daigai

Well-Known Member
Tải miễn phí luận văn Nghiên cứu và tuyển chọn xạ khuẩn có khả năng phân giải xenluloza đê làm giống sản xuất chế phẩm xử lí phế phụ phẩm nông nghiệp

PHẦN I.TÍNH CẤP THIẾT CỦA VẤN ĐẾ

Khi sử dụng Đất để trồng trọt thì cây trồng hút dinh dưỡng của Đất để sinh trưởng và phát triển làm cho Đất mất đi một lượng lớn dinh dưỡng. Nếu không được bù trả thì Đất sẽ nhanh chóng bị suy thoái. Vì vậy việc bổ sung, bù trả dịnh dưỡng cho Đất là rất quan trọng. Đặc biệt với nước ta - một nước nông nghiệp thì việc này càng quan trọng hơn. Hàng năm, chúng ta phải bỏ ra hàng triệu USD để mua phân bón.Tuy nhiên bón phân hóa học lại có những mặt trái của nó tác động tiêu cực đến đất và chất lượng nông sản :
- Làm đất nhiễm bẩn nitrat : Do phân đạm sản sinh ra NO3-. Theo thống kê, cây trồng chỉ hấp thụ được 50% lượng phân đạm bón vào đất, lượng còn lại đi vào trong đất và nước.
- Nhiễm bẩn kim loại nặng : Phân bón hóa học sản xuất được sản xuất từ nguyên liệu chính là các khoáng : apatit, photphorit, pyrite….Các khoáng này đều có môt tỉ lệ nhất định các kim loại nặng : Hg, Cd, Pd, As, Mn, Cr…làm đất bị nhiễm bẩn kim loại nặng dần dần sẽ bị thoái hóa , giảm sức sản xuất của đất, giảm chất lượng nông sản, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
- Làm đất chua, mất kết cấu : Bón phân hóa học quá nhiều sẽ làm tăng độ chua của đất,
- Tăng chi phí sản xuất trong nông nghiệp
Việt Nam là nước nông nghiệp, diện tích canh tác 10,126 triệu ha với sản phẩm nông nghiệp chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân nên lượng tàn dư thực vật ( rơm rạ, vỏ hành tỏi, lõi ngô, rau củ …) phát sinh hàng năm là rất lớn . Phần lớn thường được bà con nông dân đốt, đun nấu hay vứt bừa bãi trên các đường giao thông nội đồng.Việc này không những lãng phí nguồn tài nguyên này mà còn gây ô nhiễm không khí, cản trở giao thông, gây ách tắc dòng chảy, gây các bệnh hô hấp. Chỉ một lượng nhỏ tàn dư này để lại cho Đất nhưng phân giải chậm nên lượng dinh dưỡng từ nó cung cấp cho Đất là rất ít. Bên cạnh đó những tàn dư này thường có hàm lượng Xenlulo cao, phân hủy chậm trong môi trường, nên nếu để lại trên đồng ruộng sẽ gây ô nhiễm môi trường, nơi cư trú cho các ổ dịch bệnh.
Từ những lí do trên việc tìm ra phương pháp xử lí các phế phụ phẩm này mà không gây ô nhiễm môi trường, bù trả được hữu cơ cho Đất là một yêu cầu bức thiết. Phương pháp sử dụng các vi sinh vật làm chế phẩm để xử lí các phế thải đồng ruộng đã đáp ứng được những vấn đề đặt ra đó. Là một biện pháp tương đối dễ áp dụng đối với người nông dân, cho hiệu quả cao, giảm thiểu môi trường, bù trả được hữu cơ cho Đất. Nước ta lại được thiên nhiên ưu đãi cho hệ động thực vật, vi sinh vật phát triển rất phong phú. Vì vậy phương pháp sử dụng chế phẩm vi sinh vật để xử lí phế thải đồng ruộng lại càng có điều kiện để áp dụng và phát huy.
Trong các loại vi sinh vật thì xạ khuẩn có những ưu điểm như : ít độc, có thể sản sinh ra chất ức chế hay tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh khác, dễ tiến hành theo kiểu lên men rắn theo kiểu ủ đống. Tuy nhiên xạ khuẩn lại ít được nghiên cứu nhất.
Chính những lí do trên tui quyết định nghiên cứu đề tài sau: “Nghiên cứu và tuyển chọn xạ khuẩn có khả năng phân giải xenluloza đê làm giống sản xuất chế phẩm xử lí phế phụ phẩm nông nghiệp”
Đề tài tập trung nghiên cứu và tuyển chọn các chủng xạ khuẩn có khả năng phân hủy xenlulo để làm giống sản xuất chế phẩm xử lí tàn dư thực vật.Việc nghiên cứu này là cần thiết ,có ý nghĩa thực tiễn nằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bù đắp dinh dưỡng cho đất.


Link download cho anh em ketnooi:
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top