Download miễn phí Khóa luận Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I 3
NHẬN THỨC CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN BÀO CHỮA CỦA NGƯỜI BỊ TẠM GIỮ, BỊ CAN, BỊ CÁO 3
1. Khái niệm quyền bào chữa và nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo 3
2. Cơ sở của nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo 7
2.1. Cơ sở lý luận 7
2.2. Cơ sở thực tiễn 9
3. Ý nghĩa của nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo 11
4. Lịch sử hình thành và phát triển của nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo ở Việt Nam 12
4.1. Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa trong luật TTHS Việt Nam từ sau Cách mạng Tháng Tám 1945 đến trước khi Bộ luật TTHS năm 1988 có hiệu lực thi hành 14
4.2. Giai đoạn từ khi Bộ luật TTHS năm 1988 có hiệu lực thi hành đến năm 2003 20
4.3. Giai đoạn từ khi có Bộ luật TTHS năm 2003 đến nay 21
CHƯƠNG II 24
NỘI DUNG CỦA NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN BÀO CHỮA CỦA NGƯỜI BỊ TẠM GIỮ, BỊ CAN, BỊ CÁO TRONG PHÁP LUẬT 24
TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM 24
1. Bảo đảm quyền tự bào chữa 24
1.1. Bảo đảm quyền tự bào chữa trong giai đoạn điều tra, truy tố 24
1.1.1. Đảm bảo quyền bào chữa của người bị tạm giữ 24
1.1.2. Bảo đảm quyền tự bào chữa của bị can 26
1.2. Đảm bảo quyền tự bào chữa trong giai đoạn xét xử 31
2. Đảm bảo quyền nhờ người khác bào chữa 35
2.1. Đảm bảo quyền nhờ người khác bào chữa trong giai đoạn điều tra, truy tố 37
2.2. Đảm bảo quyền nhờ người khác bào chữa trong giai đoạn xét xử 42
2.3. Nghĩa vụ của người bào chữa khi tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo 44
3. Đảm bảo quyền có người bào chữa trong những trường hợp pháp luật quy định 45
CHƯƠNG III 49
THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN BÀO CHỮA CỦA NGƯỜI BỊ 49
TẠM GIỮ, BỊ CAN, BỊ CÁO VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 49
NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT, NÂNG CAO HIỆU QUẢ 49
THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM QUYỀN BÀO CHỮA 49
CỦA NGƯỜI BỊ TẠM GIỮ, BỊ CAN, BỊ CÁO 49
1. Thực trạng bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo 49
1.1. Những kết quả đạt được trong việc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo 49
1.1.1. Những kết quả đạt được trong việc bảo đảm quyền tự bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo 49
1.1.2. Những kết quả đạt được trong việc bảo đảm quyền nhờ người khác bào chữa và quyền có người bào chữa trong các trường hợp do pháp luật quy định của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo 50
1.2. Những hạn chế, vướng mắc trong việc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo 53
1.2.1. Những hạn chế, vướng mắc từ phía cơ quan THTT 53
1.2.2. Những hạn chế, vướng mắc từ phía người bào chữa 58
1.2.3. Những hạn chế, vướng mắc từ phía người bị tạm giữ, bị can, bị cáo 60
2. Nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc trong việc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo 61
2.1. Nguyên nhân về pháp luật 61
2.2. Nguyên nhân thuộc về mặt nhận thức 62
2.3. Nguyên nhân về tổ chức 63
3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo 65
3.1. Về hoàn thiện pháp luật 65
3.2. Về tổ chức 69
3.3. Về nhận thức 69
KẾT LUẬN 71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-01-29-khoa_luan_nguyen_tac_bao_dam_quyen_bao_chua_cua_ng.avzCTAOqXV.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-56684/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
ả các quyết định tố tụng theo quy định của Bộ luật TTHS là một việc hết sức quan trọng giúp cho bị can thực hiện tốt quyền bào chữa của mình. Có đọc và nắm được tất cả những tài liệu và tình tiết của vụ án liên quan đến bản thân và liên quan đến những bị cáo khác (nếu có) thì bị can mới có được khả năng chuẩn bị ý kiến để bào chữa cho mình. Phù hợp với quy định này, khoản 2 Điều 160 Bộ luật TTHS quy định CQĐT ra quyết định tạm đình chỉ điều tra phải gửi quyết định này cho bị can; khoản 4 Điều 162 quy định trong thời hạn 2 ngày kể từ ngày ra bản kết luận điều tra, CQĐT phải gửi bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hay quyết định đình chỉ điều tra cho bị can; khoản 1 Điều 166 quy định trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày ra một trong những quyết: truy tố bị can trước toà bằng bản cáo trạng; trả hồ sơ để điều tra bổ sung; đình chỉ hay tạm đình chỉ vụ án; VKS phải thông báo cho bị can, giao bản cáo trạng, quyết định đình chỉ vụ án hay tạm đình chỉ vụ án cho bị can.- Bị can có quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền THTT.
