chu_teu_coi
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
I LỜI MỞ ĐẦU.
Khi Nhà nước muốn có hệ thống cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế ,thay vì Nhà nước phải đầu tư vốn để xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng quan trọng, nhà nước đã áp dụng các chính sách ưu đãi cho nhà đầu tư để có được hệ thống cơ sở hạ tầng thông qua việc nhận chuyển giao quyền sở hữu công trình bằng nhưng phương pháp chuyển giao khác nhau từ phía nhà đầu tư theo hình thức đầu tư theo hợp đồng BOT, BTO, BT. Ở Việt Nam sự hình thành và phát triển các quy định pháp luật về đầu tư theo hợp đồng BOT, BTO ,BT diễn ra theo bối cảnh tình hình kinh tế xá hội trong nước quốc tế có nhưng thay đổi thường xuyên, các yếu tố thuận lợi và khó khăn đan xen nhau. Bởi vậy việc nghiên cứu sự khác nhau giữa các hình thức đầu tư theo hợp đồng BOT , BTO, BT là cần thiết .
II NỘI DUNG.
1.Khái niệm,đặc điêm của hình thức đầu tư theo hợp đồng BOT,BTO,BT.
Hoạt động đầu tư xẽ được tiến hành dưới các hình thức đầu tư nhất định theo quy định của pháp luật. Luật đầu tư 2005 phân chia các hình thức đầu tư thành 2 nhóm chính là đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp
Theo quy định của Luật đầu tư 2005 các hình thức đầu tư theo hợp đồng BOT, BTO, BT( gọi chung là các hợp đồng dự án) trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng là một trong các hình thức đầu tư trực tiếp theo hợp đồng. Đầu tư theo hình thức đầu tư theo hợp đồng trên theo cách hiểu chung nhất là nhưng hình thức đầu tư theo hợp đồng được kí kết nhà đầu tư và cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong nội dung của các hợp đồng này, nhà đầu tư bỏ vốn để xay dựng và kinh doanh các công trình kết cấu cơ sơ hạ tầng và sau đó chuyển giao cho nhà nước theo các phương án đền bù khác nhau.
1.1 Định nghĩa về hợp đồng BOT, BTO ,BT :
Luật đầu tư 2005 đã quy định thế nào là hợp đồng BOT , BTO, BT. Theo quy định của Luật đầu tư 2005.
Hợp đông xây dựng kinh doanh- chuyển giao(sau đây gọi tắt là BOT) là hình thức đầu tư được kí kết bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời hạn nhất định, hết thời hạn nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho nhà nước Việt Nam( khoản 17 Điều 3 Luật đầu tư 2005)
Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh( sau đây gọi tắt là hợp đồng BTO) là hình thức đầu tư giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng kết cáu hạ tầng sau khi xây dựng xong nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho nhà nước Việt Nam; Chính phủ dành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời gian nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận ( khoản 18 Điều 3 Luật đầu tư 2005).
Hợp đông xây dựng- chuyển giao( sau đây gọi tắt là hợp đồng BT) là hình thức đầu tư được kí kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, sau khi xây dựng xong nhà đầu tư chuyển giao cho nhà nước Việt Nam ; Chính phủ tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện các dự án để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hay thanh toán cho nhà đầu tư theo thỏa thuận trong hợp đồng BT ( khoản 19 Điều 3 Luật đầu tư 2005).
1.2 Đặc điểm cơ bản của hợp đồng BTO,BOT ,BT
a, Cơ sở pháp lý.
Hoạt động đầu tư hay việc nhà đầu tư bỏ vốn vào kinh kinh doanh được tiến hành trên cơ sở hợp đồng kí kết giữa nhà đầu tư với nhà nước( thông qua cơ quan nhà nước có thẩm quyền). Nhà đầu tư trực tiếp tiến hành hoạt động đầu tư kinh doanh với tư cách pháp lý của mình phù hợp với nội dung thỏa thuận trong hợp đồng. Khi đó, nhà đầu tư ngoài việc phải tuân thủ Luật đầu tư 2005 và Nghị định 78 trực tiếp hướng dân thi hành thì việc giao kết, thực hiện hợp đồng còn phải phù hợp với quy định về hợp đồng trong kinh doanh, thương mại quy định tại Bộ luật dân sự 2005 và Luật thương mại 2005.
b, Chủ thể kí kết hợp đồng .
