Download miễn phí Luận văn Nghiên cứu văn bản những tác phẩm mang tên Nguyễn Khắc Trạch hiện tàng trữ tại viện nghiên cứu Hán Nôm





MỤC LỤC
 
MỞ ĐẦU
Chương 1: VỀ VĂN BẢN NHỮNG TÁC PHẨM MANG TÊN NGUYỄN KHẮC TRẠCH HIỆN CÒN
1.1. Tình trạng văn bản
1.1.1. Tình trạng văn bản thơ
1.1.2. Đối chiếu các bản thơ độc lập là một vài nhận định bước đầu
1.2.1. Tình trạng văn bản văn, trướng văn, phú và bản tổng hợp
1.2.2. So sánh sự tương đồng, dị biệt và một vài nhận định bước đầu
1.3. Tiểu kết chương 1
Chương 2: AI LÀ TÁC GIẢ ĐÍCH THỰC CỦA NHÓM TÁC
PHẨM MANG TÊN NGUYỄN KHẮC TRẠCH
2.1. Những cứ liệu bên ngoài tác phẩm nói về bốn vị Cử nhân
Nguyễn Khắc Trạch dưới triều Nguyễn
2.2. Những thông tin về tác giả do chính tác phẩm mang tên Nguyễn Khắc Trạch cung cấp
2.3. Tiểu kết chương 2
Chương 3: SƠ BỘ TÌM HIỂU GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA NHÓM TÁC PHẨM MANG TÊN NGUYỄN KHẮC TRẠCH
3.1. Sơ bộ tìm hiểu về nội dung
3.2. Nghệ thuật trong thơ văn Nguyễn Khắc Trạch
3.3 Tiểu kết chương 3
KẾT LUẬN CHUNG
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ện Quảng Xương được hơn hai năm, lại có lệnh vào Kinh cải bổ Hàn Lâm viện Thị độc, trước lúc ra đi ông cũng làm thơ lưu lại rồi mới lên đường, có những bài như: “Giản tòng học chư sinh”, “Giản huyện lại”, “Giản huyện lệ”... Nội dung chủ yếu của “Lưu giản” là những lời tâm sự với đồng liêu, những lời khuyên bảo, nhắn nhủ học trò trước khi ra đi, hay có khi là sự hồi ức về những kỉ niệm, bộc bạch những chí hướng, rồi sự lưu luyến chốn cũ khi cất bước ra đi…Ví như trong bài “Lưu giản phủ thú nhị thủ” ông nói:
Hoàng đường bạch xá nhất thành trung(Sở quan, trường học ở trong một thành),
Du học đồng du hoạn cánh đồng. (Cùng đi học xa, lại cùng làm quan xa).
Thân nguyện vi long vân thượng hạ, (Bản thân đều nguyện làm rồng mây bay khắp chốn).
Tích hoàn tự nhạn tuyết đông tây. (Dấu tích lại giống như chim nhạn và tuyết ở phía đông phía tây).
Kí phi thiện sĩ hà phương chuyết, (Vốn chưa phải là ông quan giỏi, ngại gì sự vụng về)
Vị thị thi công cảm yếm cùng. (Chưa phải là kẻ giỏi thơ, đâu giám gét cái nghèo)
Bái phủng thiên gia tân vũ lộ, (Lạy bưng mưa móc mới ở chốn đế đô),
Phi khâm do luyến Đức giang phong. (Khoác áo lên rồi vẫn còn lưu luyến gió sông Nguyệt Đức).
Người ta thường có câu “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở, khi ta đi đất cũng hóa tâm hồn” là thế đó. Khoác áo ra đi mà vẫn còn lưu luyến gió sông Nguyệt Đức, sông Nguyệt Đức là khúc sông Cầu ở tỉnh Thái Nguyên chảy xuống các làng Nguyệt Đức và Như Nguyệt ở huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh, nay thuộc tỉnh Hà Bắc.
3. Tình cảm của Nguyễn Khắc Trạch đối với bạn bè.
Vừa hay thơ, rộng điển bác, lại làm quan nhiều nơi, giữ nhiều chức vụ, nên bạn bè, đồng liêu, học trò của Nguyễn Khắc Trạch rất nhiều. Vì vậy, thơ thù họa, tặng tiễn, thơ chúc mừng, thăng chức, chúc mừng về hưu, mừng thọ, tạ đáp cũng nhiều.
