Download miễn phí Luận văn Người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
Một câu chuyện có thểkểtheo điểm nhìn của một người kểchuyện
khách quan đứng bên ngoài thếgiới nhân vật, hay từ điểm nhìn tập trung bên
trong của một nhân vật chính trong đó. Nhưng cũng có khi được kểbằng
những điểm nhìn khác nhau. Điểm nhìn trần thuật trong nhiều trường hợp
không còn cố định mà trởnên linh hoạt hơn. Trong truyện kể, người kể
chuyện có thểgiấu mình, kểlại câu chuyện bằng cái nhìn bao quát của anh ta
từ đầu chí cuối, nhưng anh ta không nhất thiết cứphải dựa vào quan điểm bản
thân đểtrần thuật. Anh ta có thểkểchuyện từ điểm nhìn của nhân vật, nương
theo tâm trạng, suy nghĩ, tính cách của nhân vật đểthuật tảlại diễn biến của
các sựkiện, tình huống. Ngay cả điểmnhìn trần thuật của bản thân người kể
chuyện cũng có thểlinh động biến đổi. Nó có thểtrượt trên những chiều
không gian, thời gian khác nhau nhằm khai thác những góc độquan sát đa
dạng cho câu chuyện kểthêm sinh động , sâu sắc.
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-01-29-luan_van_nguoi_ke_chuyen_trong_truyen_ngan_nguyen.WWRQ26Rjtp.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-57289/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
hảng thốt)… Có thể kể thêm nhiều ví dụtương tự về sự dịch chuyển điểm nhìn theo không – thời gian của người kể
chuyện trong các tác phẩm khác. Sự đa dạng hóa các điểm nhìn là biện pháp
nghệ thuật rất hiệu quả trong việc tạo nên tính sinh động, đa nghĩa cho truyện
kể. Nó cung cấp cho độc giả nhiều hướng tiếp cận để quan sát hình tượng
nghệ thuật ở những chiều kích khác nhau. Chẳng hạn việc phối hợp những
điểm nhìn ở thời điểm hiện tại và quá khứ ở nhân vật sẽ giúp người đọc có thể
hình dung được những quãng đời khác nhau của nhân vật, nhận ra những biến
đổi trong suy nghĩ, tính cách của anh ta theo thời gian, đồng thời tạo chiều sâu
cho việc khắc họa đời sống tâm lý của nhân vật. Ví như những trường đoạn
nhắc gợi lại những ký ức đã qua của một thời oanh liệt chiến đấu chống giặc
Minh đã giúp Nguyễn Trãi “cắt nghĩa được bản chất các sự kiện đã từng diễn
ra với ông và cả triều đại” khi đối diện với những đổi mới trong suy nghĩ
hiện tại của chính mình kể từ ngày ông gặp được Nguyễn Thị Lộ. Còn việc
thể hiện hình tượng ở những không gian đa dạng sẽ giúp tạo ra sự linh hoạt
cho bút pháp miêu tả nhân vật. Hơn nữa, mỗi không gian trong truyện thường
gắn với một ý nghĩa nghệ thuật nhất định trong cách xây dựng hình tượng. Vì
vậy, ngoại cảnh cũng là một yếu tố quan trọng để tạo nên diện mạo tính cách
cho nhân vật. Hình ảnh Tú Xương giữa chốn cao lâu là một người mang nhiều
tâm sự, trốn tránh cuộc đời khác hẳn với vẻ ung dung, tự tại của một người
hiểu thấu lẽ đời khi ông “thõng tay vào chợ”. Người kể chuyện ở đây không
còn là người dẫn dắt toàn cục như kiểu người kể chuyện truyền thống, anh ta
gợi ý cho người đọc nhiều khả năng tiếp cận hình tượng, còn người đọc phải
tự quyết định lấy cách hiểu cho mình.
