nguyenviet1012

New Member

Download miễn phí Đề tài Nguyên nhân phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản ( 1960-1973 )





Mục lục
Phần mở đầu.
1.Lí do chọn đề tài.
2.Mục đích nghiên cứu.
3. Đối tượng và phạm vi ngiên cứu.
4. Phương pháp nghiên cứu.
5. Bố cục.
Phần nội dung:
Chương 1: Tình hình kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới 2 (1945-1960).
1.1 Đôi nét về đất nước con người Nhật Bản.
1.2 Hàn gắn vết thương chiến tranh và phục hồi kinh tế (1945-1960).
Chương 2: Đặc điểm nền kinh tế Nhật Bản (1960-1973).
2.1 Sự phát triển thần kì của kinh tế Nhật Bản (1960-1973).
2.2 Những nguyên nhân dẫn tới sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản.
2.2.1 Tính cách con người Nhật Bản.
2.2.2 Vai trò quản lí và chính sách mở cửa của Nhà Nước.
2.2.3 Cải cách kinh tế.
2.2.4 Đổi mới và phát triển khoa học kĩ thuật.
2.2.5 Ổn định chính trị xã hội.
2.2.6 Chi phí quốc phòng ít.
2.2.7 Các công ti, các nhà kinh doanh năng động tích cực.
2.2.8 Sự hợp tác chủ thợ và lực lượng lao động ưu tú.
2.2.9 Tỉ lệ tiết kiệm cao và ngân hàng cho vay tích cực.
2.2.10 Cơ cấu hai tầng và tư tưởng trong tăng trưởng kinh tế.
2.2.11 Sự kết hợp giữa thị trường và kế hoạch.
2.2.12 Môi trường quốc tế hòa bình.
2.2.13 Cải cách giáo dục.
Chương 3: Ý nghĩa của sự phát triển thần kì.
Phần kết luận.
Phụ lục ảnh.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ối nội, đối ngoại của Nhật Bản sau chiến tranh cụ thể như sau:
+ Đối nội: Chuyển từ chế độ chuyên chế sang chế độ dân chủ. Các đảng phái
được hoạt động công khai. Đảng Dân chủ Tự Do (LDP) Liên tục cầm quyền.
+ Đối ngoại: Kí hiệp ước An ninh Mĩ- Nhật (9/1951): Nhật lệ thuộc vào Mĩ,
được che chở và bảo vệ dưới chiếc “ô hạt nhân” của Mĩ. Chỉ dành 1% tổng sản
phẩm quốc dân cho chi phí quân sự, còn tập trung phát triển kinh tế.
Nhà nước và chính phủ Nhật Bản biết nắm bắt các thời cơ và lựa chọn các
chiến lược phát triển kinh tế phù hợp với thực tiễn và thực hiện các cải cách dân
chủ sau chiến tranh và quản lí kinh tế ở mức vĩ mô.
2.2.3. Cải cách kinh tế.
Trong quá trình cải cách, việc chế định 3 luật: Luật cải cách ruộng đất, Luật
giải tán các tài phiệt và luật lao động là quan trọng nhất. GHP( bộ tư lệnh quân
Đồng minh sau chiến tranh chiếm đóng Nhật Bản) đã đưa ra rất nhiều quy định
buộc chính phủ Nhật Bản phải tiến hành cải cách triệt để mà không có cách nào
trốn tránh.
*Cải cách ruộng đất.
Công cuộc cải cách kinh tế được bắt đầu ngay sau khi chiến tranh kết thúc
đã có tác dụng to lớn đến sự phát triển kinh tế Nhật Bản. Cải cách ruộng đất
được coi là cải cách quan trọng nhất và đạt hiệu quả cao nhất trong các cuộc cải
cách kinh tế. Với mục tiêu là: “ xóa bỏ những trở ngại kinh tế nhằm khắc phục
và củng cố các thiên hướng dân chủ để phá bỏ sự kìm hãm kinh tế vốn đọa đầy
người nông dân Nhật Bản trong nhiều thế kỉ áp bức phong kiến”.
Đạo luật cải cách ruộng đất được ban hành ngày 11/10/2946. Nội dung cơ
bản của cuộc cải cách ruộng đất là chuyển quyền sở hữu ruộng đất phát canh
cho những tá điền đã từng trồng trọt trên mảnh đất đó, nhà nước mua tất cả
ruộng đất phát canh cả các địa chủ vắng mặt và trong trường hợp các địa chủ
còn sống ở nông thôn thì mua lại một số ruộng. Sau đó phát lại cho các tá điền
khác, việc chuyển quyền sở hữu ruộng đất cho những nông dân trực tiếp canh
tác đã kích thích mạnh tính tích cực sản xuất của nông dân. Họ đã tiến hành cải
tạo ruộng đất, kết hợp với việc áp dụng những kỹ thuật canh tác mới để nâng
cao năng suất nông nghiệp, thu nhập nông dân tăng lên đã góp phần mở rộng
đáng kể thị trường trong nước.
Cuộc cải cách này được thực hiện khá cương quyết từ năm 1946 đến năm
1950 dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của lực lượng chiếm đóng. Đến năm 1948, số
lượng đất chính phủ mua lên đến 163 000 ha. Diện tích phát canh tính đến tháng
8/1950 chỉ còn 10%. Địa chủ vắng mặt đã bị xóa bỏ, 80 đến 90% đất của họ đã
bị chuyển nhượng cho tá điền. Khoảng 70 đến 80% số ruộng đất cho thuê hay
canh tác của địa chủ làng xã đã bị chuyển nhượng cho nông dân.
Nhiều nhà chính trị và nghiên cứu Nhật Bản trong và ngoài nước đánh giá
cao những thành tựu của chương trình cải cách ruộng đất. Cuộc cải cách ruộng
đất có tác động rất lớn đối với ý nghĩa phát triển kinh tế Nhật Bản. Vì ruộng đất
ở nông thôn Nhật Bản đã bị xóa bỏ, xóa bỏ luôn tàn dư phong kiến của nền
nông nghiệp và từ đó làm tan rã chế độ đẳng cấp ở nông thôn, làm thay đổi trật
tự xã hội nông thôn. Điều này tạo ra sự phân phối tài sản và thu nhập bình đẳng
hơn. Sauk hi quyền sở hữu ruộng đất đã được chuyển nhượng nông dân đã tiến
hành cải tạo ruộng đất gieo trồng, tích cực áp dụng kĩ thuật canh tác mới, tăng
năng suất lao động nông nghiệp. Những tiến bộ kĩ thuật trong việc trồng lúa và
thu nhập đáng kể của nông dân cũng đã góp phần mở rộng đáng kể thị trường
trong nước. Cải cách ruộng đất còn gián tiếp làm thay đổi toàn bộ chiều hướng
phát triển của làng xã Nhật Bản.
*Giải tán các tập đoàn tài phiệt(Zaibatsu).
Ở Mĩ, phần lớn người ta coi tài phiệt là thủ phạm làm cho Nhật Bản lao vào
cuộc chiến tranh đế quốc theo chỉ thị của GHQ(bộ tư lệnh quân Đồng minh sau
chiến tranh chiếm đóng Nhật Bản ), chính phủ Nhật Bản đã tiến hành giải tán
các tập đoàn tài phiệt vào tháng 10 năm 1945.
Sự tập trung công nghiệp vào một số Zaibatsu gây ra quan hệ nửa phong
kiến giữa chủ, thợ và kìm hãm tiền lương, cản trở sự phát triển công đoàn.
Nhằm thực hiện giải thể Zaibatsu, lực lượng Đồng minh đã lập ra ủy ban giải
quyết vấn đề công ty cổ phần. Ngoài 4 tập đoàn tài phiệt lớn như Mitsu,
Mitsubisi, Sunitomo, Yasuda bị giải tán, có 2500 người trong hội đồng quản trị
có 1600 xí nghiệp có quan hệ với tài phiệt đã buộc phải rời khỏi chức vụ của
mìn, 57 gia đình Zaibatsu phải giao nộp tài sản tổng cộng lên đến 233 triệu cổ
phần và bán cổ phần này cho nhiều công ty, hiệp hội.
Các cổ phần thuộc quyền sở hữu của các công ty tài phiệt và các gia đình tài
phiệt đã bị xử lí dưới hình thức đem ra bán ở thị trường cổ phần. Vì thế đã loại
trừ được sự chi phối của các cá nhân và của chủ cổ phần. Việc giải thể phần lớn
các công ty lớn trong các ngành công nghiệp chủ chốt của Nhật như thép,
đóng tàu … đã làm thay đổi hoàn toàn bản đồ công nghiệp của Nhật Bản.
Nhiều nhà kinh tế đã đánh giá việc giải thể các Zaibatsu góp phần vào việc
xóa bỏ tình trạng tập trung kinh tế, thiết lập một khuôn khổ cạnh tranh và giúp
cho nền kinh tế Nhật phát triển mạnh. Việc thanh lọc kinh tế đã loại bỏ trong
thực tế 1.535 người ở 295 công ty có tư tưởng quân phiệt hiếu chiến, tạo cơ hội
cho các nhà quản lý trẻ tuổi, năng động, táo bạo. Do đó, nền kinh tế Nhật có
điều kiện lấy lại sức sống và phát triển.
Công ty bị chia nhỏ thành những công ty nhỏ với những người lãnh đạo trẻ
tuổi( được gọi là giới lãnh đạo cấp 3). Nhiều người lo ngại rằng liệu toàn người
lãnh đạo cấp 3 như thế có thể gánh vác nổi nền kinh tế Nhật Bản hay không
nhưng ngược lại lớp trẻ đã phát huy tốt tinh thần của các nhà kinh tế do đó nền
kinh tế Nhật Bản đã lấy lại được sức sống của nó.
Việc giải thể các tập đoàn tài phiệt được tiến hành theo luật thủ tiêu tình
trạng tập trung cao độ kinh tế. Có thể nghĩ đó là ý đồ của Mĩ dùng pháp luật để
làm yếu nền kinh tế Nhật. Nhưng mặt khác nó đã làm tăng sức cạnh tranh, giúp
cho nền kinh tế Nhật tăng trưởng mạnh. Giải thể các công ty lung đoạn Zaibatsu
cũng là một nội dung quan trọng của cải cách kinh tế và tác động lớn đến sự
phát triển thần kì Nhật Bản. Việc giải thể này nhằm giải tán các tập đoàn tài
phiệt theo quan hệ gia tộc mang tính phong kiến.
*Chế định ba luật về lao động.
Cùng với các cải cách dân chủ khác là việc thực hiện ngay cuộc cải cách lao
động sau chiến tranh. Chính sách quan trọng của Mỹ là khuyến khích hoạt động
công đoàn. Đó là bảo đảm ngăn chặn sự hồi sinh của chủ nghĩa quân phiệt và
hành vi xâm lược và được coi là biện pháp đề cao tự do và nâng cao đời sống
vật chất của nhân dân Nhật Bản.
Luật công đoàn được đề ra vào tháng 12 năm 1945 và bắt...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Quản lý hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại CP đầu tư và phát triển Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0
B Nguyên nhân và giải pháp khắc phục hiện tượng lạm phát ở Việt nam Luận văn Kinh tế 2
K Một số nguyên nhân gây ra lạm phát phi mã và siêu lạm phát ớ nước ta Luận văn Kinh tế 2
C Lạm phát của Việt Nam qua hai năm 2007- 2008, nguyên nhân - Thực trạng và giải pháp Luận văn Kinh tế 2
T Độ trễ thời gian trong hoạt động đầu tư phát triển: bản chất, nguyên nhân, giải pháp Luận văn Kinh tế 2
C Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực tại tổng công ty Tài nguyên và Môi trường Việt Nam giai đoạn 2014 - 2020 Luận văn Kinh tế 0
M Nghiên cứu tài nguyên du lịch nhân văn phục vụ phát triển du lịch ở Bình Thuận Địa lý & Du lịch 0
K Vai trò của trường phổ thong dân tộc nội trú tỉnh Thái Nguyên trong định hướng phát triển nguồn nhân lực vùng Đông Bắc Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
A Nguyên nhân phát triển đạo Tin lành trong đồng bào dân tộc H Mông ở tỉnh miền núi phía Bắc nước ta và biện pháp khắc phục mặt tiêu cực của nó Văn hóa, Xã hội 0
G Phát huy vai trò của giai cấp công nhân ở Thái Nguyên trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top