Tòa án chỉ mang tính chất hỗ trợ các đương sự.
Dưới góc độ pháp luật tố tụng dân sự (TTDS), hoạt động thu thập chứng cứ được hiểu là: Hoạt động tố tụng dân sự của các chủ thể chứng minh trong việc phát hiện, ghi nhận, thu giữ và bảo quản chứng cứ bằng các phương pháp, biện pháp theo một trình tự thủ tục do pháp luật tố tụng dân sự quy định.
3. Khái niệm nghiên cứu chứng cứ trong tố tụng dân sự:
Nghiên cứu chứng cứ là việc tiến hành xem xét, phân tích, so sánh chứng cứ, đối chiếu các chứng cứ đã thu thập với các chứng cứ khác đề nhằm làm rõ khả năng chứng minh của chứng cứ đối với vụ việc d dang xem xét, từ đó có ý nghĩa quyết định đến việc đánh giá chứng cứ tìm ra sự thật khách quan để giải quyết vụ, việc dân sự.
Có thể hiểu nghiên cứu chứng cứ trong TTDS là: Việc các chủ thể chứng minh độc lập, xem xét, tìm hiểu chứng cứ trong hồ sơ vụ, việc dâ sự cũng như việc kiểm tra, xem xét chứng cứ tại phiên tòa để xác định mức độ phản ánh chính xác của chứng cứ về những tình tiết, sự kiện cần chứng minh cũng như những tình tiết, sự kiện cần thiết khác cho việc giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự.
4. Khái niệm về đánh giá chứng cứ trong tố tụng dân sự:
Trong TTDS, khải niệm về đánh giá chứng cứ phải được đặt trong mối liên hệ với nghiên cứu chứng cứ, nghiên cứu chứng cứ là việc trực tiếp thụ cảm, xem xét, phân tích, so sánh chứng cứ nhằm nhìn nhận chứng cứ dưới góc độ trực giác, thì đánh giá chứng cứ là quá trình xác định giá trị chứng minh của chứng cứ. Hay nói cách khác đánh giá chứng cứ là một quá trình logic, là hoạt động suy luận dựa trên cơ sở nhận thức và tri thức của người đánh giá về đối tượng đánh giá.
Như vậy, đánh giá chứng cứ là hoạt động tư duy logic của các chủ thể chứng minh đặc biệt là Tòa án, được tiến hành trên cơ sở những hiểu biết về những tình tiết, sự kiện đã thu thập được, dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật nội dung, pháp luật tố tụng, tập quán và niềm tin nội tâm để xác định mức độ tin cậy và giá trị chứng minh của từng chứng cứ cũng như cả hệ thống chứng cứ trong vụ việc dân sự, được thực hiện trong suốt quá trình Tòa án giải quyết vụ, việc dân sự.
II. Nội dung quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về hoạt động cung cấp, thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ tại tòa cấp sơ thẩm và phúc thẩm:
1. Quy định của pháp luật về hoạt động cung cấp chứng cứ tại tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm:
1.1. Chủ thể của hoạt động cung cấp chứng cứ:
Các chủ thể của việc cung cấp chứng cứ bao gồm:
Các đương sự có yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hay có yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng ra một quyết định trong quá trình tiến hành tố tụng phải cung cấp chứng cứ chứng minh có yêu cầu đó.
Trong các trường hợp Viện kiểm sát khởi tố hay tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích chung thì Viện kiểm sát hay tổ chức xã hội đó có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ.
Các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các công dân có quyền cung cấp cho Tòa án những tin tức về vụ án, yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang nắm giữ chứng cứ giao chứng cứ ( điểm b khoản 2 Điều 58)
Ngoài ra nghĩa vụ cung cấp chứng cứ còn được quy định cho các chủ thể khác: Người thay mặt hợp pháp hay được ủy quyền của đương sự.
1.2. Nội dung của hoạt động cung cấp chứng cứ tại tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm:
Khi tham gia vào các quan hệ pháp luật TTDS, các đương sự có địa vị pháp lý bình đẳng với nhau, có quyền bình đẳng trong việc cung cấp bổ sung chứng cứ. Khi làm đơn khởi kiện, thì việc cung cấp chứng cứ với nguyên đơn là nghĩa vụ của họ. Nếu nguyên đơn đưa ra yêu cầu mà không chứng minh được yêu cầu của mình là có căn cứ, có trong thực tế hay đưa ra những chứng cứ không có giá trị chứng minh, trong khi đó bị đơn lại đưa ra được chứng cứ có tính thuyết phục để phản đối yêu cầu của nguyên đơn thì yêu cầu của nguyên đơn sẽ bị Tòa án bác bỏ. Về phía bị đơn, họ là người bị kiện nên họ có quyền cung cấp chứng cứ để bảo vệ quyền lợi của mình trước Tòa án. Tuy nhiên, việc cung cấp chứng cứ sẽ trở thành nghĩa vụ đối với bị đơn nếu bị đơn phản đối yêu cầu của nguyên đơn hay bị đơn đưa ra yêu cầu liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn, có thể bị đơn chỉ chấp nhận 1 phần yêu cầu và phản đối phần còn lại của yêu cầu đó. Trường hợp bị đơn đưa ra yêu cầu có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn thì bị đơn phải cung cấp chứng cứ để chỉ ra các yêu cầu đó có cơ sở thực tế, cơ sở pháp lý, có đúng đắn không ? Khi đó nguyên đơn cũng có quyền phản đối lại yêu cầu đó của bị đơ đồng thời phải chứng minh cho việc phản đối yêu cầu của mình.
