Jourdaine

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
PHẦN I
GIỚI THUYẾT CHUNG

1. Lý do chọn đề tài
Về tư tưởng, Luận ngữ là tác phẩm kinh điển của Nho gia. Trên bình diện ngôn ngữ, Luận ngữ là điển hình về câu, chữ cho các tác phẩm văn ngôn. Vì vậy, người làm chọn Luận Ngữ là đối tượng để khảo sát.
Trong ngữ pháp văn ngôn, sử động – ý động là những hiện tượng rất điển hình. Song đây cũng là hai trong số những hiện tượng ngữ pháp khiến người học lẫn người nghiên cứu các tác phẩm Hán cổ có nhiều khó khăn khi gặp. Tìm hiểu về sử động - ý động là mong muốn hiểu đúng bản chất vấn đề, qua đó củng cố ngữ pháp Hán cổ phục vụ công việc dịch thuật.
Hơn hết, người chọn đề tài này muốn được tìm hiểu sâu hơn và chính xác hơn nội dung tư tưởng của Khổng tử cũng như của Nho gia trong Luận ngữ.
2. Mục đích đề tài
Sử động pháp – Ý động pháp được tìm hiểu với một số mục địch sau:
- Nắm được tỷ lệ câu có sử dụng sử động – ý động so với các dạng câu trong Luận ngữ.
- Hiểu đúng bản chất của câu sử động, câu ý động.
- Hiểu tác dụng của việc dùng những hiiện tượng đó trong văn ngôn.
- Hiểu nội dung tư tưởng của Khổng tử đi đến hiểu đúng tác phẩm…
3. Phương pháp nghiên cứu
- Chủ yếu là phương pháp thống kê : Đọc toàn bộ tác phẩm, tìm và xác định chính xác những câu có các hiện tượng trên.
- Giới thuyết về sử động, ý động. Căn cứ vào đó để phân ra các loại hình cụ thể. áp dụng vào tác phẩm Luận ngữ.
- Dịch và xếp các câu có sử động, ý động theo từng loại hình.Phân tích và rút ra kết luận.
- Tổng kết : Loại hình nào chiếm tỉ lệ bao nhiêu; So sánh với một số tác phẩm khác. Rút ra kết luận về mục đích, ý nghĩa và tác dụng của việc sử dụng các hiện tượng trên trong Luận ngữ cũng như trong văn ngôn nói chung.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Tác phẩm Luận ngữ
- Tham khảo một số sách ngữ pháp và tác phẩm chữ Hán Trung Quốc và Việt Nam.
4.1. Giới thiệu về tác phẩm Luận ngữ
Luận ngữ là một trong những tác phẩm kinh điển của Nho gia ra đời vào thời Xuân Thu Chiến Quốc(722-480TCN) còn lưu truyền đến ngày nay.
Theo cách hiểu của các học giả xưa thì “Luận” có nghĩa là bàn luận;”Ngữ” là lời nói.Theo đó Luận ngữ là tác phẩm ghi lại những lời nói, lời bàn của Khổng tử với các môn đồ; hay học trò ghi lại lời nói của thầy với mình , với nguời khác , cũng có khi là của học trò với học trò .Do đặc điểm này mà ngôn ngữ trong tác phẩm mang đậm chất văn ngôn. Và các hiện tượng ngữ pháp trở thành mẫu mực.
Luận ngữ hội tụ một cách phong phú tư tưởng của Nho gia , không vấn đề gì là không được bàn ở đây: Từ tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ đến đạo vua-tôi, cha-con, vợ-chồng; Từ Nhân, Lễ, nghĩa, Trí, Tín đến Trung, thứ, Thành; Từ đạo của người quân tử đến cách sống của kẻ tiểu nhân…Tất cả đều được đề cập tới một câch rất hệ thống. Bên cạnh đó, những sinh hoạt thường ngày của ông tổ Nho gia-Khổng tử cũng được nói đến đầy đủ nhất : lúc dạy học, khi ngồi nhàn, lúc vào triều, khi tiếp đãi các sứ thần ; rồi thái độ với người xung quanh, người bất hạnh, người tàn tật ; hay cách ăn ở, đi lại, cách xét người và tấm lòng khoan dung với học trò... Song, hơn hết là đức thương dân, là tư tưởng lấy dân làm gốc.
