tapthe_11A4

New Member
Chia sẻ miễn phí cho các bạn tài liệu:
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nói chung cũng như xu hướng cổ phần hóa nói riêng, báo cáo tài chính (BCTC) đóng vai trò rất quan trọng. Thông tin trình bày trong các BCTC là phương tiện giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin như: các nhà quản trị doanh nghiệp, nhà đầu tư, chính phủ và các ban ngành chức năng như cơ quan thuế, cơ quan thống kê nắm bắt một cách sát thực nhất về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các quyết định quản trị, quản lý và đầu tư một cách phù hợp. Tuy nhiên, có thể thấy việc trình bày thông tin trên BCTC của các doanh nghiệp hiện nay còn tồn tại nhiều bất cập. Để khắc phục thực trạng này cũng như để tăng cường tính minh bạch của thông tin kế toán trình bày trong BCTC đã có nhiều công trình nghiên cứu ra đời, nhiều giải pháp được đặt ra. Đứng trên góc độ xem xét từ khía cạnh nguyên tắc giá gốc trong Chuẩn mực kế toán Việt Nam, nhóm tác giả đã mạnh dạn lựa chọn và hoàn thành đề tài: “Nguyên tắc giá gốc trong Chuẩn mực kế toán Việt Nam- một số vấn đề đặt ra nhằm tăng cường tính minh bạch của thông tin trình bày trên BCTC”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là làm sáng tỏ cơ sở lý luận về định giá và nguyên tắc định giá trong trình bày thông tin trên BCTC; nguyên tắc giá gốc trong Chuẩn mực kế toán Việt Nam và việc trình bày thông tin trên BCTC; từ đó đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường tính minh bạch của thông tin kế toán trình bày trong BCTC.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Nguyên tắc giá gốc trong Chuẩn mực kế toán Việt Nam và tính minh bạch thông tin trình bày trong BCTC.
- Phạm vi nghiên cứu: Chuẩn mực kế toán Việt Nam và các loại BCTC.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác- Lênin là cơ sở phương pháp luận
- Kết hợp nghiên cứu lý luận với khảo sát thực tế vận dụng nguyên tắc giá gốc trong Chuẩn mực kế toán Việt Nam về BCTC.
- Phương pháp kỹ thuật: kết hợp với các phương pháp khảo sát, so sánh, phân tích đánh giá, tổng hợp, quy nạp, diễn giải…
- Tham khảo ý kiến các chuyên gia, kế thừa các kết quả đã nghiên cứu.
5. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về định giá và nguyên tắc định giá trong trình bày thông tin trên BCTC.
Chương 2: Nguyên tắc giá gốc trong Chuẩn mực kế toán Việt Nam và việc trình bày thông tin trên BCTC.
Chương 3: Giải pháp nhằm tăng cường tính minh bạch của thông tin kế toán trình bày trong BCTC.

















Chương 1: Cơ sở lý luận về định giá và nguyên tắc định giá trong trình bày thông tin trên BCTC.
1.1. Các cơ sở tính giá để đo lường và ghi nhận các yếu tố của BCTC
1.1.1. Giá trị hợp lý
Cơ sở tính giá hợp lý bắt đầu được sử dụng rộng rãi từ cuối những năm 1990 khi Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) nghiên cứu ban hành mới và sửa đổi các chuẩn mực kế toán như: Nông nghiệp, Bất động sản đầu tư, thanh toán trên cơ sở cổ phiếu, công cụ tài chính… Các chuẩn mực kế toán (IAS) và chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) đều sử dụng định nghĩa “Giá trị hợp lý là mức giá mà một tài sản có thể được trao đổi giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong một giao dịch ngang giá.”.
Ưu điểm của giá trị hợp lý:
- Tiếp cận dựa trên thị trường : Giá trị hợp lý là cơ sở tính giá phản ánh được mức giá kỳ vọng của thị trường hiện tại và tương lai đối với một tài sản hay một khoản nợ phải trả. Do vậy, trong mối quan hệ với các cơ sở định giá khác thay thế, giá trị hợp lý được coi là cơ sở định giá giúp thông tin tài chính phản ánh tốt nhất dòng tiền tương lai của đơn vị cũng như khả năng thanh khoản và linh hoạt tài chính của đơn vị.
- Cung cấp thông tin hữu ích hơn : Gắn với các mục tiêu và yêu cầu của thông tin tài chính, có thể nhận thấy giá trị hợp lý sẽ góp phần làm cho thông tin tài chính thích hợp hơn với nhu cầu sử dụng thông tin trong điều kiện nền kinh tế thị trường phát triển.
Nhược điểm của giá trị hợp lý: Tính khách quan và tin cậy của giá hợp lý còn nhiều điểm chưa được đảm bảo:
- BCTC theo cách tiếp cận giá trị hợp lý luôn tồn tại những mâu thuẫn về logic kinh tế nếu giá trị hợp lý được sử dụng triệt để đối với mọi khoản mục. Chẳng hạn, người sử dụng thông tin tài chính sẽ khó có thể hiểu ý nghĩa kinh tế của các khoản thu nhập phát sinh do biến động tăng giá trị hợp lý của một số tài sản trong khi mục đích nắm giữ tài sản này của doanh nghiệp là để có doanh thu trong dài hạn, chứ không phải bán tài sản trong ngắn hạn.
- Hạn chế của cơ sở tính giá này càng thể hiện rõ khi nó được áp dụng để đánh giá các tài sản mà doanh nghiệp không có ý định bán, thanh toán trong ngắn hạn hay trong điều kiện không có thị trường hoạt động hiệu quả cho tài sản và nợ phải trả. ở các nước đang hình thành và phát triển nền kinh tế thì việc áp dụng cơ sở tính giá này cần xem xét kỹ càng hơn.
1.1.2. Giá gốc
Giá gốc của tài sản là số tiền hay khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hay tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận.
Một cách tổng quát , cơ sở giá gốc đòi hỏi kế toán phải ghi chép giá trị một tài sản được mua theo phí tổn được tính bằng tiền trên cơ sở trao đổi ngang giá tại thời điểm hoàn tất việc mua và giá trị này được giữ nguyên kể cả trong trường hợp sau đó giá cả của những tài sản tương tự có thể thay đổi trên thị trường.
Ưu điểm của giá gốc:
Trong hầu hết các trường hợp xác định giá gốc của tài sản và nợ phải trả đều dựa trên các bằng chứng khách quan có thể thẩm định nên có thể khẳng định giá gốc có độ tin cậy cao nhất trong các cơ sở tính giá mà kế toán có thể sử dụng.
Giá gốc là thông tin thích hợp cho các quyết định kinh tế thông qua phân tích mối quan hệ chi phí- khối lượng- lợi nhuận, định giá bán sản phẩm, tiếp tục sản xuất và ngừng một bộ phận nào đó và một loạt các quyết định khác trên cơ sở căn cứ vào các hệ số tính toán dựa trên thông tin trình bày trong báo cáo tài chính.
Nhược điểm của giá gốc:
Cơ sở tính giá này chủ yếu phản ánh các dòng tiền trong quá khứ mà ít có sự liên hệ rõ ràng với khả năng tạo ra dòng tiền tương lai của doanh nghiệp. Gắn với mục tiêu cung cấp thông tin tài chính và nhu cầu của đối tượng sử dụng thông tin hiện nay, giá gốc bộc lộ một số hạn chế về tính thích hợp
1.1.3. Giá hiện hành
Giá hiện hành là mức giá kinh tế nhất mà doanh nghiệp phải trả hay chi phí hợp lý nhất phải bỏ ra để có được tài sản thay thế với công suất và năng lực hoạt động tương đương với tài sản hiện có. Giá hiện hành có thể xác định theo cách tiếp cận từ bên trong doanh nghiệp (còn gọi là giá thành sản xuất thay thế) hay với cách tiếp cận bên ngoài doanh nghiệp (được gọi là giá mua thay thế).
Ưu điểm của giá hiện hành:
Trong điều kiện không tồn tại thị trường hoạt động cho tài sản và nợ phải trả hoàn toàn giống nhau tại thời điểm ghi nhận ban đầu thì giá hiện hành nếu đảm bảo được tính tin cậy được ưu tiên sử dụng để phản ánh đúng bản chất của đối tượng kinh tế tài chính.
Nhược điểm của giá hiện hành:
Giá hiện hành phản ánh mặt bằng giá thị trường hiện tại trong điều kiện hiện tại của thị trường nên cũng ít có sự liên hệ trực tiếp đến khả năng tạo ra dòng tiền trong tương lai. Chính vì thế thông tin mà nó mang lại không đáp ứng tốt các mục tiêu cung cấp thông tin mà kế toán hướng tới.
Mặt khác, giá hiện hành cũng được xác định trên cơ sở thông tin thu thập từ thị trường với giả định các điều khoản trong giao dịch là kinh tế nhất đối với doanh nghiệp. Nên đứng trên góc độ của các đối tượng khác sử dụng thông tin tính tin cậy chưa được đảm bảo.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

banthe1704

New Member
Re: [Free] Nguyên tắc giá gốc trong Chuẩn mực kế toán Việt Nam- vài vấn đề đặt ra nhằm tăng cường tính minh bạch của thông tin trình bày trên BCTC

Phiền ad gửi cho mình xin bài này ạ. Thank ad !
 

tctuvan

New Member
Re: [Free] Nguyên tắc giá gốc trong Chuẩn mực kế toán Việt Nam- vài vấn đề đặt ra nhằm tăng cường tính minh bạch của thông tin trình bày trên BCTC

Link download đã có, mời bạn tải nhé
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
A Nguyên tắc và phương pháp xây dựng ngân hàng tiểu mục đánh giá kỹ năng thực hành ngoại ngữ hệ chính quy Luận văn Sư phạm 0
K Xác định trị giá hải quan theo nguyên tắc của hiệp định trị giá GATT 1994 cơ hội và thách thức đối với Việt Nam Luận văn Luật 0
S Bàn về hệ thống nguyên tắc và phương pháp tính giá hàng tồn kho trong doanh nghiệp Tài liệu chưa phân loại 0
H Hệ thống nguyên tắc và phương pháp tính giá áp dụng cho tính giá các loại hàng tồn kho trong doanh nghiệp Luận văn Kinh tế 0
M Tiểu luận: Dựa vào nguyên tắc hoạt động báo chí để đánh giá hiệu quả báo chí Văn hóa, Xã hội 0
P Bàn về hệ thống nguyên tắc và phương pháp tính giá hàng tồn kho trong doanh nghiệp Luận văn Kinh tế 2
Y Phân tích nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lý hành chính nhà nước và đánh giá việc vận dụng nguyên tắc này trong quản lý hành chính nhà nước Luận văn Luật 0
G Bài tập: Nguyên tắc giá gốc? Vận dụng nguyên tắc giá gốc trong việc xác định giá trị tài sản cố định hữu hình Luận văn Kinh tế 0
T Đánh giá việc áp dụng các nguyên tắc của học thuyết phân chia quyền lực trong quá trình xây dựng và phát triển của bộ máy nhà nước Mỹ Văn hóa, Xã hội 0
P Bàn về hệ thống nguyên tắc và phương pháp tính giá áp dụng cho tính giá hàng tồn kho trong doanh nghiệp Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top