Carlo

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài: 1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: 3
4 .Phương pháp nghiên cứu: 3
5. Bố cục bài khóa luận: 4
CHƯƠNG 1: TÀI NGUYÊN DU LỊCH VÀ THỰC TRẠNG DU LỊCH Ở HẢI PHÒNG 5
1.1. Vị trí địa lí - lài nguyên du lịch: 5
1.1.1. Lịch sử hình thành: 5
1.1.2. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, tài nguyên du lịch tự nhiên: 6
1.1.2.1. Vị trí địa lí: 1.1.2.3. Địa hình địa chất, đất đai: 6
1.1.2.2. Khí hậu: 8
1.1.2.3. Địa hình địa chất, đất đai: 7
1.1.2.4. Tài nguyên nước và tài nguyên sinh vật: 9
1.1.2.5. Dân cư – xã hội: 11
1.1.2.6. Đánh giá chung về tài nguyên thiên nhiên: 11
1.1.3. Tài nguyên nhân văn: 12
1.2. Thực trạng phát triển du lịch tại Hải Phòng: 16
1.2.1. Công tác quản lí: 16
1.2.3. Hiện trạng về cơ sở kinh doanh lưu trú và ăn uống: 17
1.2.3. Cơ sở vui chơi giải trí: 18
1.2.4. Phương tiện vận chuyển: 19
1.2.5. Công tác tuyên truyền quảng bá du lịch: 19
1.2.6. Tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch: 20
1.2.7. Hiện trạng khai thác hoạt động du lịch: 22
1.2.8. Hiện trạng về tình hình lao động: 23
1.2.9. Hiện trạng về doanh thu: 23
1.2.10. Hiện trạng về khách du lịch: 25
1.2.11. Phương hướng phát triển du lịch Hải Phòng trong thời gian tới: 26
1.3. Đánh giá thực trạng kinh doanh du lịch ở Hải Phòng: 27
CHƯƠNG 2: ĐIỀU TRA VÀ ĐÁNH GIÁ SỨC HẤP DẪN CỦA CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA TRONG NỘI THÀNH HẢI PHÒNG VÀ HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI ĐÂY 29
2.1. Sức hấp dẫn của các di tích lịch sử văn hóa trong nội thành Hải Phòng: 29
2.2.1. Quan niệm về sức hấp dẫn: 29
2.1.1.1. Vai trò của sức hấp dẫn: 29
2.1.1.2. Đặc điểm và điều kiện tạo ra sức hấp dẫn : 29
2.1.2. Sức hấp dẫn tự thân của các di tích lịch sử văn hóa ở Hải Phòng: 33
2.1.2.1. Chùa Dư Hàng (Phúc Lâm Tự ): 33
2.1.2.2. Đền Nghè: 36
2.1.2.3. Đình Hàng Kênh: 38
2.1.2.4. Nhà hát thành phố: 41
2.1.2.5. Quán hoa: 43
2.1.2.6. Bảo tàng thành phố Hải Phòng: 44
2.2. Đánh giá sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch tại các di tích lịch sử văn hóa ở nội thành Hải Phòng: 45
2.2.1. Đánh giá sức hấp dẫn của các di tích lịch sử văn hóa ở nội thành Hải Phòng ở vị trí trung tâm: 45
2.2.2. Đánh giá sức hấp dẫn về cảnh quan của các di tích lịch sử văn hóa tại nội thành Hải Phòng với khách du lịch: 47
2.2.3. Đánh giá sức hấp dẫn của di tích lịch văn hoá nội thành Hải Phòng về giá trị văn hoá lịch sử, cách mạng truyền thống: 50
2.2.4. Đánh giá về sức hấp dẫn của điểm du lịch trong nội thành Hải Phòng qua sự cảm nhận của du khách: 55
2.3. Thực trạng hoạt động du lịch tại các di tích lịch sử văn hóa trong khu nội thành Hải Phòng: 58
2.3.1. Hiện trạng tổ chức quản lí và trùng tu các di tích lịch sử văn hóa tại điểm du lịch trong nội thành Hải Phòng: 58
2.3.2. Hiện trạng về các di tích lịch sử văn hóa tại nội thành Hải Phòng: 59
2.2.3. Sản phẩm du lịch: 60
2.2.4. Hiện trạng về khách du lịch : 63
2.2.5. Hiệu quả kinh tế xã hội từ các di tích lịch sử văn hóa đối với du lịch: 65
2.3.6. Đánh giá chung: 67
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO SỨC HẤP DẪNCỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCHTẠI DI TÍCH LICH SỬ VĂN HÓA TRONG ĐIỂM DU LỊCH NỘI THÀNH HẢI PHÒNG 69
3.1. Cơ sở khoa học nhằm nâng cao sức hấp dẫn và phát triển du lịch bền vững tại các di tích lịch sử văn hóa trong nội thành Hải Phòng: 69
3.1.1. Cơ sở khoa học của việc đưa ra các giải pháp: 69
3.1.2. Các mục tiêu nhằm tạo ra sức hấp dẫn của hoạt động du lịch trong điểm du lịch nội thành Hải phòng: 70
3.2. Một số giải pháp nhằm tạo ra sức hấp dẫn cho hoạt động du lịch trong khu vực nội thành Hải Phòng: 71
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện bộ máy quản lí Nhà nước về du lịch tại các di tích lịch sử lich sử văn hóa trong nội thành Hải Phòng: 71
3.2.2. Xây dựng cơ sở hạ tầng đến với các di tích lịch sử văn hóa: 73
3.2.3. Giải pháp đào tạo đội ngũ hướng dân viên du lịch tại Hải Phòng và tại các di tích lịch sử văn hóa có đủ năng lực và phẩm chất: 73
3.2.4. Kiểm soát quản lí, các nhà hàng, khách sạn xung quanh điểm du lịch trong nội thành Hải Phòng: 77
3.2.5. Bảo vệ các đối tượng tham quan tại các di tích lịch sử văn hóa trong nội thành Hải Phòng: 78
3.2.6. Giải pháp tu bổ và tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa: 78
3.7. Giải pháp cho việc đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch: 80
3.2.8. Giải pháp tuyên truyền quảng bá cho các di tích lịch sử văn hóa và du lịch ở Hải Phòng: 81
KẾT LUẬN

