pleiku147

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Trình bày những khái niệm thừa kế, quyền thừa kế, di chúc, thừa kế theo di chúc và những nguyên tắc pháp luật thừa kế ở Việt Nam. Nghiên cứu về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc theo Bộ luật dân sự năm 2005: Vấn đề hạn chế quyền của người lập di chúc; chủ thể và điều kiện hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung di chúc; cách xác định kỷ phần bắt buộc của người được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung của di chúc; trình tự thụ hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung của di chúc. Trình bày một số trường hợp tranh chấp về di sản thừa kế và hướng hoàn thiện các quy định về thừa kế. Đưa ra những kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định về thừa kế.
Chƣơng 1: THỪA KẾ VÀ NHỮNG NGUYÊN TẮC PHÁP LUẬT
THỪA KẾ Ở VIỆT NAM.................................................................. 8
1.1. Khái niệm thừa kế và quyền thừa kế.................................................... 8
1.2. Những nguyên tắc pháp luật thừa kế ở Việt Nam.............................. 12
1.3. Khái niệm về di chúc và đặc điểm của di chúc.................................. 21
1.3.1. Khái niệm về di chúc.......................................................................... 21
1.3.2. Đặc điểm của di chúc ......................................................................... 24
1.4. Năng lực của người lập di chúc.......................................................... 27
Chƣơng 2: NGƢỜI THỪA KẾ KHÔNG PHỤ THUỘC VÀO NỘI
DUNG DI CHÚC THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2005 ....... 31
2.1. Vấn đề hạn chế quyền của người lập di chúc ................................. 31
2.2. Chủ thể và điều kiện hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung
di chúc ................................................................................................ 38
2.3. Cách xác định kỷ phần bắt buộc của người được hưởng di sản
không phụ thuộc vào nội dung của di chúc .................................... 41
2.4. Trình tự thụ hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung
của di chúc........................................................................................ 47
Chƣơng 3: MỘT SỐ TRƢỜNG HỢP TRANH CHẤP VỀ DI SẢN
THỪA KẾ VÀ HƢỚNG HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ
THỪA KẾ ......................................................................................... 53
3.1. Một số trường hợp tranh chấp về di sản thừa kế và cách giải quyết ....... 53
3.1.1. Trường hợp thứ nhất........................................................................... 53
3.1.2. Trường hợp thứ hai............................................................................. 55
3.1.3. Trường hợp thứ ba.............................................................................. 56
3.1.4. Trường hợp thứ bốn ........................................................................... 58
3.1.5. Trường hợp thứ năm........................................................................... 60
3.2. Những kiến nghị về hướng hoàn thiện các quy định về thừa kế........ 61
3.2.1. Một số vấn đề còn vướng mắc và giải pháp thực hiện....................... 61
3.2.2. Kiến nghị ............................................................................................ 67
KẾT LUẬN .................................................................................................... 71
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Một trong những quyền cơ bản của công dân là quyền thừa kế. Quyền
thừa kế gồm quyền của người để lại di sản thừa kế và quyền của người được
hưởng di sản thừa kế. Quyền cơ bản này của công dân đã được ghi nhận trong
nhiều văn bản pháp luật từ thời trước cho đến hôm nay.
Thừa kế di sản chính là sự chuyển dịch tài sản và quyền sở hữu tài sản
của cá nhân người đã chết cho cá nhân, tổ chức có quyền hưởng thừa kế;
người thừa kế trở thành chủ sở hữu của tài sản được hưởng theo di chúc hoặc
theo pháp luật. Với ý nghĩa có tầm quan trọng như vậy, nên trong bất kỳ chế
độ xã hội có giai cấp nào, vấn đề thừa kế cũng có vị trí quan trọng trong các
chế định pháp luật nói chung và bản thân nó cũng phản ánh phần nào bản chất
chế độ xã hội đó, thậm chí còn phản ánh được tính chất từng giai đoạn trong
quá trình phát triển của một chế độ xã hội nói riêng.
