luutruongvan
New Member
Download miễn phí Đề tài Nghiên cứu ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS xây dựng bản đồ hiện trạng tài nguyên thiên nhiên phục vụ công tác qui hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh
MỤC LỤC
Mở đầu
Chương I. Tổng quan vềhiện trạng ứng dụng viễn thám và GIS xây
dựng bản đồhiện trạng tài nguyên thiên nhiên
I.1. Tổng quan vềquy hoạch môi trường
I.2. Hiện trạng ứng dụng viễn thám và GIS xây dựng bản đồhiện trạng tài
nguyên thiên nhiên trên thếgiới
I.3. Hiện trạng ứng dụng viễn thám và GIS xây dựng bản đồhiện trạng tài
nguyên thiên nhiên ởViệt Nam
Chương II. Cơsởkhoa học và quy trình công nghệ ứng dụng viễn thám
và GIS thành lập bộbản đồhiện trạng tài nguyên thiên nhiên
II.1. Các phương pháp nghiên cứu và kỹthuật sửdụng
II.2. Cơsởkhoa học ứng dụng công nghệviễn thám và GIS xây dựng bản đồ
hiện trạng tài nguyên thiên nhiên
II.3. Nghiên cứu mối liên hệgiữa chỉsốthực vật của ảnh vệtinh (NDVI) với
hiện trạng tài nguyên thiên nhiên
II.4. Xây dựng hệphân loại của bộbản đồhiện trạng tài nguyên thiên nhiên
(khu vực thửnghiệm)
II.5. Quy trình công nghệthành lập bộbản đồhiện trạng tài nguyên thiên
nhiên trên cơsở ứng dụng viễn thám và GIS
Chương III. Thửnghiệm thành lập bộbản đồhiện trạng tài nguyên
thiên nhiên trong phạm vi Thành phốHải Phòng
III.1. Các điều kiện tựnhiên, kinh tế- xã hội của Thành phốHải Phòng
III.2. Hiện trạng thông tin tưliệu
III.3. Xửlý ảnh viễn thám
III.4. Thành lập bản đồnền
III.5. Điều vẽ ảnh viễn thám
III.6. Thiết kếcơsởdữliệu
III.7. Thành lập bộbản đồhiện trạng tài nguyên thiên nhiên, tỉlệ1:100000
khu vực thửnghiệm
Kết luận
Kiến nghị
Tài liệu tham khảo
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2013-12-10-de_tai_nghien_cuu_ung_dung_cong_nghe_vien_tham_va.rlazLSSNtu.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-50087/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
iệu cũng như sau khi CSDL đề tài được hoàn thành. Dữ liệu không gian và dữ liệuthuộc tính có thể cập nhật, chỉnh sửa, bổ sung theo nhiều cách khác nhau. Với công cụ
ArcGIS, kết hợp với Excel có thể dễ dàng thực hiện công việc này.
Dữ liệu thuộc tính có thể được nhập từ nhiều nguồn dữ liệu ở các định dạng
khác nhau như MS Excel (*.xls), dBase (*.dbf). Sử dụng các module tích hợp trong
ArcGIS để thực hiện cập nhật dữ liệu thuộc tính: Join, Relate hay viết thêm đoạn mã
(VBA script). Trong quá trình thực hiện cập nhật, cần sử dụng kết hợp các công cụ
này.
Các nội dung thực hiện của công đoạn biên tập bản đồ trong ArcGIS với các
nhóm thông tin dữ liệu trong CSDL GIS:
- Tất cả các lớp thông tin dữ liệu được chuyển về định dạng của phần mềm
ArcGIS lưu trữ ở định dạng Geodatabase. Chiết xuất từ các nguồn dữ liệu khác thành
141
các lớp thông tin bản đồ theo bản thiết kế CSDL GIS của đề tài bằng phần mềm
ArcGIS.
- Xây dựng bảng thuộc tính dạng dBase hay MS Excel, liên kết dữ liệu thuộc
tính với dữ liệu không gian cho từng lớp thông tin bản đồ căn cứ theo bảng thiết kế
CSDL GIS. Trong quá trình cập nhật dữ liệu vào CSDL, một số lỗi về mặt dữ liệu như
về đồ họa, về liên kết dữ liệu không gian - thuộc tính có thể được phát hiện và cần
thiết phải sửa chữa.
- Thiết kế về mặt hiển thị đồ hoạ cho từng lớp thông tin bản đồ: chú giải, phân
loại, màu sắc, kiểu kí hiệu, ghi chú...
- Thiết kế, xây dựng layout, biên tập phục vụ in bản đồ theo yêu cầu các sản
phẩm đầu ra.
III.7. Thành lập bộ bản đồ hiện trạng tài nguyên thiên nhiên, tỉ lệ 1:100000
khu vực thử nghiệm
III.7.1. Bản đồ các hệ sinh thái
Vị trí phân bố, đặc điểm địa hình và điều kiện khí hậu, cùng với những tác động
mạnh mẽ của con người đã tạo nên tính đa dạng, phong phú về sự phân bố cũng như
thành phần các hệ sinh thái của Hải Phòng. Với đặc trưng là Vườn Quốc gia Cát Bà-
Khu dự trữ sinh quyển thế giới, nơi có hệ sinh thái trên cạn cũng như dưới nước rất
phong phú về thành phần, có tính đa dạng sinh học cao và rất nhạy cảm với sự biến đổi
của môi trường. Ngoài ra với thềm lục địa nông và rộng, hệ sinh thái vùng triều Hải
Phòng cũng là mối quan tâm rất lớn của công tác quy hoạch môi trường. Phần lớn diện
tích đất tự nhiên là đồng bằng ven biển, nên hệ sinh thái nhân tác trên cạn ở đây không
chỉ đa dạng về thành phần, mà còn chiếm ưu thế về diện tích phân bố và có đặc tính là
luôn biến đổi, đặc biệt quanh khu vực đô thị và dân cư có mật độ cao, do nhu cầu phát
triển kinh tế hiện nay. Hệ thống cảng biển, các khu công nghiệp, thương mại, dịch vụ
hay các vùng chuyên canh, nuôi trồng thủy sản tập trung đã và đang được xây dựng là
những định hướng phát triển kinh tế của Hải Phòng, đồng thời cũng chính là những tác
động mạnh mẽ đến môi trường, đến sự tồn tại của các hệ sinh thái.
Sự tương tác nhiều chiều của quần xã sinh vật với nhau và với môi trường là
những hoạt động tự nhiên để duy trì và cân bằng hệ sinh thái. Nhưng cũng chính vì
vậy mà các hệ sinh thái không ổn định, luôn biến đổi, nhất là trên vùng đất cửa biển,
đầu mối giao thông thủy quan trọng, mà đã được con người quan tâm đến cách đây
142
trên 6.000 năm như Hải Phòng. Đây là những điều kiện thuận lợi nhưng cũng có
những yếu tố khó khăn cho việc xác định các đối tượng trong hệ sinh thái để đánh giá
hiện trạng phân bố tài nguyên thiên nhiên của Hải Phòng. Có thể minh họa vấn đề này
qua sự phân bố của các đối tượng trong hệ sinh thái nước lợ (cửa sông) trên bản đồ,
mặc dù vẫn lý giải được sự phân bố tưởng chừng như bất hợp lý đó. Bởi vì Hải Phòng
là vùng đất mà phần lớn được hình thành do nguốn gốc sông –biển, nên các dòng sông
của Hải Phòng vẫn chịu nhiều ảnh hưởng của thủy triều và đã hình thành nên những
vùng đất, bãi ngập nước lợ mặn sâu trong nội địa, tạo nên sự phân bố xen kẽ của các
đối tượng thuộc các hệ sinh thái khác nhau.
III.7.2. Bản đồ hiện trạng mạng lưới thuỷ văn
Chiếm phần lớn diện tích phân bố của các yếu tố thủy văn nội địa khu vực Hải
Phòng là các dòng chảy bề mặt, với mật độ dày đặc khoảng từ 0,6 - 0,8 km trên 1 km2,
đây là điều kiện thuận lợi cho ảnh hưởng của biển vào sâu trên diện rộng. Phần lớn
sông ngòi đều là các chi lưu của sông Thái Bình, và đều chảy theo hướng chính Tây
Bắc-Đông Nam, đổ ra vịnh Bắc Bộ như sông Kinh Môn, Kinh Thầy, Văn Úc, Lạch
Tray, Đa Độ... mở ra biển bằng 5 cửa sông chính là Nam Triệu, cửa Cấm, Lạch Tray,
Văn Úc. Các chi lưu này lưu thông với nhau bằng hệ thống sông, ngòi và kênh, mương
thủy lợi nhỏ, nhưng có vai trò rất quan trọng trong việc điều tiết, cung cấp nước sinh
hoạt và sản xuất cho cả vùng. Nhìn chung dòng chảy tự nhiên trên khu vực có độ uốn
khúc lớn, tiết diện lòng sông không đều, bãi sông rộng, phù sa bồi đắp ngày càng
nhiều. Càng gần cửa sông, lòng sông càng mở rộng, nhưng hai bờ vẫn được bồi đắp
hàng năm, nên đôi chỗ hình thành các doi, bãi hay cồn cát và mở rộng thêm đất đai
Hải Phòng hướng ra biển. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, một số vùng cửa sông
lắng đọng phù sa có chiều hướng bị thu hẹp, gây khó khăn cho giao thông thủy và thay
đổi cấu trúc dòng chảy sông. Các sông lớn có cửa trực tiếp đổ ra biển đều chịu ảnh
hưởng hai chế độ dòng chảy của thượng nguồn và thủy triều vịnh Bắc Bộ, hình thành
nên hai bên bờ những dải đất ngập nước lợ mặn tiến sâu vào lục địa. Sự biến đổi
thường xuyên của dòng chảy làm thay đổi thường xuyên diện tích đất đai Hải Phòng,
là những tác động không nhỏ đến môi trường sống của quần xã sinh vật ở đây. Vậy
nên nắm bắt được những quy luật biến đổi này là việc rất quan trọng trong công tác
quy hoạch môi trường. Vấn đề này chỉ có thể thực hiện được khi có những tư liệu hiện
143
trạng chính xác, mà các tư liệu viễn thám đa thời gian có thể cung cấp được những
thông tin đáng giá này.
Hệ thống hồ, ao của Hải Phòng phần lớn có diện tích nhỏ và phân bố không
đều, rải rác trong các khu dân cư, tập trung ở vùng phía Bắc huyện Thủy Nguyên hay
khu vực nội thành của thành phố. Nhưng các vùng đất trũng ngập nước ven sông, ven
biển lại chiếm diện tích đáng kể, những vùng đất này đã và đang biến đổi từng ngày do
được khai thác để nuôi trồng thủy sản, trồng cói hay trồng lúa một vụ.
Ngoài nguồn nước mặt có thể xác định trên tư liệu viễn thám, Hải Phòng còn có
nguồn nước khoáng và nước ngầm tương đối phong phú, những nguồn nước khoáng ở
Tiên Lãng và trên đảo Cát Bà được đánh giá có chất lượng tốt, là một trong những yếu
tố giúp cho ngành du lịch phát triển mạnh ở đây.
III.7.3. Bản đồ hiện trạng lớp phủ mặt đất
Hải Phòng có diện tích không lớn nhưng lại là vùng đất phong phú, đa dạng về
hình thái, mà chủ yếu là miền đồng bằng nghiêng theo hướng Tây ...