Di tích đền Nghè, là một di sản văn hóa “Viên khung” của thành phố, của đất nước, nơi bảo tồn nhiều nếp sinh hoạt cổ phong lành mạnh góp phần làm phong phú kho tàng văn hóa vật thể và phi vật thể của người Hải Phòng.
Đền Nghè được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia ngày 21/12/1975. Cũng giống như chùa Dư Hàng, dựa trên tiêu chí đánh giá sức hấp dẫn của di tích lịch sử văn hóa qua việc cho điểm thì đền Nghè đạt 80 điểm. Ở đây tác giả cũng tiến hành điều tra xã hội học và thăm dò ý kiến của du khách đến đây thì 80% khách nội địa đánh giá là hấp dẫn, 10% rất hấp dẫn, 10% bình thường. Đối với khách quốc tế (hầu như là khách theo chươngh trình city tour) thì du khách quốc tế cũng có nhận xét như chùa Dư Hàng. Vậy, điểm du lịch văn hóa tâm linh đền Nghè là điểm du lịch hấp dẫn.
2.1.2.3. Đình Hàng Kênh:
Đình Hàng Kênh có tên chữ là đình Nhân Thọ nằm ở phố Nguyễn Công Trứ, phường Hàng Kênh, quận Lê Chân thành phố Hải Phòng.
Tại thềm hiên mé tả đình vẫn còn một số tấm bia đá ghi nhận công đức của những người đóng góp tiền của xây dựng, tu tạo đình. Trên tấm bai có khắc “Khởi công năm Tự Đức Tân Hợi (1851)” [56,76]. Tuy vậy, theo lời kể của các cụ già địa phương thì đình làng Hàng Kênh đã có từ thời Lê Vĩnh Thịnh thứ 11 (1718). Năm 1851, đời vua Tự Đức, ngôi đình đã bị hư hỏng nặng, cụ Nguyễn Danh Dương đã đứng lên kêu gọi dân làng đóng góp tiền của, lương thực, gỗ lim dựng lại đình tại địa điểm hiện nay.
Mặc dù phạm vi đất đai đã bị thu hẹp so với lúc đình xây dựng, chỉ còn 3600m2 (trước đây là 7000m2) nhưng đình Hàng Kênh vẫn có bề thế và là một công trình kiến trúc, điêu khắc đẹp của Hải Phòng và của nước ta.
Đình Hàng Kênh được làm theo kiểu chữ Công (I) gồm 2 phần: Đại Đình ở phía trước, Hậu Cung ở phía sau, ngoài ra còn Nghi Môn, Tả Vu, Hữu Vu, nhà bia và hồ bán nguyệt .
Từ ngoài nhìn qua hồ bán nguyệt, ta thấy có 3 lối vào đình: cổng chính giữa và hai cổng hai bên. Trên mặt chính của hai cột trụ cao to, phía trên cùng làm theo kiểu đèn lồng bốn mặt, có câu đối bằng chữ Hán: “Thực thực kì đình tây vọng tượng sơn tác đối; Hoàng hoàng uy liệt đông lưu đằng thủy câu tuyên”. Nghĩa: “Lộng lẫy miếu đình hướng Tây nhìn về phía núi Voi; Oai nghiêm sông nước hướng Đông vang tiếng sóng Bạch Đằng”. Đôi câu đối như muốn khẳng định đây là một công trình gắn liền với lịch sử [16, 31 ].
Đình Hàng Kênh là ngôi đình tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc độc đáo với mái đình cong như hình chiếc thuyền. Nhìn từ ngoài vào, ta có cảm giác như mái đình rất thấp nhưng khi vào đến bên trong thì trần đình lại rất cao. Mái đình lợp ngói mũi hài, bờ nóc đắp nổi hình lưỡng long chầu nguyệt, đao đình cong vút với hình ảnh rồng chầu phượng mớm. Đây đều là những mảng trang trí tiêu biểu cho kiến trúc của ngôi đình cổ.
Những tinh hoa, giá trị nghệ thuật kiến trúc chủ yếu tập trung ở tòa đại đình, bao gồm 5 gian 2 chái, bộ vì nóc kết cấu theo kiểu biến thể “Chồng rường – giá chiêng”. Nguyên liệu chính là gỗ lim to, cao, tạo bộ khung chịu lực. Đình Hàng Kênh là một trong số rất ít ngôi đình cổ còn giữ được ván sàn lát gỗ kiểu nhà sàn cổ truyền thống, theo thức ván thuyền, gian giữa là lòng thuyền không lát, hai bên lát ván sàn. Người ta đã phải sử dụng 20m3 gỗ lim to để lát sàn cho đình. Cho đến nay chỉ có đình hàng kênh và đình Đình Bảng (Bắc Ninh) còn giữ được kiểu kiến trúc ván sàn cổ này.