- Các bài thơ thù họa, tặng tiễn, trình gửi đối tượng chủ yếu là các quan chức, đồng liêu, các nhân vật cũng khá trọng yếu đương thời. Khi ông được sung kì phúc khảo ở trường thi Nam Định vào năm Đinh Mão (1867) và Mậu Thìn (1868), gồm các bài thù họa, tặng tiễn Giám sát Hoàng Tuấn Tạo, Giáo thụ Tô Ngọc Nữu, đồng viện Lê Doãn Thành, Giám sát Hồ Văn Duy, chủ khảo Ngụy Khắc Đản như các bài: “Họa đồng viện Tô Quận bác nguyên vận”, “Họa Hoàng giám sát lưu giản nguyên vận” “Tặng nội trường giám sát Hồ công nhị thủ”, “Đinh Mão đông Nam trường phúc viện ngâm trình phó chủ khảo Nguyễn Hữu Lập (Nghệ An Hoàng giáp), giám sát Hoàng”, “Mậu Thìn khoa sung Nam trường phúc khảo, trường trung tặng đồng viện Lê công Doãn Thành nhất thủ”, “Đại Nam trường nội ngoại quan hạ chính chủ khảo Ngụy Thám hoa công gia mẫu đăng thất thập thọ”… Có những lúc đang ốm nhưng vẫn tẩu bút viết tặng Hoàng Diệu đổi bổ phủ Lạng Giang “Mậu Thìn niên thập nhất nguyệt bản phủ tri phủ Hoàng (húy Diệu trúng Phó Bảng, kim Bắc ninh bố chánh) cải thụ Lạng Giang phủ bệnh trung tẩu bút kí tiễn”.
Đến giữ chức Tri huyện huyện Quảng Xương, làm thơ tặng tiễn huyện doãn huyện Đông Sơn, Thái thú Ngô phủ Thiệu Hóa: “Kí tặng Thiệu Hóa phủ Ngô Thái thú quý đài”.
Vào Kinh, làm thơ trình tặng Bùi Dị, Lê Cát, Ngô Trọng Tố, Hoàng Văn Bảng: “Thướng Bùi các lão tập cổ(1)”, “Tặng Công bộ chưởng ấn Lê Cát(2)”, “Tặng binh bộ chưởng ấn Ngô Trọng Tố(3)”, “Tặng Hộ bộ bị giáng văn Hoàng Văn Bảng(4)” vv.
Khi về lại Sơn Tây, giữ chức Giáo thụ phủ Vĩnh Tường, và tham quân đánh phỉ ở các hạt tỉnh Sơn Tây cũng làm rất nhiều thơ tặng, tiễn như: “Tống lãnh binh quan hồi”, “Tặng Sơn Tây Bố chánh quan”, “Kí trình Vĩnh Tường phân phủ quyền biện Nguyễn đài”, “Sơn thành hốt tiếp tâm giao tuyên thứ Tán lí tôn công húy Môi lâm biệt phú tiễn”, “Chu trung đề tặng Tán lí công” vv.
Nói chung thơ thù họa, tặng, tiễn, trình gửi rất nhiều, nhưng bao quát nội dung của những bài này: nếu thân thiết ngang hàng thì thể hiện tình cảm, chí hướng; nếu hơn tuổi, hơn vai vế thì tỏ sự mến mộ…Bài “Tặng Nam trường giám sát Hồ công nhất thủ” ông nói rằng:
Thị ngã Hương khoa nhất bỉnh hành, (Là người nắm quyền chủ khảo trong kì thi Hương của ta),
Tằng ư quyển diện kí phương danh.(Từng ghi phương danh trên quyển thi).
Thượng lâm cửu tá thê ô thụ, (Cây vườn thượng uyển lâu nay chim quạ đã về nhờ đậu),
Nam phố tân truyền tị mã thanh. (Vùng nam phố vừa vang tiếng ngựa về).
Thiên hạ trung dung văn nguyệt đán, (Ung dung trong thiên hạ nghe lời bình phẩm),
Án đầu Luận Ngữ thức bình sinh. (Sách Luận Ngữ để đầu giá để dễ xem hàng ngày).
Đế đình phù nạch tri hà nhật, (Biết ngày nào mới được phò giúp ở chốn đế đô),
Đồng viện tu tàm Thuấn Nhuế khanh. (Cùng viện mà hổ thẹn cho ông quan làng Thuấn Nhuế này.)
