Greely

New Member
Download Khóa luận Ngoại thương Việt Nam với sự phát triển nông nghiệp nông thôn

Download Khóa luận Ngoại thương Việt Nam với sự phát triển nông nghiệp nông thôn miễn phí





Mục lục
 
Danh mục các từ viết tắt
Mục lục
Lời nói đầu
Chương I: Những vấn đề lý luận chung liên quan đến ngoại thương và quá trình CNH - HĐH NNNT Việt Nam
07
I. Vai trò của hoạt động ngoại thương đối với nền kinh tế quốc dân, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển ngoại thương .
07
1. Vai trò của ngoại thương đối với nền kinh tế quốc dân 07
2. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về hoạt động ngoại thương qua các thời kỳ
15
II. Sự tất yếu phải tiến hành CNH - HĐH NNNT, chủ trương của Đảng và Nhà nước đối với quá trình này .
21
1. Nội dung cơ bản của cơ cấu kinh tế nông thôn 21
2. Sự cần thiết phải chuyển dịch CCKTNT theo hướng CNH - HĐH .
25
3. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về CNH - HĐH NNNT . 28
III. Khái quát một số mô hình công nghiệp hoá NNNT của một số nước trên thế giới - Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam .
30
1. Kinh nghiệm của Trung Quốc. 30
2. Kinh nghiệm của Thái Lan 33
3. Những bài học kinh nghiệm có tính chất gợi mở của việc chuyển dịch CCKTNT ở nước ta
35
Chương II: Thực trạng tiến hành CNH - HĐH NNNT Việt Nam và chương trình phát triển ngoại thương nhằm đẩy mạnh tiến trình CNH - HĐH NNNT Việt Nam .
 
37
I. Thực trạng tiến hành CNH - HĐH NNNT Việt Nam từ sau đổi mới đến nay . . .
37
1. Cơ giới hoá nông nghiệp . 38
2. Thuỷ lợi hoá nông nghiệp . 40
3. Hoá học hoá nông nghiệp . . . 41
4. Công nghệ sinh học . . 42
5. Cơ cấu kinh tế nông thôn . . 43
6. Hệ thống giao thông . . 48
7. Điện khí hoá . . . 49
II. Thực trạng chương trình phát triển ngoại thương nhằm đẩy mạnh tiến trình CNH - HĐH NNNT Việt Nam . .
52
1. Thực trạng xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu thuộc lĩnh vực NNNT . . .
52
2. Thực trạng nhập khẩu một số mặt hàng chủ yếu phục vụ quá trình CNH - HĐH NNNT Việt Nam . .
61
III. Mối quan hệ giữa ngoại thương và quá trình CNH - HĐH NNNT Việt Nam . . .
63
1. Phát triển ngoại thương tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình CNH - HĐH NNNT . .
2. CNH - HĐH NNNT là cơ sở để đẩy mạnh hoạt động ngoại thương. . .
63
 
66
Chương III: Xu hướng và các giải pháp phát triển ngoại thương thực hiện CNH - HĐH NNNT Việt Nam .
69
I. Thuận lợi và khó khăn . . . 69
1. Thuận lợi . . . 69
2. Khó khăn và thách thức . . 70
II. Những quan điểm cơ bản của quá trình CNH - HĐH NNNT theo định hướng xuất khẩu. . . .
71
III. Mục tiêu CNH - HĐH NNNT và xuất khẩu nông sản . 73
IV. Một số giải pháp nhằm thực hiện CNH - HĐH NNNT đẩy mạnh hoạt động ngoại thương Việt Nam . .
75
1. Nhóm giải pháp nhằm đẩy mạnh CNH - HĐH NNNT Việt Nam 75
2. Nhóm giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu thông qua áp dụng khoa học công nghệ mới
81
3. Huy động mọi nguốn vốn đầu tư phát triển nông nghiệp và kinh tế ngoại thương . . .
85
4. Nhóm biện pháp tài chính tín dụng . . 88
5. Nhóm biện pháp tăng cường quản lý của nhà nước . 99
Phần kết luận . . . 104
Danh mục tài liệu tham khảo
 