Ngoài vẻ đẹp kiến trúc ra, đình Hàng Kênh còn có giá trị to lớn về nghệ thuật điêu khắc gỗ, đá. Chỉ riêng tòa Đại Đình cũng có hơn 400 con rồng được chạm khắc nổi trên gỗ, không con nào giống con nào. Chỉ tính riêng lối vào gian giữa và mặt tiền hậu cung đã có tới 186 con rồng quấn quýt với mây, hoa lá cách điệu sinh động. Ngay từ ngoài hiên đã có tới 112 con rồng được chạm nổi trên các tấm ván dưới chân những chấn song đình. Đấy là chưa kể đến các đầu bảy đều có chạm khắc những con rồng sinh động khác nhau. Đi trong lòng đình như đi vào một thế giới rồng mây, hoa lá hết sức sôi động và kì thú, tạo nên đặc trưng riêng của ngôi đình Hàng Kênh.
Đình Hàng Kênh thờ đức Ngô Quyền, người đã làm nên trận thắng trên sông Bạch Đằng lịch sử giành lại độc lập tự do cho nước nhà năm 938, và được nhân dân tôn thành Thành Hoàng làng.
Đình vẫn còn lưu giữ được một số đồ thờ tự cổ như: Bức cuốn thư treo ngay trên cửa võng của gian thờ tự có nội dung: “Đằng ba tẩy nhung” (nghĩa là: Sóng Bạch Đằng quét sạch giặc ngoại xâm), có niên đại cùng với thời gian xây dựng chùa. Ngoài ra còn có các câu đối, bức cuốn thư với nội dung ca ngợi và tự hào với chiến thắng của Ngô Quyền. Trong tòa Đại Đình còn có chiếc kiệu bát cống, có niên đại từ thế kỉ 19, được sử dụng trong những dịp lễ hội. Sở dĩ được gọi là kiệu bát cống vì có 8 người khiêng, 8 người này phải là 8 thanh niên lực lưỡng, chưa lập gia đình mới được khiêng kiệu. Gian hậu cung là gian thờ đức Ngô Quyền, có tượng thờ và hai khúc gỗ trầm hương quý. Gian hậu cung chỉ được mở vào những dịp lễ hội và khi có những nhân vật quan trọng đến thắp hương.
Ngoài chức năng thờ cúng và giữ gìn đạo lí trong sáng của người Việt trong cộng đồng làng xã, người dân Hàng Kênh, Dư Hàng mỗi độ xuân về đều tưng bừng mở hội kỉ niệm ngày sinh Ngô Quyền từ 17 tháng Giêng. Theo lệ cổ truyền trước đây tại đình Kênh, dân làng vào hội xuân có tế lễ, hát ả đào, chèo sân đình, múa hạc gỗ, kì lân tú cầu …thật nhộn nhịp.
Đình Hàng Kênh được Bộ văn hóa ra quyết định công nhận xếp hạng là một công trình kiến trúc nghệ thuật thế kỉ XVIII và là di tích lịch sử thời Ngô Quyền,vào ngày 28/04/1962. Ngày nay, đình đã được tôn tạo, tu bổ ngày càng đẹp. Đình Hàng Kênh là niềm tự hào của người dân thành phố Cảng là điểm du lịch văn hóa hấp dẫn khách du lịch đến Hải Phòng.
Dựa trên việc đánh giá sức hấp dẫn của các di tích lịch sử văn hóa bằng cách cho điểm thì đình Hàng Kênh đạt 88 điểm. Du khách khi đến thăm quan đình cũng giống như đền Nghe và chùa Dư hàng, nhưng tại đình có thêm số đông các nhà nghiên cứu đến nghiên cứu tìm hiểu giá trị kiên trúc đình. Du khách cũng có chung nhận xét vễ sức hấp dẫn của đình giống như đền Nghè và chùa Dư Hàng khi tác giả tiến hành thăm dò ý kiến của họ về mức độ hấp dẫn của đình.
2.1.2.4. Nhà hát thành phố:
Nhà hát thành phố hay còn gọi là Nhà hát lớn và đây là nhà hát có quy mô bề thế nhất Hải Phòng, tọa lạc ở khu chính trung tâm nội thành, tiếp điểm của khu người Âu, khu người Hoa, khu người Việt theo quy hoạch đô thị của chính quyền đô hộ. Ngoài mục đích là nơi sinh hoạt văn hóa, truyền bá văn hóa cho người Pháp, quan lại và nhà giàu bản xứ có thế lực ở Hải Phòng. Nhà hát còn có vai trò ph...