Theo quy định tại Điều 165, 175 BLTTDS ngay khi khởi kiện đương sự thực hiện quyền và nghĩa vụ chứng minh bằng việc gửi kèm theo đơn khởi kiện các tài liệu chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình, bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan được thông báo về việc thụ lý vụ án phải gửi cho Tòa án văn bản ghi ý kiến đối với yêu cầu khởi kiện và chứng cứ, tài liệu kèm theo, quy định tại Điều 84 BLTTDS quy định về việc đương sự có quyền và nghĩa vụ giao nộp chứng cứ cho Tòa án trong quá trình Tòa á giải quyết vụ việc dân sự, quy định tại Điều 224 BLTTDS về việc người kháng cáo phải gửi cho tòa án các tài liệu, chứng cứ bổ sung kèm theo đơn kháng cáo ( nếu có) để chứng minh cho kháng cáo của mình là có căn cứ hợp pháp.
Đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập, họ có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ.
Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập dù đứng về phía nguyên đơn hay bị đơn, họ đều có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ chứng minh cùng nguyên đơn hay bị đơn vì lợi ích của họ liên quan đến vụ kiện. Việc cung cấp chứng cứ của họ là nhằm làm sáng tỏ các tình tiết của vụ kiện để bảo vệ quyền lợi cho đương sự mà họ đứng về phía đương sự đó, hay có thể làm căn cứ cho yêu cầu của họ dưới một trong các bên đương sự; hay chứng cứ do họ cung cấp làm căn cứ để họ phản đối về việc kiện đòi hoàn lại mà 1 bên đương sự đặt ra cho họ.
Chứng cứ cung cấp có thể là giấy tờ, tài liệu liên quan đến vụ kiện và các vật chứng chứa đựng chứng cứ phải được trực tiếp chuyển giao đến Tòa án. Trong quá trình cung cấp chứng cứ, đương sự có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng các biện pháp điều tra cần thiết như xem xét tại chỗ, trưng cầu giám định, yêu cầu cơ quan, công dân cung cấp tài liệu chứng cứ cần thiết, lấy lời khai...Giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm là giai đoạn đầu tiên mà đương sự có nghĩa vụ phải cung cấp chứng cứ. Tại phiên tòa sơ thẩm đương sự vẫn có quyền, nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để bảo vệ quyền lợi cho mình, vẫn có quyền cung cấp chứng cứ mới, bổ sung những chứng cứ đã cung cấp. Ở cấp phúc thẩm, đương sự cũng có quyền đưa ra những chứng cứ mới mà vì một lý do nào đó trong quá trình giải quyết vụ kiện ở cấp sơ thẩm đương sự chưa xuất trình được.
2. Quy định của pháp luật về hoạt động thu thập chứng cứ tại tòa cấp sơ thẩm và phúc thẩm:
2.1. Chủ thể của hoạt động thu thập chứng cứ:
* BLTTDS đã quy định đương sự là chủ thể chủ yếu trong hoạt động thu thập chứng cứ, Tòa án chỉ tiến hành thu thập chứng cứ trong những trường hợp pháp luật quy định như lấy lời khai của người làm chứng khi xét thấy cần thiết ( Khoản 1 Điều 87 BLTTDS ), đối chất khi có mâu thuẫn trong lời khai của các đương sự, người làm chứng khi xét thấy cần thiết ( khoản 1 Điều 88 BLTTDS ), định giá tài sản trong trường hợp các bên thỏa thuận mức giá thấp nhằm mục đích trốn thuế hay giảm mức đóng án phí ( điểm b khoản 1 Điều 92 BLTTDS ). Còn lại, các biện pháp thu thập chứng cứ khác được quy định tại chương VII BLTTDS “ Chứng cứ và chứng minh”, đều thuộc về đương sự như: đương sự có quyề được khai báo ( Điều 86), yêu cầu lấy lời khai của người làm chứng ( Điều 87), yêu cầu đối chất ( Điều 88), giám định, giám định bổ sung ( Điều 90), yêu cầu định giá tài sản ( Điều 92).