Ở nước ta, lần đầu tiên pháp luật thành văn cũng đã quy định vấn đề
này trong chương “Điền sản” [8] của Bộ Quốc triều hình Luật (hay còn gọi là
Bộ luật Hồng Đức). Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, qua nhiều biến cố lịch
sử vấn đề thừa kế vẫn được ghi nhận và mở rộng hơn qua các văn bản pháp
luật như: Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992,
Pháp lệnh thừa kế năm 1990, Bộ luật Dân sự năm 1995 và Bộ luật dân sự năm
2005. Pháp luật thừa kế được xây dựng và hoàn thiện phù hợp với các quan
hệ xã hội xã hội chủ nghĩa, theo đó quyền và lợi ích về tài sản của công dân
được chú ý bảo vệ phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước. Lịch sử đã cho thấy rằng, quyền thừa kế nói chung và quyền thừa kế
theo di chúc nói riêng của công dân Việt Nam có sự biến đổi theo hướng ngày
càng mở rộng và có sự phụ thuộc vào thành quả phát triển kinh tế - xã hội qua
các thời kỳ. Xét riêng về diện thừa kế, thì quyền thừa kế của công dân Việt
Nam được mở rộng tương ứng với quan điểm, cách nhìn nhận đúng đắn hơn
đối với mối quan hệ giữa người có tài sản để lại và những người thừa kế.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra và thực hiện nhiều
chủ trương, đường lối nhằm đổi mới toàn diện đất nước, phát triển nền kinh tế
nhiều thành phần; nhiều hình thức sở hữu được thừa nhận như một quy luật
tất yếu, trong đó hình thức sở hữu tư nhân đã có được vị trí quan trọng. Việc
thực hiện tốt các chủ trương, đường lối đó đã tạo thêm cơ sở cho sự phát triển
quyền thừa kế của công dân Việt Nam.
Các đạo luật cơ bản (Hiến pháp) từ trước đến nay đều thể hiện
nguyên tắc Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của
công dân. Pháp luật về thừa kế từ trước đến nay đã nhất quán trên nguyên
tắc cơ bản này và đã điều chỉnh kịp thời các quan hệ trong lĩnh vực thừa kế,
cũng như tạo cơ sở pháp lý cơ bản cho việc giải quyết những tranh chấp
phát sinh từ quan hệ thừa kế.
Về thừa kế theo di chúc: Nguyên tắc cơ bản là tôn trọng quyền tự định
đoạt của người lập di chúc. Bên cạnh đó, cũng cần bảo vệ quyền lợi tối
thiều cho những người gần gũi thân thích nhất của người có tài sản để lại sau
khi chết. Chính vì vậy mà pháp luật đã có những quy định người lập di chúc
phải để lại tài sản thừa kế của mình một phần tối thiểu bằng hai phần ba của
một suất thừa kế nếu di sản thừa kế đó được chia theo pháp luật cho cha, mẹ,
vợ, chồng, con chưa thành niên hay con đã thành niên mà không có khả
năng lao động. Đây là một vấn đề cấp thiết cần được nghiên cứu sâu để điều
chỉnh các quy định của pháp luật về thừa kế để đảm bảo quyền và lợi ích
hợp pháp của những người thừa kế, góp phần hoàn thiện hơn nữa những quy
phạm pháp luật về thừa kế ở nước ta.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Việc nghiên cứu đề tài "Ngƣời thừa kế không phụ thuộc vào nội
dung di chúc theo Bộ luật dân sự năm 2005" nhằm làm rõ loại hình thừa kế
di sản không phụ thuộc vào sự định đoạt theo ý chí của người có tài sản để lại,
hạn chế quyền định đoạt chủ quan của người có tài sản để bảo đảm quyền lợi
cho những người thừa kế khác. Đó chính là việc vừa hệ thống hóa các quy
phạm pháp luật thừa kế Việt Nam theo quá trình hình thành và phát triển từ
trước đến nay, vừa phân tích và đánh giá hiệu quả điều chỉnh của chế định
pháp luật này qua các thời kỳ phát triển của xã hội Việt Nam, từ đó một mặt
góp phần hoàn chỉnh lý luận khoa học đối với chế định pháp luật quan trọng
này, mặt khác, giải quyết tốt vấn đề lý luận giúp cho việc thi hành, áp dụng
cũng như hoàn thiện các qui định về thừa kế, nâng cao hiệu quả điều chỉnh
của chúng.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Xây dựng các khái niệm thừa kế, khái niệm quan hệ pháp luật thừa kế,
khái niệm quyền thừa kế và khái niệm thừa kế theo di chúc, thừa kế không phụ
thuộc vào nội dung di chúc ... Phân tích, lập luận để làm rõ quá trình xây dựng
và phát triển những qui định pháp luật thừa kế ở nước ta từ trước đến nay để
đánh giá nội dung những qui định về thừa kế qua từng giai đoạn phát triển.
1.3. Tính mới và những đóng góp của đề tài
Việc nghiên cứu đề tài: "Ngƣời thừa kế không phụ thuộc vào nội
dung di chúc theo Bộ luật dân sự năm 2005" trong luận văn này có được
những điểm mới sau đây:
- Xây dựng và hoàn thiện các khái niệm như: Thừa kế, quan hệ pháp
luật thừa kế, quyền thừa kế, thừa kế theo di chúc, thừa kế không phụ thuộc
vào nội dung di chúc để làm rõ tính đặc thù của thừa kế, từ đó góp phần vào
việc hoàn thiện hơn khoa học luật trong lĩnh vực thừa kế nói riêng và trong
lĩnh vực dân sự nói chung;
- Hệ thống hóa những quy định thừa kế theo di chúc về từng vấn đề lớn
cụ thể qua các giai đoạn lịch sử để phân tích và đưa ra những nhận định làm
sáng tỏ quá trình hình thành và phát triển pháp luật thừa kế ở nước ta;
- Phân tích, làm sáng tỏ quyền thừa kế của công dân Việt Nam qua các
giai đoạn lịch sử được củng cố, mở rộng và bảo vệ trong mối liên hệ hữu cơ
với quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta qua mỗi giai đoạn, mỗi thời
kỳ lịch sử nhất định, từ đó xác định được tầm quan trọng của chế định pháp
luật này trong hệ thống pháp luật dân sự nước ta;
- Từ lý luận và phân tích hiệu quả điều chỉnh các quy định thừa kế
trong thực tiễn, có phát hiện những quy định thiếu tính khái quát, tính đồng
bộ, toàn diện đang tồn tại, đưa ra những kiến nghị cụ thể về việc sửa đổi, bổ
sung một số điều luật và một số vấn đề khác chưa được qui định cần được bổ
sung như: Quyền của các chủ nợ của người để lại di sản và của người thừa kế
di sản...) trong Bộ luật Dân sự cho phù hợp, có hiệu lực cao và lâu dài trong
đời sống xã hội.
- Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về các quy phạm pháp luật thừa kế
nhưng vấn đề về thừa kế theo di chúc chưa được đề cập nhiều. Vì vậy tác giả
chọn đề tại: “Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc theo Bộ
luật dân sự năm 2005” để nghiên cứu nhằm phát hiện những khó khăn,
vướng mắc trong thực tiến áp dụng pháp luật. Từ đó đưa ra các kiến nghị để
chế định thừa kế theo di chúc ngày càng hoàn thiện hơn.
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài này được xác định trong phạm vi các quy phạm
pháp luật Việt Nam về thừa kế từ khi ban hành Bộ luật Hồng Đức, qua các
giai đoạn phát triển của lịch sử đến nay. Do mức độ phức tạp trong lĩnh vực
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T Ảnh hưởng của sự phân quyền trong quản lý rừng đến thể chế địa phương và sinh kế của người dân vùng cao tỉnh Thừa Thiên Huế Khoa học Tự nhiên 0
D Tư tưởng cơ bản của Phật giáo về quyền con người và giá trị kế thừa ở Việt Nam hiện nay Luận văn Luật 0
T Các tội xâm phạm tính mạng của con người trong Quốc triều hình luật và sự kế thừa trong Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành4 Luận văn Luật 0
T người không được quyền hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật hiện hành Luận văn Luật 0
G Người sử dụng đất có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, thừa kế quyền sử dụng đất Tài liệu chưa phân loại 0
N Tiểu luận: Người thừa kế theo pháp luật không có quyền hưởng di sản Luận văn Luật 3
N Về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn Tài liệu chưa phân loại 0
G quy định về người không được hưởng thừa kế theo quy định tại Khoản 1 Điều 643 trong mối liên hệ với Điều 669 Bộ luật Dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
N Việc người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc-Một số vấn đề lý luận và thực tiễn Tài liệu chưa phân loại 2
A Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc – vấn đề lý luận và thực tiễn Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top