Toàn bộ tác phẩm Luận ngữ gồm 20 thiên với gần 500 lượt nói, chủ yếu là lời Khổng tử. Người đời sau đã tìm thấy trong đó hàng trăm câu châm ngôn bởi tính thâm thuý và tinh thần nhân bản vốn có. Luận ngữ thực sự là niềm tự hào của người dân Trung Quốc, là thánh kinh của người Trung Hoa.
Với giá trị nhiều mặt như vậy, Luận ngữ đã thu hút không ít sự quan tâm của các học giả nhiều quốc gia.Riêng là một sinh viên Hán Nôm bước đầu tìm hiểu một tác phẩm lớn một cách khoa học, người làm đề tài chỉ xin đề cập đến một đặc điểm rất cơ bản của ngữ pháp văn ngôn là : ý nghĩa sử động và ý nghĩa ý động được sử dụng trong Luận ngữ, làm bước mở đầu cho việc đi sâu vào tác phẩm sau này.
4.2. Giới thuyết về ngữ pháp văn ngôn
Văn ngôn là ngôn ngữ viết dựa trên khẩu ngữ tiếng Hán thời Tiên Tần( 221-207TCN) mà các văn bản của các trào lưu triết học (Nho gia, Pháp gia, Đạo gia…) thường xuyên sử dụng để truyền bá tư tưởng của mình như. Các tác phẩm tiêu biểu là : Kinh Thi, Kinh Thư, Luận Ngữ, Mạnh Tử, Trang Tử…
Trên cơ sở xác định rõ khái niệm ngữ pháp văn ngôn, giới Hán ngữ học đã bắt tay vào việc tìm hiểu và xây dựng bộ khung cho ngữ pháp Hán cổ, đồng thời chỉ ra đây là hướng đi cơ bản, chủ yếu của ngành Hán học. Quả thực, nhà nghiên cứu hay bất kỳ người học Hán Nôm nào khi làm việc với các tác phẩm cổ văn đều phải sử dụng đến nó. Ngữ pháp văn ngôn là công cụ và sách về ngữ pháp văn ngôn là công cụ không thể thiếu.
Cơ sở để đi vào từng lĩnh vực cụ thể của ngữ pháp văn ngôn là từ ngữ.
Từ là đơn vị của ngôn ngữ có ý nghĩa biểu đạt ý niệm. Một chữ có thể là một từ song cũng có thể không phải là một từ.
Có nhiều cách phân loại từ. Dựa vào tích chất ý nghĩa, quan hệ kết hợp giữa từ với từ (hình thái), vị trí và tác dụng của từ trong câu (chức năng), người ta chia vốn từ thành mười loại : Danh từ, Đại từ, Động từ, Hình dung từ, Phó từ… Hay căn cứ vào số lượng chữ để chia ra từ đơn âm ( một chữ ), từ đa âm (nhiều chữ). Trong kho từ vựng tiếng Hán thì từ đơn âm chiếm ưu thế.
Do dặc điểm trên mà cách dùng của từ trong tiếng Hán cổ rất linh hoạt, quan hệ của nó trong nội bộ câu cũng rất đa chiều. Niên luận này không có điều kiện để khảo sát hết các phương diện của từ. Bởi vậy, người viết chỉ xin được đề cập đến một khía cạnh nhỏ song cũng rất đáng quan tâm là: từ với cách dùng sử động, ý động và những lưu ý của nó.