* Người thay mặt của đương sự trong TTDS là người thay mặt cho đương sự, thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự. Người thay mặt trong TTDS bao gồm người thay mặt theo pháp luật và người thay mặt theo ủy quyề và người thay mặt do Tòa án cử.
Khi tham gia vào hoạt động chứng minh, người thay mặt có toàn quyền trong việc đề ra các yêu cầu, phản yêu cầu và chứng minh cho những ý kiến đó. Nhưng vai trò chứng minh của người thay mặt cũng phát sinh sau khi phát sinh vai trò chứng minh của đương sự. Đương sự không thể hay có hạn chế nhất định không thực hiện được quyền và nghĩa vụ của mình thì theo quy định của pháp luật họ có thể nhờ đến sự giúp đỡ của người thay mặt hay Tòa án sẽ chỉ định người thay mặt cho họ. Hoạt động thu thập chứng cứ của người thay mặt khi đó thay cho đương sự.
* Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự là người được đương sự nhờ và Tòa án chấp nhận, tham gia TTDS với mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự ( khoản 1 Điều 64 BLTTDS). Những người này có thể là Luật sư hay bất cứ chủ thể nào đủ điều kiện mà được đương sự tin tưởng. Theo Điều 64 BLTTDS thì người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự có quyền xác minh, thu thập chứng cứ và cung cấp chứng cứ cho Tòa án. Với quy định này làm giảm phần lớn sự can thiệp quá sâu của Tòa án vào công việc thu thập chứng cứ, đồng thời tạo điều kiện và cơ hội thuận lợi cho các đương sự và người bảo vệ quyền hợp pháp thông qua chứng cứ do chính mình cung cấp và thu thập.
* Các cơ quan, tổ chức khởi kiện yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người khác cũng có nghĩa vụ chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp theo khoản 3 Điều 79 BLTTDS.
* Viện kiểm sát cũng là một chủ thể của hoạt động thu thập chứng cứ bằng cách yêu cầu đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp hồ sơ, tài liệu, vật chứng ( khoản 3 Điều 85). Khi tham gia phiên tòa, phiên họp phúc thẩm mà Viện kiểm sát kháng nghị, Kiểm sát viên có quyền tham gia hoạt động thu thập chứng cứ ( thông qua việc xuất trình bổ sung chứng cứ ).
* Tòa án cũng là một chủ thể của hoạt động thu thập chứng cứ nhưng chỉ trong phạm vi rất hạn chế, khi mà đương sự không thể tự mình thu thập được chứng cứ
2.2. Nội dung của hoạt động thu thập chứng cứ tại tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm:
2.2.1. Phương pháp thu thập chứng cứ của Tòa án:
* Lấy lời khai của đương sự: khoản 1 Điều 86 BLTTDS quy định việc lấy lời khai của đương sự, biện pháp này chỉ được tiến hành khi đương sự chưa có bản tự khai hay nội dung bản khai chưa đầy đủ, rõ ràng. Biên bản ghi lời khai của đương sự phải làm đúng quy định tại khoản 2 Điều 86 BLTTDS.
* Lấy lời khai của người làm chứng: những trường hợp cần lấy lời khai của người làm chứng được quy định tại Điều 87 BLTTDS “ theo yêu cầu của đương sự hay khi xét thấy cần thiết”. Về căn bản, phương pháp lấy lời khai của người làm chứng và cách ghi biên bản lấy lời khai của người làm chứng được thực hiện giống như đối với phương pháp lấy lời khai của đương sự. Sau khi lấy lời khai của người làm chứng, biên bản ghi lời khai phải được người khai tự đọc lại hay nghe đọc lại và ký tên hay điểm chỉ. Trường hợp Thư ký ghi biên bản thì cả Thư ký và Thẩm phán cần ký vào biên bản, có đóng dấu của Tòa án.
* Đối chất: khoản 1 Điều 88 BLTTDS quy định “ theo yêu cầu của đương sự hay khi xét thấy có sự mâu thuẫn.......người làm chứng với nhau”. Như vậy, việc đối chất chỉ tiến hành khi có yêu cầu của đương sự, đương sự không có yêu cầu nhưng xét thấy có sự khác nhau của các bên đương sự, người làm chứng.
* Xem xét thẩm định tại chỗ: thực hiện theo đúng trình tự và thủ tục được quy định tại Điều 89 BLTTDS. Khi đương sự có yêu cầu xem xét, thẩm định tại chỗ và xét thấy có căn cứ thì Thẩm phán ra quyết định xem xét, thẩm định tại chỗ.
* Trưng cầu giám định: khoản 1 Điều 90 BLTTDS quy định “ Theo thỏa thuận lựa chọn cảu các bên đương sự hay theo yêu cầu của một hay các bên đương sự....có kết luận của người giám định”. Như vậy, Tòa án chỉ trưng cầu giám định khi một hay các bên đương sự có yêu cầu, có sự thỏa thuận lựa chọn yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định phải được lập thành văn bản. Về nguyên tắc người yêu cầu trưng cầu giám định phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hay pháp luật có quy định khác ( khoản 1 Điều 136 BLTTDS).
