Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Phân tích làm rõ những nội dung cơ bản của nguyên tắc tự do hợp đồng. Trình bày nguyên tắc tự do hợp đồng trong pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ. Phân tích những điểm mới, tiến bộ và một số điểm hạn chế cần khắc phục khi quy định về hợp đồng và nguyên tắc tự do hợp đồng trong Bộ luật dân sự mới năm 2005. Đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện nguyên tắc tự do hợp đồng ở Việt Nam trong thời gian tới
Hợp đồng là một trong những chế định pháp lý có bề dày lịch sử. Ngay
từ khi xã hội loài người có sự phân công lao động và xuất hiện hình thức
trao đổi hàng hoá thì hợp đồng đã hình thành và giữ một vị trí quan trọng
trong việc điều tiết các quan hệ tài sản. Tuy nhiên, để tạo môi trường kinh
doanh thuận lợi đồng thời đảm bảo về mặt pháp lý cho các chủ thể khi
tham gia ký kết hợp đồng thì cần thiết phải tuân thủ triệt để các nguyên tắc
ký kết hợp đồng, đặc biệt là nguyên tắc tự do hợp đồng.
Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của nguyên tắc tự do hợp
đồng, nhất là trong nền kinh tế thị trường hiện nay, học viên đã lựa chọn
đề tài: “Nguyên tắc tự do hợp đồng trong pháp luật Việt Nam” làm luận
văn thạc sỹ, với các lý do cơ bản sau:
Thứ nhất: Nguyên tắc tự do hợp đồng là một trong những nguyên tắc
quan trọng nhất trong việc thiết lập các quan hệ hàng hóa - tiền tệ.
Có thể nói, nền kinh tế càng phát triển, xã hội càng văn minh thì chế
định hợp đồng càng được coi trọng và càng được hoàn thiện hơn. Điều này
xuất phát từ việc pháp luật hiện đại thừa nhận quyền bình đẳng của con
người trước pháp luật và quyền tự do cá nhân. Ngày nay, nhất là trong nền
kinh tế hội nhập - nơi mà mọi dịch vụ, hàng hóa phải được tự do chuyển
dịch trong thị trường thì phần lớn các quan hệ xã hội đều được điều chỉnh
bằng hợp đồng. Vai trò, vị trí của chế định hợp đồng và việc tuân thủ
nguyên tắc tự do hợp đồng vì thế ngày càng được khẳng định trong hệ
thống pháp luật Việt Nam.
Thứ hai: Nguyên tắc tự do hợp đồng trong pháp luật Việt Nam hiện
nay còn nhiều khiếm khuyết, cản trở việc hình thành các giao lưu kinh tế -
thương mại.
Hoạt động kinh tế - thương mại là một trong những lĩnh vực không
thể thiếu của đời sống kinh tế - xã hội. Các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực
hoạt động này là nền tảng của các quan hệ xã hội khác tồn tại trong xã hội.
Để duy trì và phát triển các quan hệ này thì Nhà nước phải tạo lập cho nó
khung pháp lý ổn định và hoàn thiện. Tuy nhiên, pháp luật về hợp đồng nói
chung, nguyên tắc tự do hợp đồng nói riêng ở Việt Nam hiện nay vẫn còn
có những hạn chế nhất định. Do vậy, chúng ta cần thiết phải đưa ra các
giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa nguyên tắc này cho phù hợp với nền
kinh tế thị trường ở nước ta.
Như vậy, có thể khẳng định rằng việc nghiên cứu đề tài: “ Nguyên tắc tự
do hợp đồng trong pháp luật Việt Nam” có ý nghĩa to lớn, không chỉ về mặt
lý luận mà còn cả về thực tiễn áp dụng.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Pháp luật về hợp đồng là một chế định quan trọng. Nó là “xương sống”
của pháp luật dân sự, pháp luật kinh doanh nên trong BLDS năm 1995 đã
có hẳn một phần (phần thứ 3 -nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự) để quy
định về vấn đề này. Thực tế, Pháp luật về hợp đồng đã được nhiều cơ quan,
tổ chức và các nhà nghiên cứu quan tâm. Đến nay, đã có nhiều công trình
nghiên cứu, hầu như ở tất cả các khía cạnh liên quan đến hợp đồng, nhất là
trong lĩnh vực kinh tế, như: Khái niệm, đặc điểm, trình tự, thủ tục ký kết
hợp đồng, vấn đề hợp đồng vô hiệu… Ngoài các sách chuyên khảo còn có
rất nhiều bài viết của các nhà luật học bàn về các vấn đề liên quan trong các
tài liệu, các báo và tạp chí chuyên ngành như: “Pháp luật về hợp đồng ở
Việt Nam - thực trạng và phương hướng hoàn thiện” của TS. Dương Đăng
Huệ; “Mấy vấn đề về pháp luật kinh tế Việt Nam hiện nay” của TS.Nguyễn
Am Hiểu; “Bàn thêm về hoàn thiện pháp luật kinh tế ở Việt Nam” của
TS.Lê Hồng Hạnh; “Hiệu lực và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân
sự” của TS. Đinh Văn Thanh…
Như vậy, có thể khẳng định rằng, mặc dù đã có nhiều công trình nghiên
cứu tiếp cận vấn đề hợp đồng từ nhiều góc độ khác nhau nhưng hầu như
chưa có công trình nào nghiên cứu một cách chuyên sâu về nguyên tắc tự
do hợp đồng trong pháp luật Việt Nam.
