Download miễn phí Luận văn Nghiên cứu tận dụng tro xỉ từ nhà máy nhiệt điện Đình Hải (Khu công nghiệp Trà Nóc – Cần Thơ) làm vật liệu xây dựng
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Mục đích của đề tài 2
3. Nội dung nghiên cứu 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
5. Địa điểm thí nghiệm và thời gian thí nghiệm 2
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu 2
7. Phương pháp nghiên cứu 3
7.1. Phương pháp luận 3
7.2. Phương pháp nghiên cứu 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRẤU 4
1.1. Phế phẩm nông nghiệp 4
1.2. Trấu - Phế phẩm từ cây lúa 5
1.2.1.Nguồn gốc vỏ trấu 5
1.2.2.Hiện trạng vỏ trấu 6
1.3. Thành phần hóa học của vỏ trấu và tro trấu 7
1.3.1.Thành phần hóa học của vỏ trấu 7
1.3.2.Thành phần hóa học trong tro 8
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY NHIỆT ĐIỆN ĐÌNH HẢI – PHỤ GIA XÂY DỰNG 9
2.1. Tổng quan về Công ty nhiệt điện Đình Hải 9
2.1.1.Vị trí địa lý của nhà máy Đồng phát nhiệt điện Đình Hải 9
2.1.2. Sự hình thành và phát triển của nhà máy Đồng phát nhiệt điện Đình Hải 9
2.2. Tổng quan về sản phẩm tro trấu từ lò đốt tầng sôi ở Công ty 10
2.2.1.Lò đốt tầng sôi 10
2.2.2. Sản phẩm tro trấu từ lò đốt tầng sôi ở Công ty 10
2.3. Các loại phụ gia sử dụng trong xây dựng 11
2.3.1.Khái niệm và phân loại phụ gia 11
2.3.1.1. Khái niệm 11
2.3.1.2. Phân loại phụ gia 11
2.4. Ứng dụng phụ gia tro trấu trong vật liệu xây dựng 16
2.5. Đo tính chất phụ gia hoạt tính 17
2.5.1.Độ hấp phụ vôi của phụ gia hoạt tính 17
2.5.2.Độ hấp thu nước 19
2.5.3.Đo khối lượng riêng – khối lượng thể tích 19
2.5.3.1. Đo khối lượng riêng 19
2.5.3.2. Đo khối lượng thể tích 19
2.5.4.Độ bền nén của mẫu vữa 20
2.5.4.1. Trộn vữa 20
2.5.4.2. Đúc mẫu 21
2.5.4.3. Bảo dưỡng mẫu thử 21
2.5.4.4. Tiến hành thử 22
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
3.1.Nội dung nghiên cứu 24
3.2. Phương pháp nghiên cứu 25
3.2.1.Thí nghiệm 1: Tạo mẫu, xử lý và sơ chế mẫu 25
3.2.2.Thí nghiệm 2: Kiểm tra hoạt tính của vật liệu 27
3.2.2.1. Cách xác định khối lượng thể tích của vật liệu 27
3.2.2.2. Thí nghiệm xác định hàm lượng cacbon trong mẫu 1 và 2 28
3.2.2.3. Thí nghiệm đo độ ẩm đối với mẫu 1 và mẫu 2 29
3.2.2.4. Thí nghiệm đo độ hấp thu nước 29
3.2.2.5. Đo độ hấp phụ vôi của mẫu 1 và mẫu 2 29
3.2.3.Thí nghiệm 3: Đúc mẫu 32
3.2.4.Thí nghiệm 4: Xác định độ hấp thu nước của mẫu vữa 35
CHƯƠNG 4 - KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 38
4.1. Hình dạng của mẫu 38
4.2. Hiệu suất xử lý mẫu 40
4.3. Kết quả thí nghiệm kiểm tra hoạt tính của vật liệu 40
4.4. Kết quả đo độ hấp thu nước của mẫu vữa 43
4.5. Kết quả thí nghiệm kiểm tra tính chất cơ lý 43
CHƯƠNG 5 - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 49
5.1. Kết luận 49
5.2. Kiến nghị 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2013-12-12-luan_van_nghien_cuu_tan_dung_tro_xi_tu_nha_may_nhi.qDD0K514rh.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-50055/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
là phụ gia kết hợp được các chức năng của phụ gia hóa dẻo và phụ gia chậm đông kết.Phụ gia hóa dẻo – đóng rắn nhanh (Water-reducing and acccelerating admixtures)
Phụ gia hóa dẻo – chậm đông kết là phụ gia kết hợp được các chức năng của phụ gia hóa dẻo và phụ gia đóng rắn nhanh.
Phụ gia siêu dẻo (giảm nước mức cao) (Water-reducing, high range admixtures)
Phụ gia siêu dẻo là phụ gia cho phép giảm một lượng lớn nước trộn không nhỏ hơn 12% mà vẫn giữ nguyên được độ sụt của hỗn hợp vữa bê tông, thu được bê tông có cường độ cao hơn.
Phụ gia siêu dẻo - chậm đông kết (Water-reducing, high range, and retarding admixtures)
Phụ gia siêu dẻo - chậm đông kết là phụ gia kết hợp được chức năng của phụ gia siêu dẻo và phụ gia chậm đông kết.
Phụ gia cuốn khí
Phụ gia cuốn khí là loại phụ gia có tác dụng tạo ra rất nhiều các bọt khí nhỏ trong bê tông để nâng cao khả năng chịu đóng băng và tan của bê tông, tăng tính linh động của bê tông khi đổ bê tông trong vùng nhiệt độ thấp.
Phụ gia trương nở
Phụ gia trương nở là phụ gia làm tăng thể tích của vữa hay của bê tông để sản xuất vữa bơm cho bu lông neo, chèn chân cột, sản xuất bê tông tự ứng suất.
Phụ gia trợ bơm
Phụ gia trợ bơm là loại phụ gia để cho bê tông trơn hơn, dễ dàng bơm bê tông cho cự ly xa tránh phân tầng bê tông.
Tác dụng của loại phụ gia này là ép nước ở trong hồ xi măng, làm cho hồ xi măng trở nên dẻo hơn và chui vào các khe hở của cốt liệu làm cho bê tông trơn.
Phụ gia chống thấm
Phụ gia chống thấm là loại phụ gia để giảm mức độ truyền dẫn hơi nước ẩm tiết ra trong dạng lỏng hay hơi nước từ trong bê tông hay đi qua bê tông.
Các loại phụ gia này thường bắt nguồn từ các loại vật liệu hạt nhỏ có tính pozzolanic nghĩa là nó có thể phản ứng với hydroxide canxi được giải phóng từ sự thuỷ hoá xi măng để tạo ra một thành phần có tính xi măng chèn vào các lỗ trống.
Ứng dụng phụ gia tro trấu trong vật liệu xây dựng
Hiện nay, nhu cầu sử dụng các sản phẩm bê tông và vữa chức năng cao trong xây dựng ngày càng tăng, vì vậy việc sử dụng tro trấu mang lại hiệu quả rất lớn cả về kinh tế, kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
Tiến sĩ Trần Bình đã thành công trong việc chế tạo vật liệu mới Vinasilic và đăng ký sáng chế tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam 2007. Loại vật liệu này sản xuất từ nguồn trấu. Kết quả thực nghiệm cho thấy: mẫu bê tông đựơc trộn phụ gia vinasilic có cường độ chịu nén tối thiểu là 1200kG/cm2. Chỉ cần pha trộn một lượng vinasilic bằng khoảng 10% hàm lượng xi măng.
Viện khoa học - công nghệ xây dựng đã nghiên cứu và đưa vào ứng dụng thành công hai loại vữa chảy và vữa bơm không co cường độ cao là GM-F và GM-P, có sử dụng phụ gia tro trấu trên cơ sở sử dụng silicafume của Tây úc.
Thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung -Viện Thủy công- đã nghiên cứu thành công bê tông giảm độ thấm ion Clo với phụ gia thay thế xi măng về khối lượng là tro trấu 5% và tro bay (Silicafume) 10%. Không những giảm được độ thấm ion Clo (tác nhân gây ăn mòn cốt thép bê tông) xuống hai cấp so với mẫu đối chứng mà cường độ nén cũng cao hơn so với mẫu đối chứng.
Tiến sĩ Trần Bá Việt, Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng đã nghiên cứu dùng tro trấu làm phụ gia tăng cường độ cho bê tông chất lượng cao, lượng phụ gia khoảng 10% được xem là tối ưu. Kết quả nghiên cứu cho thấy tro trấu hoàn toàn có thể thay thế silicafume (SF) dạng nén, bê tông đạt cường độ nén sau 28 ngày là 600 daN/cm2.
Tro trấu không những được ứng dụng trong công trình xây dựng, còn được sử dụng làm chất phụ gia trong ngành sản xuất thép.
Hiện tại, việc ứng dụng phụ gia tro trấu trong xây dựng ở nước ta chưa được phổ biến, đa phần chỉ được áp dụng trên qui mô thử nghiệm. Việt Nam vẫn chưa sản xuất được phụ gia tro trấu, còn phải nhập khẩu từ các nước Trung Quốc, Ấn Độ…
Đo tính chất phụ gia hoạt tính: hấp thu nước, vôi, khối lượng riêng, mác xi măng.
Để đánh giá chất lượng phụ gia thủy hoạt tính người ta dựa vào độ hấp phụ vôi của phụ gia hoạt tính, độ hấp thu nước và độ bền nén của mẫu vữa hay mẫu bê tông có phối trộn với phụ gia thủy.
Độ hấp phụ vôi của phụ gia hoạt tính
Thành phần chủ yếu của phụ gia thủy là: oxit silic và oxit nhôm hoạt tính. Phụ gia thủy khi nghiền mịn trộn với vôi cho ra một chất có khả năng dính kết và đóng rắn với nước, còn khi trộn với xi măng portland thì phụ gia thủy sẽ kết hợp với vôi tự do và vôi thoát ra của các phản ứng hóa học với nước trong quá trình đóng rắn làm tăng tính bền của xi măng. Nguyên nhân là khi kết hợp phụ gia thủy với vôi trong môi trường nước cho ta các hydrosilicatcalci, hydroaluminatcalci có độ bazic thấp, các sản phẩm này có tính chất kết dính và cho cường độ.
Độ hoạt tính của phụ gia thủy là số miligam vôi do 1 gam phụ gia thủy hấp phụ trong 30 ngày đêm với 15 lần chuẩn (TCVN 3735-1982).
Lượng vôi bị 1 gam phụ gia thủy hấp phụ càng nhiều thì phụ gia thủy có độ hoạt tính càng cao.
Phân loại phụ gia thủy theo độ hoạt tính của chúng như sau:
Bảng 2.1 Phân loại phụ gia thủy theo độ họat tính
Đánh giá độ hoạt tính của phụ gia thủy
Số mg CaO bị hấp phụ do 1mg phụ gia thủy (mg)
Yếu
30 - 60
Trung bình – Yếu
50 - 60
Trung bình
60 - 100
Mạnh
100 - 150
Rất mạnh
>150
Cho phụ gia thủy vào nước vôi bão hòa, phụ gia thủy hấp phụ CaO trong nước vôi. Lượng CaO còn dư dùng HCl 0,1N chuẩn. Từ đó tính ra lượng CaO do phụ gia thủy hấp phụ.
Có nhiều phương pháp xác định độ hoạt tính của phụ gia thủy: phương pháp chậm 30 ngày đêm với 15 lần chuẩn, phương pháp nhanh khi đun nóng dung dịch, phương pháp nhanh khi kích thích khuấy liên tục, một số phương pháp so sánh khác…
Độ hấp thu nước
Mục đích của việc đo độ hấp thu nước của phụ gia thủy là để xác định độ mịn và để nhận biết diện tích bề mặt của hạt vật liệu. Khi phụ gia thủy càng hấp thu nhiều nước thì càng chứng tỏ phụ gia đó càng mịn, càng nhẹ và diện tích bề mặt càng lớn. Nếu độ hấp thu nước của phụ gia quá nhiều thì có thể sẽ làm ảnh hưởng đến cường độ nén của mẫu vữa cũng như mẫu bê tông.
Đo khối lượng riêng – khối lượng thể tích
Đo khối lượng riêng
Sấy mẫu vật liệu (không có dạng hình học) ở 105÷110 oC cho đến khi khối lượng không đổi rồi cân chính xác tới ±0.1g. Sau đó ta đổ mẫu vật liệu vào bình chất lỏng, thể tích chất lỏng dâng lên chính là thể tích đặc của vật liệu.
Lưu ý: Chất lỏng làm thí nghiệm phải không có phàn ứng hóa học với vật liệu.
Đo khối lượng thể tích
Sấy mẫu vật liệu (không có dạng hình học) ở 105÷110 oC cho đến khi khối lượng không đổi rồi cân chính xác tới ±0.1g. Sau đó ta đổ mẫu vật liệu từ một chiều cao nhất định vào cốc đã biết thể tích. Rồi cân khối lượng vật liệu ở trong ca, khối lượng thể tích sẽ bằng:
G = mV (g/cm3, kg/l)
Trong đó:
G: khối lượng thể tích (g/cm3, kg/l)
m: khối lượng vật liệu đã đổ đầy ca (g, kg)
V: thể tích của ca cm3, lít
Độ bền nén của mẫu vữa
Dựa vào các tiêu chuẩn TCVN 6016-1995. Phương pháp bao gồm cách x