* Định giá tài sản: theo quy định tại khoản 1 Điều 92 BLTTDS, Tòa án chỉ áp dụng biện pháp định giá tài sản đang tranh chấp khi một trong hai trường hợp sau: Theo yêu cầu của một hay các bên đương sự; Các bên thỏa thuận theo mức giá thấp nhằm mục đích trốn thuế hay giảm mức đóng án phí.
Khi có căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 92 BLTTDS, Tòa án ra quyết định định giá tài sản đang tranh chấp theo quy định tại mục 7.2 của Nghị quyết số 04 năm 200...... Trong trường hợp cần thiết UBND cấp xã nơi có tài sản định giá được mời chứng kiến việc định giá. Khi định giá tài sản cần thông báo cho đương sự biết về thời gian, địa điểm...
* Ủy thác thu thập chứng cứ: Ủy thác thu thập chứng cứ là việc Tòa án này yêu cầu Tòa án khác hay cơ quan có thẩm quyền theo quy định khoản 4 Điều 93 BLTTDS lấy lời khai của đương sự, người làm chứng, thẩm định tại chỗ, định giá tài sản hay các biện pháp khác để thu thập chứng cứ, xác minh các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự. Khi thực hiện việc ủy thác thu thập chứng cứ. Tòa án ủy thác phải ra quyết định ủy thác......Tòa án nhận được quyết định ủy thác có trách nhiệm thực hiện công việc ủy thác trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận quyết định ủy thác. Trường hợp không thực hiện được cho Tòa án đã ra quyết định ủy thác thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2.2.2. Bảo quản, bảo vệ chứng cứ:
Điều 95 BLTTDS có quy định vấn đề bảo quản chứng cứ. Trường hợp chứng cứ đã được giao nộp cho Tòa án hay Tòa án tự thu thập thì Tòa án có trách nhiệm bảo quản chứng cứ. Trường hợp chứng cứ không thể thu thập giao nộp được tại Tòa án thì người đang lưu giữ tài liệu, chứng cứ có trách nhiệm bảo quản chứng cứ đó. Trường hợp cần giao chứng cứ cho người thứ ba bảo quản thì Thẩm phán ra quyết định và lập biên bản giao cho người thứ ba đó bảo quản.
Bảo vệ chứng cứ là chống lại các hành vi xâm phạm chứng cứ để giữ gìn giá trị chứng minh của chứng cứ. Nếu chứng cứ đang có nguy cơ bị tiêu hủy thì đương sự có quyền làm đơn đề nghị Tòa án quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời.
3. Quy định của pháp luật về hoạt động nghiên cứu chứng cứ tại tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm:
3.1. Chủ thể của hoạt động nghiên cứu chứng cứ:
* Đương sự người tham gia tích cực trong hoạt động nghiên cứu chứng cứ. Thông thường hoạt động nghiên cứu chứng cứ là của Thầm phán phụ trách giải quyết vụ việc dân sự hay các thành viên Hội đồng xét xử.
Tại phiên tòa sơ thẩm hay phúc thẩm đương sự có quyền và nghĩa vụ tham gia phiên tòa ( Điều 199, 200, 201) được nghe trình bày của các bên ( Điều 221), được trình bày quan điểm ý kiến của mình ( Điều 197) và đặc biệt là BLTTDS đã dành hẳn một phần là mục 4 Chương XIV để quy định về việc tranh luận giữa các đương sự, đây thể hiện rất rõ về vai trò của đương sự trong hoạt động nghiên cứu chứng cứ.
* Đối với người thay mặt hợp pháp cho đương sự: Cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện yêu cầu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, thì họ cũng là một trong những chủ thể của hoạt động chứng minh, do đó họ cũng có quyền được nghiên cứu chứng cứ để thay mặt đương sự thực hiện việc tham gia tố tụng và chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của mình.
* Người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự: Điều 64 BLTTDS quy định về quyền và nghĩa vụ của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự bao gồm: được tham gia tố tụng từ khi khởi kiện hay bất kì một giai đoạn nào; được tham gia phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm nếu Tòa án xét thấy cần thiết; được xác minh, thu thập chứng cứ và cung cấp chứng cứ cho Tòa án, nghiên cứu hồ sơ vụ án để thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; được sao chụp những tài liệu cần thiết cho hồ sơ vụ án...
* Viện kiểm sát: Viện kiểm sát đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động nghiên cứu chứng cứ. Viện kiểm sát tham gia các phiên tòa phúc thẩm đối với quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm bị đương sự kháng cáo...Từ đó thấy trách nhiệm chứng minh của Viện kiểm sát trong TTDS được thực hiện chủ yếu là trong hoạt động nghiên cứu chứng cứ.