Do đó, việc lựa chọn đề tài: “Nguyên tắc tự do hợp đồng trong pháp luật
Việt Nam” làm đối tượng nghiên cứu là không trùng lặp và có ýnghĩa cả
về mặt lý luận lẫn về thực tiễn.
3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu
3.1 Mục đích:
Thông qua việc tìm kiếm, phát hiện những điểm yếu kém của pháp luật
Việt Nam về tự do hợp đồng, trên cơ sở nghiên cứu nguyên tắc tự do hợp
đồng trên thế giới, Đề tài đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện
nguyên tắc này với tư cách là nguyên tắc cơ bản nhất của pháp luật hợp
đồng ở Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện mục đích nêu trên, Luận văn có nhiệm vụ:
Phân tích nội dung và tầm quan trọng của nguyên tắc tự do hợp
đồng
Nghiên cứu nguyên tắc tự do hợp đồng qua các thời kỳ khác nhau,
đánh giá thực trạng của nguyên tắc tự do hợp đồng ở Việt Nam
Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện nguyên tắc tự
do hợp đồng trong pháp luật Việt Nam.
3.3. Phạm vi
Chế định hợp đồng là một chế định pháp lý rất phức tạp, liên quan nhiều
vấn đề khác nhau như: chủ thể ký kết, căn cứ ký kết, các nguyên tắc ký kết,
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Phân tích làm rõ những nội dung cơ bản của nguyên tắc tự do hợp đồng. Trình bày nguyên tắc tự do hợp đồng trong pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ. Phân tích những điểm mới, tiến bộ và một số điểm hạn chế cần khắc phục khi quy định về hợp đồng và nguyên tắc tự do hợp đồng trong Bộ luật dân sự mới năm 2005. Đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện nguyên tắc tự do hợp đồng ở Việt Nam trong thời gian tới
Hợp đồng là một trong những chế định pháp lý có bề dày lịch sử. Ngay
từ khi xã hội loài người có sự phân công lao động và xuất hiện hình thức
trao đổi hàng hoá thì hợp đồng đã hình thành và giữ một vị trí quan trọng
trong việc điều tiết các quan hệ tài sản. Tuy nhiên, để tạo môi trường kinh
doanh thuận lợi đồng thời đảm bảo về mặt pháp lý cho các chủ thể khi
tham gia ký kết hợp đồng thì cần thiết phải tuân thủ triệt để các nguyên tắc
ký kết hợp đồng, đặc biệt là nguyên tắc tự do hợp đồng.
Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của nguyên tắc tự do hợp
đồng, nhất là trong nền kinh tế thị trường hiện nay, học viên đã lựa chọn
đề tài: “Nguyên tắc tự do hợp đồng trong pháp luật Việt Nam” làm luận
văn thạc sỹ, với các lý do cơ bản sau:
Thứ nhất: Nguyên tắc tự do hợp đồng là một trong những nguyên tắc
quan trọng nhất trong việc thiết lập các quan hệ hàng hóa - tiền tệ.
Có thể nói, nền kinh tế càng phát triển, xã hội càng văn minh thì chế
định hợp đồng càng được coi trọng và càng được hoàn thiện hơn. Điều này
xuất phát từ việc pháp luật hiện đại thừa nhận quyền bình đẳng của con
người trước pháp luật và quyền tự do cá nhân. Ngày nay, nhất là trong nền
kinh tế hội nhập - nơi mà mọi dịch vụ, hàng hóa phải được tự do chuyển
dịch trong thị trường thì phần lớn các quan hệ xã hội đều được điều chỉnh
bằng hợp đồng. Vai trò, vị trí của chế định hợp đồng và việc tuân thủ
nguyên tắc tự do hợp đồng vì thế ngày càng được khẳng định trong hệ
thống pháp luật Việt Nam.