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

ột số ngành kinh tế ở nông thôn như công nghiệp, dịch vụ, chế biến nông sản….
Thứ hai: Nhà nước chưa đầu tư thích đáng cho việc triển khai các công đoạn để đưa điện về đến từng hộ dân như xây dựng các trạm hạ thế, cột điện, đường dây tải điện, máy biến thế…
Tuỳ theo ngân sách của từng địa phương mà người dân phải chịu chi phí xây dựng nhiều hay ít. Có địa phương thì tài trợ một phần nhưng có địa phương không có khả năng tài trợ thì người dân phải chịu toàn bộ và chi phí này được phân bổ theo nhân khẩu. Chính vì vậy mà ở nhiều nơi điều kiện kinh tế đã không cho phép người dân có cơ hội sử dụng điện.
Một vấn đề khác nữa là công tác tổ chức và quản lý điện nông thôn còn chưa được tốt, mang tính tuỳ tiện, tự phát. Hiện nay ở nông thôn, các công ty điện lực cấp huyện không có điều kiện cung cấp dịch vụ điện đến từng hộ dân bởi địa bàn quá rộng lớn trong khi dân cư ở nhiều nơi lại thưa thớt. Vì thế dịch cung cấp điện được giao khoán cho các hợp tác xã hay tư nhân đấu thầu, tình trạng này đã dẫn đến việc phát sinh nhiều tiêu cực mà hậu quả cuối cùng là giá điện bán cho người dân tăng cao so với giá chính thức. Đã có hiện tượng chủ thầu điện tự ý tăng giá điện hay dùng thủ thuật để nâng tổng số điện tính tiền cao hơn tổng số điện thực sử dụng gây thiệt hại kinh tế cho người dân và làm tổn hại đến niềm tin của người dân vào chủ trương đổi mới nông thôn. Nếu những vấn đề này không được giải quyết thấu đáo, sự nghiệp CNH - HĐH nông thôn sẽ trở nên rất khó khăn.
Ngoài việc phát triển hệ thống giao thông, mạng lưới điện ở nông thôn, Nhà nước và nhân dân cũng đã chú trọng các công trình công cộng ở nông thôn như trường, trạm, trung tâm y tế…nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Cơ sở hạ tầng phát triển đã góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, phục vụ nhu cầu của người dân ngày càng tốt hơn, khuyến khích họ hăng hái tham gia chương trình phát triển nông nghiệp - nông thôn. Dưới đây là kết quả phát triển cơ sở hạ tầng sau gần 10 năm thực hiện chính sách "đổi mới".
Bảng 6 : Cơ sở hạ tầng nông thôn (Điều tra năm 1994)
Cơ sở hạ tầng của xã
Đơn vị tính
Tổng số
Tỷ lệ (%)
Số xã có đường ô tô đến UBND xã

7.730
87,9
Số xã có trạm xá

8.189
93,2
Số xã có trạm bưu điện

1.405
16,0
Số xã có trạm truyền thanh

3.395
38,6
Số xã có chợ

4.763
54,2
Số xã có trường phổ thông cấp I

8.776
99,8
Số xã có trường phổ thông cấp II

6.738
76,6
Số xã có trường phổ thông cấp III

611
7,0
Số xã có lớp mẫu giáo

6.749
76,8
Số xã có nhà trẻ

2.958
33,6
Số xã có trạm biến thế

4.330
49,3
Số trạm biến thế trên địa bàn xã
Trạm
14.543
-
Tổng công suất các trạm
KVA
2.205.970
-
Số xã có trạm bơm nước tự quản

2.605
29,6
Số trạm bơm do xã quản lý
Trạm
8.556
-
Tổng công suất các trạm
m3/h
10.508.125
-
Số trạm bơm Nhà nước trên địa bàn xã
Trạm
2.401
-
Tổng công suất các trạm
m3/h
20.286.609
-
Số xã có điện sinh hoạt