Chủ thể tham gia đàm phám và kí kết hợp đồng dự án bao gồm một bên là cơ quan nhà nước có thẩm quyền và một bên là nhà đầu tư.
Nhà đầu tư là chủ thể của hợp đồng dự án bao gồm các tổ chức, cá nhân đầu tư vốn thực hiện dự án. Pháp luật hiện hành không phân biệt nhà đầu tư tổ chức hay là cá nhân là nhà đầu tư trong nước hay nước ngoài như trong các văn bản Luật trước đây.
c, Đối tượng của hợp đồng.
Đối tượng của hình thức đầu tư theo hợp đồng BOT, BTO, BT là các công trình kết cấu hạ tầng. Pháp luật hiện hành quy định các dự án trong lĩnh vự này có thể xây dựng, vận hành công trình kết cấu hạ tầng mới hay mở rộng , cải tạo, hiện đại hóa và vận hành các công trình hiện có được Chính phủ khuyến khích thực hiện, bao gồm : đường quốc lộ , đường liên tỉnh, liên huyện, đường sắt, đường xe điện, sân bay, cảng biển, cảng sông, nhà máy cấp nước, hệ thống xử lí chất thải ........
d , Nội dung hợp đồng.
Các chủ thể tham gia kí kết hợp đông BOT, BTO, BT thực hiện quyền và nghĩa vụ được quy định trong các điều khoản của hợp đồng. Trong cả 3 hình thức hợp đồng trên đều diễn ra hành vi chuyển giao công trình kết xây dựng cấu hạ tầng của nhà đầu tư cho nhà nước Việt Nam.
2 . Sự khác nhau giữa các hình thực hợp đồng đầu tư theo hợp đồng BOT, BTO,và BT.
Mặc dù đều là hình thức đầu tư theo hợp đồng và có những đặc điểm cơ bản giống nhau của hình thức đầu tư theo hợp đồng nói chung tuy nhiên về bản chất giữa 3 hình thức đầu tư trên có sự khác nhau. Sự khác nhau giữa các hình thức đầu tư theo hợp đồng BOT, BTO, BT dựa trên dấu hiệu về nội dung của hợp đồng như thỏa thuận cụ thể về quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan tới hợp đồng; thời điểm chuyển giao sở hữu, lợi ích kinh doanh và cách thanh toán đền bù của nhà nước.
2.1 Về thời điểm chuyển giao quyền sở hữu công trình gắn với quyền quản lý, vân hành và khai thác công trình của nhà đầu tư cho nhà nước.
Ở hình thức đầu tư BOT nhà đầu tư thực hiện cả 3 hành vi đó là xây dựng - kinh doanh và chuyển giao. Hành vi chuyển giao diễn ra cuối cùng. Như vậy,việc chuyển giao công trình của nhà đầu tư cho nhà nước chỉ được diên ra khi nhà đầu tư đã xây dựng xong và đưa công trình đó vào khai thác kinh doanh thương mại nhằm thu hồi vốn và lợi nhuận. nhà đầu tư chỉ chuyển giao công trình có cho nhà nước khi thời hạn kinh doanh đã hết .Thời hạn nhà đầu tư tiến hành kinh doanh dài hay ngắn phụ thuộc vào nhà đầu tư chứ không phụ thuộc vào nhà nước. Nếu nhà đầu tư thu hồi vốn nhanh thì việc chuyển giao công trình cho nhà nước sẽ được thực hiện sớm và ngược lại.