Thơ tiễn bạn của ông nổi lên vẫn là thơ ông làm để tiễn Nguyễn Phát Khoa. Nguyễn Phát Khoa người trong nam nhưng ra làm quan ở ngoài bắc khá lâu, từng giữ chức Án sát ở Thanh Hóa rồi đổi bổ Thái thú phủ Quốc Oai. Phát Khoa cũng hay thơ phú, trọng hiền tài, liêm chính, bởi vậy mà hai tâm hồn đồng điệu giữa ông và Khắc Trạch đã gặp nhau. Khắc Trạch từng bình duyệt và nhuận sắc “Lịch hoạn thi phổ” của Phát Khoa. Còn “Tống Song Linh doãn tập Đường thập thủ”, là mười bài thơ “tập Đường” Khắc Trạch làm để tiễn Song Linh doãn Nguyễn Phát Khoa về kinh. Mặc dầu “tập Đường” là góp nhặt những câu thơ của các nhà thơ đời Đường lại thành một bài thơ. Nhưng theo lời cước chú ở cuối bài mười nói: “Cả mười bài xem ra chỉ có một ý: vui, khích lệ, cảm khái lúc chia tay mà rút cuộc là gặp nhau”, mười bài thơ với 80 câu thơ tổng hợp từ nhiều tác giả khác nhau, từ nhiều bài thơ khác nhau trong gần năm vạn bài thơ Đường, thế mà ông vẫn diễn tả được hết nỗi lòng mình với bạn như vui mừng, cảm khái, khích lệ, chia tay, gặp gỡ…Trong mười bài này có hai câu cuối nói rằng:
Lưỡng địa hữu kì giai hảo dụng, (Đôi nơi hò hẹn đều được việc),
Bích sơn như họa hựu phùng quân. (Non xanh như tạc, lại gặp ông).
Thơ tiễn bạn đi, là chia tay, nhưng hai câu cuối này là lời hẹn ước gặp lại của ông đối với bạn. Quả thật sau đó, vào tháng 4 năm Giáp Tuất (1874) khi Khắc Trạch thăng Hàn lâm Thị độc, trên đường đi vào Kinh, khi qua huyện Minh Linh tỉnh Quảng Trị hỏi thăm về Phát Khoa, nghe tin Phát Khoa đang vào kinh nhận lệnh cải bổ Thái thú phủ Quốc Oai, Khắc Trạch mừng lắm, nên lại vịnh thơ và khẳng định câu “Bích sơn như họa hựu phùng quân” chính là lời sấm kí về sợ gặp gỡ giữa hai người, ông nói điều này trong bài “Quá Minh Linh huyện văn doãn hồi Kinh tín kí chi dĩ thất tuyệt”, trong đó viết:
Trị Bình đạo thượng thản thanh vân, (Mây xanh bình thản trên đất đạo Trị Bình)
Phỏng cựu tri hoàn đắc dị văn. (Hỏi thăm về người bạn cũ lại nghe tin lạ),
Nhất cú tập Đường ưng thị sấm, (Một câu thơ tập Đường thế mà thành lời sấm),
Bích sơn như họa hựu phùng quân. (Non xanh như tạc lại gặp ông).
- Thơ cảm tạ bạn tặng quà cũng nhiều, như tạ ơn bạn tặng trà, tặ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu văn kiện ngoại giao của triều đình nhà Nguyễn Việt Nam gửi triều đình nhà Thanh Trung Quốc Văn hóa, Xã hội 0
D Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch Tại Các Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa Thị Xã Gò Công, Tỉnh Tiền Giang Văn hóa, Xã hội 0
D Nghiên cứu tác động của văn hóa tổ chức đến sự gắn kết của nhân viên với tổ chức trong các doanh nghiệp việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu tác động của văn hóa doanh nghiệp đến sự gắn bó của nhân viên – khảo sát tại một số công ty xây dựng Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu hạn chế và giải pháp khắc phục cho canh tác ruộng bậc thang tại Huyện Văn Chấn-Tỉnh Yên Bái Nông Lâm Thủy sản 0
I Xây dựng Văn hóa doanh nghiệp lĩnh vực dịch vụ để đáp ứng yêu cầu hội nhập Nghiên cứu văn hóa doanh nghiệp điển hình của tập đoàn tài chính bảo hiểm Bảo Việt Luận văn Kinh tế 0
L Nghiên cứu đề xuất thuật toán mã hóa văn bản có độ bảo mật cao trên cơ sở mật mã truyền thống Công nghệ thông tin 0
R nghiên cứu chỉ tiêu huyết học của lợn con sau cai sữa mắc hội chứng tiêu chảy tại trang trại trên địa bàn huyện văn lâm – hưng yên Nông Lâm Thủy sản 0
R nghiên cứu giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện văn lâm, tỉnh hưng yên Nông Lâm Thủy sản 0
H Bước đầu nghiên cứu hiệu quả kinh tế cho giảm thiểu ô nhiễm tại Công ty phân lân Văn Điển Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top