* Tòa án: Với tư cách là chủ thể có nghĩa vụ giải quyết vụ án dân sự, Tòa án phải nghiên cứu các chứng cứ do đương sự cung cấp, trực tiếp xem xét, phân tích, so sánh chứng cứ tại phiên tòa. Trách nhiệm chứng minh của Tòa án nổi bật ở vai trò nghiên cứu và định giá về giá trị chứng minh của các chứng cứ được Tòa án tiến hành dựa trên cơ sở pháp luật được thực hiện trong phòng nghị án khi ra bản án quyết định về vụ việc dân sự.
3.2. Nội dung của hoạt động nghiên cứu chứng cứ tại tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm:
3.2.1. Những yêu cầu của việc nghiên cứu chứng cứ.
* Nghiên cứu chứng cứ phải tiến hành khẩn trương để xác định có cần đề nghị thu thập thêm các chứng cứ nhằm bảo đảm thời hạn chuẩn bị xét xử mà pháp luật quy định.
* Nghiên cứu chứng cứ phải được tiến hành theo một trình tự loogic, thông thường phải nghiên cứu từng vấn đề của vụ việc dân sự, nghiên cứu xong vấn đề này mới chuyển sang vấn đề khác.
3.2.2. Nội dung của hoạt động nghiên cứu chứng cứ:
Yêu cầu của các đương sự: Tòa án giải quyết vụ việc dân sự trong phạm vi yêu cầu của đương sự và các chủ thể có quyền khởi kiện vì lợi ích chung.
Xác định thẩm quyền xét xử của Tòa án: Khi xác định được yêu cầu của đương sự, việc nghiên cứu chứng cứ nhàm xác định thẩm quyền xét xử của Tòa án.
Các quan hệ pháp luật giữa các đương sự: Để giải quyết đúng vụ việc các chủ thể chứng minh đặc biệt là Thẩm phán phụ trách giải quyết vụ việc phải xác định được quan hệ pháp luật cần giải quyết trong vụ việc, từ đó xác định tư cách đương sự.
3.3 Trình tự nghiên cứu chứng cứ:
Trình tự gồm trước tiên là nghiên cứu chứng cứ trong hồ sơ vụ việc gồm: Nghiên cứu đơn khởi kiện; nghiên cưú lời khai của đương sự; nghiên cứu lời khai của người làm chứng; nghiên cứu các chứng cứ khác liên quan đến vụ việc dân sự.
Thứ hai là nghiên cứu chứng cứ tại phiên tòa gồm: Nghiên cứu kết quả giám định trong trường hợp đương sự yêu cầu trưng cầu giám địh quy định cụ thể tại Điều 230 BLTTDS; Nghiên cứu các tài liệu của vụ án, nghe băng ghi âm, đĩa ghi âm, xem băng ghi hình...đúng quy định tại Điều 227 và Điều 228 BLTTDS; Xem xét vật chứng tại phiên tòa được quy định cụ thể tại Điều 229 BLTTDS.
4. Quy định của pháp luật về hoạt động đánh giá chứng cứ tại tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm:
4.1. Chủ thể của hoạt động đánh giá chứng cứ:
Tất cả các chủ thể chứng minh đều có quyền đánh giá chứng cứ. Đối với các đương sự, người thay mặt của đương sự và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có quyền phát biểu ý kiến về việc đánh giá chứng cứ của mình và đề xuất hướng giải quyết vụ việc. Hoạt động đánh giá chứng cứ của những chủ thể này không có tính chất bắt buộc mà chỉ có giá trị tham khảo đối với Tòa án.
4.2. Nội dung của hoạt động đánh giá chứng cứ tại phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm:
4.2.1. Nguyên tắc đánh giá chứng cứ:
Thứ nhất, việc đánh giá chứng cứ phải khách quan, toàn diện và đầy đủ.
Thứ hai, các chủ thể chứng minh phải xem xét tất cả các chứng cứ từ các nguồn khác nhau do đương sự cung cấp, người khác cung cấp và Tòa án thu thập, không được có kết luận trước về giá trị chứng minh của chứng cứ.
Thứ ba, đánh giá chứng cứ phải chính xác. Đây là điều kiện quyết định đến việc giải quyết vụ việc dân sự được đúng đắn.
Thứ tư, đánh giá chứng cứ phải dựa trên cơ sở pháp luật.
4.2.2. Phương pháp đánh giá chứng cứ:
* Đánh giá từng chứng cứ: là phương pháp xem xét chứng cứ riêng biệt. Sau khi xem xét, đánh giá từng chứng cứ nếu thấy đảm bảo các thuộc tính của chứng cứ thì có thể sử dụng vào quá trình chứng minh vụ việc.