Ở hình thức đầu tư theo hình thức hợp đồng BTO nhà đầu tư cũng thực hiện cả 3 hành vi: xây dựng- chuyển giao- kinh doanh. Tuy nhiên thứ tự thực hiện các hành vi có sự khác biệt so với hình thức đầu tư theo hợp đồng BOT. Bởi vì nhà đầu tư tiến hành xây dựng công trình rồi chuyển giao ngay công trình đó cho nhà nước và chỉ được tiến hành kinh doanh sau khi đã chuyển giao công trình đó cho nhà nước. Sau khi chuyển giao công trình đã xây dựng xong cho nhà nước thì nhà đầu tư lại được nhà nước dành cho quyền kinh doanh công trình đó và nhà nước sẽ ấn định thời gian nhà đầu tư được tiến hành các hoạt động kinh doanh trên công trình đó để thu hồi vốn và có lợi nhuận hợp lí. Như vậy ta thấy rằng tính chủ động về thời gian của nhà đầu tư đã không còn như hình thức đầu tư theo hợp đông BOT
Đối với hình thức đầu tư theo hợp đông BT. Nhà đầu tư chỉ thực hiện 2 hành vi đó là xây dựng và chuyển giao. Nếu như trong hai hình thức đâu tư là BTO và BOT các nhà đầu tư thực hiện đầy đủ các cam kết của mình liên quan tới cả 3 hành vi là xây dựng, kinh doanh và chuyển giao công trình thì đối với hình thức hợp đồng BT thì nhà đầu tư chỉ có nghĩa vụ là xây dựng và chuyển giao công đó cho Chính phủ, mà không diễn ra hành vi kinh doanh công trình đó. Thời điểm chuyển giao công trình trong hợp đồng đầu tư BT được thực hiện ngay sau khi nhà đầu tư xây dựng xông công trình đó giống như hình thức đầu tư BTO.Tuy nhiên thì khi chuyển giao xong thì nhà đầu tư không thực hiện hành vi kinh doanh công trình đó để thu hồi vốn và lợi nhuận.
2.2 Về cách thanh toán, đền bù giữa nhà nước và nhà đầu tư theo hợp đồng BTO, BOT ,BT.
Ở hình thức đầu tư theo hợp đồng BOT, sau khi nhà đầu tư xây dựng xong công trình thì nhà đầu tư tiếp tục kinh doanh công trình đó nhằm thu hồi vốn và tìm kiếm lợi nhuận trong một khoản thời gian nhất định. Hết thời hạn đó thì nhà đầu tư phải chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho nhà nước.
Đối vơi hình thức đầu tư theo hợp đông BTO sau khi nhà đầu tư chuyển giao công trình cho nhà nước và được nhà nước dành cho quyền kinh doanh trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn và tìm kiếm lợi nhuận hợp lý.
Đối với hình thức đầu tư theo họp đông BT, ngay sau khi chuyển giao quyền sở hữu công trình cho nhà nước thì nhà đầu tư được nhà nước tạo điều kiện cho thực hiện các dự án đầu tư khác để thu hồi vốn đầu thư và lợi nhuận. Như vậy nhà đầu tư muốn thu hồi vốn và có lợi nhuận thì phải tiến hành các dự án khác. Lợi ích mà nhà đầu tư sẽ được hưởng từ dự án của mình mà là lợi ích từ một dự án khác mà ở đó nhà nước đã cam kết dành cho họ và tạo mọi điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án đó để thu hồi vốn và lợi nhuận hợp lý.
3 . Đánh giá.
Trong các hình thức đầu tư trên thì hình thức đầu tư theo hợp đồng BOT được các nhà đầu tư lựa chọn nhiều nhất trên thực tế. Ở Việt Nam, trong báo cáo tổng kết của Bộ kế hoạch và Đầu tư về tình hình thực hiện các Nghị định của Chính phủ về đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, BTO, BT( theo tờ trinh số 3645/T tr- BKH 23/5/2006 của Bộ kế hoách và Đầu tư về việc ban hành Nghị định đầu tư theo hợp đồng BOT, BTO, BT quy định tại 2 nghị định; nghị định 77/CP 18/6/1997 (áp dụng cho đầu tư trong nước) và Nghị định số 62/1998/NĐ- CP 15/8/1998( áp dụng cho đầu tư nước ngoài) . Đến 2006 cả nước có 60 dụ án đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng và chủ yếu theo hình thức BOT. Theo thống kê của Bộ kế hoạch và Đầu tư tính đến 2007 cả nước có chưa tới 43 dự án đầu tư theo hình thức BOT nhưng đến 2009 con số tương ứng là 80 dự án với số vốn đầu tư khoảng 90.000 tỷ đồng trong đó chiếm 70% là đầu tư cho hệ thông giao thông và đầu tư 100% vốn chiếm tới 95% dự án.