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

dinhhoantt

New Member
Re: [Free] Nghiên cứu sức hấp dẫn của các di tích lịch sử văn hóa tại nội thành Hải Phòng với du khách

mình xin link bài này nhé
 

daigai

Well-Known Member
Link download day

[ Post bai thong qua Mobile ]
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành sức khỏe sinh sản vị thành niên của học sinh trung học phổ thông Y dược 0
D Nghiên cứu ảnh hưởng của ma sát âm đến sức chịu tải của cọc Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên cứu thực trạng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân, lực lượng vũ trang và khả năng đáp ứng của lực lượng quân dân y trên một số đảo Y dược 0
D Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức nhanh cho nam vận động viên bóng đá lứa tuổi 11 – 13 tỉnh nam định Luận văn Sư phạm 0
D Nghiên cứu tích hợp hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 với hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp OHSAS 18001 cho công ty TNHH nhà thép tiền chế Khoa học Tự nhiên 0
R nghiên cứu giải pháp và công nghệ ứng dụng Ðiều khiển ổn Ðịnh Ðiện áp máy phát Ðiện sức gió công suất nhỏ Nông Lâm Thủy sản 0
K Nghiên cứu kiến thức bản địa trong chăm sóc sức khỏe sinh sản của người Dao và người Thái ở Yên Bái Luận văn Sư phạm 0
V Nghiên cứu nấm linh chi đa niên, nấm đa niên, các chất có hoạt tính sinh học chính của chúng nhằm góp phần bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và tinh sạch chế phẩm TAQ POLYMERATA tái tổ hợp sử dụng trong công nghệ sinh học Luận văn Sư phạm 0
R Nghiên cứu sức hấp dẫn của một số loại hình văn hóa phi vật thể ở Huế đối với khách du lịch Địa lý & Du lịch 0
C Các yếu tố tác động đến việc chăm sóc sức khỏe của người di cư qua nghiên cứu trường hợp phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top