vitieu_bao5

New Member
Luận văn tiếng Anh: Nguyên tắc hai cấp xét xử trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam : Luận văn ThS. Luật: 60 38 30
Nhà xuất bản: Khoa Luật
Ngày: 2013
Chủ đề: Luật dân sự
Pháp luật Việt Nam
Xét xử
Miêu tả: 97 tr.
Luận văn ThS. Luật dân sự -- Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013
Hệ thống những vấn đề liên quan đến các nội dung của nguyên tắc hai cấp xét xử trong pháp luật tố tụng dân sự (TTDS) và làm rõ thêm những vấn đề lý luận về nguyên tắc hai cấp xét xử trong pháp luật TTDS. Phân tích làm rõ các quy định của pháp luật Việt Nam về nguyên tắc hai cấp xét xử trong TTDS như thẩm quyền xét xử theo các cấp sơ thẩm, phúc thẩm và những nội dung liên quan đến các cấp xét xử này. Chỉ ra những bất cập, những đòi hỏi cần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn xét xử các vụ án dân sự (VADS) tại tòa án, hạn chế và đi đến khắc phục, chấm dứt tình trạng các VADS bị kèo dài thời gian giải quyết, các tòa án đẩy đi đẩy lại cho nhau qua nhiều lần xét xử không mang lại hiệu quả giải quyết tranh chấp. Đề xuất các kiến nghị nhằm thực hiện định hướng của Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, trong đó có vấn đề liên quan đến việc tổ chức thực hiện có hiệu quả nguyên tắc hai cấp xét xử trong tố tụng dân sự Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng xét xử trong TTDS.

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài.................................................................. 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài.............................................. 3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài............................................................ 3
5. Mục đích của việc nghiên cứu đề tài.................................................... 3
6. Tính mới và những đóng góp của luận văn.......................................... 4
7. Kết cấu của luận văn ............................................................................ 4
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN TẮC HAI
CẤP XÉT XỬ TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ.......... 6
1.1. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA NGUYÊN TẮC HAI CẤP
XÉT XỬ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ.............................................. 6
1.1.1. Khái niệm nguyên tắc hai cấp xét xử trong pháp luật tố tụng dân sự.........6
1.1.2. Ý nghĩa của nguyên tắc hai cấp xét xử trong pháp luật tố tụng dân sự ....12
1.2. CƠ SỞ CỦA NGUYÊN TẮC HAI CẤP XÉT XỬ TRONG
PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ ................................................... 14
1.2.1. Cơ sở lý luận của nguyên tắc hai cấp xét xử trong pháp luật tố
tụng dân sự ......................................................................................... 14
1.2.2. Cơ sở thực tiễn của nguyên tắc hai cấp xét xử trong tố tụng dân sự..... 18
1.3. MỐI QUAN HỆ CỦA NGUYÊN TẮC HAI CẤP XÉT XỬ
TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VỚI MỘT SỐ NGUYÊN TẮC
CƠ BẢN KHÁC CỦA LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ......................... 18
1.3.1. Nguyên tắc hai cấp xét xử trong tố tụng dân sự với nguyên tắc
đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng dân sự.................. 19
1.3.2. Nguyên tắc hai cấp xét xử trong tố tụng dân sự với nguyên tắc
Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo
pháp luật.............................................................................................. 20
1.3.3. Nguyên tắc hai cấp xét xử trong tố tụng dân sự với nguyên tắc
trách nhiệm của cơ quan, ngƣời tiến hành tố tụng............................. 22
1.3.4. Nguyên tắc hai cấp xét xử với nguyên tắc cung cấp chứng cứ và
chứng minh trong tố tụng dân sự ....................................................... 23
1.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG QUYẾT ĐỊNH ĐẾN VIỆC
THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC HAI CẤP XÉT XỬ TRONG
PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ ................................................... 24
1.4.1. Ý thức, trình độ am hiểu pháp luật của đƣơng sự.............................. 25
1.4.2. Sự hỗ trợ đƣơng sự tham gia tố tụng của ngƣời thay mặt và bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đƣơng sự....................................... 26
1.4.3. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ Thẩm phán và trách
nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, ngƣời tiến hành tố tụng ............. 27
Kết luận Chương 1 ........................................................................................ 28
Chương 2: NỘI DUNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT
NAM VỀ NGUYÊN TẮC HAI CẤP XÉT XỬ TRONG TỐ
TỤNG DÂN SỰ VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN ......................... 29
2.1. NỘI DUNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ TÕA ÁN THỰC HIỆN CHẾ
ĐỘ HAI CẤP XÉT XỬ VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN ................. 29
2.1.1. Nội dung các quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về
cấp xét xử sơ thẩm và thực tiễn thực hiện.......................................... 29
2.1.2. Nội dung các quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về
cấp xét xử phúc thẩm và thực tiễn thực hiện...................................... 43
2.2. NỘI DUNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ XÉT LẠI BẢN ÁN, QUYẾT
ĐỊNH CÓ HIỆU LỰC PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN.... 49
2.2.1. Tính chất của việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật ..... 49
2.2.2. Những vấn đề chung về thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có
hiệu lực pháp luật ............................................................................... 51
Kết luận Chương 2 ........................................................................................ 55
Chương 3: NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐIỀU CHỈNH CỦA NGUYÊN
TẮC HAI CẤP XÉT XỬ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ.............. 56
3.1. CÁC YÊU CẦU NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐIỀU CHÍNH CỦA
NGUYÊN TẮC HAI CẤP XÉT XỬ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ.... 56
3.1.1. Yêu cầu từ đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc................. 56
3.1.2. Yêu cầu của sự phát triển kinh tế, xã hội và quá trình hội nhập
quốc tế ................................................................................................ 57
3.2. CÁC KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐIỀU
CHỈNH CỦA NGUYÊN TẮC HAI CẤP XÉT XỬ TRONG TỐ
TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM ............................................................ 58
3.2.1. Kiến nghị về hoàn thiện pháp luật...................................................... 58
3.2.2. Kiến nghị về một số biện pháp đảm bảo thực hiện nguyên tắc hai
cấp xét xử trong tố tụng dân sự Việt Nam ......................................... 70
Kết luận chương 3 ......................................................................................... 83
KẾT LUẬN .................................................................................................... 85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 88
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ khi Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 (LTCTAND), Bộ luật
Tố tụng dân sự năm 2004 (BLTTDS) đƣợc ban hành và có hiệu lực thi hành,
thẩm quyền, trình tự và thủ tục xét xử các vụ án dân sự (VADS) đã đƣợc quy
định các văn bản này và các văn bản hƣớng dẫn khá cụ thể và khoa học. Tuy
nhiên, qua quá trình thực hiện tại các Tòa án vẫn còn hiện tƣợng các VADS
đƣợc giải quyết một cách chậm trễ, kéo dài gây lãng phí, tốn kém cho ngƣời
dân và Nhà nƣớc. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình
trạng đó là do các quy định về những vấn đề liên quan đến nguyên tắc hai cấp
xét xử và việc thực hiện chúng còn nhiều bất cập, khiến cho tình trạng chồng
chéo thẩm quyền, lấn sân, lẫn lộn trách nhiệm giải quyết VADS giữa các Tòa
án khác cấp với nhau vẫn xảy ra thƣờng xuyên.
Theo tinh thần của Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005
của Bộ Chính trị về Chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020, thì Tòa án là
trung tâm của quá trình cải cách tƣ pháp. Trong quá trình cái cách tƣ pháp đối
với Tòa án, việc đình hình rõ, điều chỉnh và bổ sung các quy định của pháp luật
về tổ chức Tòa án và pháp luật tố tụng để đảm bảo nguyên tắc hai cấp xét xử
đƣợc sử dụng một cách phù hợp, tạo thuận lợi cho quá trình xét xử các VADS,
đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các đƣơng sự và bảo vệ pháp chế xã hội
chủ nghĩa (XHCN) [17]. Trên thực tế hiện nay, ở nƣớc ta đang triển khai thí
điểm xây dựng mô hình Tòa án khu vực ở các địa phƣơng nhằm có những đổi
mới căn bản về tổ chức, thẩm quyền của các cơ quan trong hệ thống Tòa án.