Như đã phân tích ở trên, bị can có quyền tiếp xúc với tất cả các quyết định tố tụng theo quy định của Bộ luật TTHS, từ đó pháp luật cũng quy định các cơ quan THTT phải tạo điều kiện cho bị can thực hiện các quyền này. Khi đã nắm được toàn bộ những quyết định, những kết luận tố tụng, những tài liệu về vụ án, bị can có thể khiếu nại đối với những quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền THTT.
Ngày 08/09/2006, TAND Thành phố Hà Nội mở phiên toà xét xử vụ án nhận hối lộ, trong đó bị cáo Trần Lê Sơn bị VKS Thành phố Hà Nội truy tố về hành vi môi giới hối lộ. Trước vành móng ngựa, Sơn trình bày rành rẽ : “VKS tống đạt cáo trạng tới bị cáo, nhưng hôm sau lại thay bằng một bản khác. Cáo trạng đọc tại toà hôm nay là bản cũ”. Theo Sơn cáo trạng còn trích dẫn không chính xác nhiều lời khai cũng như thời gian xảy ra vụ án và thời điểm bắt các bị cáo…Bị bất ngờ trước việc này, Thẩm phán chủ toạ phiên toà đã cho đối chất giữa thay mặt VKS và bị cáo. Và khi được luật sư cung cấp cả hai bản cáo trạng và so sánh thì Toà án thấy rằng hai bản cáo trạng được tống đạt cho bị cáo Sơn là không giống nhau. Ngày 11/09/2006, sau 3 ngày xét xử, TAND Thành phố Hà Nội tuyên trả hồ sơ về VKSND Thành phố Hà Nội để tống đạt lại cho các bị cáo theo đúng thủ tục tố tụng.( (1)
)
- Bị can có quyền tham gia một số hoạt động điều tra.
Để tạo điều kiện cho bị can thực hiện quyền bào chữa, Bộ luật TTHS quy định, khi khám nghiệm hiện trường và khi tiến hành thực nghiệm điều tra trong trường hợp cần thiết bị can cũng có thể tham gia (Điều 150, 153 Bộ luật TTHS).
1.2. Đảm bảo quyền tự bào chữa trong giai đoạn xét xử
Sau khi Toà án quyết định đưa vụ án ra xét xử, bị can trở thành bị cáo và quyền bào chữa của họ tiếp tục được bảo đảm bằng các quy định của Bộ luật TTHS.
- Bị cáo có quyền được nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định áp dụng, thay đổi, hay huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn; quyết định đình chỉ vụ án; bản án, quyết định của Toà án; các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật TTHS.
Các quyết định, các văn bản kể trên liên quan trực tiếp tới quyền lợi và nghĩa vụ của bị cáo nói chung và quyền bào chữa của bị cáo nói riêng. Nhận được đầy đủ các quyết định này nhằm tạo điều kiện cho bị cáo có thể thực hiện tốt quyền bào chữa cũng như các quyền và nghĩa vụ tố tụng khác của mình. Đồng thời quy định này cũng đòi hỏi các cơ quan THTT phải giải quyết vụ án theo đúng thủ pháp luật, các văn bản, các quyết định được ban hành phải có căn cứ và hợp pháp.
Quyền được nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử là quyền quan trọng của bị cáo. Theo quy định tại khoản 1 Điều 182 Bộ luật TTHS, quyết định đưa vụ án ra xét xử phải được giao cho bị cáo chậm nhất là 10 ngày trước khi mở phiên toà. Quyết định đưa vụ án ra xét xử có những nội dung rất cần thiết cho bị cáo trong việc chuẩn bị bào chữa: tội danh và điều khoản của Bộ luật Hình sự mà VKS áp dụng đối với hành vi của bị cáo; ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm mở phiên toà; họ tên Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Toà án, KSV, người bào chữa, người phiên dịch nếu có; họ tên người được triệu tập tới phiên toà để xét hỏi; vật chứng cần đưa ra xem xét tại phiên toà… (Điều 178 Bộ luật TTHS). Cùng với những điều đã biết về kết luận điều tra, các tình tiết và tài liệu vụ án nêu trong bản cáo trạng, việc nghiên cứu quyết định đưa vụ án ra xét xử cũng là cơ sở để bị cáo có thể thực hiện được các quyền của mình như quyền tham gia phiên toà, quyền đề nghị thay đổi người THTT, quyền yêu cầu xem xét thêm vật chứng mới… Quyết định đưa vụ án ra xét xử là một quyết định rất quan trọng với bị cáo nên trong trường hợp bị cáo chưa được giao nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử trong thời hạn 10 ngày trước khi mở phiên toà và bị cáo có yêu cầu thì HĐXX phải hoãn phiên toà (Điều 201). Pháp luật cũng quy định đảm cho bị cáo được nhận các quyết định khác của Toà án theo Điều 182 Bộ luật TTHS.
- Bị cáo có quyền tham gia phiên toà.
Trong TTHS, giai đoạn xét xử là giai đoạn quan trọng nhất, trong giai đoạn này tội trạng của bị cáo sẽ được xác định một cách công khai trước phiên toà với sự tham gia của các bên tố tụng. Thay mặt Nhà nước, HĐXX sẽ quyết định những vấn đề quan trọng nhất của TTHS là xác định tội danh và quyết định hình phạt đối với bị cáo dựa trên những chứng cứ đã thu thập được tại phiên toà. Tại phiên toà, bị cáo bình đẳng với KSV và những người tham gia tố tụng khác trong việc đưa ra các chứng cứ, đồ vật, tài liệu, đưa ra yêu cầu và tranh luận dân chủ tại phiên toà… Như vậy, thực hiện quyền bào chữa tại phiên toà có thể coi là hành vi tố tụng quan trọng nhất trong các hành vi tố tụng của bị cáo. Và để bị cáo có thể thực hiện được hành vi đó pháp luật quy định tham gia phiên toà là quyền của bị cáo và Toà án chỉ được phép xét xử vắng mặt bị cáo trong những trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 187 Bộ luật TTHS còn các trường hợp khác nếu bị cáo vắng mặt đều phải hoãn phiên toà. Tham gia phiên toà cũng là nghĩa vụ của bị cáo, nếu bị cáo vắng mặt tại phiên toà mà không có lý do chính đáng thì sẽ bị áp giải.
- Bị cáo có quyền được giải thích về quyền và nghĩa vụ.
Đây là quyền của bị cáo được ghi nhận trực tiếp tại điểm a, khoản 2 Điều 50 Bộ luật TTHS. Trong phần thủ tục bắt đầu phiên toà, chủ toạ phiên toà sẽ thay mặt HĐXX giải thích quyền và nghĩa vụ cho bị cáo. Biết mình có những quyền gì và phải thực hiện những nghĩa vụ gì sẽ giúp cho bị cáo chủ động, hoà nhập tốt hơn vào diễn biến phiên toà.
- Bị cáo có quyền đề nghị thay đổi người THTT, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật TTHS.
Bị cáo là đối tượng b