arc_tv77

New Member
Download miễn phí Tiểu luận Nguyên nhân lạm phát 2010-2011 tại Việt Nam



MỤC LỤC
1. LỜI NÓI ĐẦU
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẠM PHÁT .
2.1 Các khái niệm .
2.2 Phân loại .
2.3 Đo lường .
2.3.1 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) .
2.3.2 Chỉ số giảm phát GDP .
2.4 một số khái niệm khác .
2.5 Nguyên nhân của lạm phát .
2.5.1 Lạm phát do cầu kéo .
2.5.2 Lạm phát do cầu thay đổi .
2.5.3 Lạm phát do chi phí đẩy .
2.5.4 Lạm phát do cơ cấu .
2.5.5 Lạm phát do xuất khẩu .
2.5.6 Lạm phát do nhập khẩu .
2.5.7 Lạm phát tiền tệ .
2.5.8 Lạm phát đẻ ra lạm phát .
3. LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM 2010-2011 .
3.1 Thực trạng lạm phát tại Việt Nam năm 2010-2011 .
3.2 Nguyên nhân lạm phát tại Việt Nam năm 2010 – 2011 .
3.2.1 Nhà nước chủ trương phát triển kinh tế ở mức độ cao bằng mọi giá. .
3.2.2 Do tính quy luật về quan hệ cung cầu hàng hóa theo mùa trong năm. .
3.2.3 Do chính sách xã hội hoá học tập và giá một số mặt hàng do nhà nước quản lý định hướng giá sang cơ chế thị trường. .
3.2.4 Do thiên tai .
3.2.5 Do tác động của giá cả trên thị trường thế giới.
3.2.6 Việc phá giá đồng bạc Việt Nam (VNĐ) và xuất nhập khẩu.
3.2.7 Do tác động của quá trình đô thị hóa và phát triển cơ sở hạ tầng. .
3.2.8 Do tác động của lãi suất. .
3.2.9 Do biến động của giá vàng và diễn biến tâm lý của người dân. .
3.2.10 Nợ công và chi tiêu công quá mức. .
3.2.11 Do vấn đề tiền tệ. .
4. KẾT LUẬN
LỜI NÓI ĐẦU
Lạm phát tại Việt Nam vẫn ở mức cao nhất châu Á, cao kỷ lục 23% vào tháng
Tám và hạ xuống 22,4% trong tháng Chín năm 2011. Giá lương thực vẫn tiếp tục tăng
mạnh, ở mức 31,72% trong tháng Mười so với một năm trước đó. Năm nay, Việt Nam
chuyển ưu tiên từ tăng trưởng kinh tế thành ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên chính phủ
đã phải nâng mục tiêu lạm phát năm 2011 từ 15% tới 18% do giá cả vẫn tăng mạnh.
Chính phủ thực hiện một loạt các biện pháp, bao gồm tăng lãi suất cơ bản, cam kết cắt
giảm chi tiêu công, và giảm tín dụng dưới 20%...
Diễn biến phức tạp của lạm phát đang tác động đến đời sống thường ngày của
người dân, đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, cũng như gây khó
khăn đối với kinh tế vĩ mô. Đây cũng là một vấn đề trọng tâm mà Chính phủ đang tâm
trung theo dõi, nghiên cứu để tiếp tục thực hiện các giải pháp điều hành. Để có thể nhận
định và đưa ra những chính sách kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô hợp lý và
hiệu quả, cần phân tích, nghiên cứu thật rõ nguyên nhân gốc rễ của lạm phát là từ
đâu ?
Qua bộ môn kinh tế vĩ mô, nhóm chúng tui đã tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích
đề tài “Nguyên nhân lạm phát tại Việt Nam năm 2010-2011” nhằm phục vụ cho
việc học tập, chia sẽ thông tin, đưa ra những quan điểm của nhóm đến với mọi người.
Đây cũng là tài liệu tham khảo để giúp đưa ra những chính sách kiềm chế lạm phát, ỗn
định kinh tế vĩ mô hợp lý nhất.
Để hoàn thành tốt bài tiểu luận này, xin chân thành Thank Ths.Trần Nguyễn
Minh Ái đã hướng dẫn tận tình, chỉ ra những thiếu xót và góp ý cho bài tiểu luận . Đồng
thời cũng xin Thank Trường Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh đã tạo những điều
kiện tốt nhất về cơ sở vật chất, trang thiết bị kĩ thuật phục vụ cho việc học tập và nghiên
cứu của nhóm đạt hiệu quả tốt nhất.

2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẠM PHÁT
2.1 Các khái niệm
Lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh
tế. Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của
đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một
loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác. Thông thường theo nghĩa đầu tiên thì người ta
hiểu là lạm phát của đơn vị tiền tệ trong phạm vi nền kinh tế của một quốc gia, còn theo
nghĩa thứ hai thì người ta hiểu là lạm phát của một loại tiền tệ trong phạm vi thị trường
toàn cầu. Một chỉ số lạm phát bằng 0 hay một chỉ số dương nhỏ thì được người ta gọi là
sự "ổn định giá cả".
Giảm phát là tình trạng mức giá chung của nền
kinh tế giảm xuống liên tục. Cũng có thể nói giảm phát
là lạm phát với tỷ lệ mang giá trị âm. Giảm phát
thường xuất hiện khi kinh tế suy thoái hay đình đốn.
Giảm lạm phát là sự sụt giảm của tỷ lệ lạm
phát. Nghĩa là mức giá chung vẫn tăng lên nhưng
với mức độ thấp hơn trước, tức là tốc độ tăng giá
trở nên chậm lại.
2.2 Phân loại
Lạm phát vừa phải: Mức lạm phát tương ứng với tốc độ tăng giá từ 0.3 đến
dưới 10% một năm.
Lạm phát cao (Lạm phát phi mã): Mức lạm phát tương ứng với tốc độ tăng
giá trong phạm vi hai hay ba chữ số một năm thường được gọi là lạm phát phi mã.
Siêu lạm phát: Siêu lạm phát là lạm phát "mất kiểm soát", một tình trạng giá cả
tăng nhanh chóng khi tiền tệ mất giá trị. Là loại lạm phát trên bốn số, tức tỷ lệ lạm phát
lên đến hàng ngàn phần trăm.
2.3 Đo lường
2.3.1 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
Là chỉ số tính theo phần trăm để phản ánh mức thay đổi tương đối của giá hàng
tiêu dùng theo thời gian. Sở dĩ chỉ là thay đổi tương đối vì chỉ số này chỉ dựa vào một
giỏ hàng hóa thay mặt cho toàn bộ hàng tiêu dùng. Công thức tính chỉ số giá tiêu dùng:
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top