Người kể chuyện không chỉ đóng vai trò là người dẫn chuyện, hay kể
chuyện từ điểm nhìn của nhân vật, thỉnh thoảng trong tác phẩm, anh ta cũng
bộc lộ quan điểm của cá nhân mình về nhân vật thông qua những lời bình
luận trữ tình ngoại đề: “Cứ như thế, từng ngày một, trong nửa tháng trời ông
giáo Chi truyền lại cho đám giáo sinh trẻ những kinh nghiệm, những nguyên
tắc sơ khai về giáo dục theo cách của ông. Ông đã từng sống một mình trong
gian khó, phải đấu tranh với cái đói, sự hiểm nguy. Ông là giáo viên tiểu học,
một viên chức thấp nhất trong ngành giáo dục, ông rất dễ bị tổn thương, rất
dễ bị người khác sỉ nhục hay coi thường, ông nói ra những kinh nghiệm của
ông để bảo vệ thân phận, bảo vệ miếng ăn cũng như nhân cách của ông. Đơn
giản mà kiên quyết, không chút gì khoa trương và khoan nhượng hết” (Sống
dễ lắm) [27, tr.493]. Thậm chí người kể chuyện còn tự xưng “tôi”: “Bạn đọc
ở đô thị chắc hiểu ít về các trường vùng cao cách đây ba, bốn mươi năm. tui
chỉ có thể nói với các bạn rằng không ở đâu buồn tẻ hơn và ít vụ lợi hơn ở
đấy; còn việc hình dung và dành tình cảm cho nó ra sao tùy bạn” (Sống dễ
lắm) [27, tr.489]. Nhưng việc trực tiếp đứng ra trò chuyện của người kể
chuyện không nhằm hướng đến nội dung câu chuyện đang kể mà chỉ là lời
xen ngang bình luận bên ngoài. Những lời bình luận ngoại đề đã làm phong
phú thêm cho các hình thức lời văn nghệ thuật trong các tác phẩm. Mỗi kiểu
lời góp vào mạch văn chung một giọng điệu. Chẳng hạn trong truyện ngắn
Sống dễ lắm, người kể chuyện cùng lúc dùng nhiều kiểu lời kể để xây dựng
nên câu chuyện của mình, đó là lời nói trực tiếp của nhân vật, lời nửa trực
tiếp, lời kể khách quan, lời bình luận ngọai đề của người kể chuyện. Khi sử
dụng kiểu lời nói trực tiếp, nhân vật thường thể hiện rõ nét thái độ, suy nghĩ,
tình cảm của mình đối với các hình tượng khác trong tác phẩm. Khi người kể
chuyện trần thuật bằng điểm nhìn bên ngoài, giọng kể của anh ta thường
mang màu sắc trung tính, khách quan. Những lời bình luận ngoại đề của
người kể có lúc bộc lộ thái độ cảm thông, kính trọng đối với ông giáo Chi, có
lúc lại chan chứa một tình cảm nhớ thương trìu mến đối với cuộc sống chốn
núi rừng Tây Bắc. Còn khi trần thuật dựa vào điểm nhìn bên trong của nhân
vật, người kể thường dùng lời nửa trực tiếp với giọng điệu mang tính triết lý
sâu sắc và một tình cảm thiết tha đồi với con người và cuộc đời. Nhiều giọng
điệu cùng hòa nhịp, ngân lên tạo sự đa dạng cho giọng điệu trần thuật giàu
chất trữ tình chung của truyện ngắn.
2.4.2.2 Chùm truyện ngắn Những ngọn gió Hua Tát
Chùm truyện Những ngọn gió Hua Tát gồm mười truyện ngắn được
viết dựa trên cảm hứng về những câu chuyện cổ lưu truyền trong dân gian ở
bản Hua Tát, một địa danh ở chốn núi rừng Tây Bắc xa xôi, hoang sơ. Những
yếu tố dân gian xuất hiện nhiều trong các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp,
có khi là những câu tục ngữ, ca dao, dân ca, có khi là những câu chuyện cổ
tích, truyền thuyết được truyền tụng…Nhà văn không vay mượn các yếu tố ấy
một cách máy móc, ông thường cách điệu chúng, khai thác những vẻ đẹp
riêng của chúng theo ý đồ sáng tác và ý nghĩa của câu chuyện sáng tác. Điều
đó mang lại cho những tác phẩm của ông thứ không khí huyền hoặc, hoài cổ
rất riêng trong sự kết hợp hài hòa với những chi tiết hiện đại phản ánh quan
niệm của nhà văn về hiện thực đời sống. Vì vậy, mặc dù người đọc vẫn nhận
ra dấu vết của những yếu tố dân gian, song cách hiểu của họ không còn giống
như khi đọc một câu chuyện cổ hoàn chỉnh hay đọc một câu ca dao, tục ngữ
thông thường. Họ phải gắn chúng với bối cảnh của câu chuyện hiện đại và cố
gắng hiểu những ý nghĩa sâu xa tiềm ẩn trong mối liên hệ cổ kim mà nhà văn
cố ý tạo nên. Mượn chuyện xưa để nói chuyện nay không còn là một hình
thức kể chuyện xa lạ trong truyền thống văn học. Song Nguyễn Huy Thiệp đã
khoác lên truyện cổ một thứ áo mới mang hơi hướng của thời đại ông đang
sống, đem lại cho người đọc đương thời một khả năng tiếp nhận truyện cổ
hoàn toàn mới. Mặt khác, bản thân những yếu tố dân gian là những “mẫu cổ”
mà thời gian và ký ức nhân loại đã đóng khung những cách hiểu khá ổn định.
Do đó, khi gắn chúng vào trong những câu chuyện mang ý nghĩa hiện đại, nhà
văn cũng đồng thời tạo ra cho tác phẩm của mình những điểm nhấn cô đọng
và hàm súc, làm gia tăng khả năng biểu hiện và tác động của truyện kể. Viết
lại những chuyện xưa tích cũ bằng cảm hứng hiện đại, Nguyễn Huy Thiệp
muốn tạo một dấu gạch nối giữa những đạo lý dân gian lâu đời với đời sống
hiện tại. Những câu chuyện của quá khứ bao giờ cũng mang một giá trị minh
triết sâu sắc và thuyết phục nhưng dung dị và gần gũi, nên chúng mang sức
mạnh phản tỉnh và khả năng tác động lâu dài, sâu sắc đến tâm lý người đọc.
Mở đầu tác phẩm, người kể chuyện đã đặt những câu chuyện của mình
vào một thứ không khí huyền hoặc, trữ tình, mang...