Darsy

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Nghiên cứu thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự qua việc tìm hiểu các quy định của pháp luật hiện hành​

I Khái quát về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự 1

1. Khái niệm thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự 1

2 Ý nghĩa của Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự. 1

II Quy định của pháp luật về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự 2

1/ Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của cơ quan điều tra. 2

1.1/ Thẩm quyền khởi tố của Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân: 2

1.2/ Thẩm quyền khởi tố của Cơ quan điều tra trong quân đội nhân dân. 4

1.3/ Thẩm quyền khởi tố của Cơ quan điều tra thuộc VKSNDTC 6

2/ Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của Viện kiểm sát. 7

3/ Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của Toà án. 8

4/ Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. 9

III Hướng hoàn thiện pháp luật về Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự. 12

KẾT LUẬN 15

TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
MỤC LỤC

I Khái quát về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự 1
1. Khái niệm thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự 1
2 Ý nghĩa của Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự. 1
II Quy định của pháp luật về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự 2
1/ Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của cơ quan điều tra. 2
1.1/ Thẩm quyền khởi tố của Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân: 2
1.2/ Thẩm quyền khởi tố của Cơ quan điều tra trong quân đội nhân dân. 4
1.3/ Thẩm quyền khởi tố của Cơ quan điều tra thuộc VKSNDTC 6
2/ Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của Viện kiểm sát. 7
3/ Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của Toà án. 8
4/ Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. 9
III Hướng hoàn thiện pháp luật về Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự. 12
KẾT LUẬN 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

Quá trình giải quyết vụ án hình sự trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Có vụ án thì trải qua tất cả các giai đoạn tố tụng có vụ án thì ít hơn, có thể dừng lại ở bất kì một giai đoạn nào ; nhưng vụ án nào cũng có giai đoạn khởi tố vụ án. Đây là giai đoạn mở đầu của tố tụng hình sự, là giai đoạn xác định có hay không có dấu hiệu của tội phạm từ kết quả xác định này mà chủ thể có thẩm quyền sẽ ra quyết định khởi tố hay quyết định không khởi tố vụ án. Việc Nhà nước trao quyền cho chủ thể nào, pháp luật quy định cho chủ thể nào có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự là một vấn đề quan trọng, nó ảnh hưởng tới cả quá trình giải quyết vụ án. Nghiên cứu về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự qua việc tìm hiểu các quy định của pháp luật hiện hành qua đó phát hiện ra những điểm chưa được và hoàn thiện nó là một vấn đề nghiên cứu chứa đựng nhiều thực tiễn pháp lý, giúp chúng ta hiểu rõ hơn vấn đề này.

I Khái quát về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự
1. Khái niệm thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự
Thẩm quyền là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ hành động, quyết định của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống bộ máy nhà nước do luật pháp quy định , khởi tố vụ án hình sự là hành vi tố tụng của chủ thể có thẩm quyền làm phát sinh quan hệ tố tụng giữa cơ quan có thẩm quyền và người tham gia tố tụng là tiền đề cho quá trình điều tra làm rõ hành vi phạm tội và người thực hiện tội phạm.
Vậy, Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự là quyền hạn mà pháp luật quy định cho những chủ thể nhất định được ra quyết định (thực hiện hành vi tố tụng) sau khi xác định một sự kiện pháp lý xảy ra trong thực tế là có dấu hiệu của những tội phạm cụ thể được quy định trong Bộ luật hình sự nhằm khởi phát những quan hệ tố tụng, mở đầu cho việc thực hiện những hành vi tố tụng hình sự cần thiết để làm rõ sự thật khách quan về sự kiện đó.
2 Ý nghĩa của Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự.
Giai đoạn khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án. Đây là tiền đề, cơ sở để thực hiện các giai đoạn tiếp theo. Việc xác định thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự cũng mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng.
+/ Pháp luật quy định cho những chủ thể nhất định có thẩm quyền khởi tố nhằm mục đích: trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình, phát hiện dấu hiệu của tội phạm thì chủ thể có thẩm quyền này sẽ được ra quyết định khởi tố vụ án, để phát hiện nhanh chóng mọi hành vi phạm tội và người thực hiện tội phạm.
+/ Quy định thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự một cách rõ ràng sẽ làm giảm đi tình trạng chồng lấn trong thầm quyền khởi tố vụ án hình sự giữa các chủ thể.
+/ Xác định đúng chủ thể có thẩm quyền khởi tố là xác định ai, cơ quan nào là người sẽ ra các quyết định (thực hiện các hành vi tố tụng) để giải quyết những yêu cầu ở giai đoạn khởi tố vụ án.

II Quy định của pháp luật về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự
Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự được quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 (BLTTHS 2003) và Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự 2004 (PLTCĐTHS 2004), theo đó cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự gồm: Cơ quan điều tra (CQĐT), Viện kiểm sát (VKS), Tòa án và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ điều tra.
1/ Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của cơ quan điều tra.
Theo quy định của BLTTHS 2003 và PLTCĐTHS 2004, CQĐT có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự bao gồm: CQĐT trong công an nhân dân, CQĐT trong quân đội nhân dân, CQĐT thuộc VKSNDTC. Thẩm quyền khởi tố của các cơ quan này khác nhau, cụ thể:
1.1/ Thẩm quyền khởi tố của Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân:
Theo tại Khoản 1 Điều 104 và Khoản 1 Điều 110 thì cần hiểu rằng: Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân có thẩm quyền khởi tố (ra quyết định khởi tố vụ án hình sự) đối với tất cả các tội phạm trừ những tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân và Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Xuất phát từ nguyên tắc chung CQĐT cấp nào thì sẽ khởi tố những vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án cấp đó, pháp luật BLTTHS hiện hành đã có sự phân định tương đối rõ ràng thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của các CQĐT trong công an nhân dân. Theo quy định tại Điều 11 PLTCĐTHS 2004, thẩm quyền của cơ quan cảnh sát điều tra trong Công an nhân dân như sau:
- Cơ quan Cảnh sát điều tra trong Công an nhân dân có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự về các tội quy định tại các chương từ Chương XII đến Chương XXII của BLHS, trừ các tội thuộc thẩm quyền khởi tố của CQĐT thuộc VKSNDTC và cơ quan An ninh điều tra trong Công an nhân dân.
Cơ quan Cảnh sát điều tra trong Công an nhân dân được tổ chức ở ba cấp: Bộ công an, cấp tỉnh và cấp huyện.
+ Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ công an khởi tố vụ án hình sự về các tội đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan Cảnh sát điều tra cấp tỉnh nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra.
Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hay tử hình . Tội phạm phức tạp là tội phạm có nhiều tính tiết phải xác minh hay do nhân thân vị thế xã hội của người thực hiện hành vi phạm tội có những điểm khác biệt so với trường hợp bình thường do vụ án có liên quan đến nhiều nghành, nhiều cấp địa phương. Ví dụ: ngày 22/1/2010, cơ quan cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã khởi tố vụ án về tội “môi giới hối lộ và đưa hối lộ”; sau đó đã khởi tố bị can đối với Trần Văn Quế (tức Minh "đầu bò"), Phạm Văn Long, Hoàng Thị Lộc về tội môi giới hối lộ và đưa hối lộ
+ Cơ quan Cảnh sát điều tra cấp tỉnh khởi tố vụ án hình sự về các tội khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của TAND cấp tỉnh, hay các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan Cảnh sát điều tra cấp huyện nhưng xét tấy cần trực tiếp điều tra. Ví dụ: Ngày 15-6-2010, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Phước đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng”
+ Cơ quan Cảnh sát điều tra cấp huyện khởi tố vụ án hình sự về các tội khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của TAND cấp huyện, trừ các tội thuộc thẩm quyền điều tra của CQĐT thuộc VKSNDTC và cơ quan An ninh điều tra trong Công an nhân dân. Ví dụ: Chiều 25-2, lãnh đạo Viện Kiểm sát nhân dân Nha Trang xác nhận Cảnh sát điều tra Công an TP Nha Trang vừa ra quyết định khởi tố vụ án “gây thương tích hay gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ” xảy ra ngày 24-4-2010 tại xã Vĩnh Phương, Nha Trang .
Đây là điểm mới trong quy định của BLTTHS 2003 và PLTCĐTHS 2004 so với quy định trong các văn bản pháp luật trước đây. Trước đây theo quy định tại Điều 8 và Điều 9 PLTCĐTHS 1989, thẩm quyền điều tra của cơ quan Cảnh sát điều tra công an cấp huyện, chỉ được điều tra, xét xử đối với tội phạm mà BLHS quy định hình phạt từ 7 năm tù trở xuống. Hiện nay, theo quy định tại Điều 170 của BLTTHS 2003, TAND cấp huyện có thẩm quyền xét xử đối ới những tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng có mức cao nhất khung hình phạt từ 15 năm tù trở xuống. Do vậy, PLTCĐTHS 2004 quy định CQĐT cấp huyện có thẩm quyền khởt tố, điều tra tương ứng với thẩm quyền xét xử của Tòa án cấp huyện.
- Cơ quan An ninh điều tra trong Công an nhân dân có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự về các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, các tội phạm phá hoại hòa bình, chống loài người, tội phạm chiến tranh và các tội phạm theo quy định tại các Điều: 180, 181, 221, 222, 223, 230, 231, 232, 236, 263, 264, 274 và 275 của BLHS. Ví dụ: ngày 28-4-2011, Cơ quan An ninh điều tra- Công an tỉnh Gia Lai đã tiến hành lệnh bắt, khám xét và tạm giam Nguyễn Công Chính về tội “Phá hoại chính sách đoàn kết” theo điều 87 Bộ Luật Hình sự.
- Bộ luật BLTTHS 1988 chưa có quy định cụ thể về thẩm quyền của cơ quan An ninh điều tra trong Công an nhân dân nên trong thực tiễn đã dẫn đến việc tranh chấp về thẩm quyền. Bộ luật BLTTHS 2003 đã khắc phục những hạn chế này bằng việc quy định rõ thẩm quyền trong nội bộ CQĐT các cấp, các nghành nhằm hạn chế bớt việc vi phạm thẩm quyền, giúp cho việc giải quyết vụ án nhanh chóng.
1.2/ Thẩm quyền khởi tố của Cơ quan điều tra trong quân đội nhân dân.
Nghiên cứu các quy định của pháp luật TTHS về thẩm quyền khởi tố của các CQĐT trong Quân đội nhân dân thì thấy rằng có một số điểm khác biệt so với quy định về thẩm quyền khởi tố của CQĐT trong các nghành khác, đó là đối tượng phạm tội thuộc thẩm quyền khởi tố của CQĐT trong Quân đội nhân dân gồm:
+ Quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hay kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu, dẫn quân, tự vệ phối thuộc chiến đấu trong quân đội …
+ Những người không thuộc các đối tượng trên mà phạm tội liên quan đến bí mật quân sự hay gây thiệt hại cho Quân đội.
Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân ra quyết định khởi tố vụ án
hình sự đối với những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự., và cũng là thẩm quyền điều tra vụ án hình sự của cơ quan điều tra hình sự các cấp tương đương với thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự cùng cấp đó.
Việc phân cấp các CQĐT trong Quân đội nhân dân, theo quy định tại
Điều 15 PLTCĐTHS 2004 thì:
1. Cơ quan điều tra hình sự khu vực điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại các chương từ Chương XII đến Chương XXIII của Bộ luật hình sự khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án quân sự khu vực, trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương.
2. Cơ quan điều tra hình sự quân khu và tương đương điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại khoản 1 Điều này khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án quân sự quân khu và tương đương hay các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra hình sự khu vực nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra. Ví dụ: Sáng 7/5, Đại tá Phan Đức Nhâm - Chính ủy Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh Gia Lai đã xác nhận tin về việc cơ quan điều tra hình sự Quân khu V vừa khởi tố bắt giam Thiếu tá Dương Văn Nghiệp -Trợ lý Quân lực- Bộ Chỉ huy Biên phòng Gia Lai. Đại tá Nhâm cho biết Nghiệp bị khởi tố về tội: “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, bị tạm giam 4 tháng kể từ ngày 26/4/2007.
3. Cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng điều tra các vụ án hình sự về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra hình sự quân khu và tương đương nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra.
Cơ quan An ninh điều tra trong Quân đội nhân dân khởi tố những tội phạm được quy định tại các Chương XI và Chương XXIV của BLHS. Khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự các cấp, cụ thể:
1. Cơ quan An ninh điều tra quân khu và tương đương điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm trên khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án quân sự quân khu và tương đương.
2. Cơ quan An ninh điều tra Bộ Quốc phòng điều tra các vụ án hình sự về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan An ninh điều tra quân khu và tương đương nhưng xét thấy cần trực tiếp
KẾT LUẬN

Thông qua việc tìm hiểu các quy định của pháp luật tố tụng về Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự đã cho ta thấy chủ thể nào có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự. Sau khi xác minh có dấu hiệu phạm tội thì chủ thể này sẽ ra quyết định khởi tố vụ án, để làm cơ sở, tiền đề tiến hành các hoạt động tố tụng khác để giải quyết vụ án. Vai trò của việc xác định đúng chủ thể có thẩm quyền khởi tố vụ án góp phần vào vai trò chung của giai đoạn khởi tố vụ án hình sự. Luật TTHS năm 2003 đã có nhiều quy định tiến bộ hơn các văn bản pháp luật trước đó cùng quy định về vấn đề này. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có nhiều điểm còn chưa phù hợp với thực tiễn và tính áp dụng còn chưa cao. Trong phạm vi bài viết, có đề xuất một số điểm nhằm hoàn thiện các quy định này góp phần đưa những quy định của pháp luật áp dụng vào thực tế. Ngoài ra, cũng cần hoàn thiện các cơ chế quản lý cũng như các biện pháp tuyên truyền, giáo dục…để việc áp dụng pháp luật trên thực tế đạt được hiệu quả.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
G Nghiên cứu về hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại Agribank huyện Tiên Du Luận văn Kinh tế 0
N Nghiên cứu các dạng cấu trúc địa chất làm cơ sở cho việc thẩm định và nâng cao mức độ an toàn hệ thống giao thông miền núi và trung du Việt Nam Luận văn Sư phạm 0
T Nghiên cứu xử lý Amoni trong nước ngầm bằng công nghệ điện thẩm tách (EDR) Luận văn Sư phạm 2
T Ứng dụng phần mềm mô phỏng SiWaPro DSS trong nghiên cứu thẩm kế và bước đầu điều chỉnh phần mềm này cho phù hợp với yêu cầu của Việt Nam Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu đánh giá thẩm định chương trình giáo dục đại học : Luận án TS. Giáo dục học: 62 14 05 01 Luận văn Sư phạm 0
J Nghiên cứu, so sánh mô hình tố tụng hình sự tranh tụng và mô hình tố tụng thẩm vấn - kinh nghiệm đối với Việt Nam Luận văn Luật 2
T Thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân theo Luật tố tụng hình sự Việt Nam trước yêu cầu cải cách tư pháp (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn tỉnh Nam Định) 04 Luận văn Luật 0
N Thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ trong tố tụng dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm Luận văn Luật 3
C Nghiên cứu thay đổi áp lực thẩm thấu và khoảng trống anion trên bệnh nhân ngộ độc r­îu cÊp tại Trung tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai Tài liệu chưa phân loại 0
A Hoàn thiện pháp luật về vấn đề cung cấp, thu thập, nghiên cứu đánh giá chứng cứ tại tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm Tài liệu chưa phân loại 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top