4.2.1. Giới thuyết về sử động pháp, ý động pháp
Sử động và ý động được nêu ra lần đầu tiên năm 1922 trong tác phẩm” Quốc văn pháp thảo sáng” của tác giả Trần Thừa Trạch. Cách dùng sử động và ý động rất thường thấy trong Hán ngữ cổ đại.Thực chất, sử động và ý động là sự hoạt dụng (dùng linh hoạt) của từ tác động vào tân ngữ kế sau nó.
* Sử động pháp
Trong câu động từ vị ngữ nói chung, tân ngữ là đối tượng chi phối của động từ, nhưng trong câu sử động, quan hệ giữa động từ và tân ngữ không phải là quan hệ chi phối thông thường mà hàm chứa ý nghĩa “Khiến cho ai, cái gì trở nên thế nào, ra sao”. Có thể tóm lược theo mô hình sau:


MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN I 2
GIỚI THUYẾT CHUNG 2
1. Lý do chọn đề tài 2
2. Mục đích đề tài 2
3. Phương pháp nghiên cứu 2
4. Phạm vi nghiên cứu 3
4.1. Giới thiệu về tác phẩm Luận ngữ 3
4.2. Giới thuyết về ngữ pháp văn ngôn 4
4.2.1. Giới thuyết về sử động pháp, ý động pháp 5
4.2.2. Lưu ý về sự hoạt dụng của tính từ 7
PHẦN II 7
CÁC HÌNH THỨC SỬ ĐỘNG VÀ Ý ĐỘNG TRONG LUẬN NGỮ 7
1. Sử động pháp 7
1.1. Sử động của động từ 7
1.2. Sử động của tính từ 9
1.3. Sử động của danh từ 13
2. Ý động pháp 13
2.1. Ý động của tính từ 13
2.2. Ý động của danh từ 16
3. Những lưu ý 17
3.1. Về ý động và sử động của tính từ 17
3.2. Về ý động của danh từ và ý động của tính từ 17
3.3. Về hiện tương hình dung từ chuyển làm động từ 18
KẾT LUẬN 23


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đặc trưng ngôn ngữ - Văn hóa Việt qua thành ngữ, tục ngữ có từ chỉ màu sắc (so sánh với tiếng Anh) Ngoại ngữ 0
D Nghiên cứu ngôn ngữ quảng cáo mỹ phẩm của tiếng Hán hiện đại và cách dịch sang tiếng Việt Ngoại ngữ 0
D Sự nghiên cứu các đặc điểm ngôn ngữ của các cụm từ chỉ sự rào đón trong các bài giảng bằng tiếng Anh Văn học 0
H Giải quyết vấn đề nền tảng trong xử lý ngôn ngữ tiếng Việt với các mô hình học máy thống kê hiện đại Luận văn Sư phạm 0
T Nghiên cứu đối chiếu từ pháp hai ngôn ngữ Hán - Việt vận dụng vào việc giảng dạy tiếng Hán cho sinh viên chuyên ngữ Luận văn Sư phạm 0
C Nghiên cứu đối chiếu ngữ nghĩa của từ ngữ đất nước học chứa tên gọi động, thực vật trong hai ngôn ngữ Hán và Việt với việc dạy tiếng Hán cho sinh viên chuyên ngữ Việt Nam Luận văn Sư phạm 0
D Sự kỳ thị giới tính trong ngôn ngữ qua cứ liệu tiếng Anh và tiếng Việt - 219 trang English 0
B Những vấn đề cấu tạo từ tiếng Thái Lan hiện đại. Luận án PTS. Ngôn ngữ học Văn hóa, Xã hội 0
T Nghiên cứu một số trở ngại tâm lí ngôn ngữ của học sinh lớp 6 khi học tiếng Anh Tâm lý học đại cương 0
L Ngôn ngữ mạng của thanh thiếu niên Trung Quốc hiện nay ( có liên hệ với tiếng Việt) Văn hóa, Xã hội 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top