* Đánh giá tổng hợp chứng cứ: là hoạt động nhận thức của các chủ thể đánh giá chứng cứ đối với các chứng cứ trong mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Để đánh giá tổng hợp chứng cứ các chủ thể chứng minh phải dựa trên cơ sở những chứng cứ đã được kiểm tra, đánh giá riêng rẽ, các nguyên tắc đánh giá chứng cứ, kiến thức và niềm tin nội tâm của các chủ thể chứng minh.
III. Kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về vấn đề cung cấp, thu thập, nghiên cứu, đánh giá chứng cứ tại tòa án cấp sơ thẩm phúc thẩm:
1. Nên cần có một tổ chức giúp đương sự thực hiện nghĩa vụ chứng minh của mình theo Điều 79 BLTTDS:
Theo Điều 79 BLTTDS thì : “ Đương sự có yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì phải đưa ra chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp....không đưa ra đủ chứng cứ thì phải chịu hậu quả của việc không chứng minh đầy đủ đó”. Nhưng thực tế áp dụng các quy định đang có một số hạn chế chưa phù hợp với xu thế hội nhập và cải cách tư pháp. Chẳng hạn chưa có tổ chức nào để giúp người dân thu thập chứng cứ được pháp luật công nhận việc sưu tầm, sao chép, chụp hình ảnh hiện trạng hay lập biên bản về các sự kiện xảy ra trước hay sau khi Tòa án thụ lý đơn khởi kiện. Ở các vùng nông thôn, trung du, miền núi, trình độ pháp luật còn thấp, không có khả năng viết một lá đơn đầy đủ, đa số những người dân ở đây cũng chưa biết thế nào là chứng cứ, chứng minh, nếu có hiểu thì cũng không biết phải thu thập chứng cứ, chứng minh cho yêu cầu khởi kiện. Trong khi họ lại không có điều kiện kinh tế thuê Luật sư tư vấn, còn hoạt động trợ giúp pháp lý thì chưa đáp ứng được cho tất cả các đương sự vì còn nhiều hạn chế. Vì thế cần có tổ chức thừa phát lại giúp người dân thu thập, hướng dẫn họ, giúp họ hiểu chứng cứ là gì, cách thu thập chứng cứ....để giúp người dân đảm bảo quyền lợi ích hợp pháp của mình.
2. Tạo điều kiện để đương sự và người bảo vệ quyền và lợi ích cho họ thực hiện quyền thu thập chứng cứ để tự bảo vệ:
BLTTDS năm 2004 đã chuyển nghĩa vụ chứng minh sang cho các đương sự là chủ yếu, đã mở rộng hơn quyền của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vấn đề chứng minh. Do đó thiết nghĩa BLTTDS năm 2004 nên trao trả cho đương sự một số quyền thu thập chứng cứ. Hiện tại có nhiều biện pháp thu thập chứng cứ khác nhau như lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng, biên bản đối chất, biên bản xem xét thẩm định tại chỗ, kết luận giám định, kết quả định giá tài sản....hầu hết các chứng cứ trên muốn có được đương sự đều phải thông qua Tòa án. Đây là những quy định đã làm giảm đi khả năng chủ động của đương sự trong việc thu thập chứng cứ bởi phải thông qua hoạt động chủ quan của những người tiến hành tố tụng, chỉ khi những cán bộ này “ xét thấy” cần thiết thì mới cho tiến hành thu thập chứng cứ.
3. Quy định về thời hạn cung cấp chứng cứ:
BLTTDS lại không quy định thời hạn nộp chứng cứ của đương sự. Điều này đã gây ra tình trạng đương sự ỷ vào Tòa án, đối phó với Tòa án không chịu cung cấp chứng cứ và làm kéo dài quá trình giải quyết vụ việc. Nhiều trường hợp những chứng cứ quan trọng thường được các đương sự giữ kín đến “thời điểm thích hợp” mới xuất trình, thậm chí tại phiên tòa xét xử phúc thẩm, đương sự mới giao nộp chứng cứ khiến cho phía đương sự bên kia không có đủ thời gian thu thập chứng cứ nhằm phản bác lại, gây ra sự không công bằng.
Theo em BLTTDS cần có quy định: “ Đương sự có quyền cung cấp chứng cứ trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm, trừ trường hợp bất khả kháng”.
4. Tạo điều kiện cho đương sự nghiên cứu và đánh giá chứng cứ:
Theo điểm đ khoản 2 Điều 58 BLTTDS thì đương sự có quyền: “ Được biết và ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do các đương sự khác xuất trình hay do Tòa án thu thập”. Tuy nhiên, quy định này còn quá chung chung. Thông thường thì chỉ khi nguyên đơn khởi kiện thì các tài liệu chứng cứ và đơn kiện được thông báo cho phía bị đơn, những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để họ biết và có văn bản trả lời ( Điều 174, 175 BLTTDS). Còn trong quá trình giải quyết vụ án dân sự khi các bên xuất trình chứng cứ mới hay những chứng cứ do Tòa án thu thập được thì các bên đương sự chỉ có quyền được biết thông qua hoạt động sao chụp tài liệu, chứng cứ ở Tòa án, mà không quy định một cách cụ thể ai là người phải thông báo cho đương sự khi có những chứng cứ mới được đưa ra.