Việc thí điểm này rất cần sự nghiên cứu, đánh giá ở nhiều khía cạnh nhằm tìm
ra mô hình tổ chức Tòa án hợp lý nhất, trong đó có những vấn đề cụ thể liên
quan đến các cấp xét xử trong tố tụng dân sự (TTDS). Việc nghiên cứu nguyên
tắc hai cấp xét xử trong TTDS Việt Nam là một vấn đề hết sức cần thiết về
phƣơng diện lý luận cũng nhƣ ở phƣơng diện thực tiễn. Vì vậy, học viên đã lựa
chọn đề tài: "Nguyên tắc hai cấp xét xử trong pháp luật tố tụng dân sự Việt
Nam" làm luận văn thạc sỹ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nguyên tắc hai cấp xét xử trong tố tụng nói chung và nguyên tắc hai
cấp trong pháp luật TTDS nói riêng là một vấn đề tố tụng cơ bản. Do đó,
trong những năm qua đã có nhiều bài viết, công trình khoa học nghiên cứu về
vấn đề này ở những mức độ khác nhau nhƣ bài "Đổi mới tổ chức và hoạt
động của Tòa án nhân dân” đăng trên Tạp chí Nhà nƣớc và Pháp luật số
11/2003 và bài “Nguyên tắc hai cấp xét xử và việc áp dụng nguyên tắc đó vào
việc tổ chức Toà án các cấp” đăng trên Tạp chí Nhà nƣớc và pháp luật số
5/2007 của Phó giáo sƣ, tiến sỹ Trần Văn Độ; bài“Về chế độ hai cấp xét xử”
của Vũ Văn Nhiêm đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 7/2003); bài
“Quan niệm về nguyên tắc hai cấp xét xử trong tố tụng dân sự nước ta” của
Thạc sỹ Tống Công Cƣờng đăng trên Tạp chí Khoa học pháp lý số 6/2006;
bài “Thực hiện chế độ hai cấp xét xử - cơ chế bảo vệ quyền con người trong
tố tụng dân sự” của tiến sỹ Nguyễn Quang Hiền đăng trên Tạp chí Nghiên
cứu lập pháp số 8, tháng 4/2010; luận án tiến sĩ luật học “Phân cấp thẩm
quyền giải quyết tranh chấp dân sự trong hệ thống Tòa án ở Việt Nam trong
giai đoạn hiện nay” của nghiên cứu sinh Lê Thị Hà bảo vệ tại Trƣờng Đại
học Luật Hà Nội năm 2005 v.v... Các công trình này đã nghiên cứu làm sáng
tỏ đƣợc nhiều nội dung của “Nguyên tắc hai cấp xét xử trong tố tụng” nói
chung và “Nguyên tắc hai cấp xét xử trong tố tụng dân sự” nói riêng nhƣng
cũng còn nhiều nội dung chƣa đƣợc các công trình này nghiên cứu sâu và
toàn diện. Tuy vậy, đây vẫn là những tài liệu quan trọng để học viên tham
khảo trong quá trình nghiên cứu đề tài.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tƣợng nghiên cứu là những vấn đề lý luận về “Nguyên tắc hai cấp
xét xử trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam,” các quy định của pháp luật
TTDS Việt Nam về nguyên tắc này và thực tiễn thực hiện chúng tại các Tòa
án các cấp.
