Download Tiểu luận Nguyên tắc sử dụng đường biên giới sẵn có (Uti possidetis) và thực tiễn áp dụng nguyên tắc trên thế giới và ở Việt Nam miễn phí



Nguyên tắc Uti possidetis xuất hiện lần đầu tiên tại châu Mỹ La tinh và đã được khẳng định lại tại châu Phi tiếp sau thời kỳ phi thực dân hóa trong những năm 1960. Đây là nguyên tắc chuyển các đường phân chia hành chính nội bộ thời thuộc địa sang thành các đường biên giới quốc tế trong trường hợp kế thừa quốc gia: “ Uti possidetis, ita possideatis: hãy tiếp tục sở hữu cái gì mà anh đang sở hữu ”. Theo nguyên tắc này, các ranh giới thuộc địa phải được tôn trọng và duy trì như các đường biên giới quốc tế sau khi các quốc gia mới giành được độc lập. Các quốc gia của Tổ chức thống nhất châu Phi đã long trọng chấp thuận nghị quyết được thông qua tại Cai rô ngày 21/7/1964 : “Tất cả các quốc gia thành viên cam kết tôn trọng các đường biên giới tồn tại vào thời điểm giành được độc lập”.

Biên giới quốc gia hay còn gọi là : “hàng rào pháp lý”, được đánh dấu bằng hệ thống mốc quốc giới, tọa độ trên đất liền hay trên mặt nước và mặt phẳng thẳng đứng để xác định giới hạn phạm vi chủ quyền của một quốc gia đối với lãnh thổ trên đất liền, lãnh thổ trên biển, trên không và dưới lòng đất của mình. Biên giới quốc gia là nới phân chia chủ quyền lãnh thổ của một quốc gia với các quốc gia khác hay với các vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của chính quốc gia đó. Và việc áp dụng nguyên tắc sử dụng đường biên giới sẵn có(Uti possidetis) đáp ứng được những nhu cầu cấp thiết trên thế giới và đối với Việt Nam.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1/ Khái quát về lịch sử hình thành biên giới quốc gia.
Lịch sử thế giới thời xa xưacho thấy từ lưu vực sông Nin, Tigre cho đến văn minh sông Ấn, sông Hằng,.. các nhà nước đầu tiên xuất hiện và được củng cố trong những biên giới nhỏ hẹp sau mới mở rộng phạm vi lãnh thổ trên địa bàn phát triển kinh tế, có dân định cư, có nhà nước thường trú tại đó. Nên các nước láng giềng thường lấy một vùng, một vùng rộng lớn như sông, xa mạc...,làm biên giới quốc gia.
Sau này, cùng với sự hình thành nhà nước phong kiến, biên giới các nước được mở dần, và được xác định rõ ràng hơn. Trong luật quốc tế thời kì này, thuận ngữ “miền biên giới” được thay thế bằng “đường biên giới”. Trong điều kiện lịch sử mới xuất phát từ yêu cầu bảo vệ quyền thống trị, quyền bóc lột của mình, các nhà nước đã xác định đường biên giới quốc gia- một hình thức chính xác hơn trước. Đường biên giới đầu tiên được xác định vào khoàng thế kỉ thứ 2 TCN. Đó là cột mốc biên giới giữa Hy Lạp và các quốc gia láng giềng.
Cùng với sự phát triển của tư bản thương nghiệp với sự hình thành của các nhà nước dân tộc và chính quyền nhà nước thống nhất thì mới nảy sinh sự cần thiết phải xác định rõ ràng biên giới giữa các nước. Cùng với đó là sự tranh chấp ngày càng gay gắt về biên gới lãnh thổ giữa các quốc gia tư bản. Đặc biệt là sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất( 1914-1918) thì yêu cầu phân chia biên giới của các nước thắng trận cũng được xác định rõ ràng hơn.
Như vậy, nếu nhìn theo chiều dài lịch sử thì biên giới quốc gia hình thành từ khi xuất hiện nhà nước sơ khai. Đó là cả một quá trình hình thành và phát triển. Tùy theo tính chất và hoàn cảnh mà các quốc gia có thể sử dụng những nguyên tắc khác nhau để giải quyết vấn đề xác định biên giới lãnh thổ. Nhưng tựu trung lại có 3 nguyên tắc cơ bản để xác định biên giới. Đó là : Nguyên tắc kế thừa các hiệp ước quốc tế về biên giới lãnh thổ; nguyên tắc sử dụng các đường danh giới đã có sẵn( Uti possidetis); nguyên tắc hoạch định biên giới mới.
2/ Cơ sở hình thành nguyên tắc “ Sử dụng đường biên giới có sẵn.”
Biên giới trên bộ được xác định thông qua các bước hoạch định ,phân giới và cắm mốc biên giới .Trong thực tiễn xác định biên giới trên bộ các bên có thể lựa chọn thường sử dụng phương pháp các đường ranh giới đã có sẵn( nguyên tắc Uti possidetis).Nguyên tắc này được hiểu là “hãy tiếp tục sở hữu những gì mà anh đang có”, là nguyên tắc được xuất hiện ở Châu Mĩ La Tinh được khẳng định ở Châu Phi thời kì phi thực dân hoá những năm 1960 . Theo nguyên tắc này các đường phân chia địa giới hành chính thời kì thuộc địa sẽ được chuyển thành các đường biên giới quốc tế phân định lãnh thổ của các quốc gia độc lập .Uti possidetis là kết quả của quá trình phi thực dân hoá và trở thành nguyên tắc khi hoạch định biên giới .Nó được áp dụng cho các quốc gia châu á ,châu phi ,châu Mĩ La Tinh vốn là thuộc địa của các nước tư bản Châu Âu .Không những vậy nguyên tắc này còn được sử dụng để giải quyết các tranh chấp về biên giới lãnh thổ của các quốc gia Đông Âu thời kì đầu chiến tranh lạnh .
Trong phong trào phi thực dân hoá, các quốc gia châu Phi mới giành được độc lập đứng trước một vấn đề mới là giải quyết thế nào vấn đề biên giới với các nước láng giềng? chấp nhận biên giới thời thuộc địa hay xoá bỏ hết và thương lượng một biên giới mới? Tại hội nghị thành lập Tổ chức thống nhất châu Phi (OUA) năm 1958 các đại biểu đề nghị huỷ bỏ các biên giới giả tạo thời thuộc địa, nhưng đến năm 1964 tổ chức OUA lại nhấn mạnh việc áp dụng nguyên tắc Uti Possidetis, nghĩa là chấp nhận biên giới do thực dân để lại .Uti Possidetis nghĩa là "như anh đã có trong tay, anh hãy tiếp tục giữ lấy". Đầu thế kỷ XIX khởi xướng phong trào độc lập của các nước thuộc địa của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Biên giới của các nước nói tiếng Tây Ban Nha tương tự với các thuộc địa của Tây Ban Nha. Còn Brazin là thuộc địa cũ của Bồ Đào Nha. Theo nguyên tắc Uti Possidetis, các nước nói tiếng Tây Ban Nha chấp nhận nguyên trạng đường biên giới do Tây Ban Nha đã vạch. Brazin chấp nhận nguyên trạng đường biên giới do Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha vạch ra. Trong hội nghị các nước không liên kết họp tại Cairo tháng 10-1964, nguyên thủ và Thủ tướng 45 nước đã trịnh trọng tuyên bố "tất cả các Chính phủ cam kết tôn trọng các biên giới đang tồn tại vào thời điểm nước họ giành được độc lập".
Trong bản tuyên bố về việc giành độc lập của các quốc gia và dân tộc ngày 14-12-1960 của Liên hợp quốc cũng bảo vệ nguyên tắc UTI Possidetis. Ở châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng giải quyết vấn đề biên giới với Trung Quốc, Lào, Campuchia là một vấn đề quan trọng và nhạy cảm, nước ta đã giải quyết vấn đề biên giới với các nước láng giềng theo nguyên tắc này.
3/ Nội dung của nguyên tắc.
Trong quá trình lịch sử, các đế quốc lớn đã tiến hành những cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa. Khi công cuộc xâm lược hoàn thành đế quốc áp đặt chế độ thực dân ở thuộc địa để dễ bề cai trị, vơ vét của cải, điều chỉnh, chia cắt, thay đổi đường biên giới của các nước thuộc địa để thuận lợi cho việc thôn tính, thâu tóm thuộc địa.
Suốt quá trình xâm lược, thôn tính những quốc gia thuộc địa các nước đế quốc đã tùy tiện chia cắt, vạch ra và thay đổi các đường biên giới giữa các quốc gia thuộc địa một cách độc đoán và phi lý. Ví dụ: Sau khi chiếm được Châu Mỹ - Latinh, muốn quản lý chặt chẽ được vùng đất rộng lớn này Tây Ban Nha đã chia nó ra thành những mảnh nhỏ để dễ bề cai trị. Có khi chỉ vì muốn cho tàu thuyền chở quân đi theo một đường trục và dễ dàng chở tài nguyên vơ vét được về chính quốc, những đường ranh giới đã được vạch ra một cách hết sức tùy tiện, để lại hậu quả đến tận sau này. Ví dụ như Chi – le vừa hẹp lại vừa dài như một lưỡi kiếm trên bờ biển Nam Mỹ.
Sau khi các dân tộc thuộc địa giành độc lập, một câu hỏi được đặt ra là giải quyết tình trạng biên giới giữa các nước vốn đã bị vạch một cách tùy tiện và lộn xộn ấy như thế nào, có nên xóa bỏ hết để phân vạch lại hay vẫn giữ nguyên trạng các đường biê...

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
P Nghiên cứu phát triển quy trình phân tích các cation trong mẫu nước và ứng dụng trong quan trắc chất lượng nước mặt sử dụng hệ thiết bị điện di mao quản theo nguyên tắc bơm mẫu tuần tự (SIA) Khoa học Tự nhiên 0
S Các nguyên tắc sử dụng bài hát tiếng Anh trong giờ dạy tiếng Anh cho sinh viên năm thứ nhất tại trường đại học Công nghiệp TP HCM Ngoại ngữ 0
M Bảo mật cơ sở dữ liệu (các nguyên tắc sử dụng thông thường) Tài liệu chưa phân loại 0
C Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng – lịch sử hình thành, phát triển và thực trạng áp dụng Tài liệu chưa phân loại 0
L Tiểu luận: Nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng ở Việt Nam - lịch sử phát triển và thực tiễn áp dụng Luận văn Luật 0
K Nội dung và thực tiễn thực hiện nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế Tài liệu chưa phân loại 3
K [Free] Tiểu luận Nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng, lịch sử phát triển và thực tiễn áp dụng Tài liệu chưa phân loại 0
L 8 nguyên tắc khi sử dụng máy tính công cộng an toàn hiệu quả Thủ thuật tin học 0
D Nguyên tắc quyền yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng dân sự Luận văn Luật 0
D Thực tiễn áp dụng nguyên tắc Tối huệ quốc (MFN) và Đối xử quốc gia (NT) trong thương mại quốc tế Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top