Thứ hai: Nguyên tắc tự do hợp đồng trong pháp luật Việt Nam hiện
nay còn nhiều khiếm khuyết, cản trở việc hình thành các giao lưu kinh tế -
thương mại.
Hoạt động kinh tế - thương mại là một trong những lĩnh vực không
thể thiếu của đời sống kinh tế - xã hội. Các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực
hoạt động này là nền tảng của các quan hệ xã hội khác tồn tại trong xã hội.
Để duy trì và phát triển các quan hệ này thì Nhà nước phải tạo lập cho nó
khung pháp lý ổn định và hoàn thiện. Tuy nhiên, pháp luật về hợp đồng nói
chung, nguyên tắc tự do hợp đồng nói riêng ở Việt Nam hiện nay vẫn còn
có những hạn chế nhất định. Do vậy, chúng ta cần thiết phải đưa ra các
giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa nguyên tắc này cho phù hợp với nền
kinh tế thị trường ở nước ta.
Như vậy, có thể khẳng định rằng việc nghiên cứu đề tài: “ Nguyên tắc tự
do hợp đồng trong pháp luật Việt Nam” có ý nghĩa to lớn, không chỉ về mặt
lý luận mà còn cả về thực tiễn áp dụng.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Pháp luật về hợp đồng là một chế định quan trọng. Nó là “xương sống”
của pháp luật dân sự, pháp luật kinh doanh nên trong BLDS năm 1995 đã
có hẳn một phần (phần thứ 3 -nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự) để quy
định về vấn đề này. Thực tế, Pháp luật về hợp đồng đã được nhiều cơ quan,
tổ chức và các nhà nghiên cứu quan tâm. Đến nay, đã có nhiều công trình
nghiên cứu, hầu như ở tất cả các khía cạnh liên quan đến hợp đồng, nhất là
trong lĩnh vực kinh tế, như: Khái niệm, đặc điểm, trình tự, thủ tục ký kết
hợp đồng, vấn đề hợp đồng vô hiệu… Ngoài các sách chuyên khảo còn có
rất nhiều bài viết của các nhà luật học bàn về các vấn đề liên quan trong các
tài liệu, các báo và tạp chí chuyên ngành như: “Pháp luật về hợp đồng ở
Việt Nam - thực trạng và phương hướng hoàn thiện” của TS. Dương Đăng
Huệ; “Mấy vấn đề về pháp luật kinh tế Việt Nam hiện nay” của TS.Nguyễn
Am Hiểu; “Bàn thêm về hoàn thiện pháp luật kinh tế ở Việt Nam” của
TS.Lê Hồng Hạnh; “Hiệu lực và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân
sự” của TS. Đinh Văn Thanh…
Như vậy, có thể khẳng định rằng, mặc dù đã có nhiều công trình nghiên
cứu tiếp cận vấn đề hợp đồng từ nhiều góc độ khác nhau nhưng hầu như
chưa có công trình nào nghiên cứu một cách chuyên sâu về nguyên tắc tự
do hợp đồng trong pháp luật Việt Nam.
Do đó, việc lựa chọn đề tài: “Nguyên tắc tự do hợp đồng trong pháp luật
Việt Nam” làm đối tượng nghiên cứu là không trùng lặp và có ýnghĩa cả
về mặt lý luận lẫn về thực tiễn.
3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu
3.1 Mục đích:
Thông qua việc tìm kiếm, phát hiện những điểm yếu kém của pháp luật
Việt Nam về tự do hợp đồng, trên cơ sở nghiên cứu nguyên tắc tự do hợp
đồng trên thế giới, Đề tài đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện
nguyên tắc này với tư cách là nguyên tắc cơ bản nhất của pháp luật hợp
đồng ở Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện mục đích nêu trên, Luận văn có nhiệm vụ:
Phân tích nội dung và tầm quan trọng của nguyên tắc tự do hợp
đồng
Nghiên cứu nguyên tắc tự do hợp đồng qua các thời kỳ khác nhau,
đánh giá thực trạng của nguyên tắc tự do hợp đồng ở Việt Nam
Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện nguyên tắc tự
do hợp đồng trong pháp luật Việt Nam.
3.3. Phạm vi
Chế định hợp đồng là một chế định pháp lý rất phức tạp, liên quan nhiều
vấn đề khác nhau như: chủ thể ký kết, căn cứ ký kết, các nguyên tắc ký kết,
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links