Phạm vi nghiên cứu đề tài của luận văn chỉ giới hạn trong những vấn đề
lý luận cơ bản về “Nguyên tắc hai cấp xét xử trong pháp luật tố tụng dân sự
Việt Nam” nhƣ khái niệm, ý nghĩa, cơ sở, mối quan hệ và các yếu tố quyết định
đến việc thực hiện nguyên tắc hai cấp xét xử trong tố tụng dân sự Việt Nam và
thực tiễn thực hiện chúng tại các Tòa án trong những năm gần đây, đặc biệt là
các nội dung liên quan đến cấp XXST và XXPT đối với các VADS.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
của triết học Mác - Lênin về Nhà nƣớc và pháp luật, những quan điểm của
Đảng và Nhà nƣớc ta về xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền, về cải cách tƣ pháp
và cải cách nền hành chính quốc gia. Việc thực hiện luận văn còn dựa vào
thực tiễn xét xử, những tổng kết, đánh giá của ngành Tòa án, những số liệu
thống kê về tình hình xét xử, về tổ chức cán bộ ... để những kiến nghị, đề xuất
về các cấp xét xử trong tố tụng có cơ sở thực tiễn.
Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu học viên còn sử dụng các phƣơng
pháp nghiên cứu khoa học nhƣ phƣơng pháp so sánh, tổng hợp, tiếp cận hệ
thống, lịch sử, thống kê v.v... để hoàn thành luận văn này.
5. Mục đích của việc nghiên cứu đề tài
Học viên nghiên cứu đề tài này, trƣớc hết với mục đích để học hỏi,
trao dồi kiến thức, rèn luyện, nâng cao trình độ của chính bản thân về pháp
luật dân sự và hoàn thành chƣơng trình học luật dân sự. Bên cạnh đó, thông
qua công trình nghiên cứu, tác giả mong muốn đóng góp một số kiến nghị
nhằm góp phần hoàn thiện hơn nữa các quy định của pháp luật về nguyên
tắc hai cấp xét xử trong TTDS Việt Nam hiện nay.
6. Tính mới và những đóng góp của luận văn
Luận văn với đề tài "Nguyên tắc hai cấp xét xử trong pháp luật tố tụng
dân sự Việt Nam” là công trình nghiên cứu một cách hệ thống về các nội
dung liên quan đến nguyên tắc hai cấp xét xử trong TTDS hiện Việt Nam hiện
nay và có những điểm mới cụ thể sau:
Thứ nhất, luận văn đã hệ thống những vấn đề liên quan đến các nội
dung của nguyên tắc hai cấp xét xử trong pháp luật TTDS và làm rõ thêm
những vấn đề lý luận về nguyên tắc hai cấp xét xử trong pháp luật TTDS.
Thứ hai, luận văn phân tích làm rõ các quy định của pháp luật Việt
Nam về nguyên tắc hai cấp xét xử trong TTDS nhƣ thẩm quyền xét xử theo
các cấp sơ thẩm, phúc thẩm và những nội dung liên quan đến các cấp xét xử
này. Từ đó, luận văn đã chỉ ra những bất cập, những đòi hỏi cần đƣợc sửa đổi,
bổ sung cho phù hợp với thực tiễn xét xử các VADS tại Tòa án, hạn chế và đi
đến khắc phục, chấm dứt tình trạng các VADS bị kèo dài thời gian giải quyết,
các Tòa án đẩy đi đẩy lại cho nhau qua nhiều lần xét xử không mang lại hiệu
quả giải quyết tranh chấp.