Trên thực té các hình thức đầu tư theo hợp đồng BOT, BTO, BT có đối tượng là các công trình cơ sơ hạ tầng giao thông bởi vậy mà vốn mà nhà đầu tư bỏ ra thường rất lớn và vốn bỏ ra trong dài hạn. Do vậy việc thu hồi vốn và lợi nhuận của các nhà đầu tư diễn ra trong khoảng thời gian dài. Điều này đòi hỏi các nhà đầu tư theo hợp đông BOT, BTO ,BT phải là nhưng nhà đầu tư có tiềm lực tài chính lớn. Việc đầu tư theo các hợp đồng trên thường thu lại nhưng khoản lợi nhuận lớn nhưng cũng tiềm ẩn nhưng rủi ro , khó khăn chính vì vậy mà các nhà đầu tư theo các hình thức hợp đồng này luôn muốn hạn chế mức thấp nhất rủi ro có thể xảy ra. Chún ta biết rằng các nhà đầu tư bỏ vốn ra đầu tư thì luôn có tâm lí thu hồi vốn trong khoảng thời gian nhanh nhất có thể để tránh gặp rủi ro từ yếu tố khách quan cũng như chủ quan.
Chính vù vậy mà trong các hình thức đầu tư trên hình thức đầu tư theo hợp đồng BOT có ưu điểm hơn so với hai hình thức BTO và BT bởi ngay sau khi xây dựng xong công trình các nhà đầu tư chủ động trong việc xúc tiến các hoạt động kinh doanh, khai thác công trình nhằm thu hồi vốn và tìm kiếm lợi nhuận. Còn đối với hình thức BTO và BT thì có nhiều hạn chế hơn. Trong hình thức BTO thì nhà đầu tư vẫn được kinh doanh khai thác công trình do minh xây dựng lên nhưng thời gian khai thác thì do nhà nước ấn định. Đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng BT thì rủi ro mà nhà đầu tư phải chịu là rất lớn so với hai hình thức đầu tu trên bởi vì khi nhà đầu tư xây dựng xong công trình nhưng lại không được khai thác mà phải chuyển giao cho nhà nước và tiếp tục thực hiện các dự án khác nhằm tìm kiến lợi nhuận ở các dự án đó. Như vậy nhà đầu tư lại phải tiếp tục bỏ vốn vào đầu tư dự án khác. Như ta đã biết thì các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông thường cần một số vốn lớn mà việc thu hồi vốn không nhanh thì sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của chủ đầu tư. Như vậy đầu tư theo hình thức BTO và BT thường tạo cho các nhà đầu tư tâm lý cầm dao đằng lưỡi. Họ không chủ động trong việc thu hồi vốn và có lợi nhuận. Chính vì vậy mà các nhà đầu tư thường chon đầu tư theo hình thức BOT thay vì đầu tư theo hình thức BTO hay BT nhằm đảm bảo thu hồi được vốn đầu tư và tìm kiếm lợi nhuận.
III KẾT LUẬN
Các hình thực đầu tư theo hợp đồng BTO, BOT, BT có ý nghĩa quan trọng trong việc thu hút các nhà đầu tư và lĩnh vự cơ sở hạ tầng. Thay vì phải đầu tư vốn để xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng quan trọng nhà nước đã áp dụng các nhà đầu tư để có được cơ sở hạ tầng thông qua việc chuển giao quyền sở hữu các công trình từ các cách chuển giao khác nhau từ phía nhà đầu tư.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
I LỜI MỞ ĐẦU.
Khi Nhà nước muốn có hệ thống cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế ,thay vì Nhà nước phải đầu tư vốn để xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng quan trọng, nhà nước đã áp dụng các chính sách ưu đãi cho nhà đầu tư để có được hệ thống cơ sở hạ tầng thông qua việc nhận chuyển giao quyền sở hữu công trình bằng nhưng phương pháp chuyển giao khác nhau từ phía nhà đầu tư theo hình thức đầu tư theo hợp đồng BOT, BTO, BT. Ở Việt Nam sự hình thành và phát triển các quy định pháp luật về đầu tư theo hợp đồng BOT, BTO ,BT diễn ra theo bối cảnh tình hình kinh tế xá hội trong nước quốc tế có nhưng thay đổi thường xuyên, các yếu tố thuận lợi và khó khăn đan xen nhau. Bởi vậy việc nghiên cứu sự khác nhau giữa các hình thức đầu tư theo hợp đồng BOT , BTO, BT là cần thiết .
II NỘI DUNG.
1.Khái niệm,đặc điêm của hình thức đầu tư theo hợp đồng BOT,BTO,BT.
Hoạt động đầu tư xẽ được tiến hành dưới các hình thức đầu tư nhất định theo quy định của pháp luật. Luật đầu tư 2005 phân chia các hình thức đầu tư thành 2 nhóm chính là đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp
Theo quy định của Luật đầu tư 2005 các hình thức đầu tư theo hợp đồng BOT, BTO, BT( gọi chung là các hợp đồng dự án) trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng là một trong các hình thức đầu tư trực tiếp theo hợp đồng. Đầu tư theo hình thức đầu tư theo hợp đồng trên theo cách hiểu chung nhất là nhưng hình thức đầu tư theo hợp đồng được kí kết nhà đầu tư và cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong nội dung của các hợp đồng này, nhà đầu tư bỏ vốn để xay dựng và kinh doanh các công trình kết cấu cơ sơ hạ tầng và sau đó chuyển giao cho nhà nước theo các phương án đền bù khác nhau.
1.1 Định nghĩa về hợp đồng BOT, BTO ,BT :
Luật đầu tư 2005 đã quy định thế nào là hợp đồng BOT , BTO, BT. Theo quy định của Luật đầu tư 2005.
Hợp đông xây dựng kinh doanh- chuyển giao(sau đây gọi tắt là BOT) là hình thức đầu tư được kí kết bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời hạn nhất định, hết thời hạn nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho nhà nước Việt Nam( khoản 17 Điều 3 Luật đầu tư 2005)
Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh( sau đây gọi tắt là hợp đồng BTO) là hình thức đầu tư giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng kết cáu hạ tầng sau khi xây dựng xong nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho nhà nước Việt Nam; Chính phủ dành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời gian nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận ( khoản 18 Điều 3 Luật đầu tư 2005).
Hợp đông xây dựng- chuyển giao( sau đây gọi tắt là hợp đồng BT) là hình thức đầu tư được kí kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, sau khi xây dựng xong nhà đầu tư chuyển giao cho nhà nước Việt Nam ; Chính phủ tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện các dự án để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hay thanh toán cho nhà đầu tư theo thỏa thuận trong hợp đồng BT ( khoản 19 Điều 3 Luật đầu tư 2005).
1.2 Đặc điểm cơ bản của hợp đồng BTO,BOT ,BT
a, Cơ sở pháp lý.
Hoạt động đầu tư hay việc nhà đầu tư bỏ vốn vào kinh kinh doanh được tiến hành trên cơ sở hợp đồng kí kết giữa nhà đầu tư với nhà nước( thông qua cơ quan nhà nước có thẩm quyền). Nhà đầu tư trực tiếp tiến hành hoạt động đầu tư kinh doanh với tư cách pháp lý của mình phù hợp với nội dung thỏa thuận trong hợp đồng. Khi đó, nhà đầu tư ngoài việc phải tuân thủ Luật đầu tư 2005 và Nghị định 78 trực tiếp hướng dân thi hành thì việc giao kết, thực hiện hợp đồng còn phải phù hợp với quy định về hợp đồng trong kinh doanh, thương mại quy định tại Bộ luật dân sự 2005 và Luật thương mại 2005.
b, Chủ thể kí kết hợp đồng .
Chủ thể tham gia đàm phám và kí kết hợp đồng dự án bao gồm một bên là cơ quan nhà nước có thẩm quyền và một bên là nhà đầu tư.
Nhà đầu tư là chủ thể của hợp đồng dự án bao gồm các tổ chức, cá nhân đầu tư vốn thực hiện dự án. Pháp luật hiện hành không phân biệt nhà đầu tư tổ chức hay là cá nhân là nhà đầu tư trong nước hay nước ngoài như trong các văn bản Luật trước đây.
c, Đối tượng của hợp đồng.
Đối tượng của hình thức đầu tư theo hợp đồng BOT, BTO, BT là các công trình kết cấu hạ tầng. Pháp luật hiện hành quy định các dự án trong lĩnh vự này có thể xây dựng, vận hành công trình kết cấu hạ tầng mới hay mở rộng , cải tạo, hiện đại hóa và vận hành các công trình hiện có được Chính phủ khuyến khích thực hiện, bao gồm : đường quốc lộ , đường liên tỉnh, liên huyện, đường sắt, đường xe điện, sân bay, cảng biển, cảng sông, nhà máy cấp nước, hệ thống xử lí chất thải ........
d , Nội dung hợp đồng.
Các chủ thể tham gia kí kết hợp đông BOT, BTO, BT thực hiện quyền và nghĩa vụ được quy định trong các điều khoản của hợp đồng. Trong cả 3 hình thức hợp đồng trên đều diễn ra hành vi chuyển giao công trình kết xây dựng cấu hạ tầng của nhà đầu tư cho nhà nước Việt Nam.
2 . Sự khác nhau giữa các hình thực hợp đồng đầu tư theo hợp đồng BOT, BTO,và BT.
Mặc dù đều là hình thức đầu tư theo hợp đồng và có những đặc điểm cơ bản giống nhau của hình thức đầu tư theo hợp đồng nói chung tuy nhiên về bản chất giữa 3 hình thức đầu tư trên có sự khác nhau. Sự khác nhau giữa các hình thức đầu tư theo hợp đồng BOT, BTO, BT dựa trên dấu hiệu về nội dung của hợp đồng như thỏa thuận cụ thể về quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan tới hợp đồng; thời điểm chuyển giao sở hữu, lợi ích kinh doanh và cách thanh toán đền bù của nhà nước.
2.1 Về thời điểm chuyển giao quyền sở hữu công trình gắn với quyền quản lý, vân hành và khai thác công trình của nhà đầu tư cho nhà nước.
Ở hình thức đầu tư BOT nhà đầu tư thực hiện cả 3 hành vi đó là xây dựng - kinh doanh và chuyển giao. Hành vi chuyển giao diễn ra cuối cùng. Như vậy,việc chuyển giao công trình của nhà đầu tư cho nhà nước chỉ được diên ra khi nhà đầu tư đã xây dựng xong và đưa công trình đó vào khai thác kinh doanh thương mại nhằm thu hồi vốn và lợi nhuận. nhà đầu tư chỉ chuyển giao công trình có cho nhà nước khi thời hạn kinh doanh đã hết .Thời hạn nhà đầu tư tiến hành kinh doanh dài hay ngắn phụ thuộc vào nhà đầu tư chứ không phụ thuộc vào nhà nước. Nếu nhà đầu tư thu hồi vốn nhanh thì việc chuyển giao công trình cho nhà nước sẽ được thực hiện sớm và ngược lại.
Ở hình thức đầu tư theo hình thức hợp đồng BTO nhà đầu tư cũng thực hiện cả 3 hành vi: xây dựng- chuyển giao- kinh doanh. Tuy nhiên thứ tự thực hiện các hành vi có sự khác biệt so với hình thức đầu tư theo hợp đồng BOT. Bởi vì nhà đầu tư tiến hành xây dựng công trình rồi chuyển giao ngay công trình đó cho nhà nước và chỉ được tiến hành kinh doanh sau khi đã chuyển giao công trình đó cho nhà nước. Sau khi chuyển giao công trình đã xây dựng xong cho nhà nước thì nhà đầu tư lại được nhà nước dành cho quyền kinh doanh công trình đó và nhà nước sẽ ấn định thời gian nhà đầu tư được tiến hành các hoạt động kinh doanh trên công trình đó để thu hồi vốn và có lợi nhuận hợp lí. Như vậy ta thấy rằng tính chủ động về thời gian của nhà đầu tư đã không còn như hình thức đầu tư theo hợp đông BOT
Đối với hình thức đầu tư theo hợp đông BT. Nhà đầu tư chỉ thực hiện 2 hành vi đó là xây dựng và chuyển giao. Nếu như trong hai hình thức đâu tư là BTO và BOT các nhà đầu tư thực hiện đầy đủ các cam kết của mình liên quan tới cả 3 hành vi là xây dựng, kinh doanh và chuyển giao công trình thì đối với hình thức hợp đồng BT thì nhà đầu tư chỉ có nghĩa vụ là xây dựng và chuyển giao công đó cho Chính phủ, mà không diễn ra hành vi kinh doanh công trình đó. Thời điểm chuyển giao công trình trong hợp đồng đầu tư BT được thực hiện ngay sau khi nhà đầu tư xây dựng xông công trình đó giống như hình thức đầu tư BTO.Tuy nhiên thì khi chuyển giao xong thì nhà đầu tư không thực hiện hành vi kinh doanh công trình đó để thu hồi vốn và lợi nhuận.
2.2 Về cách thanh toán, đền bù giữa nhà nước và nhà đầu tư theo hợp đồng BTO, BOT ,BT.
Ở hình thức đầu tư theo hợp đồng BOT, sau khi nhà đầu tư xây dựng xong công trình thì nhà đầu tư tiếp tục kinh doanh công trình đó nhằm thu hồi vốn và tìm kiếm lợi nhuận trong một khoản thời gian nhất định. Hết thời hạn đó thì nhà đầu tư phải chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho nhà nước.
Đối vơi hình thức đầu tư theo hợp đông BTO sau khi nhà đầu tư chuyển giao công trình cho nhà nước và được nhà nước dành cho quyền kinh doanh trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn và tìm kiếm lợi nhuận hợp lý.
Đối với hình thức đầu tư theo họp đông BT, ngay sau khi chuyển giao quyền sở hữu công trình cho nhà nước thì nhà đầu tư được nhà nước tạo điều kiện cho thực hiện các dự án đầu tư khác để thu hồi vốn đầu thư và lợi nhuận. Như vậy nhà đầu tư muốn thu hồi vốn và có lợi nhuận thì phải tiến hành các dự án khác. Lợi ích mà nhà đầu tư sẽ được hưởng từ dự án của mình mà là lợi ích từ một dự án khác mà ở đó nhà nước đã cam kết dành cho họ và tạo mọi điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án đó để thu hồi vốn và lợi nhuận hợp lý.
3 . Đánh giá.
Trong các hình thức đầu tư trên thì hình thức đầu tư theo hợp đồng BOT được các nhà đầu tư lựa chọn nhiều nhất trên thực tế. Ở Việt Nam, trong báo cáo tổng kết của Bộ kế hoạch và Đầu tư về tình hình thực hiện các Nghị định của Chính phủ về đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, BTO, BT( theo tờ trinh số 3645/T tr- BKH 23/5/2006 của Bộ kế hoách và Đầu tư về việc ban hành Nghị định đầu tư theo hợp đồng BOT, BTO, BT quy định tại 2 nghị định; nghị định 77/CP 18/6/1997 (áp dụng cho đầu tư trong nước) và Nghị định số 62/1998/NĐ- CP 15/8/1998( áp dụng cho đầu tư nước ngoài) . Đến 2006 cả nước có 60 dụ án đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng và chủ yếu theo hình thức BOT. Theo thống kê của Bộ kế hoạch và Đầu tư tính đến 2007 cả nước có chưa tới 43 dự án đầu tư theo hình thức BOT nhưng đến 2009 con số tương ứng là 80 dự án với số vốn đầu tư khoảng 90.000 tỷ đồng trong đó chiếm 70% là đầu tư cho hệ thông giao thông và đầu tư 100% vốn chiếm tới 95% dự án.
Trên thực té các hình thức đầu tư theo hợp đồng BOT, BTO, BT có đối tượng là các công trình cơ sơ hạ tầng giao thông bởi vậy mà vốn mà nhà đầu tư bỏ ra thường rất lớn và vốn bỏ ra trong dài hạn. Do vậy việc thu hồi vốn và lợi nhuận của các nhà đầu tư diễn ra trong khoảng thời gian dài. Điều này đòi hỏi các nhà đầu tư theo hợp đông BOT, BTO ,BT phải là nhưng nhà đầu tư có tiềm lực tài chính lớn. Việc đầu tư theo các hợp đồng trên thường thu lại nhưng khoản lợi nhuận lớn nhưng cũng tiềm ẩn nhưng rủi ro , khó khăn chính vì vậy mà các nhà đầu tư theo các hình thức hợp đồng này luôn muốn hạn chế mức thấp nhất rủi ro có thể xảy ra. Chún ta biết rằng các nhà đầu tư bỏ vốn ra đầu tư thì luôn có tâm lí thu hồi vốn trong khoảng thời gian nhanh nhất có thể để tránh gặp rủi ro từ yếu tố khách quan cũng như chủ quan.
Chính vù vậy mà trong các hình thức đầu tư trên hình thức đầu tư theo hợp đồng BOT có ưu điểm hơn so với hai hình thức BTO và BT bởi ngay sau khi xây dựng xong công trình các nhà đầu tư chủ động trong việc xúc tiến các hoạt động kinh doanh, khai thác công trình nhằm thu hồi vốn và tìm kiếm lợi nhuận. Còn đối với hình thức BTO và BT thì có nhiều hạn chế hơn. Trong hình thức BTO thì nhà đầu tư vẫn được kinh doanh khai thác công trình do minh xây dựng lên nhưng thời gian khai thác thì do nhà nước ấn định. Đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng BT thì rủi ro mà nhà đầu tư phải chịu là rất lớn so với hai hình thức đầu tu trên bởi vì khi nhà đầu tư xây dựng xong công trình nhưng lại không được khai thác mà phải chuyển giao cho nhà nước và tiếp tục thực hiện các dự án khác nhằm tìm kiến lợi nhuận ở các dự án đó. Như vậy nhà đầu tư lại phải tiếp tục bỏ vốn vào đầu tư dự án khác. Như ta đã biết thì các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông thường cần một số vốn lớn mà việc thu hồi vốn không nhanh thì sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của chủ đầu tư. Như vậy đầu tư theo hình thức BTO và BT thường tạo cho các nhà đầu tư tâm lý cầm dao đằng lưỡi. Họ không chủ động trong việc thu hồi vốn và có lợi nhuận. Chính vì vậy mà các nhà đầu tư thường chon đầu tư theo hình thức BOT thay vì đầu tư theo hình thức BTO hay BT nhằm đảm bảo thu hồi được vốn đầu tư và tìm kiếm lợi nhuận.
III KẾT LUẬN
Các hình thực đầu tư theo hợp đồng BTO, BOT, BT có ý nghĩa quan trọng trong việc thu hút các nhà đầu tư và lĩnh vự cơ sở hạ tầng. Thay vì phải đầu tư vốn để xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng quan trọng nhà nước đã áp dụng các nhà đầu tư để có được cơ sở hạ tầng thông qua việc chuển giao quyền sở hữu các công trình từ các cách chuển giao khác nhau từ phía nhà đầu tư.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Last edited by a moderator: