Link tải luận văn miễn phí cho ae
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, điện năng là một phần thiết yếu trong sản xuất công nghiệp cũng như trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của con người. Để đảm bảo sản lượng và chất lượng điện năng cần thiết, tăng cường độ tin cậy cung cấp điện cho các hộ tiêu thụ, đảm bảo an toàn cho thiết bị và sự làm việc ổn định trong toàn hệ thống cần sử dụng một cách rộng rãi và có hiệu quả những phương tiện bảo vệ, thông tin, đo lường, điều khiển và điều chỉnh tự động trong hệ thống điện.
Trong các phương tiện đó, rơle và các thiết bị bảo vệ bằng rơle đóng vai trò rất quan trọng. Trong quá trình vận hành hệ thống điện, không phải lúc nào hệ thống cũng hoạt động bình thường ổn định, thực tế chúng ta luôn gặp tình trạng làm việc không bình thường hay sự cố như ngắn mạch, quá tải,...mà nguyên nhân có thể do chủ quan hay khách quan. Hệ thống rơle sẽ phát hiện và tự động bảo vệ các sự cố, tình trạng làm việc bất bình thường của hệ thống, để từ đó con người có biện pháp xử lý kịp thời.
Hiện nay, dưới sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật, thiết bị bảo vệ rơle ngày càng hiện đại, có nhiều chức năng, tác động chính xác hơn và đã khắc phục được những nhược điểm của rơle điện cơ. Ở nước ta ngày nay, xu hướng sử dụng rơle số để dần thay thế cho các rơle điện cơ và rơle tĩnh đã quá cũ, hoạt động không an toàn và thiếu chính xác.
Đề tài “nghiên cứu ứng dụng của rơle SEL-551 vào bảo vệ quá dòng và đóng lặp lại cho máy biến áp lực” nhằm mục đích tìm hiểu và nghiên cứu một số thiết bị bảo vệ rơle số đang và sẽ được sử dụng rộng rãi trong hệ thống cung cấp điện, mà thay mặt là rơle SEL-551.
Đề tài gồm có 3 phần:
Phần 1: Mở đầu.
Trong phần này sẽ giới thiệu khái quát về đối tượng bảo vệ của rơle SEL-551 là máy biến áp lực và các phương pháp bảo vệ máy biến áp nói chung. Nội dung được thể hiện qua các chương:
Chương 1: Đại cương về máy biến áp.
Chương 2: Bảo vệ máy biến áp.
Phần 2: Ứng dụng rơle số SEL-551 vào bảo vệ quá dòng và đóng lặp lại.
Trong phần này cung cấp những kiến thức về bảo vệ quá dòng và đóng lặp lại, nghiên cứu về rơle SEL-551 trong bảo vệ quá dòng và đóng lặp lại. Nội dung gồm các chương:
Chương 1: Bảo vệ quá dòng và đóng lặp lại.
Chương 2: Ứng dụng rơle số SEL-551 trong bảo vệ quá dòng và đóng lặp lại.
Phần 3: Kết luận và kiến nghị.
Trong quá trình thực hiện đề tài, em đã được sự hướng dẫn tận tình của thầy Lê Huy Tùng, nghiên cứu những tài liệu liên quan cũng như đi tìm hiểu thực tế, thời gian thực hiện đề tài có hạn, cũng như kiến thức và kinh nghiệm về lĩnh vực bảo vệ rơle trong hệ thống điện chưa nhiều nên đồ án tốt nghiệp này không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự nhận xét và đóng góp của Thầy Cô.
Hà Nội, ngày 15 tháng 6 năm 2006
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Thanh Hương
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
Chương 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ MÁY BIẾN ÁP
Khái niệm chung
Những định nghĩa cơ bản
Máy biến áp là một thiết bị điện từ tĩnh, dùng để biến đổi một hệ thống dòng điện xoay chiều này - hệ thống sơ cấp thành một hệ thống dòng điện xoay chiều khác - hệ thống thứ cấp, nói chung, có những đặc tính khác, đặc biệt là, điện áp khác và dòng điện khác.
Theo như nguyên lý thì, máy biến áp gồm có :
• Lõi thép do nhiều lá thép biến áp ghép lại.
• Hai hay tổng quát hơn, một vài dây quấn liên hệ với nhau về điện từ, và đặc biệt máy biến áp tự ngẫu liên hệ cả về điện.
Máy biến áp có hai dây quấn gọi là máy biến áp hai dây quấn; máy biến áp có ba hay một vài dây quấn gọi là máy biến áp ba hay nhiều dây quấn. Theo loại dòng điện người ta chia ra máy biến áp nhiều pha, là tập hợp tất cả các dây quấn pha có cùng một điện áp và được xác định do chúng được nối lại với nhau. Một trong những dây quấn của máy biến áp đưa năng lượng dòng điện xoay chiều vào gọi là dây quấn sơ cấp, còn dây quấn kia đưa năng lượng ra gọi là dây quấn thứ cấp. Tương ứng với tên gọi các dây quấn, tất cả những lượng ứng với dây quấn sơ cấp cũng được gọi là những lượng sơ cấp; và tất cả những lượng ứng với dây quấn thứ cấp được gọi là những lượng thứ cấp.
Dây quấn nối với lưới có điện áp cao hơn gọi là dây quấn điện áp cao (BH); dây quấn nối với điện áp thấp hơn gọi là dây quấn điện áp thấp (HH). Nếu điện áp thứ cấp bé hơn điện áp sơ cấp thì ta gọi là máy biến áp giảm, còn nếu lớn hơn – máy biến áp tăng.
Máy biến áp mà có dây quấn là những đầu phân nhánh đặc biệt để biến thiên hệ số biến đổi của máy biến áp gọi là máy biến áp có các đầu phân nhánh.
Để ngăn cản tác hại của không khí đến cách điện của các dây và để cải thiện những điều kiện làm lạnh máy biến áp, lõi thép của máy biến áp cùng với các dây quấn trên nó được đặt trong một thùng chứa dầu máy biến áp. Chúng được gọi là những máy biến áp dầu, những máy biến áp này không ngâm trong dầu gọi là máy biến áp khô.
Các loại máy biến áp chính
Những loại máy biến áp quan trọng nhất là:
• Máy biến áp lực dùng để truyền tải và phân phối điện năng.
• Những máy biến áp lực có công dụng đặc biệt như các máy biến áp chuyên dùng cho các lò luyện kim, cho các thiết bị chỉnh lưu, máy biến áp hàn…
• Máy điều chỉnh cảm ứng dùng để điều chỉnh điện áp trong các lưới phân phối.
• Máy biến áp tự ngẫu để biến đổi điện áp trong những phạm vi không lớn lắm, để mở máy động cơ điện xoay chiều…
• Máy biến áp đo lường - dùng để nối vào mạch các công cụ đo lường.
• Máy biến áp thí nghiệm - để tiến hành thí nghiệm.
Như vậy phạm vi ứng dụng các máy biến áp rất rộng rãi. Nhưng trong tất cả các trường hợp, những quá trình chính xác định sự làm việc của máy biến áp và phương pháp nghiên cứu những hiện tượng xảy ra trong máy biến áp thực chất đều giống nhau. Vì vậy sau này khi nói đến máy biến áp, ta chỉ nói đến máy biến áp cơ bản, đó chính là: máy biến áp điện lực hai dây quấn, một pha và ba pha.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, điện năng là một phần thiết yếu trong sản xuất công nghiệp cũng như trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của con người. Để đảm bảo sản lượng và chất lượng điện năng cần thiết, tăng cường độ tin cậy cung cấp điện cho các hộ tiêu thụ, đảm bảo an toàn cho thiết bị và sự làm việc ổn định trong toàn hệ thống cần sử dụng một cách rộng rãi và có hiệu quả những phương tiện bảo vệ, thông tin, đo lường, điều khiển và điều chỉnh tự động trong hệ thống điện.
Trong các phương tiện đó, rơle và các thiết bị bảo vệ bằng rơle đóng vai trò rất quan trọng. Trong quá trình vận hành hệ thống điện, không phải lúc nào hệ thống cũng hoạt động bình thường ổn định, thực tế chúng ta luôn gặp tình trạng làm việc không bình thường hay sự cố như ngắn mạch, quá tải,...mà nguyên nhân có thể do chủ quan hay khách quan. Hệ thống rơle sẽ phát hiện và tự động bảo vệ các sự cố, tình trạng làm việc bất bình thường của hệ thống, để từ đó con người có biện pháp xử lý kịp thời.
Hiện nay, dưới sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật, thiết bị bảo vệ rơle ngày càng hiện đại, có nhiều chức năng, tác động chính xác hơn và đã khắc phục được những nhược điểm của rơle điện cơ. Ở nước ta ngày nay, xu hướng sử dụng rơle số để dần thay thế cho các rơle điện cơ và rơle tĩnh đã quá cũ, hoạt động không an toàn và thiếu chính xác.
Đề tài “nghiên cứu ứng dụng của rơle SEL-551 vào bảo vệ quá dòng và đóng lặp lại cho máy biến áp lực” nhằm mục đích tìm hiểu và nghiên cứu một số thiết bị bảo vệ rơle số đang và sẽ được sử dụng rộng rãi trong hệ thống cung cấp điện, mà thay mặt là rơle SEL-551.
Đề tài gồm có 3 phần:
Phần 1: Mở đầu.
Trong phần này sẽ giới thiệu khái quát về đối tượng bảo vệ của rơle SEL-551 là máy biến áp lực và các phương pháp bảo vệ máy biến áp nói chung. Nội dung được thể hiện qua các chương:
Chương 1: Đại cương về máy biến áp.
Chương 2: Bảo vệ máy biến áp.
Phần 2: Ứng dụng rơle số SEL-551 vào bảo vệ quá dòng và đóng lặp lại.
Trong phần này cung cấp những kiến thức về bảo vệ quá dòng và đóng lặp lại, nghiên cứu về rơle SEL-551 trong bảo vệ quá dòng và đóng lặp lại. Nội dung gồm các chương:
Chương 1: Bảo vệ quá dòng và đóng lặp lại.
Chương 2: Ứng dụng rơle số SEL-551 trong bảo vệ quá dòng và đóng lặp lại.
Phần 3: Kết luận và kiến nghị.
Trong quá trình thực hiện đề tài, em đã được sự hướng dẫn tận tình của thầy Lê Huy Tùng, nghiên cứu những tài liệu liên quan cũng như đi tìm hiểu thực tế, thời gian thực hiện đề tài có hạn, cũng như kiến thức và kinh nghiệm về lĩnh vực bảo vệ rơle trong hệ thống điện chưa nhiều nên đồ án tốt nghiệp này không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự nhận xét và đóng góp của Thầy Cô.
Hà Nội, ngày 15 tháng 6 năm 2006
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Thanh Hương
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
Chương 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ MÁY BIẾN ÁP
Khái niệm chung
Những định nghĩa cơ bản
Máy biến áp là một thiết bị điện từ tĩnh, dùng để biến đổi một hệ thống dòng điện xoay chiều này - hệ thống sơ cấp thành một hệ thống dòng điện xoay chiều khác - hệ thống thứ cấp, nói chung, có những đặc tính khác, đặc biệt là, điện áp khác và dòng điện khác.
Theo như nguyên lý thì, máy biến áp gồm có :
• Lõi thép do nhiều lá thép biến áp ghép lại.
• Hai hay tổng quát hơn, một vài dây quấn liên hệ với nhau về điện từ, và đặc biệt máy biến áp tự ngẫu liên hệ cả về điện.
Máy biến áp có hai dây quấn gọi là máy biến áp hai dây quấn; máy biến áp có ba hay một vài dây quấn gọi là máy biến áp ba hay nhiều dây quấn. Theo loại dòng điện người ta chia ra máy biến áp nhiều pha, là tập hợp tất cả các dây quấn pha có cùng một điện áp và được xác định do chúng được nối lại với nhau. Một trong những dây quấn của máy biến áp đưa năng lượng dòng điện xoay chiều vào gọi là dây quấn sơ cấp, còn dây quấn kia đưa năng lượng ra gọi là dây quấn thứ cấp. Tương ứng với tên gọi các dây quấn, tất cả những lượng ứng với dây quấn sơ cấp cũng được gọi là những lượng sơ cấp; và tất cả những lượng ứng với dây quấn thứ cấp được gọi là những lượng thứ cấp.
Dây quấn nối với lưới có điện áp cao hơn gọi là dây quấn điện áp cao (BH); dây quấn nối với điện áp thấp hơn gọi là dây quấn điện áp thấp (HH). Nếu điện áp thứ cấp bé hơn điện áp sơ cấp thì ta gọi là máy biến áp giảm, còn nếu lớn hơn – máy biến áp tăng.
Máy biến áp mà có dây quấn là những đầu phân nhánh đặc biệt để biến thiên hệ số biến đổi của máy biến áp gọi là máy biến áp có các đầu phân nhánh.
Để ngăn cản tác hại của không khí đến cách điện của các dây và để cải thiện những điều kiện làm lạnh máy biến áp, lõi thép của máy biến áp cùng với các dây quấn trên nó được đặt trong một thùng chứa dầu máy biến áp. Chúng được gọi là những máy biến áp dầu, những máy biến áp này không ngâm trong dầu gọi là máy biến áp khô.
Các loại máy biến áp chính
Những loại máy biến áp quan trọng nhất là:
• Máy biến áp lực dùng để truyền tải và phân phối điện năng.
• Những máy biến áp lực có công dụng đặc biệt như các máy biến áp chuyên dùng cho các lò luyện kim, cho các thiết bị chỉnh lưu, máy biến áp hàn…
• Máy điều chỉnh cảm ứng dùng để điều chỉnh điện áp trong các lưới phân phối.
• Máy biến áp tự ngẫu để biến đổi điện áp trong những phạm vi không lớn lắm, để mở máy động cơ điện xoay chiều…
• Máy biến áp đo lường - dùng để nối vào mạch các công cụ đo lường.
• Máy biến áp thí nghiệm - để tiến hành thí nghiệm.
Như vậy phạm vi ứng dụng các máy biến áp rất rộng rãi. Nhưng trong tất cả các trường hợp, những quá trình chính xác định sự làm việc của máy biến áp và phương pháp nghiên cứu những hiện tượng xảy ra trong máy biến áp thực chất đều giống nhau. Vì vậy sau này khi nói đến máy biến áp, ta chỉ nói đến máy biến áp cơ bản, đó chính là: máy biến áp điện lực hai dây quấn, một pha và ba pha.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links