matdang81

New Member
Download Đề án Nguồn vốn của doanh nghiệp, phân tích thực trạng huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước

Download Đề án Nguồn vốn của doanh nghiệp, phân tích thực trạng huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước miễn phí





MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU 4
NỘI DUNG 5
Chương I. Những vấn đề lý luận về nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp và việc sử dụng vốn đầu tư phát triển của DNNN 5
I. Nguồn vốn đầu tư của DN
1. Khái niệm và bản chất của nguồn vốn đầu tư 5
2. Các nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp 7
II. Nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước. Vấn đề huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển của DNNN 10
1. Nguồn vốn đầu tư của DNNN 10
2. Huy động vốn đầu tư tại DNNN 12
3. Sử dụng vốn đầu tư phát triển của DNNN 17
Chương II . Thực trạng huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển của DNNN Việt Nam giai đoạn 2001-2007 20
I. Thực trạng hoạt động DNNN trong giai đoạn 2001-2007 20
II. Thực trạng huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển của DNNN giai đoạn 2001-2007 22
1. Thực trạng huy động vốn đầu tư phát triển của DNNN giai đoạn 2001-2007 22
2. Thực trạng sử dụng vốn đầu tư phát triển của DNNN giai đoạn 2001-2007 28
III. Kết quả và các tồn tại trong hoạt động huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển của DNNN 32
1. Kết quả hoạt động huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển của DNNN 32
2. Các vấn đề còn tồn tại trong hoạt động huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển của DNNN 37
3. Nguyên nhân của các tồn tại trên 39
Ch­¬ng III: Mét sè gi¶i ph¸p nh»m t¨ng c­êng huy ®éng vèn vµ n©ng cao hiÖu qu¶ sö dông vèn ®Çu t­ vµ ph¸t triÓn cña DNNN 42
I. Xu hướng phát triển và nhu cầu đầu tư tại DNNN đến năm 2010 42
II Mét sè gi¶i ph¸p nh»m tăng cường huy ®éng vèn vµ nâng cao hiệu quả sử dông vèn ®Çu t­ ph¸t triÓn cña DNNN 44
1. Các giải pháp vĩ mô 44
2. Giải pháp vi mô 47
KẾT LUẬN 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO 53
 
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

g thương mại quốc doanh đã giảm từ 58% xuống 45% trong cùng kỳ. Điều này cho thấy, các quy định thắt chặt ngân sách dành cho DNNN ngày càng tỏ ra có hiệu quả trên phương diện tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên DNNN vẫn có được sự hỗ trợ thông qua các khoản vay chính sách, đặc biệt cho vay từ Quỹ hỗ trợ phát triển, để thực hiện các kế hoạch đầu tư được đánh giá là có ý nghĩa chiến lược.
1.2.2. Hạn chế của nguồn vốn tín dụng ngân hàng.
Khi DN tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng thì DN phải chịu những điều kiện kèm theo như: điều kiện tín dụng, sự kiểm soát của ngân hàng cho vay và lãi suất vay vốn. Trong nhiều trường hợp DN không thể đáp ứng được các điều kiện vay, kể cả các thủ tục pháp lý về giấy tờ. Đôi khi nhà nước phải đứng ra bảo lãnh cho DNNN vay vốn. Một khi DN vay vốn ngân hàng thì DN cũng phải chịu sự kiểm soát của Ngân hàng về mục đích và tình hình sử dụng vốn vay. Nói chung sự kiểm soát không gây ra vấn đề gì quá lớn cho DN. Tuy nhiên trong một số trường hợp điều đó cũng làm cho DN có cảm giác bị kiểm soát. Còn khi lãi suất vay vốn quá cao làm cho các DN không đủ khả năng vay và dẫn đến tình trạng thiếu vốn sản xuất kinh doanh. Và không phải lúc nào ngân hàng cũng có đủ vốn cho DN vay.
1.2.3. Thị trường tài chính yếu kém.
Sau gần 20 năm đổi mới, hệ thống tài chính Việt Nam đã có bước chuyển từ hành chính, bao cấp sang vận hành theo cơ chế thị trường. Nước ta đã có nhiều cải cách về hệ thống thuế, đổi mới hệ thống ngân hàng và tiền tệ, phát triển thị trường bảo hiểm, xây dựng thị trường chứng khoán... Có thể nói đến nay nước ta đã có một cấu trúc thị trường tài chính khá đầy đủ. Tuy nhiên hệ thống thị trường tài chính nước ta vẫn còn thiếu đồng bộ và bất cập cả trên 3 phương diện: cơ sở pháp lý, cơ chế vận hành và năng lực tổ chức giám sát thực hiện. Có thể nói, thị trường tài chính còn tụt hậu khá xa so với nhu cầu phát triển. Có thể thấy điều đó qua những biểu hiện như: duy trì những rào cản đối với việc gia nhập của các ngân hàng nước ngoài nên 4 ngân hàng thương mại vẫn giữ thế khống chế thị trường. Ngân hàng Nhà nước đôi khi vẫn sử dụng các biện pháp hành chính để điều tiết thị trường tiền tệ. Thị trường chứng khoán tuy đã được hình thành, nhưng vẫn còn rất nhỏ bé và chưa trở thành một kênh huy động vốn hữu hiệu như mong muốn. Do thị trường tài chính yếu kém nên thị trường chứng khoán cũng chưa phát triển được và chứa đựng nhiều rủi ro khiến các nhà đầu tư không yên tâm bỏ vốn. Trong khi đó, hoạt động giao dịch cổ phiếu phi chính thức, thị trường trái phiếu vẫn còn rất sơ khai, mang tính tự phát và tiềm ẩn nhiều rủi ro do chưa có luật điều chỉnh. Hiện nay, các ngân hàng thương mại chưa được kinh doanh theo nguyên tắc thương mại và thị trường một cách triệt để, đôi khi vẫn phải chấp nhận cho vay các khoản tín dụng chính sách. Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật về thị trường chứng khoán chưa hoàn chỉnh và còn nhiều chồng chéo đôi khi còn mâu thuẫn nhau. Chúng ta đã có một Nghị định về chứng khoán và thị trường chứng khoán nhưng hoạt động kinh doanh chứng khoán còn phải chịu sự điều chỉnh của nhiều luật khác như: Luật Doanh nghiệp, Luật Đất đai... điều này làm cho hoạt động chứng khoán gặp khó khăn trong công tác quản lý, gây tâm lý thiếu tin tưởng cho các nhà đầu tư.
Thị trường trái phiếu của Việt Nam còn nhỏ về quy mô, manh mún và giao dịch khó do tính thanh khoản chưa tốt. Chi phí cho việc niêm yết trái phiếu vẫn cao so với nhiều nước, cơ sở hạ tầng của thị trường trái phiếu chưa đủ mạnh và Việt Nam cần xây dựng những chuẩn mực về tính thanh khoản của trái phiếu. Ngoài ra, nhận thức chung của giới DN Việt Nam về phát hành trái phiếu là chưa cao cho nên việc thông tin, công bố thông tin... cần tiến hành chuyên nghiệp hơn.
1. 3 Thực trạng huy động vốn đầu tư phát triển của DNNN giai đoạn 2001-2007.
1.3.1 Vốn được cấp từ ngân sách nhà nước.
Hiện nay DNNN nắm giữ gần 50% vốn đầu tư của nhà nước. Vốn đầu tư từ ngân sách ở các tập đoàn kinh tế là hơn 400.000 tỷ đồng.
1.3.2 Vốn huy động thông qua cổ phần hóa DN.
Các DNNN đã cổ phần hoá, chủ yếu là DN nhỏ và việc huy động vốn ngoài xã hội trong quá trình cổ phần hoá DNNN còn hạn chế do chưa khuyến khích việc bán cổ phần ra bên ngoài.
Cổ phần hoá các DN mà Nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn đã được coi như là một giải pháp có tính chất chiến lược nhằm khắc phục những mặt khiếm khuyết, yếu kém vốn có của cơ chế bao cấp trong DN: huy động được thêm vốn, tạo được động lực và cơ chế quản lý năng động để phát triển, nâng cao năng lực và hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN.
Bảng 4 : Số lượng công ty cổ phần có vốn nhà nước.
Năm
Số lượng công ty cổ phần có vốn nhà nước.
Tốc độ tăng số lượng công ty cổ phần có vốn nhà nước năm sau so với năm trước (%)
2000
2001
2002
2003
2004
2005
305
470
557
669
815
1096
54,1
18,7
19,9
21,8
34,5
Nguồn: tổng cục thống kê.
Sau 5 năm đã tăng thêm 791 DN cổ phần có vốn nhà nước, tăng gấp gần 3,6 lần và bình quân mỗi năm tăng 158 DN, tương ứng với tốc độ tăng bình quân là 29,8%/năm. Về vốn sản xuất kinh doanh của các công ty cổ phần có vốn nhà nước đến 31 tháng 12 hằng năm đã từ 10.417 tỷ đồng thời điểm cuối năm 2000 lên 109.520 tỷ ở thời điểm cuối năm 2005; sau 5 năm đã tăng thêm 99.103 tỷ đồng, bình quân mỗi năm tăng lên 19.821 tỷ; tốc độ tăng trưởng chung trong 5 năm là gấp 10,5 lần và bình quân mỗi năm tăng 65,6%. Vốn sản xuất kinh doanh các DNNN từ 670.234 tỷ đồng có đến cuối năm 2000 đã lên 1.338.255 tỷ, tăng lên 668.021 tỷ, bình quân mỗi năm tăng 133.604 tỷ; tương ứng với tốc độ tăng trưởng chung trong 5 năm là 99,7% và bình quân mỗi năm tăng 14,9%. ( Nguồn: tổng cục thống kê )
Qua việc cổ phần hóa các DNNN đã góp phần làm tăng quy mô vốn của DNNN, tăng vốn điều lệ của DN. Theo báo cáo của các Bộ, ngành, địa phương về kết quả hoạt động của 850 DN cổ phần hoá đã hoạt động trên một năm cho thấy: vốn điều lệ bình quân tăng 44%.
1.3.3 Vốn huy động từ nội bộ doanh nghiệp.
Hết năm 2007, vốn chủ sở hữu ở các tập đoàn, tổng công ty đã tăng 18% và tổng tài sản tăng 26%( khoảng 927 ngàn tỷ đồng ). Những nguồn tăng này chủ yếu được hình thành từ tích lũy lợi nhuận và tiền bán cổ phần từ các công ty con. Theo đó, đầu tư của công ty mẹ và công ty con, công ty liên kết trong năm 2007 cũng đã tăng lên và chiếm 24% vốn chủ sở hữu .
Việc cổ phần hóa cũng thu về cho quỹ hỗ trợ, sắp xếp DN của các tập đoàn, tổng công ty hiện nay khoảng 24 ngàn tỷ đồng.
1.3.4 Vốn vay tín dụng ngân hàng thương mại.
Đến cuối năm 2006, khối DNNN đang nắm giữ khoảng 70% tổng vốn vay của các ngân hàng nước ngoài và gần 60% tổng lượng vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại nhà nước.
Trong khi các DN ngoài quốc doanh, đặc biệt là các DN vừa và nhỏ gặp nhiều khó khăn trong việc vay vốn của các ngân hàng thương mại thì DNNN được ưu tiên rất nhiều khi vay vốn. Các thủ tục vay không rườm r...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D phân tích nguồn vốn của ngân hàng MB Luận văn Kinh tế 0
K Nâng cao hiệu quả của các Dự án đầu tư công từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước trong Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Luận văn Kinh tế 2
C Tăng cường đảm bảo nguồn vốn của Công ty Cổ phần đầu tư và tư vấn Tài chính Dầu khí Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
T Đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp liên doanh kính Long Giang Luận văn Kinh tế 0
L Bối cảnh và sự phát triển thể chế các quan hệ kinh tế - Chính trị, ngoại giao quốc gia khu vực và quốc tế cũng có sức kích thích và định hướng cao tới sự vận động của các nguồn vốn Luận văn Kinh tế 0
P chính sách của Nhà nước đối với đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư phát triển Giáo dục và Đào tạo – Xã hội hoá giáo dục Luận văn Kinh tế 0
C sử dụng có hiệu quả nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước tại quỹ hỗ trợ phát triển Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
L Cân đối việc tạo lập và sử dụng nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng thương mại ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
C Một số vấn đề trong quản lý nguồn vốn của các ngân hàng thương mại nước ta Luận văn Kinh tế 0
R Thực trạng công tác thẩm định cho vay đối với các dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước bằng nguồn vốn trong nước tại ngân hàng phát triển Việt Nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top