Thứ ba, luận văn nêu lên những đề xuất các kiến nghị nhằm thực hiện
định hƣớng của Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ
Chính trị về Chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020, trong đó có vấn đề
liên quan đến việc tổ chức thực hiện có hiệu quả nguyên tắc hai cấp xét xử
trong tố tụng dân sự Việt Nam nhằm nâng cao chất lƣợng xét xử trong TTDS.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận án gồm 3 chƣơng:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về nguyên tắc hai cấp xét xử trong
pháp luật tố tụng dân sự
Chương 2: Nội dung các quy định của pháp luật Việt Nam về nguyên
tắc hai cấp xét xử trong tố tụng dân sự và thực tiễn thực hiện
Chương 3: Yêu cầu và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh
của nguyên tắc hai cấp xét xử trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam
KẾT LUẬN
Từ lý luận đến thực tiễn đều cho thấy nguyên tắc hai cấp xét xử trong
pháp luật TTDS Việt Nam là một nguyên tắc quan trọng, nếu vận dụng tốt
nguyên tắc này trong quá trình giải quyết các VADS sẽ đảm bảo quyền lợi
chính đáng của ngƣời dân, bảo vệ pháp chế, hƣớng đến xã hội dân chủ, công
bằng và văn minh. Tuy nhiên, tại mỗi cấp xét xử cũng nhƣ trong toàn bộ quy
trình TTDS Việt Nam hiện nay từ các quy định pháp luật lẫn các yếu tố ảnh
hƣởng đến nguyên tắc hai cấp xét xử vẫn còn những vấn đề cần hoàn thiện để
nâng cao chất lƣợng tố tụng, qua đó làm cho hiệu quả điều chỉnh của nguyên
tắc hại cấp xét xử đƣợc nâng cao. Do đó, trong phạm vi luận văn “Nguyên tắc
hai cấp xét xử trong pháp luật TTDS Việt Nam” tác giả đã đƣa ra những đề
xuất sau đây để đảm bảo cho việc áp dụng nguyên tắc hai cấp xét xử trong
TTDS Việt Nam đƣợc hiệu quả:
Thứ nhất, về giải pháp hoàn thiện pháp luật luận văn đề xuất cần sửa
đổi, bổ sung các quy định hiện hành trong Hiến pháp, LTCTAND và
BLTTDS để xác định lại thẩm quyền mối cấp Tòa án theo tinh thần Nghị
quyết số 49-NQ/TW về Chiến lƣợc cải cách tƣ pháp và theo đòi hỏi của nền
kinh tế - xã hội của đất nƣớc hiện nay cũng nhƣ để đáp ứng xu thế hội nhập
quốc tế. Theo đó các vấn đề cần hoàn thiện, sửa đổi nhƣ sau:
- Cần sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật hiện hành, xác định
thẩm quyền XXST thuộc TAND cấp sơ thẩm, thẩm quyền XXPT thuộc thẩm
quyền của TAND cấp phúc thẩm, thẩm quyền giám đốc thẩm (bỏ thủ tục tái
thẩm, gộp chung vào một thủ tục để xem xét, giải quyết các vụ án đã có hiệu
lực pháp luật bị kháng nghị) thuộc TANDTC.
- Về thủ tục giải quyết các VADS cần tiến hành sửa đổi, bổ sung các
quy định hiện hành trong Hiếp pháp, LTCTAND, BLTTDS và các văn bản
pháp luật liên quan để quy định thủ tục rút gọn trong các trƣờng hợp đặc thù
là vụ án đơn giản, có chứng cứ rõ ràng, các bên đƣơng sự thỏa thuận đƣợc với
nhau về thủ tục ... Theo đó, trong những trƣờng hợp này có thể không áp dụng
nguyên tắc về việc xét xử theo đa số, có sự tham gia của HTND, mà chỉ cần
một thẩm phán giải quyết, đƣa ra quyết định trong thời hạn ngắn để tránh gây
lãng phí về thời gian, tránh việc phải thực hiện việc giải quyết theo đúng tuần
tự, thủ tục nhƣ đối với các vụ án phức tạp khác. Tuy nhiên, tác giả luận văn
cũng khẳng định cần áp dụng nguyên tắc hai cấp xét xử đối với cả thủ
tục rút gọn để các đƣơng sự có quyền kháng cáo nhằm bảo đảm quyền lợi cho
đƣơng sự, đồng thời tránh việc làm quyền của thẩm phán, lại hạn chế đƣợc
những sai sót trong điều kiện trình độ, chuyên môn nghiệp vụ của thẩm phán
hiện nay chƣa thực sự hoàn toàn đủ tin tƣởng để đảm bảo tất cả các phán
quyết nhanh chóng nhƣ vậy đƣợc ban hành.
- Cần nâng cao hiệu quả của hoạt động tranh tụng trong TTDS, cần cải
tiến, sửa đổi các quy định liên quan đến thủ tục hành chính chấp nhận luật sƣ
bảo vệ cho các đƣơng sự nhƣ hiện nay để tạo điều kiện cho luật sƣ thuận lợi
hơn trong việc hỗ trợ, tƣ vẫn, trợ giúp pháp lý cho công dân nhằm nâng cao
trình độ pháp lý, giúp các đƣơng sự hiểu biết vấn đề tranh chấp, giúp thu
thập chứng cứ ...