Vì vậy, pháp luật TTDS hiện hành nên bổ sung quy định là buộc bên đương sự khi cung cấp một chứng cứ mới cho Tòa án để giải quyết yêu cầu cho mình phải thông báo bằng văn bản hay có thể photo một bản cung cấp cho bên còn lại, và các văn bản thông báo này hay bản photo này sẽ được chuyển cho bên kia thông qua Tòa án, sở dĩ phải quy định như vậy là để tránh tình trạng bên được thông báo phủ nhận việc được thông báo gây khó khăn cho hoạt động tố tụng. Nếu bên cung cấp chứng cứ không thông báo thì sẽ có một chế tài thích hợp dành cho họ.
5. Cần sửa đổi, bổ sung Điều 80 về những tình tiết sự kiện không phải chứng minh:
Tại Điều 80 BLTTDS đã quy định: “ những tình tiết sự kiện không phải chứng minh” nhưng lại không quy định những tình tiết sự kiện phải chứng minh. Điều này dẫn tới làm mất cân đối giữa các quy định của BLTTDS mà còn làm cho các chủ thể chứng minh lúng túng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ chứng minh của họ, nhất là đương sự. Ngoài ra, do thiếu kinh nghiệm tham gia tố tụng nên các đương sự thường không biết phải chuwngns minh làm rõ sự kiện, tình tiết gì, vì vậy cũng không xác định được chứng cứ, tài liệu cung cấp cho Tòa án để chứng minh cho quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Do đó, BLTTDS nên quy định rõ những tình tiết, sự kiện nào phải chứng minh, và Điều 80 nên quy định rõ như thế nào là không phải chứng minh.
Theo em, điểm c khoản 1 Điều 80 BLTTDS cần được bổ sung theo hướng: “ Nếu Thẩm phán có nghi ngờ thì yêu cầu đương sự, thậm chí là cơ quan cung cấp, chứng thực xác định lại, xuất trình bản gốc” quy định tại điểm c khoản 1 Điều 80 xuất phát từ suy đoán pháp lý, song trong thực tế có thể xảy ra trường hợp công chứng viên hay chứng thực viên của UBND xã cố ý làm sai lệch vì một động cơ nào đó. Vì vậy việc bổ sung thêm quy định như trên là hợp lý giúp Tòa án thực hiện quyền của mình dễ dàng hơn.
6. Sửa đổi, bổ sung quy định về định giá tài sản:
Để làm tăng tính chủ động, tích cực của Tòa án trong việc định giá tài sản, cần bổ sung vào khoản 1 Điều 92 BLTTDS quy định: “ Tòa án có quyền ra quyết định định giá tài sản trong trường hợp cần thiết”. Ngoài ra để đề cao trách nhiệm của người định giá tài sản phải quy định họ là người tham gia TTDS và quy định cụ thể các quyền và nghĩa vụ TTDS của họ. Người định giá tài sản trong các vụ việc dân sự phải được quy định là người tham gia TTDS, có nghĩa vụ định giá tài sản theo yêu cầu của Tòa án, phải định giá tài sản một cách trung thực, khách quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả định giá của mình. Trong trường hợp người định giá tài sản cố ý định giá tài sản sai mà gây thiệt hại cho đương sự hay người khác thì ngoài việc bị xử lý hành chính hay bị xử lý hình sự còn phải bồi thường cho người bị hại.
7. Điều 94 BLTTDS cần được sửa đổi, bổ sung và hướng dẫn cụ thể hơn:
Điều 94 BLTTDS năm 2004 đạt ra trường hợp là nếu người đang quản lí, lưu giữ chứng cứ không phải là cá nhân, tổ chức, cơ quan đang lưu giữ tài liệu chứng cứ mà là đương sự phía bên kia. Nhưng đương sự đó cố tình không cung cấp thì khi đó phải có căn cứ pháp lý để yêu cầu Tòa án buộc phía đương sự kia cung cấp.
Ngoài ra, nên bổ sung thêm vào Khoản 2 Điều 94 quy định về trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong trường hợp không cung cấp chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án, nhằm hạn chế sự cản trở hoạt động tố tụng.
8. BLTTDS nên bổ sung quy định về phương tiện chứng minh:
Để thực hiện việc chứng minh, trong TTHS có quy định đầy đủ về các phương tiện chứng minh ( Khoản 2 Điều 64 Bộ luật hình sự), trong khi đó BLTTDS lại không có quy định nào về phương tiện chứng minh. Vì vậy trong TTDS, các chủ thể sẽ sử dụng những phương tiện nào để chứng minh và chứng minh như thế nào được coi là hợp pháp. Do đó, nếu không giải thích rõ ràng, đầy đủ các chủ thể sẽ rất dễ nhầm lẫn, thậm chí là đồng nhất giữa các khái niệm “nguồn chứng cứ”, “phương tiện chứng minh” và “chứng cứ”. Lẽ đó, trong BLTTDS nên bổ sung quy định phương tiện chứng minh, bên cạnh khái niệm chứng cứ và nguồn chứng cứ.