5.309
60,4
Số thôn, ấp bản xã có điện sinh hoạt
Thôn (ấp…)
35.618
49,5
Số hộ thuộc xã dùng điện sinh hoạt
Hộ
6.098.071
53,2
Số hộ thuộc xã dùng nước giếng
Hộ
7.476.699
65,2
Số hộ thuộc xã dùng nước máy
Hộ
113.561
1,0
Nguồn: NXB Nông nghiệp và Tổng cục thống kê - 1994
II. thực trạng chương trình phát triển ngoại thương nhằm đẩy mạnh tiến trình cnh - hđh nnnt việt nam:
1. Thực trạng xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu thuộc lĩnh vực nnnt:
1.1 Ngành trồng trọt:
Cây lương thực:
Sản xuất lương thực vẫn luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong chiến lược phát triển của một số quốc gia. Bởi lẽ, lương thực không chỉ đảm bảo cho vấn đề an ninh lương thực mà còn là nguồn thức ăn chủ yếu cho chăn nuôi. Đối với nước ta gạo là lương thực chủ yếu, chiếm diện tích gieo trồng lớn nhất. Trước năm 1989 sản xuất gạo không đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước tuy nhiên chúng ta vẫn xuất khẩu gạo nhưng số lượng gạo xuất đi thấp với mục đích lấy ngoại tệ để nhập khẩu gạo xấu hơn. Năm 1989, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ ba Thế giới (chỉ sau Thái Lan và Mỹ) và hiện nay trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên Thế giới đứng sau Thái Lan.
Nhìn chung, khối lượng và kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gạo không ngừng tăng lên, khối lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của năm 1997 tăng gấp 3,5 lần so với năm 1991 ( năm 1991 xuất khẩu 1,034 triệu tấn gạo, đạt 240,5 triệu USD, năm 1997 xuất khẩu 3,352 triệu tấn, đạt 870,132 triệu USD). Sang năm 1998 sản lượng gạo xuất khẩu tăng đáng kể (3,708 triệu tấn) đạt kim ngạch trên một tỷ USD. Năm 1999, sản lượng xuất khẩu gạo vẫn tiếp tục tăng tới mức kỷ lục (4,508 triệu tấn) nhưng kim ngạch xuất khẩu nhích lên không đáng kể. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do giá xuất khẩu gạo đã giảm mạnh (năm 1998 giá xuất khẩu gạo là 260,5 USD/ tấn, năm 1999 chỉ còn 217 USD/ tấn). Năm 2000 gạo xuất khẩu tiếp tục giảm cả về khối lượng lẫn kim ngạch. Năm 2001, khối lượng gạo xuất khẩu có tăng lên một chút nhưng kim ngạch vẫn giảm. Nguyên nhân của việc khối lượng gạo xuất khẩu không tăng đều là do lũ lụt ở đồng bằng sông Cửu Long, mưa bão ở miền Trung, nguy cơ hạn hán kéo dài dẫn đến việc người dân có xu hướng tích trữ lúa gạo. Hơn nữa thời điểm xuất khẩu gạo đã quy định ở trong hợp đồng đôi khi không ăn khớp với thời vụ, lúc các doanh nghiệp muốn mua gạo để thực hiện hợp đồng đã ký thì giá gạo trong nước lại cao, ngược lại khi thị trường gạo trong nước sôi động, nông dân có nhu cầu bán gạo thì các doanh nghiệp lại không có hợp đồng xuất khẩu để mà mua gạo từ nhân dân. Đây chính là bài học về sự phối hợp không nhịp nhàng giữa nhà nông và các doanh nghiệp. Hạn chế này đã làm cho các doanh nghiệp bị thua lỗ khi giá gạo trong nước tăng và người nông dân bán gạo không được giá khi mùa màng bội thu.
Về giá cả, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam thấp hơn giá gạo của một số nước trên Thế giới, thường ở mức từ 20 đến 40 USD/ tấn. Nguyên nhân là do công nghệ chế biến của chúng ta còn lạc hậu. Nếu so với gạo xuất khẩu của Thái Lan thì gạo xuất khẩu của Việt Nam có độ bóng kém hơn, tỷ lệ tấm nhiều hơn, mặc dù chất lượng gạo của ta rất tốt. Hơn nữa thị trường xuất khẩu gạo của chúng ta chưa ổn định nên không khuyến khích người dân sản xuất gạo. Trên thực tế có nhiều diện tích trồng lúa đã bị thay thế bởi các loại cây công nghiệp cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Một nguyên nhân nữa dẫn đến giá gạo xuất khẩu của ta thấp hơn là do chúng ta chưa tìm được thị trường tiêu thụ trực tiếp.
Hiện nay gạo Việt Nam đã và đang thâm nhập vào thị trường của nhiều nước trên Thế giới trong đó chủ yếu là Indonesia, Iraq, Cuba, Philipin và Malaixia. Một điều đáng mừng là gạo xuất khẩu của ta đã thâm nhập được vào thị trường Mỹ, một thị trường rất khó tính với hệ thống pháp luật thương m
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top