Thứ hai, ngoài những yêu cầu cần hoàn thiện khung pháp lý nhƣ
trên cần có những giải pháp nhằm đảm bảo cho nguyên tắc hai cấp xét xử
đƣợc thực thi hiệu quả. Luận văn đã đề xuất những giải pháp cụ thể, bao gồm:
- Cần tổ chức bộ máy Tòa án hiện nay theo mô hình Tòa án khu vực,
không phụ thuộc vào đơn vị hành chính. Kết hợp với việc hoàn thiện, xác
định lại thẩm quyền XXST, XXPT, giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm để
tổ chức thành các TAND sơ thẩm, TAND phúc thẩm, TANDTC. Trong mỗi
cấp Tòa án sẽ tổ chức thành các Tòa chuyên biệt để hƣớng đến nâng cao chất
lƣợng của hoạt động xét xử thông qua đội ngũ thẩm phán có chuyên môn sâu
về từng lĩnh vực khác nhau. Theo đó, cơ cấu tại mỗi TAND khu vực sẽ có các
Tòa hình sự, Tòa hành chính, Tòa dân sự, Tòa kinh doanh thƣơng mại, Tòa
lao động, Tòa Hôn nhân gia đình ...
- Nâng cao năng lực chuyên môn, trình độ và đạo đức nghề nghiệp của
đội ngũ thẩm phán và cán bộ Tòa án là yêu cầu thƣờng xuyên, liên tục song
hành với các hoạt động tố tụng. Luận văn đề xuất cần tạo ra môi trƣờng
độc lập cho đội ngũ Thẩm phán hành nghề, theo đó cần quán triệt tinh
thần thƣợng tôn pháp luật, không để sự ảnh hƣởng của các quan hệ cá nhân,
quan hệ quản lý hành chính, địa vị chính trị chi phối hoạt động xét xử của
Thẩm phán. Đồng thời cần có cơ chế bổ nhiệm Thẩm phán với nhiệm kỳ
lâu năm, nâng cao thu nhập cho thẩm phán để tạo điều kiện an tâm công tác,
cống hiến. Bên cạnh đó, để xây dựng đƣợc đội ngũ thẩm phán giỏi về chuyên
môn, cần chú tâm đổi mới phƣơng pháp đào tạo các cử nhân luật hiện
nay theo hƣớng gắn kết, tiếp xúc thƣờng xuyên hơn với thực tiễn tố tụng để
tránh tình trạng những ngƣời mới ra trƣờng chỉ có lý thuyết suông. Đồng thời,
cần nghiên cứu có chính sách tuyển dụng những ngƣời am hiểu pháp luật từ
các tổ chức, đơn vị khác vào Tòa án nhƣ luật sƣ, công chức, doanh nhân ... để
tăng cƣờng nguồn lực cho đội ngũ Thẩm phán hiện nay.
- Nâng cao chất lƣợng tranh tụng, khả năng cung cấp chứng cứ, việc hỗ
trợ, tƣ vấn cho các đƣơng sự về nội dung các tranh chấp. Muốn làm đƣợc điều
này cần nâng cao vị thế, vai trò của luật sƣ trong thời gian tới. Cùng với việc
phát triển mạnh mẽ số lƣợng và chất lƣợng của đội ngũ luật sƣ, luận văn cũng
đề xuất cần nâng cao nhận thức của Thẩm phán, cán bộ Tòa án và nhân
dân về vai trò của luật sƣ trong TTDS.
Nhƣ vậy, việc sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật, việc thực hiện
các chính sách liên quan cần đƣợc triển khai, hỗ trợ một cách đồng bộ để
nguyên tắc hai cấp xét xử trong tố tụng đƣợc vận dụng trong thực tiễn tố tụng
một cách hiệu quả, góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của công dân, tạo nên xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

khsv

Member
ad cho mình xin link active với ạ, link trên bị lỗi ạ, Thank ad
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top