C. PHẦN KẾT LUẬN:
Trong giai đoạn hiện nay, khi những tác động của công cuộc đổi mới, đặc biệt là xu thế hội nhập nền kinh tế, các tranh chấp dân sự xảy ra ngày càng nhiều và phức tạp hơn. Việc giải quyết đúng đắn các vụ việc này bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho công dân được xác định là yêu cầu quan trọng. Bài viết trên đã phân tích và xin đưa ra một số biện pháp hoàn thiện.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, nxb Công an nhân dân.
Bộ luật Tố tụng dân sự, nxb Chính trị Quốc gia.
Hoạt động cung cấp, thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự Việt Nam/ Luận văn thạc sỹ luật học/ Nguyễn Minh Hằng/ H.: Trường Đại học Luật Hà Nội, 2002 . - 107
Nguyên tắc thu thập, đánh giá chứng cứ trong tố tụng hình sự Việt Nam/ Ts Đỗ Văn Đương/ Tạp chí Kiểm sát. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Số 4/2006, tr. 31 – 35
Thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ trong tố tụng dân sự/ Nguyễn Thị Nhung/ - Hà Nội, 2010 . - 62 tr. ; 28 cm
MỤC LỤC:
A. PHẦN MỞ BÀI..................................................................................................................1
B. PHẦN THÂN BÀI.............................................................................................................1
I. Khái niệm vể hoạt động cung cấp, thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ tại tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm...............................................................................................................1
1. Khái niệm cung cấp chứng cứ trong tố tụng dân sự............................................................1
2. Khái niệm về thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự.........................................................1
3. Khái niệm nghiên cứu chứng cứ trong tố tụng dân sự.........................................................1
4. Khái niệm về đánh giá chứng cứ trong tố tụng dân sự........................................................2
II. Nội dung quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về hoạt động cung cấp, thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ tại tòa cấp sơ thẩm và phúc thẩm..................................2
1. Quy định của pháp luật về hoạt động cung cấp chứng cứ tại tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm.............................................................................................................................................2
2. Quy định của pháp luật về hoạt động thu thập chứng cứ tại tòa cấp sơ thẩm và phúc thẩm.............................................................................................................................................3
3. Quy định của pháp luật về hoạt động nghiên cứu chứng cứ tại tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm.............................................................................................................................................5
4. Quy định của pháp luật về hoạt động đánh giá chứng cứ tại tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm.............................................................................................................................................7
III. Kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về vấn đề cung cấp, thu thập, nghiên cứu, đánh giá chứng cứ tại tòa án cấp sơ thẩm phúc thẩm.................................................................................7
1. Nên cần có một tổ chức giúp đương sự thực hiện nghĩa vụ chứng minh của mình theo Điều 79 BLTTDS.........................................................................................................................7
2. Tạo điều kiện để đương sự và người bảo vệ quyền và lợi ích cho họ thực hiện quyền thu thập chứng cứ để tự bảo vệ..........................................................................................................8
3. Quy định về thời hạn cung cấp chứng cứ............................................................................8
4. Tạo điều kiện cho đương sự nghiên cứu và đánh giá chứng cứ...........................................8
5. Cần sửa đổi, bổ sung Điều 80 về những tình tiết sự kiện không phải chứng minh.............8
6. Sửa đổi, bổ sung quy định về định giá tài sản......................................................................9
7. Điều 94 BLTTDS cần được sửa đổi, bổ sung và hướng dẫn cụ thể hơn......................9
8. BLTTDS nên bổ sung quy định về phương tiện chứng minh..............................................9
C. PHẦN KẾT LUẬN.............................................................................................................9
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Tags: 26. Tìm hiểu về những nguyên tắc cơ bản của hoạt động tố tụng dân sự theo quy định pháp luật hiện hành., Vai trò, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện Bộ luật tố tụng dân sự, việc gửi chậm tài liệu chứng cứ tại phien toa so thamtrong tố tụng dân sự, Mẫu thông báo trả lời việc cung cấp chứng cứ cho tòa án của bên liên quan, biện pháp thu thập chứng cứ của Toà án cấp sơ thẩm, hoàn thiện pháp luật về lấy lời khai của đương sự, người làm chứng trong tố tụng dân sự, phân tích đánh giá các quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về biện pháp tòa án lấy lời khai của đương sự, người làm chứng, quy định của pháp luật về phương tiện chứng minh trong tố tụng dân sự, bình luận quy định tố tụng về hoạt động nghiên cứu chứng cứ
Last edited by a moderator: