nhoxnhiuchien_242
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Trang
MỞ ĐẦU 3
1. Mục tiêu 3
2. Nhiệm vụ 4
Chương 1: Điều kiện địa lý tự nhiên và nhân sinh ảnh hưởng tới môi trường trầm tích khu vực nghiên cứu 5
1.1. Cửa sông Hồng 5
1.2. Đầm Môn 8
1.3. Đầm Nha Phu 9
Chương 2: lịch sử và phương pháp nghiên cứu 10
2.1. Lịch sử nghiên cứu 10
2.2. Phương pháp nghiên cứu 10
Chương 3: Tổng hợp và đánh giá kết quả 13
3.1. So sánh sự phản dị giữa ba khu vực - vai trò của các yếu tố địa phương 13
3.2. ảnh hưởng của quá trình chuyển hoá rừng ngập mặn thành đầm nuôi tôm đến môi trường địa hoá của khu vực. 18
Chương 4: Kiến nghị và giải pháp 28
4.1. Kiến nghị 28
4.2. Giải pháp 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO 33
Đất nước Việt Nam có diện tích biển 3.500.000 km2 với độ dài đường bờ là 3.260 km rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế biển, đặc biệt là khai thác nguồn tài nguyên đất ngập nước.
Các vùng đất ngập nước ven biển thường là nơi cư trú, bãi sinh sản, nơi ươm nuôi nguồn giống hải sản cho các vùng nước lợ và các vùng lân cận, cung cấp thức ăn phong phú cho các động vật vùng triều.
Không những thế, hệ sinh thái đất ngập nước ven biển còn đóng vai trò quan trọng trong việc chống sóng, bão, chắn gió, điều hòa khí hậu, điều tiết nước ngầm, chống xói lở bờ biển, bờ sông…Ngoài ra, các vùng đất ngập nước ven biển còn là đối tượng du lịch sinh thái quan trọng đem lại nguồn lợi ích lớn cho đất nước. Đồng thời, với tốc độ lắng đọng trầm tích cao làm cho quĩ đất ngày càng mở rộng (chẳng hạn như cửa sông Hồng có tốc độ trầm tích lấn biển ~ 50 – 100 m/năm ) góp phần làm tăng diện tích đất sử dụng cho đời sống và sản xuất.
Mặc dù đất ngập nước ven bờ có ý nghĩa hết sức lớn lao đối với nước ta, song do sự phát triển quá nhanh của dân số ở vùng cửa sông ven biển và do việc quản lí còn lỏng lẻo hay chưa được quan tâm đúng mức nên các hệ sinh thái ven biển đã và đang bị suy thoái một cách nghiêm trọng. Phần lớn các rừng ngập mặn rộng lớn đã bị phá để phát triển khu dân cư, đô thị…đăc biệt là để nuôi tôm quảng canh thô sơ dẫn đến tình trạng đất hoang hóa ngày càng tăng, môi trường nước bị ô nhiễm nghiêm trọng, xói lở vùng cửa sông và bờ biển ngày càng lớn.
Trước tình trạng khai thác thiếu kiểm soát trên, việc nghiên cứu sự biến đổi địa hóa môi trường trầm tích ven bờ đã góp phần vào việc xác định mức độ ô nhiễm của môi trường. Từ đó, đưa ra những biện pháp xử lý kịp thời nhằm qui hoạch để sử dụng, khai thác và bảo vệ tài nguyên môi trường ven biển một cách hợp lý, giảm thiểu tác hại của các hoạt động nhân sinh.
Xuất phát từ những định hướng đầu tiên và cơ bản đó, mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài được xác định là:
1. Mục tiêu:
Tính toán các thông số thu được bằng phương pháp phân tích thành phần chính nhằm tìm ra các xu hướng biến đổi địa hóa của môi trường, cho phép đoán và đặt ra các giả thiết về sự biến động đó.
2. Nhiệm vụ:
- Xác định vai trò của các yếu tố địa phương tới trầm tích ven biển (so sánh các dấu ấn lưu lại trong trầm tích ở 3 khu vực khác nhau về kiểu đường bờ, nền địa chất, mức độ trưởng thành của thực vật ngập mặn, hoạt động nhân sinh, …để xác định sự tác động của từng yếu tố địa phương).
- Xác định khả năng ô nhiễm ở mỗi khu vực (so sánh hàm lượng KLN với chuẩn Canada).
- Xác định sự phân dị môi trường khi chuyển hóa RNM thành ĐNT về:
Điều kiện thủy thạch động lực và mức độ phong hóa của nguồn trầm tích (phản ánh qua thông số độ hạt).
Nguồn vật liệu hữu cơ (phản ánh qua thông số cacbon hữu cơ) (nếu có)
Địa hóa học (các nguyên tố đa lượng)
Các chất ô nhiễm vi lượng (các kim loại nặng)
- Nghiên cứu sự phân dị ở 3 khu vực khác nhau để xác định tính phổ biến của các xu hướng.
Các kết quả xác minh sự phân dị này sẽ giúp cho việc phát hiện các nguyên nhân gốc rễ dẫn đến việc suy thoái môi trường, giảm năng suất thủy – hải sản. Đó cũng chính là cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp sử dụng khôn khéo tài nguyên và môi trường ven biển, phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội.
Chương 1
ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÀ NHÂN SINH ẢNH HƯỞNG TỚI MÔI TRƯỜNG TRẦM TÍCH KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1 Cửa sông Hồng
Đồng bằng sông Hồng thuộc Bắc bộ Việt Nam nằm ngay cạnh phía Nam của đường Bắc chí tuyến, giữa vĩ độ 22°00’ và 20°30’ Bắc với kinh độ 105°30’ và 107°00’ Đông. Nó có hình dáng điển hình của vùng châu thổ (Ảnh 1), với đáy là đường bờ biển kéo dài 130 km từ trung tâm mỏ than và cảng thành phố Hạ Long ở phía Bắc, đến điểm cực Nam của tỉnh Ninh Bình ở phía Nam. Nếu coi đỉnh tam giác là ở Việt Trì, thì diện tích tổng cộng của đồng bằng sông Hồng khoảng 16.644 km2.
Ảnh 1. Châu thổ sông Hồng nhìn từ vệ tinh. Nguồn: Google Earth 2007
Khu trung tâm của vùng đồng đồng bằng sông Hồng rất bằng phẳng, phần lớn nằm ở độ cao từ 0,4m đến 12m so với mực nước biển, với 56% độ cao thấp hơn 2m. Tuy nhiên, cũng có những khu vực đất cao, dưới dạng cacxtơ đá vôi hình thành các đồi riêng biệt giống như các đỉnh núi nhọn và những dãy đồi núi chạy dọc theo 2 cánh Tây – Nam và Đông – Bắc của vùng.
Khí hậu là nhiệt đới và cận nhiệt đới, với gió mùa của vùng Đông Á đóng vai trò chủ đạo. Nhiệt độ không khí trung bình năm khoảng 22,5°C - 23,5° C và lượng mưa trung bình năm 1400 mm – 2000 mm.
Hệ thống sông Hồng bao gồm các cửa : Ba Lạt ở bờ biển giáp ranh hai tỉnh Nam Định và Thái Bình và các cửa phụ : Lạch Giang (sông Ninh Cơ tỉnh Nam Định, cửa Đáy (sông Đáy tỉnh Ninh Bình), cửa Lân ( Thái Bình), cửa Trà Lý (sông Trà Lý tỉnh Thái Bình), cửa Diêm Điền (sông Diêm Điền, tỉnh Thái Bình) và cửa Hà Lận (tỉnh Nam Định). Sông Hồng có chiều dài 1142 km, là kênh dẫn nước và vật liệu trầm tích từ khắp vùng lưu vực rộng lớn đổ ra biển. Tải lượng phù sa đạt tới 114.000 tấn/m3, lắng đọng chủ yếu tại khu vực cửa sông, làm cho tốc độ mở rộng đất lấn biển tại cửa chính Ba lạt đạt tới 50 – 100 m / năm.
Vùng cửa sông và ven biển châu thổ sông Hồng là nơi có tiềm năng lớn về thủy sản cùng với hệ sinh thái đa dạng của rừng ngập măn nước, các vùng bãi triều cũng như các sinh cảnh khác đặc biệt là các rừng ngập mặn. Tuy nhiên rừng ngập mặn bao phủ ở Việt Nam đã giảm từ 400,000 – 500,000 ha từ năm 1943 xuống còn 180,000 – 200,000 ha năm 1995 và còn tiếp tục suy giảm cho tới ngày nay. Tiềm năng thủy sản lớn, tiềm năng du lịch
Mật độ dân cư ở đồng bằng châu thổ là cao nhất Việt Nam (1.192 người/km2) với tổng dân số của vùng là 17.649.700 nghìn người. Chính điều này cùng với việc gia tăng dân số nhanh cộng với tăng trưởng kinh tế làm cho việc sử dụng các nguồn tài nguyên ở các vùng ven biển và cửa sông bị quá mức và thiếu ổn định. Việc thay thế chặt phá các khu rừng ngập mặn để làm đầm nuôi thủy sản và sự khai thác thủy sản thiếu tính bền vững đã gây ra quá trình suy thoái môi trường, giảm năng suất thủy hải sản, ảnh hưởng xấu đến sự đa dạng sinh học. Ngoài ra, việc phát triển công nghiệp, nông nghiệp trên khắp lưu vực sông Hồng đã tạo ra nguồn thải lớn, chứa nhiều chất ô nhiễm độc hại (kim loại nặng, thuốc trừ sâu) có thể theo các kênh dẫn và hệ thống sông đưa ra lắng đọng ven biển.
Các yếu tố này đều có thể là nguyên nhân dẫn đến các biến đổi địa hóa môi trường trong trầm tích ven biển.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Trang
MỞ ĐẦU 3
1. Mục tiêu 3
2. Nhiệm vụ 4
Chương 1: Điều kiện địa lý tự nhiên và nhân sinh ảnh hưởng tới môi trường trầm tích khu vực nghiên cứu 5
1.1. Cửa sông Hồng 5
1.2. Đầm Môn 8
1.3. Đầm Nha Phu 9
Chương 2: lịch sử và phương pháp nghiên cứu 10
2.1. Lịch sử nghiên cứu 10
2.2. Phương pháp nghiên cứu 10
Chương 3: Tổng hợp và đánh giá kết quả 13
3.1. So sánh sự phản dị giữa ba khu vực - vai trò của các yếu tố địa phương 13
3.2. ảnh hưởng của quá trình chuyển hoá rừng ngập mặn thành đầm nuôi tôm đến môi trường địa hoá của khu vực. 18
Chương 4: Kiến nghị và giải pháp 28
4.1. Kiến nghị 28
4.2. Giải pháp 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO 33
Đất nước Việt Nam có diện tích biển 3.500.000 km2 với độ dài đường bờ là 3.260 km rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế biển, đặc biệt là khai thác nguồn tài nguyên đất ngập nước.
Các vùng đất ngập nước ven biển thường là nơi cư trú, bãi sinh sản, nơi ươm nuôi nguồn giống hải sản cho các vùng nước lợ và các vùng lân cận, cung cấp thức ăn phong phú cho các động vật vùng triều.
Không những thế, hệ sinh thái đất ngập nước ven biển còn đóng vai trò quan trọng trong việc chống sóng, bão, chắn gió, điều hòa khí hậu, điều tiết nước ngầm, chống xói lở bờ biển, bờ sông…Ngoài ra, các vùng đất ngập nước ven biển còn là đối tượng du lịch sinh thái quan trọng đem lại nguồn lợi ích lớn cho đất nước. Đồng thời, với tốc độ lắng đọng trầm tích cao làm cho quĩ đất ngày càng mở rộng (chẳng hạn như cửa sông Hồng có tốc độ trầm tích lấn biển ~ 50 – 100 m/năm ) góp phần làm tăng diện tích đất sử dụng cho đời sống và sản xuất.
Mặc dù đất ngập nước ven bờ có ý nghĩa hết sức lớn lao đối với nước ta, song do sự phát triển quá nhanh của dân số ở vùng cửa sông ven biển và do việc quản lí còn lỏng lẻo hay chưa được quan tâm đúng mức nên các hệ sinh thái ven biển đã và đang bị suy thoái một cách nghiêm trọng. Phần lớn các rừng ngập mặn rộng lớn đã bị phá để phát triển khu dân cư, đô thị…đăc biệt là để nuôi tôm quảng canh thô sơ dẫn đến tình trạng đất hoang hóa ngày càng tăng, môi trường nước bị ô nhiễm nghiêm trọng, xói lở vùng cửa sông và bờ biển ngày càng lớn.
Trước tình trạng khai thác thiếu kiểm soát trên, việc nghiên cứu sự biến đổi địa hóa môi trường trầm tích ven bờ đã góp phần vào việc xác định mức độ ô nhiễm của môi trường. Từ đó, đưa ra những biện pháp xử lý kịp thời nhằm qui hoạch để sử dụng, khai thác và bảo vệ tài nguyên môi trường ven biển một cách hợp lý, giảm thiểu tác hại của các hoạt động nhân sinh.
Xuất phát từ những định hướng đầu tiên và cơ bản đó, mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài được xác định là:
1. Mục tiêu:
Tính toán các thông số thu được bằng phương pháp phân tích thành phần chính nhằm tìm ra các xu hướng biến đổi địa hóa của môi trường, cho phép đoán và đặt ra các giả thiết về sự biến động đó.
2. Nhiệm vụ:
- Xác định vai trò của các yếu tố địa phương tới trầm tích ven biển (so sánh các dấu ấn lưu lại trong trầm tích ở 3 khu vực khác nhau về kiểu đường bờ, nền địa chất, mức độ trưởng thành của thực vật ngập mặn, hoạt động nhân sinh, …để xác định sự tác động của từng yếu tố địa phương).
- Xác định khả năng ô nhiễm ở mỗi khu vực (so sánh hàm lượng KLN với chuẩn Canada).
- Xác định sự phân dị môi trường khi chuyển hóa RNM thành ĐNT về:
Điều kiện thủy thạch động lực và mức độ phong hóa của nguồn trầm tích (phản ánh qua thông số độ hạt).
Nguồn vật liệu hữu cơ (phản ánh qua thông số cacbon hữu cơ) (nếu có)
Địa hóa học (các nguyên tố đa lượng)
Các chất ô nhiễm vi lượng (các kim loại nặng)
- Nghiên cứu sự phân dị ở 3 khu vực khác nhau để xác định tính phổ biến của các xu hướng.
Các kết quả xác minh sự phân dị này sẽ giúp cho việc phát hiện các nguyên nhân gốc rễ dẫn đến việc suy thoái môi trường, giảm năng suất thủy – hải sản. Đó cũng chính là cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp sử dụng khôn khéo tài nguyên và môi trường ven biển, phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội.
Chương 1
ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÀ NHÂN SINH ẢNH HƯỞNG TỚI MÔI TRƯỜNG TRẦM TÍCH KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1 Cửa sông Hồng
Đồng bằng sông Hồng thuộc Bắc bộ Việt Nam nằm ngay cạnh phía Nam của đường Bắc chí tuyến, giữa vĩ độ 22°00’ và 20°30’ Bắc với kinh độ 105°30’ và 107°00’ Đông. Nó có hình dáng điển hình của vùng châu thổ (Ảnh 1), với đáy là đường bờ biển kéo dài 130 km từ trung tâm mỏ than và cảng thành phố Hạ Long ở phía Bắc, đến điểm cực Nam của tỉnh Ninh Bình ở phía Nam. Nếu coi đỉnh tam giác là ở Việt Trì, thì diện tích tổng cộng của đồng bằng sông Hồng khoảng 16.644 km2.
