Download Đề tài Nguyên nhân của tình trạng dollar hoá và những ảnh hưởng của dollar hoá tới nền kinh tế Việt Nam

Download Đề tài Nguyên nhân của tình trạng dollar hoá và những ảnh hưởng của dollar hoá tới nền kinh tế Việt Nam miễn phí





MỤC LỤC
• Mục lục 1
• Danh sách nhóm .2
• Nhận xét của giáo viên .2
1. Phần I: vài nét về dollar hoá và thực trạng dollar hoá tại Việt Nam .3
1.1. Khái quát về dollar hoá 3
1.1.1. Khái niệm dollar hoá .3
1.1.2. Phân loại dollar hoá 3
1.2. Thực trạng dollar hoá tại Việt Nam .6
2. Phần II: nguyên nhân của tình trạng dollar hoá và những ảnh hưởng của dollar hoá tới nền kinh tế Việt Nam .9
2.1. Nguyên nhân của tình trạng dollar hoá .9
2.1.1. Nguyên nhân sâu xa . 9
2.1.2. Nguyên nhân trực tiếp .9
2.2. Ảnh hưởng của tình trạng dollar hoá tới nền kinh tế Việt Nam .12
2.2.1. Tác động tích cực .12
2.2.2. Tác động tiêu cực .13
3. Phần III: các quan điểm và kiến nghị .16
3.1. Quan điểm của Nhà nước về dollar hoá 16
3.2. Các giải pháp kiến nghị .16
3.2.1. Một số giải pháp được đề xuất 16
3.2.2. Những hạn chế của các giải pháp đã được đề xuất .17
3.2.3. Một số kiến nghị có khả năng thực hiện .19
4. Kết luận .22
 
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

iện của hiện tượng dollar hoá ở nước ta chỉ diễn ra mạnh mẽ ở trạng thái dollar hoá tiền gửi.
Thứ hai: Các ngân hàng thương mại (NHTM) có khối lượng USD lớn ở các NH nước ngoài được xem như là “Xuất khẩu tư bản”.
Khi NH có sự chênh lệch giữa tỷ lệ tiền gửi và tỷ lệ tiền cho vay bằng ngoại tệ thì phần ngoại tệ chênh lệch đó sẽ được NH sử dụng để đầu tư kiếm lời cho mình thông qua các hoạt động trên thị trường quốc tế.
Tỷ trọng sử dụng vốn so với huy động ngoại tệ của hệ thống NH
Năm
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
Tỷ trọng
135
148
151
104
73
47
33
Đơn vị:%
(Nguồn: tạp chí NH 2000, TTXVN, báo cáo thường niên của NHNNVN 1999)
Nhìn vào bảng ta thấy rõ mức độ sử dụng vốn huy động ngoại tệ trong giai đoạn 1994-1997, cho vay bằng ngoại tệ vượt khả năng huy động của các NH, do đó nguồn vốn nước ngoài sẽ bù đắp nguồn vốn thiếu hụt này. Giai đoạn 1998-2000 có xu hướng ngược lại, đầu tư tín dụng cho nền kinh tế chỉ chiếm một phần vốn huy động. Giải toả phần vốn huy động ngoại tệ dư thừa, các NH kinh doanh trên thị trường tiền tệ quốc tế hay đầu tư vào trái phiếu Chính phủ.
Một mâu thuẫn nảy sinh là trong khi cán cân thương mại của cả nước là nhập siêu, cần phải có ngoại tệ để trang trải cho các nhu cầu nhập khẩu cấp bách và các doanh nghiệp thiếu vốn phải đi vay nước ngoài thì chúng ta gửi một khối lượng USD không nhỏ ở nước ngoài. Sự “đảo hối” này do chính sách tiền tệ và những chính sách kinh tế vĩ mô khác tạo ra là chưa hợp lý.
Thứ ba: Xu hướng sử dụng USD để tích luỹ tài sản danh nghĩa. đặc biệt dollar hoá phổ biến trong thời kì có lạm phát cao, tốc độ lưu thông tiền tệ trong nước tăng nhanh, USD lên giá liên tục với tốc độ tăng giá lớn hơn nhiều so với chỉ số giá. Năm 1988 là 432,6%; năm 1990 là 145,4% và năm 1991 là 203,1%. Đáng quan tâm là năm 1999 và 2000 trong điều kiện chỉ số giá tiêu dùng giảm 0,5% (năm 1999 tăng 0,1%, năm 2000 giảm 0,6%) thì sức mua đối nội của VND tăng lên, nhưng sức mua đối ngoại lại giảm 4,5% do tỷ giá VND/USD năm 1999 giảm 1,1%, năm 2000 giảm 3,4%. Tỷ giá từ đầu năm 2001 đến quý III/2001 tăng nhanh nhất nhưng chỉ số giá không tăng. Từ đó việc sử dụng USD để tích luỹ tài sản danh nghĩa trở lên hấp dẫn hơn.
Thứ tư: Đồng USD được lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam một cách tương đối phổ biến. USD được sử dụng để biểu hiện giá trị và đo lường giá trị của các hàng hoá dịch vụ. Giá cả hàng hoá được công khai ấn định bằng USD và được đăng tải trên các thông tin và giá cả thị trường.
Thứ năm: Việc sử dụng USD đã nhiễm vào Việt Nam và trở thành như một tập tục trong các hoạt động mua bán, thanh toán sinh hoạt với những tên gọi rất đơn giản về đơn vị tiền tệ (100USD = 1 tờ = 1 vé). Hiện tượng này có thể thấy rõ trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của các ngành dịch vụ. Song song với việc tồn tại thanh toán bằng VND thì ở các nhà hàng, khách sạn, siêu thị, khách hàng kể cả người dân trong nước hay người nước ngoài đề có thể dễ dàng thanh toán bằng USD. Hiện tượng sử dụng USD đã xâm nhập vào mọi hoạt động của người dân Viêt Nam, từ việc mua kinh kiện máy vi tính cho đến phương tiện đi lại đều có thể dễ dàng giao dịch bằng USD.
Ngoài ra, USD còn là phương tiện cất trữ thuận tiện, tổng hợp với các hoạt động kinh tế ngầm nhất là với các tổ chức buôn lậu.
Phần II: NGUYÊN NHÂN CỦA TÌNH TRẠNG DOLLAR HOÁ
VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA DOLLAR HOÁ
ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
2.1. Nguyên nhân của tình trạng dollar hoá
Hiện tượng dollar hoá đang là một vấn đề gây tranh cãi trong thời gian qua, các NH cũng như các nhà kinh tế học đã để xuất những ý kiến khác nhau về những nguyên nhân nào gây ra tình trạng dollar hoá. Họ đều phát hiện ra rằng hiện tượng dollar hoá thường xảy ra ở những nước có lạm phát cao và hậu quả của lạm phát. Tuy nhiên lạm phát không phải là nguyên nhân duy nhất giải thích hiện tượng dollar hoá trong thời kì hiện nay khi lạm phát đã được kiềm chế và kiểm soát với tỷ lệ thấp.
2.1.1. Nguyên nhân sâu xa
Tìm hiểu nguyên nhân sâu xa của tình trạng dollar hoá ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới thì đó là:
Trình độ phát triển nền kinh tế, cùng tính chất của nền kinh tế đó. Dollar hoá thường rơi vào các nước có trình độ phát triển còn thấp, các nước đang phát triển, đang trong quá trình chuyển đổi qua nền kinh tế thị trường. Buôn lậu chưa được kiểm soát nhất là buôn lậu qua biên giới, buôn bán tiểu ngạch.
Trình độ dân trí, cùng tâm lý người dân. Các nước có trình độ dân trí chưa cao, người dân còn thói quen nắm giữ vàng và dollar thì thường là nền kinh tế có mức dollar hoá cao.
Trình độ phát triển của hệ thống NH, nhất là hoạt động thanh toán. Rõ ràng khi hoạt động NH còn non trẻ, hoạt động thanh toán chưa phát triển, công nghệ thanh toán còn lạc hậu, thì thường có tình trạng dollar hoá ở nền kinh tế.
Chính sách tiền tệ và cơ chế quản lý ngoại hối, cùng mức độ đảm bảo tính nghiêm minh của cơ chế quản lý. Nếu như đồng nội tệ ổn định, cơ chế quản lý ngoại hối chặt chẽ, thì tình trạng dollar hoá nền kinh tế rất khó xảy ra.
Khả năng chuyển đổi đồng nội tệ - đồng tiền của quốc gia đó.
2.1.2. Nguyên nhân trực tiếp
Ngoài những nguyên nhân trên, tình trạng dollar hoá còn do những yếu tố sau:
Biến động về ngoại tệ tại hệ thống NH trong những năm qua đặc biệt là năm 1999 và 2000 chịu ảnh hưởng của tác động bên ngoài như sự mở rộng xu hướng toàn cầu hoá từ những năm 1990, hay việc gia nhập WTO; sự tăng trưởng cao và ổn định của nền kinh tế Mĩ đã làm cho đồng dollar Mĩ ngày càng có sức mạnh và có tính hấp dẫn hơn so với các đồng tiền khác, trong đó có cả đồng Việt Nam. Thêm vào đó, từ năm 1997, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực châu Á xảy ra đã có những tác động nhất định làm giảm giá trị của đồng Việt Nam, và ảnh hưởng bất lợi đến kinh tế trong nước. Trong khi đó, thu nhập của các tầng lớp dân cư còn thấp, với tâm lý muốn tiết kiệm để lo cho cuộc sống tương lai thì người dân lựa chọn những đồng tiền mạnh và ổn định.
Đồng dollar được sử dụng khá tự do, trong cơ chế quản lý ngoại hối của nước ta hiện nay, người Việt Nam được nhận kiều hối, tiền của người thân gửi từ nước ngoài về bằng ngoại tệ không bắt buộc bán cho NH, nhận VND như trước đây. Trong bối cảnh VND liên tục giảm giá so với USD, lãi suất USD hấp dẫn n
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
G Tác động của Quản trị nguồn nhân lực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0
L Nguyên nhân rạn da sau sinh và những cách chữa hiệu quả vô cùng Sức khỏe 0
D Chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân cánh tay (ABI) ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 điều trị tại bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên Y dược 0
D Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân viêm gan B mạn tính có HBeAg âm tính điều trị tại bệnh viện Đa khoa trung ương Thái Nguyên Y dược 0
D trình bày thực tiễn công tác đánh giá chính sách ở việt nam hiện nay và phân tích nguyên nhân của thực trạng Môn đại cương 1
D Khảo sát tình hình sử dụng EPO ở bệnh nhân bệnh thận giai đoạn cuối lọc máu chu kỳ tại đơn nguyên thận nhân tạo Y dược 0
D những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh và vận dụng những nguyên tắc đó để rèn luyện đạo đức cá nhân Môn đại cương 0
D Nguyên nhân khò khè ở trẻ từ 2 tháng đến 15 tháng tuổi Y dược 0
D Tổ chức dạy học kiến thức chương Hạt nhân nguyên tử Vật lý 12 THPT theo định hướng nghề nghiệp cho học sinh Luận văn Sư phạm 0
D Nguyên nhân và thực trạng về giao thông ở các đô thị nước ta Văn hóa, Xã hội 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top