ginani_gia

New Member

Download miễn phí Đề tài Nghiên cứu thiết kế tự động hoá cho dây chuyền cán nóng liên tục của nhà máy cán thép





Cho đến nay động cơ điện một chiều vẫn còn dùng rất phổ biến trong các
hệ thống truyền động điện chất lượng cao, dải công suất động cơ một chiều
(Đ) từ vài W đến vài MW. Giản đồ kết cấu chung của Đ như hình 3.1, phần
ứng được biểu diễn bởi vòng tròn bên trong có sức điện động E, ở phần stato
có thể có vài dây quấn kích từ: dây quấn kích từ độc lập CKĐ, dây quấn
kích từ nối tiếp CKN, dây quấn cực từ phụ CF và dây quấn bù CB. Hệ thống
các phương trình mô tả Đ thường là phi tuyến, trong đó các đại lượng đầu
vào (tín hiệu điều khiển) thường là điện áp phần ứng U, điện áp kích từ U
k
;
tín hiệu ra thường là tốc độ góc của động cơ ω, mômen quay M, dòng điện
phần ứng I, hay trong một số trường hợp là vị trí của rôto φ. Mômen tải M
c
là mômen do cơ cấu làm việc truyền về trục động cơ, mômen tải là nhiễu
loạn quan trọng nhất của hệ truyền điện tự động.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

, mục tiêu điều khiển, yêu cầu chất lượng điều khiển, các
nguyên lý điều khiển chung đã biết, khả năng các thiết bị điều khiển có thể
sử dụng được hay chế tạo được mà chọn một nguyên tắc điều khiển cụ thể.
Từ đó lựa chọn các thiết bị cụ thể để thực hiện nguyên tắc điều khiển đã đề
ra.
- Trên cơ sở nguyên lý điều khiển và thiết bị được chọn, kiểm tra về lý
thuyết, hiệu quả điều khiển trên các mặt : khả năng đáp ứng mục tiêu, chất
lượng, giá thành, điều kiện sử dụng, hậu quả… Từ đó hiệu chỉnh phương án
chọn thiết bị, chọn nguyên tắc điều khiển khác hay hoàn thiện lại mô hình.
Nếu phương án đã chọn đạt yêu cầu, thì chuyển sang bước chế tạo, lắp ráp
thiết bị từng phần và hiệu chỉnh các sai sót.
- Chế tạo, lắp ráp thiết bị toàn bộ. Sau đó kiểm tra, thí nghiệm thiết bị toàn
bộ. Hiệu chỉnh và nghiệm thu toàn bộ hệ thống điều khiển.
Tự động hóa chia thành 2 mức :
- TĐH từng phần : là tự động hóa chỉ một số nguyên công riêng biệt của quá
trình, các nguyên công còn lại vẫn thực hiện trên các máy vạn năng và bán
tự động thông thường.
- TĐH toàn phần : tự động hóa toàn bộ quá trình gia công, kiểm tra, lắp ráp.
- Vai trò và ý nghĩa của TĐH :
- Cho phép giảm giá thành, nâng cao năng suất lao động.
- Cải thiện điều kiện sản xuất,đảm bảo ổn định năng suất,chất lượng sản
phẩm.
- Cho phép đáp ứng cường độ cao trong sản xuất hiện đại.
- Cho phép thực hiện chuyên môn hóa, hoán đổi sản xuất.
26
CHƢƠNG 2
ĐỀ XUẤT MỨC ĐỘ TỰ ĐỘNG HÓA CHO DÂY CHUYỀN
CÁN LIÊN TỤC
2.1. SƠ LƢỢC CÁC HÌNH THỨC BỐ TRÍ VÀ ĐIỀU KHIỂN CHO DÂY
CHUYỀN
Sản phẩm cán được sử dụng khắp mọi nơi, từ các ngành công nghiệp chế
tạo ôtô, xe lửa, máy cày, xe tăng, trong công nghiệp chế tạo máy bay, tên
lửa, trong chế tạo tàu thủy đến các ngành công nghiệp xây dựng dân dụng,
xây dựng cầu đường, phát thanh truyền hình, trong công nghiệp dân dụng
v.v... vì vậy mà ngành cán được chú ý và phát triển mạnh trên thế giới.
Vật liệu được dùng phổ biến trong công nghiệp cán là thép và các kim loại
màu như : vàng, bạc, đồng, nhôm, chì, kẽm, niken v.v...để xây nên những
giàn khoan trên biển, để làm cốt thép cốt pha cho những ngôi nhà cao chọc
trời, để chế tạo những đường dây cáp quang, những đường dây điện và điện
thoại nối từ miền quê này đến miền quê khác; thép đường ray làm nên
những đường xe lửa, thép lá tráng thiếc dùng để làm hộp đựng hoa quả và
đựng thực phẩm. Nhôm tấm, thép tấm không gỉ dùng để chế tạo xoong,
chảo, nồi, dùng trong trang trí nội thất v.v...
Sản phẩm cán có nhiều chủng loại khác nhau như : thép hình, thép tấm, thép
ông và các loại sản phẩm có hình dáng đặc biệt như : các loại ren, các loại
bi, bánh răng, bánh xe lửa ...
Thép tấm được ứng dụng nhiều trong các ngành chế tạo tàu thuỷ, ô tô, máy
kéo, chế tạo máy bay, trong ngày dân dụng. Chúng được chia thành 3 nhóm:
- Thép tấm dày: S=4 - 60 mm; B=600 - 5.000 mm; L=4000 - 12.000 mm
- Thép tấm mỏng: S=0,2 - 4 mm; B=600 - 2.200 mm.
27
- Thép tấm rất mỏng (thép lá cuộn): S=0,001 - 0,2 mm; B=200 - 1.500 mm;
L=4000 - 60.000 mm.
Thép ống được sử dụng nhiều trong các ngàng công nghiệp dầu khí, thuỷ
lợi, xây dựng... Chúng được chia thành 2 nhóm:
- ống không hàn: là loại ống được cán ra từ phôi thỏi ban đầu có đường kính
f = 200 - 350 mm; chiều dài L=2.000 - 4.000 mm.
- ống cán có hàn: được chế tạo bằng cách cuốn tấm thành ống sau đó cán để
hàn giáp mối với nhau. Loại này đường kính đạt đến 4.000 - 8.000 mm;
chiều dày đạt đến 14 mm.
Thép hình có rất nhiều chủng loại, có sản phẩm với tiết diện đơn giản cũng
có sản phẩm với tiết diễn rất phức tạp:
Hình 2.1: Một số loại sản phẩm cán
28
Máy cán thép là máy cán chuyên dùng để cán thép ở trạng thái nóng hay
ở trạng thái nguội. Máy cán thép được chia ra nhiều loại, máy cán ra thép
hình gọi là máy cán hình, máy cán ra thép tấm gọi là máy cán tấm, còn máy
cán ống chuyên dùng để cán ra các loại ống v.v... Máy cán gồm 3 bộ phận
hợp thành: nguồn năng lượng, bộ phận truyền dẫn động và giá cán.
- Giá cán: là nơi tiến hành quá trình cán bao gồm: các trục cán, gối, ổ đỡ
trục cán, hệ thống nâng hạ trục, hệ thống cân bằng trục,thân máy, hệ thống
dẫn phôi, cơ cấu lật trở phôi ...
- Hệ thống truyền động: là nơi truyền mômen cho trục cán, bao gồm hộp
giảm tốc, khớp nối, trục nối, bánh đà, hộp phân lực.
- Nguồn năng lượng: là nơi cung cấp năng lượng cho máy, thường dùng các
loại động cơ điện một chiều và xoay chiều hay các máy phát điện.
Hình 2.2: Sơ đồ máy cán
I: Nguồn động lực; II: Hệ thống truyền động; III: Giá cán
1: Trục cán; 2: Nền giá cán; 3: Trục truyền; 4: Khớp nối trục truyền;
5: Thân giá cán; 6: Bánh răng chữ V; 7: Khớp nối trục; 8: Giá cán;
9: Hộp phân lực; 10: Hộp giảm tốc; 11: Khớp nối; 12: Động cơ điện
29
Cán thép là một trong những ngành gia công kim loại bằng áp lực, đây là
một phương pháp gia công không phoi, tạo hình nhờ khả năng biến dạng
dẻo của kim loại mà không cần cắt gọt nên tiết kiệm được nhiều kim
loại.
Hình 2.3: Máy cán có 1 giá cán
Hình 2.4: Máy cán bố trí 1 hàng
Hình 2.5: Máy cán liên tục 400
Các bố trí giá cán
- Máy có một giá cán: loại này chủ yếu là máy cán phôi thỏi Blumin hay
máy cán phôi 2 hay 3 trục.
- Máy cán bố trí một hàng được bố trí nhiều lỗ hình hơn.
- Máy cán bán liên tục: nhóm giá cán thô được bố trí liên tục, nhóm
giá cán tinh được bố trí theo hàng. Loại này thông dụng khi cán thép hình cỡ
nhỏ.
30
- Máy cán liên tục: các giá cán được bố trí liên tục, mỗi giá chỉ thực hiện
một lần cán. Đây là loại máy có hiệu suất rất cao và ngày càng được sử dụng
rộng rãi. Bộ truyền động của máy có thể tập trung, từng nhóm hay riêng lẻ.
Hình 2.6: Mặt bằng máy cán hình cỡ lớn 650
1-Phôi thỏi hay thỏi đúc; 2-Sàn chứa phôi cán; 3-Máy đẩy phôi vào lò
nung; 4-Lò nung liên tục; 5-Hố chứa vảy sắt; 6-Giá cán phá 2 trục; 7-Gian
động cơ điện; 8-Máy cưa đĩa; 9-Máy cuộn, dập, ép phế liệu; 10-Giá cán thô
3 trục 650; 14-Máy cưa đĩa; 15-Sàn xếp sản phẩm; 16-Máy nắn thẳng; 17-
Sàn nguội; 18-Bệ chứa sản phẩm; 19-Cẩu trục
Dây truyền cán là dây truyền cán nóng liên tục được phân làm 3 phần chính
đó là:
- Khu lò nung.
- Khu giá cán.
- Khu thu thập sản phẩm.
Với khu giá cán được chia làm ba phần.
+ Khu vực cán thô (Từ giá cán số 1 tới giá cán số 6).
+ Khu vực cán trung(Từ giá số 7 tới giá cán số 14).
+ Khu vực cán tinh (gồm 14 giá tiếp theo được đặt nghiêng xen kẽ trong
hộp gọi là Block hay hệ cán theo kiểu Delta).
- Dây truyền cán nóng liên tục được tự động từ khâu lấy phôi đưa vào lò
nung tới nhiệt độ 12000c rồi đưa ra hệ thống giá cán. Với thép cây từ
31
D18 D40 thép được đưa qua 14 giá cán rồi đưa đến hộp Quenching làm
nguội rồi cắt phân đoạn.Với loại thép nhỏ hơn D18 thép được đưa qua các
giá cán tiếp gọi là Blook (Cán theo kiểu Delta). Qua đó thép đư
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top