Ảnh 1. Châu thổ sông Hồng nhìn từ vệ tinh. Nguồn: Google Earth 2007
Khu trung tâm của vùng đồng đồng bằng sông Hồng rất bằng phẳng, phần lớn nằm ở độ cao từ 0,4m đến 12m so với mực nước biển, với 56% độ cao thấp hơn 2m. Tuy nhiên, cũng có những khu vực đất cao, dưới dạng cacxtơ đá vôi hình thành các đồi riêng biệt giống như các đỉnh núi nhọn và những dãy đồi núi chạy dọc theo 2 cánh Tây – Nam và Đông – Bắc của vùng.
Khí hậu là nhiệt đới và cận nhiệt đới, với gió mùa của vùng Đông Á đóng vai trò chủ đạo. Nhiệt độ không khí trung bình năm khoảng 22,5°C - 23,5° C và lượng mưa trung bình năm 1400 mm – 2000 mm.
Hệ thống sông Hồng bao gồm các cửa : Ba Lạt ở bờ biển giáp ranh hai tỉnh Nam Định và Thái Bình và các cửa phụ : Lạch Giang (sông Ninh Cơ tỉnh Nam Định, cửa Đáy (sông Đáy tỉnh Ninh Bình), cửa Lân ( Thái Bình), cửa Trà Lý (sông Trà Lý tỉnh Thái Bình), cửa Diêm Điền (sông Diêm Điền, tỉnh Thái Bình) và cửa Hà Lận (tỉnh Nam Định). Sông Hồng có chiều dài 1142 km, là kênh dẫn nước và vật liệu trầm tích từ khắp vùng lưu vực rộng lớn đổ ra biển. Tải lượng phù sa đạt tới 114.000 tấn/m3, lắng đọng chủ yếu tại khu vực cửa sông, làm cho tốc độ mở rộng đất lấn biển tại cửa chính Ba lạt đạt tới 50 – 100 m / năm.
Vùng cửa sông và ven biển châu thổ sông Hồng là nơi có tiềm năng lớn về thủy sản cùng với hệ sinh thái đa dạng của rừng ngập măn nước, các vùng bãi triều cũng như các sinh cảnh khác đặc biệt là các rừng ngập mặn. Tuy nhiên rừng ngập mặn bao phủ ở Việt Nam đã giảm từ 400,000 – 500,000 ha từ năm 1943 xuống còn 180,000 – 200,000 ha năm 1995 và còn tiếp tục suy giảm cho tới ngày nay. Tiềm năng thủy sản lớn, tiềm năng du lịch
Mật độ dân cư ở đồng bằng châu thổ là cao nhất Việt Nam (1.192 người/km2) với tổng dân số của vùng là 17.649.700 nghìn người. Chính điều này cùng với việc gia tăng dân số nhanh cộng với tăng trưởng kinh tế làm cho việc sử dụng các nguồn tài nguyên ở các vùng ven biển và cửa sông bị quá mức và thiếu ổn định. Việc thay thế chặt phá các khu rừng ngập mặn để làm đầm nuôi thủy sản và sự khai thác thủy sản thiếu tính bền vững đã gây ra quá trình suy thoái môi trường, giảm năng suất thủy hải sản, ảnh hưởng xấu đến sự đa dạng sinh học. Ngoài ra, việc phát triển công nghiệp, nông nghiệp trên khắp lưu vực sông Hồng đã tạo ra nguồn thải lớn, chứa nhiều chất ô nhiễm độc hại (kim loại nặng, thuốc trừ sâu) có thể theo các kênh dẫn và hệ thống sông đưa ra lắng đọng ven biển.
Các yếu tố này đều có thể là nguyên nhân dẫn đến các biến đổi địa hóa môi trường trong trầm tích ven biển.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links